Nguyễn Đạt Thịnh
March
11, 2018
Cái
tựa 8 chữ “Bội Phản Chấm Dứt Từ Ngày Hôm Nay” của bài báo dịch từ câu tuyên bố
của Tổng Thống Donald Trump, “That betrayal is now over”; và “ngày hôm nay” là
ngày Thứ Năm, 8 Tháng Ba, 2018.
Tổng
thống tuyên bố như vậy nhân dịp ông ký sắc lệnh đánh thuế nhập cảng thép và
nhôm, đứng quanh ông là những người thợ thép, thợ nhôm, những người không bị bội
phản nữa. Trước kia họ bị bội phản, vì thép và nhôm nhập cảng được hãng xưởng Mỹ
chuộng vì giá rẻ hơn thép, nhôm nội hóa. Giờ này bị đánh thuế nặng, giá thành của
thép, nhôm nhập cảng sẽ đắt hơn thép, nhôm nội địa.
Rẻ
hơn, thép, nhôm nội địa sẽ giành lại thị trường; xưởng thép, xưởng nhôm sẽ hoạt
động mạnh hơn, sẽ mướn thêm nhiều nhân công, tăng lương thầy, thợ, tạo cảnh
sung túc cho cuộc sống kinh tế của người Mỹ.
Vô
cùng hữu lý, nếu mọi việc chấm dứt tại đó, không gây thiệt hại cho những kỹ nghệ
cần thép, cần nhôm như những hãng sản xuất xe hơi, máy bay, tủ lạnh, máy giặt,
máy sấy, xe mô tô, xe đạp, vật liệu xây cất,…
Nhưng,
ảnh hưởng của việc tăng giá thép, giá nhôm chưa xảy ra, nên tổng thống chưa đề
cập đến, ngồi giữa 3 người thợ thép, thợ nhôm và những chính khách quần thần,
ông kể tội những kẻ phản bội, “Họ để hãng xưởng Mỹ chết rục, rỉ, sét khắp nơi,”
biến những thành phố kỹ nghệ thành những thành phố ma, không người ở, vì công
nhân thép, nhôm di tản đến những thành phố khác, có jobs nhiều hơn, lương cao
hơn.
Tội
đồ để hãng xưởng thép, nhôm rỉ sét, đương nhiên là những vị tổng thống tiền nhiệm
của ông, những người chủ trương quốc tế hóa thị trường, nhập cảng nhôm, thép, để
xuất cảng xe hơi, máy bay,…
Có
thể Tổng Thống Trump có lý hơn quý vị tổng thống tiền nhiệm, vì không những xe
hơi, máy móc gia dụng của Mỹ, mà mọi thứ hàng Mỹ đều không được người tiêu thụ
ngoại quốc ưa chuộng, như người Mỹ ưa xe hơi Nhật, máy truyền hình Tàu, rượu
Tây,…
Sắc
lệnh ký ngày 8 Tháng Ba, 2018 sẽ có hiệu lực 15 ngày sau – ngày 23 Tháng Ba,
2018. Nửa tháng đó là thời gian tổng thống cứu xét xem thép, nhôm của nước nào
có thể được miễn thuế.
Trước
đó một ngày, cậu Jared Kushner, con rể của tổng thống sang Mexico gặp Tổng Thống
Mễ Enrique Pena Nieto. Ngày hôm sau thép Mễ được miễn thuế mới -25%- trở thành
giá thép rẻ nhất trên thị trường Mỹ.
Sắc
lệnh tăng thuế nhập cảnh thép, nhôm gây chấn động quốc tế vì Hoa Kỳ là nước nhập
cảng hai loại kim khí này nhiều nhất thế giới; những nước Nam Hàn, Trung Quốc,
Nhật, Đức, Turkey và Brazil bị ảnh hưởng nặng nhất, vì họ bán thép cho Mỹ nhiều
nhất.
Trump
tuyên bố ông đã cân nhắc kỹ mọi yếu tố, để ông có quyền tăng hay giảm thuế nhập
cảng thép, nhôm cho từng nước một.
Giáo
Sư Eswar Prasad, dạy môn “Thị Trường Quốc Tế” tại Cornell University, nhận định,
“Luật mới chắc chắn sẽ làm các đối tác
thương mại của Hoa Kỳ sẽ sợ Hoa Kỳ như sợ Thượng Đế. Các khoản thuế nhập cảng mới
đang bác bỏ quan điểm cho rằng Quốc Hội và những thế lực kinh doanh rộng lớn đủ
sức ngăn cản chính quyền của Trump thi hành các biện pháp trừng phạt do ông đặt
ra.”
Bà
ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland, ca ngợi việc tổng thống Mỹ miễn thuế cho
thép, nhôm Canada; cả 2 nước được miễn thuế – Canada và Mễ – đều là thành viên
của tổ chức NAPTA (The North American Free Trade Agreement – Hiệp Định Thương Mại
Tự Do Bắc Mỹ)
Trong
lúc đó, ông Tadaaki Yamaguchi, giám đốc Phòng Thông Tin về Thép Nhật, lo ngại
là quyền miễn thuế của tổng thống Mỹ sẽ tạo ra nhiều đợt sóng đút lót và nịnh bợ.
Yamaguchi quả quyết là thép Nhật không tạo khó khăn cho kinh tế Mỹ, mà trái lại
còn giúp Mỹ giải quyết nhiều khó khăn khác.
Daniel
M. Price, cố vấn của nguyên Tổng Thống George W. Bush, lo ngại là, “Luật mới về thuế quan kết hợp với thái độ
không thương tiếc trong việc tái thương lượng các hiệp định thương mại hiện hữu
đã làm mất đi những nước đồng minh mà chúng ta cần có để giúp đối phó với những
thách thức của Trung Quốc.”
Luật
thuế quan mới dựa trên cái cớ là để thỏa mãn nhu cầu an toàn của Hoa Kỳ, do đó
Hoa Kỳ sẽ bị một số quốc gia xuất cảng thép kiện, vì họ không hề là thù địch của
Mỹ, không có ý định và cũng không có khả năng làm Mỹ mất an toàn.
Giáo
Sư Monica de Bolle, dạy học tại Johns Hopkins University lo ngại là việc tăng
thuế, miễn thuế nhập nhằng không những chẳng giúp gì cho thợ thuyền, mà con
khui nắp một cái thùng dòi, bọ bẩn thỉu, có thể gây ảnh hưởng bất lợi cho một số
quốc gia, và cho tổ chức WTO – thị trường chung quốc tế.
Ngay
trong hàng ngũ của đảng Cộng Hòa và của chính phủ, tổng thống cũng gặp nhiều phản
ứng đối kháng. Trên 100 nghị sĩ, dân biểu Cộng Hòa ký thư thỉnh nguyện, xin tổng
thống bãi bỏ sắc lệnh về thuế quan; và ông Gary D. Cohn, cố vấn trưởng về kinh
tế của tổng thống cũng xin từ nhiệm sau khi ông không thuyết phục được tổng thống
về những tai hại của đạo luật thuế quan.
Tổng
thống nói, “Steel is steel. You don’t have steel, you don’t have a country.”
(thép là thép. Không có thép là không còn đất nước).
Thầy
thợ trong xưởng đóng Boeing, trong hãng Fort, hãng GM. sản xuất xe hơi…, hoặc
các hãng làm sườn nhà, đúc cầu, cống, và quần chúng tiêu thụ những sản phẩm đó
chắc cũng không đồng ý với quyết định của tổng thống tăng giá thép, giá nhôm,
vì tăng giá nguyên liệu đương nhiên sẽ đưa đến việc tăng giá sản phẩm.
Thiệt
thòi cũng đành chịu thôi, vì tổng thống đã quyết định Bội Phản Chấm Dứt Từ Ngày
Hôm Nay. (Nguyễn Đạt Thịnh)
No comments:
Post a Comment