Viễn
Đông Daily
Sunday, 09/12/2018
HOA
THỊNH ĐỐN - Các viên chức kinh tế của Tổng Thống Donald Trump đang trấn an các
nhà đầu tư, về sự biến động mới đây trên thị trường chứng khoán. Trong khi đó,
các cố vấn chính trị của ông Trump càng lúc càng lo sợ rằng nền kinh tế có thể
tạo ra một trận gió nghịch chiều thổi dữ dội vào cuộc vận động tranh cử tổng thống
năm 2020.
Màn hình cho thấy những con số kết thúc trong ngày
mua bán chứng khoán tại thị trường New York Stock Exchange (NYSE) vào ngày 19
tháng 11. Cổ phiếu của các công ty kỹ thuật bị giảm, và chỉ số Dow Jones bị rớt
gần 400 điểm trong ngày. Từ đó đến này đã có thêm nhiều ngày mà thị trường bị rớt
cả trăm điểm, khiến các chuyên gia lo ngại nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ bị suy thoái
trong năm bầu cử 2020. (Drew Angerer/Getty Images)
Nhiều đồng minh chính trị của ông Trump thừa nhận rằng
những triển vọng tái đắc cử của ông phần lớn là tùy thuộc vào cách thức dân Mỹ
đánh giá tình trạng tài chánh của họ vào thời điểm diễn ra kỳ bầu cử kế tiếp.
Và nhiều phân tích gia độc lập nói rằng sự hỗn loạn thị trường trong thời gian
gần đây là một dấu hiệu cảnh cáo rằng nền kinh tế Mỹ có thể sẽ chậm lại, và thậm
chí có thể sa vào một cơn suy thoái vào năm 2020.
Hiện thời tình huống đó có thể là mối đe dọa lớn nhất cho những cơ hội của ông Trump, trong việc giành chiến thắng trong nhiệm kỳ thứ nhì, theo những cuộc phỏng vấn với tám viên chức đang và từng giữ chức vụ cao cấp trong chính phủ, và đều thân cận với các cố vấn Tòa Bạch Ốc.
Tổng thống biết điều này rõ hơn ai hết, vì ông rất nhạy với những biến động trong thị trường chứng khoán, và coi đó là một hình thức thăm dò dư luận. Ông Trump từng khoe về thành quả của thị trường hầu như hàng ngày khi mới nắm chức tổng thống.
Là một đại gia ngành địa ốc từng vay mượn rất nhiều để thành công, ông Trump cũng bị ám ảnh bởi lãi suất, và theo dõi sát nút khoảng thời gian trước ngày diễn ra một cuộc họp ngân hàng Dự Trữ Liên Bang vào giữa tháng 12, trong đó theo dự đoán các ngân hàng trung ương đều sẽ tăng lãi suất. Các cố vấn chính trị đã thúc giục ông Trump soạn thảo thông điệp của ông về kinh tế xung quanh những điểm dữ liệu ổn định hơn, so với tình trạng biến động hàng ngày của thị trường chứng khoán tại New York, chẳng hạn như ông nên nói về tỷ lệ thất nghiệp đang rất thấp.
Trong khi đó, các đồng minh của ông Trump đã phát biểu công khai, bác bỏ nỗi lo ngại của các chuyên gia dự báo kinh tế. Những người này xem một số sự kiện là điềm báo trước những chuyện sắp xảy ra. Trong số những sự kiện đó, có chỉ số trung bình Dow Jones bị sụt giảm 700 điểm vào ngày thứ Ba, 4 tháng 12, kế tiếp là một mức sụt giảm tạm thời khác vào ngày thứ Năm, sau khi thị trường đóng cửa hôm thứ Tư.
Ông Stephen Moore là một học giả thỉnh giảng xuất sắc tại Heritage Foundation và là cố vấn kinh tế phi chính thức cho ban vận đông tranh cử của ông Trump trong năm 2016. Ông Moore nói, “Bất cứ khi nào bạn nhìn thấy thị trường chứng khoán sụt giảm 1,400 điểm trong hai ngày, thì có nhiều nỗi lo lắng. Nhưng nền kinh tế mạnh mẽ tự căn bản, về mặt xây dựng, sản xuất, và thu nhập của các công ty. Tôi không nghĩ rằng họ lo lắng về một cuộc suy thoái.”
Tuy nhiên nhiều phân tích gia kinh tế cũng dự đoán rằng đợt bùng phát kinh tế mới đây sẽ sớm xẹp xuống, với mức tăng trưởng giảm xuống dưới 2% vào năm 2020, theo một cuộc phân tích của bà Beth Ann Bovino, kinh tế gia Mỹ chính yếu của S&P. Hiện thời nền kinh tế đang tăng trưởng với tỷ lệ 3.5 phần trăm. Điều đó phù hợp với những xu hướng theo chu kỳ gợi ý rằng thế nào nước Mỹ cũng sắp xuống dốc về mặt kinh tế.
Những số lượng về công ăn việc làm vào ngày thứ Sáu không làm cho người ta an tâm lắm. Bộ Lao Động cho biết rằng các chủ nhân đã tạo thêm 155,000 việc làm trong tháng qua, con số này thấp hơn mức được mong đợi là 198,000 việc làm.
Điều làm cho nỗi lo ngại trở nên phức tạp hơn là cuộc chiến thương mại của ông Trump với Trung Quốc, gây nguy cơ cho nền kinh tế toàn cầu.
Hiện thời tình huống đó có thể là mối đe dọa lớn nhất cho những cơ hội của ông Trump, trong việc giành chiến thắng trong nhiệm kỳ thứ nhì, theo những cuộc phỏng vấn với tám viên chức đang và từng giữ chức vụ cao cấp trong chính phủ, và đều thân cận với các cố vấn Tòa Bạch Ốc.
Tổng thống biết điều này rõ hơn ai hết, vì ông rất nhạy với những biến động trong thị trường chứng khoán, và coi đó là một hình thức thăm dò dư luận. Ông Trump từng khoe về thành quả của thị trường hầu như hàng ngày khi mới nắm chức tổng thống.
Là một đại gia ngành địa ốc từng vay mượn rất nhiều để thành công, ông Trump cũng bị ám ảnh bởi lãi suất, và theo dõi sát nút khoảng thời gian trước ngày diễn ra một cuộc họp ngân hàng Dự Trữ Liên Bang vào giữa tháng 12, trong đó theo dự đoán các ngân hàng trung ương đều sẽ tăng lãi suất. Các cố vấn chính trị đã thúc giục ông Trump soạn thảo thông điệp của ông về kinh tế xung quanh những điểm dữ liệu ổn định hơn, so với tình trạng biến động hàng ngày của thị trường chứng khoán tại New York, chẳng hạn như ông nên nói về tỷ lệ thất nghiệp đang rất thấp.
Trong khi đó, các đồng minh của ông Trump đã phát biểu công khai, bác bỏ nỗi lo ngại của các chuyên gia dự báo kinh tế. Những người này xem một số sự kiện là điềm báo trước những chuyện sắp xảy ra. Trong số những sự kiện đó, có chỉ số trung bình Dow Jones bị sụt giảm 700 điểm vào ngày thứ Ba, 4 tháng 12, kế tiếp là một mức sụt giảm tạm thời khác vào ngày thứ Năm, sau khi thị trường đóng cửa hôm thứ Tư.
Ông Stephen Moore là một học giả thỉnh giảng xuất sắc tại Heritage Foundation và là cố vấn kinh tế phi chính thức cho ban vận đông tranh cử của ông Trump trong năm 2016. Ông Moore nói, “Bất cứ khi nào bạn nhìn thấy thị trường chứng khoán sụt giảm 1,400 điểm trong hai ngày, thì có nhiều nỗi lo lắng. Nhưng nền kinh tế mạnh mẽ tự căn bản, về mặt xây dựng, sản xuất, và thu nhập của các công ty. Tôi không nghĩ rằng họ lo lắng về một cuộc suy thoái.”
Tuy nhiên nhiều phân tích gia kinh tế cũng dự đoán rằng đợt bùng phát kinh tế mới đây sẽ sớm xẹp xuống, với mức tăng trưởng giảm xuống dưới 2% vào năm 2020, theo một cuộc phân tích của bà Beth Ann Bovino, kinh tế gia Mỹ chính yếu của S&P. Hiện thời nền kinh tế đang tăng trưởng với tỷ lệ 3.5 phần trăm. Điều đó phù hợp với những xu hướng theo chu kỳ gợi ý rằng thế nào nước Mỹ cũng sắp xuống dốc về mặt kinh tế.
Những số lượng về công ăn việc làm vào ngày thứ Sáu không làm cho người ta an tâm lắm. Bộ Lao Động cho biết rằng các chủ nhân đã tạo thêm 155,000 việc làm trong tháng qua, con số này thấp hơn mức được mong đợi là 198,000 việc làm.
Điều làm cho nỗi lo ngại trở nên phức tạp hơn là cuộc chiến thương mại của ông Trump với Trung Quốc, gây nguy cơ cho nền kinh tế toàn cầu.
No comments:
Post a Comment