Thursday, 13 December 2018

CPJ : VIỆT NAM TRONG SỐ NHỮNG NƯỚC BỎ TÙ NHIỀU NHÀ BÁO NHẤT (VOA Tiếng Việt)




14/12/2018

Phúc trình hàng năm mới của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) cho thấy Việt Nam nằm trong số những nước kết án tù nhiều nhà báo nhất trong bối cảnh có hơn 250 nhà báo bị bỏ tù trên toàn thế giới trong năm 2018.

Trong năm qua, chính quyền Hà Nội đã kết án tù 11 nhà báo, cao hơn số người bị kết án trong năm 2017. Theo thống kê của của CPJ, hồi năm ngoái có 10 nhà báo bị đưa vào sau xong sắt của các nhà tù ở Việt Nam và tất cả những người này đều bị kết án với cáo buộc ‘chống phá nhà nước’.

Việt Nam đứng thứ 6 trên danh sách những nước kết án tù nhiều nhất đối với những người làm truyền thông trong năm qua. Đứng đầu danh sách mà CPJ công bố hôm 13/12 là Thổ Nhĩ Kỳ với 68 nhà báo. Trung Quốc, quốc gia Cộng sản láng giềng của Việt Nam, đứng thứ hai với 47 nhà báo bị bỏ tù.

Ba nước còn lại đứng trên Việt Nam là Ai Cập, với 25 nhà báo, Ả Rập Saudi và Eritrea, mỗi nước có 16 nhà báo bị đưa vào tù.

CPJ gọi những nước này là các “cai ngục” tồi tệ nhất thế giới.

We have just released our 2018 prison census. On Dec 1, 251 journalists were behind bars worldwide. These are the worst jailers: Turkey 68 China 47 Egypt 25 Saudi Arabia 16 Eritrea 16 Vietnam 11 Azerbaijan 10 Iran 8 Cameroon 7 Bahrain 6 Syria 6 . More: https://t.co/3KNcz93QjV
— Committee to Protect Journalists (@pressfreedom) December 13, 2018

Ở Việt Nam, nhà báo bị kết án tù gần đây nhất là ông Đỗ Công Đương, một người làm truyền thông độc lập. Ông Đương nhận bản án 9 năm tù về nhiều tội danh khác nhau trong đó có tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước” theo điều 331 của Bộ Luật hình sự. Nhà báo tự do này đã sử dụng Facebook và một số trang mạng khác để nói về những sai phạm trong lĩnh vực đất đai, nhất là ở thị xã Từ Sơn, Hà Nội.

Trước đó vào tháng 7, một nhà báo tự do và là cộng tác viên thường xuyên của VOA Tiếng Việt, ông Lê Anh Hùng, cũng bị chính quyền Hà Nội bắt giữ với những cáo buộc tương tự. Trước khi bị bắt, ông Hùng, cũng là một thành viên của Hội nhà báo Độc lập, viết một số bài bình luận về Luật An ninh mạng - một bộ luật gây tranh cãi vì được cho là sẽ trao cho nhà nước thêm nhiều quyền lực để kiểm soát và khống chế tự do ngôn luận trên mạng internet.

Điều 331 của BLHS bị các nhà hoạt động trong nước và các tổ chức nhân quyền quốc tế coi là một điều luật “mơ hồ” mà chính quyền lạm dụng để kết án tù những người lên tiếng chỉ trích Đảng Cộng sản và nhà cầm quyền Việt Nam.

CPJ kêu gọi chính quyền Hà Nội hãy hủy bỏ bản án đối với nhà báo và nhà hoạt động Công Đương, và thả blogger Anh Hùng ngay lập tức.

“Nếu Việt Nam muốn được nhìn nhận một cách nghiêm túc như một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế thì họ phải ngừng đàn áp và bỏ tù các nhà báo,” đại diện cao cấp của CPJ ở Đông Nam Á, Shawn Crispin, nói.

CPJ tin rằng các nhà báo không nên bị bỏ tù vì làm nhiệm vụ của mình. Theo định nghĩa của CPJ, nhà báo là những người viết tin tức, bình luận về các sự kiện công chúng trên bất kỳ phương tiện truyền thông nào, gồm báo in, ảnh, radio, video và trên mạng. Trong bản thống kê hàng năm, CPJ chỉ đưa ra con số những nhà báo được xác định là bị bỏ tù vì những gì liên quan đến công việc.

Ngoài các nhà báo, nhiều tù nhân lương tâm cũng bị kết án tù ở Việt Nam. Theo thống kê của tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International), hiện có khoảng 100 tù nhân lương tâm đang bị giam giữ ở Việt Nam.

-------------------------------
13/12/2018

Con số nhà báo bị tống giam trên thế giới năm 2018 gần ở mức kỷ lục, theo một báo cáo công bố ngày 13/12.
Một phúc trình thường niên của Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) cho biết, tính tới ngày 1/12, có 251 nhà báo đã bị giam cầm.

Trong năm thứ ba liên tiếp, hơn một nửa số nhà báo sau song sắt là ở Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc và Ai Cập, nơi họ bị cáo buộc tiến hành các hoạt động chống nhà nước, theo Reuters.

Khi được hỏi về các nhà báo bị tống giam, theo Reuters, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói rằng “các biện pháp pháp lý không phải được sử dụng vì nghề nghiệp [nhà báo] của các nghi can hoặc tội phạm đó”.


Theo tổ chức phi chính phủ, thúc đẩy tự do báo chí có trụ sở ở Mỹ, con số nhà báo bị giam giữ vì tội danh “tung tin giả” đã tăng lên 28 người, tăng so với con số 21 năm ngoái và 9 trong năm 2016.

Phúc trình chỉ trích Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thường xuyên coi việc đưa tin tiêu cực là “tin giả” mà Reuters cho rằng cũng được các lãnh đạo ở Thổ Nhĩ Kỳ và Philippines sử dụng nhắm vào những người chỉ trích mình.

Nghiên cứu của CPJ được công bố đúng vào tuần lễ tạp chí Time thông báo rằng một số nhà báo, trong đó có hai phóng viên của Reuters ở Miến Điện, và ông Jamal Khashoggi, nhà báo Ảrập Xêút bị sát hại ở Thổ Nhĩ Kỳ, là “Nhân vật của năm”.

Tổng số nhà báo bị cầm tù giảm 8% năm 2018 so với con số kỷ lục 272 của năm ngoái, theo CPJ.







No comments:

Post a Comment

View My Stats