Thursday, 6 December 2018

150 NĂM MINH TRỊ DUY TÂN (Hậu Hiền)




Hậu Hiền 
04/12/2018

Tự tìm hiểu lịch sử :

150 năm Minh Trị Duy Tân, những kỳ tích của Nhật Bản,
Minh Trị Thiên Hoàng, Fukuzawa và Duy Tân Tam Kiệt 

Hậu Hiền

Thân tặng anh Chu Hảo để nhớ những ngày Noel năm xưa ở Lille.

*
Tiếp tục công việc đi « thám hiểm » lịch sử, lần này tôi quan tâm đến một nước mà bất cứ một người Viêt Nam nào cũng phải khâm phục « hết mình », mà không chỉ người Việt Nam thôi, đó là nước Nhật. Đặc biệt năm nay là kỷ niệm 150 năm cuộc Canh Tân các sử gia đặt tên là « Minh Trị Duy Tân » (1868-2018) trong vòng 15 năm đã đưa Nhật từ một nước phong kiến chậm tiến, tuy có bước đầu phát triển tiền công nghiệp, trở thành một nước văn minh phát triển hùng mạnh dưới sự trị vì của Minh Trị Thiên Hoàng.

Sau bài viết về nước Đại Nam bị Pháp đánh bại dễ dàng rồi đô hộ, người đọc chắc ai cũng muốn tìm hiểu tại làm sao, có quốc sách nào mà Nhật không bị các cường quốc Âu Mỹ biến thành thuộc địa hay bán thuộc địa như hầu hết các nước Đông Á khác từ Ấn Độ đến Trung Hoa. Có phải nhờ họ có một ông vua sáng suốt chịu mở mắt, biết mở cửa giao tiếp với các nước Tây phương để giữ vững độc lập thay vì bế quan tỏa cảng rồi bị Tây phương tấn công rồi xâm chiếm ? Có phải nhờ họ lại có tầng lớp sĩ phu, võ sĩ có tinh thần « Võ sĩ đạo », kỷ luật, dũng cảm, hiếu học vâng lệnh vua, muôn người như một, đi học văn minh kỹ thuật Tây phương, hiện đại hóa quân đội, hải quân ngang hàng với Âu Mỹ ? Hay là các nước Tây phương không có tham vọng đánh chiếm nước Nhật vì còn bận bao vây Trung Quốc, cai trị Ấn Độ, để Nhật có đủ thời giờ canh tân mà không phải tốn sức về quốc phòng ? Minh Trị Duy Tân chỉ nhằm cho nước Nhật giàu mạnh, còn vấn đề dân chủ, nhân quyền của người dân không thấy nói đến nhiều ?

Dựa vào các tài liệu tham khảo hạn chế nhưng đáng tin cậy, người viết bài mong giải đáp được phần nào các câu hỏi trên và giúp bạn đọc môt cái nhìn tổng quát về một cuộc cách mạng không giống các cuộc cách mạng khác, ít đổ máu, thiên về văn hóa tư tưởng. Người viết chỉ mong đánh thức óc tò mò của bạn đọc, khơi dậy ham muốn tìm hiểu nghiên cứu đi sâu hơn nữa, rồi biết đâu viết bài, bất kể dài hay ngắn, để chia sẻ với cộng đồng những tìm tòi của mình trong thời buổi văn minh tri thức hiện nay.

Bài viết dựa vào các cuốn sách, ảnh và các bài viết sau đây :

Paul Akamatsu, Meiji 1868, Revolution et Contre Revolution au Japon, Ed. Calmann-Levy, 1968 (tiếng Pháp)

Eddy Dufourmont, Histoire politique du Japon, Ed Presses Universitaires Bordeaux, 2013.(tiếng Pháp)

Edwin Reischauer, Histoire du Japon et des Japonais, Ed. du Seuil, 19971(dịch từ tiếng Anh sang tiếng Pháp)

Pierre Souyri, Moderne sans etre occidental, Ed. Gallimard, 2016.(tiếng Pháp)

Trần văn Thọ, « Tốc độ xoay chuyển tình hình đất nước : Kỳ tích của các anh hùng thời Minh Trị duy tân », Diễn Đàn Xuân Ất Mùi 2015

Vĩnh Sính, « Hội Trí Thức Meirokusha và tư tưởng khai sáng » ở Nhật Bản, Diễn Đàn số 148, trang 29, tháng 2/2005.

Wikipedia









No comments:

Post a Comment

View My Stats