Thursday, 29 March 2018

HÒA THƯỢNG 50 TUỔI ĐẢNG (Trần Phong Vũ)




Trần Phong Vũ
Posted on March 27, 2018 by editor

Nhân chuyện CSVN ‘lộ’ tin “một Hòa Thượng PG có 50 năm tuổi Đảng”

Nội dung câu chuyện

Bản tin đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA tiếng Việt) hôm Thứ Sáu 17-3-2018 cho hay:

“Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Sam, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, người vừa qua đời, có 50 năm tuổi Đảng, theo thông Tấn Xã Việt Nam ngày 14/3.”

Hòa thượng Thích Thanh Sam, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, vừa qua đời. Đây là tin gây bất ngờ cho mọi người. Riêng những tín đồ Phật Giáo, ở trong cũng như ngoài nước, điều này không khỏi tạo nên tâm trạng bàng hoàng, thảng thốt!
Hòa thượng Thích Không Tánh, một thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất nói với dài VOA rằng có lẽ đây là lần đầu tiên chính quyền Việt Nam chính thức thừa nhận một trong các lãnh đạo của giáo hội được Hà Nội hậu thuẫn là đảng viên của Đảng Cộng sản. Theo HT, thì:

“Hồi trước tới giờ, họ âm thầm đào tạo các nhà sư; trong những nhà sư được thăng quan tiến chức, đảm nhận các chức danh lãnh đạo tôn giáo đều có tuổi Đảng cả, nhưng họ không nói rõ ra.”

Truyền thông Việt Nam hôm 14/3 loan tin Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Chính phủ đến viếng Trưởng lão Hoà thượng Thích Thanh Sam, qua đời hôm 12/3 tại tỉnh Bắc Ninh.

Theo Báo Bắc Ninh Online, 22/4/2013, đảng Cộng sản Việt Nam đã trao tặng Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng, Huân chương Độc lập hạng Nhất, cho Hoà thượng Thích Thanh Sam.
Trong một cáo phó, báo Giác Ngộ Online cho biết Hòa thượng Thích Thanh Sam sinh năm 1929, xuất gia năm 1942, thọ 90 tuổi và được “Huy chương Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân; Huy hiệu 50 tuổi Đảng”. Trang này cho biết

“khi mới chỉ là một vị Sa-di ở chùa, ngài đã tích cực hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1946.
Với sức trẻ, ngài đã tham gia vào Ban Thuế xã Cao Đức, trực tiếp thu thuế nông nghiệp nuôi quân kháng chiến, đồng thời làm liên lạc cho Hội Phật giáo cứu quốc huyện Gia Bình. Vừa vận động nhân dân, tín đồ Phật tử đóng góp sức người, sức của vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, vừa xây dựng tổ chức Hội Phật giáo cứu quốc Gia Bình vững mạnh, tham gia hoạt động cách mạng, che giấu và bảo vệ cán bộ hoạt động bí mật tại xã Cao Đức.”
[…]

“Năm 1966, khi giặc Mỹ leo thang bắn phá ác liệt miền Bắc. Hưởng ứng lời kêu gọi tất cả vì miền Nam thân yêu, tập trung chi viện của miền Bắc đối với miền Nam ruột thịt, Hòa thượng trực tiếp chỉ đạo một mũi nhọn xung kích dân công xã Cao Đức tham gia chiến dịch thủy lợi đào sông Đồng Khởi tại huyện Gia Lương do Tỉnh ủy tỉnh Hà Bắc phát động.”

Hòa thượng Thích Không Tánh, trả lời đài VOA tiếng Việt, nói:

“Khi quy y Phật là không còn tham gia vào đảng phái chính trị của thế gian. Nếu tham gia là phạm giới. Nhưng ở Việt Nam thì bị như vậy. Quần chúng hiện nay nói rằng Giáo hội Phật giáo Việt Nam là một giáo hội quốc doanh: nhà nước lập lên, làm cánh tay nối dài của Đảng để nắm giữ quần chúng, vì họ biết rằng đa phần người dân có tín ngưỡng là Phật giáo. Họ dùng tôn giáo làm phương tiện để nắm quyền sinh sát.”

Hòa thượng cho biết thêm: việc cài cắm Đảng viên Cộng sản vào các tổ chức tôn giáo đã có từ trước năm 1975 và kéo dài cho đến ngày nay, nơi đó họ ẩn mình dưới bóng nhà Phật để hoạt động theo sự chỉ đạo của tổ chức Đảng.

Được biết, Hòa thượng Thích Thanh Sam từng đảm nhiệm các chức danh như Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chứng minh Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bắc Ninh, Chánh Thư ký Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN; Đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh Bắc Ninh trong 4 nhiệm kỳ, và nhiều chức danh khác.

Vì sao Hà Nội công khai hóa chuyện này?

Điều chắc chắn không phải ngẫu nhiên lúc này đảng và nhà nước CSVN làm rùm beng chuyện một đại lão Hòa Thượng Phật Giáo là đảng viên đảng CS. Hơn thế lại có tới hơn nửa thế kỷ thâm niên trong đảng. Chúng ta thử xét xem căn nguyên vì sao?

Lý do thứ nhất khá đơn giản, vì bất cứ sự thật nào dù che đậy, giấu kỹ đến đâu, lâu ngày cũng phải lộ ra. Câu tục ngữ của tiền nhân ta về “cái kim bọc giẻ lâu ngày…” đã chứng minh chân lý kể trên. Huống chi, do nhu cầu của hoàn cảnh, của tình thế, thấy có lợi hơn có hại nên chế độ quyết định bạch hóa một vấn đề lâu nay họ giữ kín.

Và như thế dẫn tới lý do thứ hai là để cứu vãn tình trạng “nhạt đảng”, “thoái đảng” (Từ “nhạt đảng”, “thoái đảng” nói theo ngôn ngữ của các cựu đảng viên, Riêng TBT Nguyễn Phú Trọng từng công khai nhắc tới tình trạng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong hàng ngũ đảng viên các cấp) khiến BCT phải đề ra chính sách mời gọi, khuyến khích những tín đồ các tôn giáo, đặc biệt là Công Giáo vào đảng, một điều khó ai có thể tưởng tượng, nhưng thực tế đã xảy ra. Chương 23, viết về chủ trương truy diệt tôn giáo của CSVN trong phần 2 tác phẩm “Việt Nam, Nỗi Đau & Niềm Hy Vọng” với chủ đề “Tôn Giáo và Chính Trị” (từ trang 205 đến trang 215) do tủ sách TQH vừa ấn hành, chúng tôi ghi nhận:

“Đối sách của CSVN từ đầu thập niên thứ 2 đệ tam thiên niên là chiêu dụ người Công Giáo vào đảng CS!”

Dưới tiểu mục: “Đòn mới của đảng và nhà nước CSVN: Công khai cổ võ việc kết nạp người có đạo vào đảng!”, chương sách có đoạn sau đây:

“Đối với người tín hữu Công Giáo thuần thành, việc gia nhập đảng cộng sản đồng nghĩa với việc cắt bỏ mối giây thông hiệp với Thiên Chúa. Nói cách khác, một tín đồ khi tuyên thệ trở thành đảng viên đảng cộng sản tức là đương sự đã chính thức bỏ đạo, cho dù biện minh vì lý do an toàn nghề nghiệp. Vì thế không ai ngạc nhiên là qua những thư chung 1951 và 1960, các Giám mục đã hơn một lần lên án chủ nghĩa vô thần, vô tôn giáo cộng sản, nghiêm khắc cảnh báo những mưu toan phá đạo của chúng và tuyệt đối ngăn cấm người tín hữu gia nhập ác đảng này.”

Tuy vậy, trong thực tế vẫn có một số tín đồ vì bị mua chuộc, vì ham danh, vì lợi ích cá nhân đã xoay lưng lại với Giáo hội, tuyên thệ gia nhập đảng CS. Nhưng với ý đồ riêng, đảng vẫn tìm hết cách để che đậy cái đuôi cộng sản của những thành phần mất gốc vừa nói. Chủ trương này không ngoài mục tiêu giúp họ không bị giáo quyền, giáo dân điểm mặt, chỉ tên, nhờ thế có thể tiếp tục núp danh tư cách tín hữu hầu dễ dàng xâm nhập, trà trộn để lũng đoạn Giáo hội.

Điều khiến người ta ngạc nhiên và cũng gây nhiều lo âu là bước vào đầu thập niên thứ hai của ngàn năm thứ ba, Hànội đã và đang ra mặt công khai cổ võ cho công tác kết nạp người có đạo vào đảng cộng sản.

Trong một bài viết trên nhật báo Nhân Dân Điện tử 16/03/2015, trong bài “Phát triển đảng viên là người có đạo” , đọan mở đầu viết:

“Công tác phát triển đảng viên là người có đạo tại nhiều đảng bộ những năm qua đạt một số kết quả đáng khích lệ, góp phần thay đổi cơ cấu đảng viên, tăng cường vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng. Qua đó sức mạnh đoàn kết các dân tộc, tôn giáo ngày càng được nâng cao, góp phần ngăn chặn âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch vẫn lợi dụng vấn đề tôn giáo để chia rẽ, gây mất đoàn kết dân tộc. Tuy nhiên, tại nhiều đảng bộ, công tác này còn nhiều bất cập, hạn chế.”

Bài báo ngày 22/2/2011 trên tờ Nhân Dân Điện tử được xây dựng trên Nghị quyết của Ban Thường vụ Huyện ủy Kim Sơn (Ninh Bình) thuộc Giáo khu Phát Diệm vốn được coi là cái nôi của Giáo hội Công giáo miền Bắc với tỷ lệ công dân có tín ngưỡng Công giáo rất cao. Bài báo viết:

“Nghị quyết của Ban Thường vụ Huyện ủy về đẩy mạnh công tác kết nạp đảng đối với quần chúng có đạo đề ra và triển khai thực hiện từ tháng 8-2008, với mục tiêu, mỗi năm, toàn Ðảng bộ huyện kết nạp Ðảng từ 200 đảng viên trở lên, trong đó có hơn 40 đảng viên là người có đạo; hằng năm có thêm 10 – 15 chi bộ nơi có đồng bào theo đạo, có đảng viên là người có đạo, tiến tới năm 2015 có 100% chi bộ trong vùng có đông đồng bào theo đạo có đảng viên là người có đạo”.

Thông tin trên đây cho thấy, dù mãi tới năm 2011 chính sách chiêu dụ người CG vào đang mới công khai hóa, từ cuối năm 2008, riêng huyện Kim Sơn đã đề ra chỉ tiêu hàng năm phải kết nạp từ 200 đảng viên trở lên, trong đó 20% là đảng viên có tín ngưỡng Công giáo. Nêu lên một trường hợp điển hình để nhấn mạnh về nhu cầu đoàn ngũ hóa giới trẻ Công giáo dưới sự kiểm soát của đảng cộng sản, bài báo viêt tiếp,

“…Bí thư Đoàn Thanh niên xã Kim Mỹ – đồng chí Ngô Thượng Đại, một đảng viên trẻ là người công giáo cho biết, Kim Mỹ là xã nằm ở ven biển, có gần 88% số dân theo đạo Công giáo; số người trong độ tuổi sinh hoạt Đoàn là 1.775, trong đó thanh niên Công giáo chiếm 85%. Do đó việc đoàn kết, tập hợp thanh niên Công giáo là một trong những hoạt động chính của công tác Đoàn.”

Để thực hiện được điều này, Đoàn đẩy mạnh việc tổ chức những buổi học tập để giới trẻ Công Giáo tìm hiểu về những điều gọi là

“‘Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại’, Cuộc vận động ‘Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh’, ‘Tuổi trẻ sống đẹp, sống có ích’” […]
Từ đó, tạo cơ hội và điều kiện rèn luyện cho thanh niên và phát hiện những nhân tố tiêu biểu để giới thiệu, kết nạp Đảng.”

Việc tìm kiếm đảng viên trong số những tín hữu Công giáo không phải lúc nào cũng suông sẻ. đoạn cuối của bài báo viết:

“Tuy nhiên trên địa bàn Định Hóa vẫn còn xóm 12 với 100% số dân theo đạo Công giáo chưa có đảng viên. Cái khó vẫn là công tác tư tưởng và tinh thần trách nhiệm của cấp ủy và đảng viên được phân công theo dõi địa bàn. Phát triển Đảng tại xóm 12 cũng là mục tiêu phấn đấu của Đảng bộ xã nhiệm kỳ này, do đó thực hiện nghị quyết Đảng bộ đề ra cần sự nỗ lực đồng bộ từ cấp ủy, các đoàn, hội và mỗi cán bộ, đảng viên.”

Hàng Giáo phẩm Phật giáo như thế, còn Công giáo thì sao?

Đây là câu hỏi rất khó tìm được câu trả lời chính xác. Ít nữa là lúc này. Chỉ nhìn vào trường hợp GHPG mọi người sẽ phải đồng ý như thế.

Không phải chờ tới khi Hòa Thượng Thích Không Tánh nhắc lại như đã trích dẫn ở trên, từ lâu ai cũng biết sau khi đảng và nhà nước CSVN cô lập Hoà Thượng Thích Quảng Độ và đặt GHPGVNTN ra ngoài vòng pháp luật thì chính họ đã đỡ đầu cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời. Ấy thế mà phải mấy thập niên sau, nhà nước mới để lộ là trong hàng Giáo Phẩm cao cấp của Phật Giáo có một đại Lão Hòa Thượng từng được kết nạp vào đảng từ năm 1962, mà tính chi ly, đến nay đã có tới 56 tuổi đảng!

Điều này khiến người ta hiẻu cho dù Hà Nội đã cài cắm được hạt giống đỏ trong hàng ngũ lãnh đạo các Giáo hội khác ngoài GHPG, trong đó có GHCGVN thì vì những lý do riêng họ vẫn giữ kín chưa công bố. Nhưng, chưa không có nghĩa là sẽ không bao giờ công bố. Vấn đề tùy thuộc vào nhu cầu và thời gian sớm hay muộn mà thôi.

Dưới chế độ CS ở miền bắc trước năm 1975 và khi cướp được miền nam sau đó, với sự lần lượt ra đời của Ủy Ban Liên Lạc Công Giáo ở miến bắc và hậu thân của nó là Ủy Ban Đoàn Kết CG Yêu Nước ở miền nam do một số Linh mục đã biến chất lãnh đạo mà dư luận người CG mệnh danh là nhóm “LM quốc doanh”. Dù không khỏi hoài nghi và suy đoán, thực tế không ai biết chắc LMQD nào đã có đảng tịch và ai chưa?

Về trường hợp những giáo dân đã biến chất, tức là đã công khai hợp tác với chế độ dưới hình thức này hay hình thức khác, cụ thể là đã có hành vi chống lại giáo hội, nhưng thực tế vẫn chưa rõ. Cũng vì thế vào năm 2011, khi cơ quan ngôn luận của đảng và nhà nước CSVN là tờ Nhân Dân công bố chính sách chiêu dụ tín hữu Công Giáo gia nhập đảng CS ngay tại Phát Diệm, cái nội của GHCGVN, mọi người không khỏi ngỡ ngàng..

Như thế, câu kết luận là vấn đề trong hàng ngữ lãnh đạo cao cấp của GHCGVN liệu có vị nào là đảng viên CS không quả không còn là vấn đề quá lớn nữa.

Bài học từ trường hợp của một tôn giáo

Câu hỏi đặt ra lúc này là qua trường hợp GHPG, những người có niềm tin tôn giáo, cách riêng Công giáo, học được bài học nào? Theo nhận định chủ quan của người viết, chúng ta cần bình tĩnh trước tất cả mọi tình huống có thể xảy ra lúc này hay tương lai.

Đặt vào trường hợp HT Thích Không Tánh, chuyện chùa Liên Trì bị đảng và nhà nước CSVN phá thành bình địa đành rằng là một nỗi đau lớn đối với ngài. Nhưng sánh với tin một chức sắc cao cấp trong GH như Hòa Thượng Thích Thanh Sam được Hà Nội cho hay là người từng tuyên thệ gia nhập đảng CS trong hơn nửa thế kỷ chắc chắn nó sẽ trở thành quá nhỏ. Có điều nhỏ hay lớn, nỗi đau vẫn là nỗi đau chung. Nó vượt ra ngoài phạm vi một Giáo hội mà là nỗi đau chung.

Từ đấy mỗi người thấy được điều gì?

Trong thư hiệp thông gửi HT Viện chủ Không Tánh và Phật tử chùa Liên Trì đề ngày 13-9-2016 GM Micae Hoàng Đức Oanh viết:

“Xin được hiệp thông với Hòa thượng cùng các đạo hữu nỗi đau và mất mát hiện nay như của chính mình. Đây là một mất mát to lớn! Một nỗi đau cay đắng! Nhưng dưới cái nhìn của lịch sử và dưới lăng kính của lòng tin, người ta có thể coi đây lại là một “phúc lợi” cho Quê Hương Đất Nước Việt Nam cũng như cho nhiều người!”

Vị lãnh đạo tinh thần Công Giáo viết tiếp:

“Nhưng “cái lợi tuyệt vời” trong biến cố phá bỏ Chùa Liên Trì mà chính những người phá Chùa chưa nghĩ tới là: rất nhiều người “được ơn bừng tỉnh” và “được ơn giải phóng khỏi mê hồn trận ma quái của lịch sử” vì suốt bao năm tháng họ đã đồng lõa kết án những người lương thiện yêu nước thương nòi, trong khi lại say sưa tung hô những kẻ hại dân hại nước hoặc chà đạp trên lẽ phải và công lý! Đây cũng là một dịp tốt để thấy rõ: Ai thương dân yêu nước và ai Việt gian phản động? Ai thực sự là nhà tu hành, ai đội lốt tôn giáo? Ai thực sự tôn trọng yêu kính Phật Giáo, còn ai lũng đoạn đàn áp Phật Giáo?”

(Trích Thư Hiệp Thông của ĐC Oanh gửi HT Thích Không Tánh sau khi chùa Liên Trì bị công an nhà nước san thành bình địa ngày 08-9-2016 trong Bản tin của Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam ngày 13-9-16. Chương 24 phần hai, chủ đề “Tôn Giáo & Chính Trị” trang 218 trong tác phẩm “Việt Nam, Nỗi Đau & Niềm Hy Vọng” do tủ sách TQH ấn hành Giáng sinh năm 2017).

Như thế, người tín hữu mọi tôn giáo, bao gồm Công giáo, cần có cái nhìn tích cực và lạc quan trên đây của nguyên Giám Mục Hoàng Đức Oanh trước tất cả những bất ngờ mà chế độ vô thần gian ác cộng sản có thể gây ra. Bài học lớn mà Giáo hội Công giáo Ba Lan đã học được sau khi chủ nghĩa cộng sản cáo chung cuối thế kỷ trước cũng là bài học cho tập thể tín hữu Công giáo Việt Nam hôm nay, mai ngày.

Một bản tin gây thảng thốt cho giáo dân cho thấy Vatican vừa thỏa hiệp với Đảng Cộng sản Trung Quốc và sau đó yêu cầu các giám mục hợp pháp trung thành với Roma “bước sang một bên” và bị thay thế bằng các thành viên của “Hội Yêu nước.”

Một vị “tổng giám mục nước ngoài” không danh tính từ Vatican đã đến gặp hai vị giám mục Trung Quốc, Pietro Zhuang Jianjian của Shantou cùng Giuseppe Guo Xijin vào cuối năm ngoái và yêu cầu hai tu sĩ Công giáo giao các giáo xứ của họ lại cho các giám mục bất hợp pháp, những người trước đây đã bị Rome rút phép thông công. — by THOMAS D. WILLIAMS, PH.D. breitbart.com, 23 Jan 2018. Ảnh: China photos/Getty

Những ngày chuẩn bị đón mừng lễ Phục Sinh 2018

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net

*
Nguồn: Bài do tác của tác giả gởi. DCVOnline biên tập, ghi nguồn và minh họa.

-------------------------------------

XEM THÊM :


Nếu kể, dù thật sơ sài, hết các vụ đàn áp tôn giáo tại Việt Nam, e rằng phải vài ngàn trang sách. Tâm Thanh


Phong trào Phóng Tay Phát Động Quần Chúng – hồi giữa thế kỷ XX – không chỉ giới hạn vào những cuộc đấu tố hay tiêu diệt địa chủ mà còn mở đầu cho việc tàn phá và hủy hoại chùa, đền, lăng miếu... 

"Tại nhà thờ thánh, tượng Khổng Tử lăn long lóc như người ăn mày tha hương chết đường chết chợ, bị trẻ con ném cứt vào mặt. Tại ngôi chùa Trang Hà, hàng chục pho tượng đổ ngổn ngang, bị lũ mục đồng ném bùn lấm láp nước sơn. Cái giếng hình bán nguyệt trước cổng chùa đẹp thế mà cũng bị phá phách cầy xới để trồng lúa. Mấy tấm đá ghép cầu bị bê làm hố tiêu. Mấy chiếc bia lớn nhà thờ chánh tổng, cái thì bị đem bắc cầu, cái thì bị bọn mục đồng khiêng đi làm trò chơi rồi ỉa đái vung vãi trên mặt bia... Ở làng tôi, đền chùa miếu mạo, nhà thờ họ, mộ cổ, rừng cổ, cây cổ thụ đạ bị phá trụi, không còn gì để phục hồi nữa." (Võ Văn Trực. Chuyện Làng Ngày Ấy. NXB Tạp Chí Văn Học: California, 2006).

Đến cuối thế kỷ này, Việt Nam “bước vào thời kỷ đổi mới.” Văn nghệ cũng được tạm thời cởi trói nên nhà văn Nguyễn Khải đã nhanh nhậy cho một quan chức địa phương (nhân vật trong truyện “Người Ở Làng Pháo”) phát biểu đôi lời rất cởi mở và thông thoáng:

“Đình là cái gốc của làng, tôi hô hào dân chúng bỏ tiền ra tu sửa, soạn lại thần phả. Chùa là cái Thiện của làng, tôi mời sư về trông nom, tối một hồi chuông, sáng một hồi chuông, thằng ăn cướp nghe chuông mãi cũng có lúc phải hồi tâm nghĩ lại. Có cơm để ăn, có Phật để lễ, người ngợm lại khác ngay, lại hiền lành tử tế không đâu bằng.” 

Chuyện thiện/ác, hay hiền lành/tử tế, ở đời (e) không giản dị như trong trí tưởng tượng của ông Nguyễn Khải: cứ “mời sư về trông nom, tối một hồi chuông, sáng một hồi chuông, thằng ăn cướp nghe chuông mãi cũng có lúc phải hồi tâm nghĩ lại.”

Câu hỏi đặt ra là: “Sư đâu mà mời, trong cả nước và nhất là miền Bắc hiện nay, sự đào tạo tu sĩ vẫn còn hạn chế, khó khăn lắm! Niềm ao ước bức thiết của mọi người - của xã hội ta - bây giờ là có thật nhiều bậc chân tu.” (Phạm Xuân Đài. “Chùa Là Cái Thiện Của Làng.” Hà Nội Trong Mắt Tôi. Thế Kỷ: Cali 1994).

Ủa, đất nước có hằng trăm triệu dân – đa số là tín đồ của đạo Phật – sao lại thiếu tăng ni vậy cà? Muốn biết “sao” có thể tìm đọc qua đôi ba tác giả khác:


Ngày Phật đản... Sao ở giữa cảnh đèn nhang nghi ngút của chùa Quán Sứ, giữa bao nhiêu cụ bà thành tâm cúng vái, lại thấy một vị sư tuổi còn thanh niên, có nét mặt trông như một trung đoàn trưởng, tiểu đoàn trưởng nào đó, mà tôi từng thấy ở các mặt trận.


Trưa hôm đó, tôi qua cổng chùa đi vào ngôi nhà ngang. Vừa đặt chân lên bậc tam cấp tôi chứng kiến một cảnh tượng không tương hợp chút nào với chốn từ bi: Trên tấm phản gỗ mốc, sư cụ bà ốm nằm còng queo, bát cháo ăn dở ở một góc phản khô đét lại. Nhà “sư nữ” ngoại tam tuần mắt long sòng sọc, tay nắm cổ người bệnh lắc, miệng rít lên:

– Mày chết đi, mày chết ngay đi cho người ta nhờ!….

Sư cụ đã quá yếu không động cựa nổi, cái đầu lắc lư ngật ngưỡng như quả bưởi trong tay người đàn bà trẻ hung hãn:

– Mày chết đi…

Tôi định lui ra nhưng cô ta đã nhìn thấy tôi. Quá muộn cho cả đôi bên. Hẳn cô ta không ngờ có kẻ đột nhập vào “ngang hông” bởi thông thường khách thập phương phải qua sân đi vào chùa chính. Cô ta không biết rằng tôi quen mọi ngõ ngách và thường đi tắt qua nhà ngang vào chùa sau để hầu chuyện sư cụ. Không thể mở miệng “mô phật” như lần trước cô ta ném cho tôi một cái nhìn giận dữ và thách thức rồi ngoay ngoảy quay đi. Tôi ngồi xuống phản với sư cụ. Cụ không mở mắt nổi và giọng nói đã đứt quãng nhưng hoàn toàn minh mẫn. Đó là người đã xuống tóc từ thời chính quyền 1945 chưa thiết lập, đã duy trì và tu tạo ngôi chùa này qua mọi thăng trầm của thời gian. Nhưng cụ không có mảy may quyền hành để lưu giữ các chân tu ở lại, thay cụ chủ trì. “Nhân sự” do “bên trên” đưa xuống.

Vậy cái gì là “bên trên”?

Quyền lực nào áp chế những người tu hành và thả lũ lợn bẩn thỉu vào khắp chùa chiền xứ sở?…. Chẳng có gì bí mật cả, “bên trên” là A 25 Cục bảo vệ văn hóa thuộc Tổng cục 1 Bộ Nội vụ. A 25 có nhiệm vụ đào tạo sư sãi để “yểm” Hội Phật giáo Việt Nam, để trấn giữ hệ thống chùa toàn quốc. 

Như vậy, cứ theo như lời của nhà phê bình văn học/xã hội Vương Trí Nhàn và nhà văn Dương Thu Hương thì chùa chiền hiện nay toàn là sư hổ mang và ni mái gầm thôi sao? Nhị vị e có quá lời chăng?

Câu trả lời có thể tìm được qua báo Nhân Dân (số ra ngày 14 tháng 3 năm 2018) về tiểu sử của một vị tu sĩ Phật Giáo, vừa “viên tịch” vào ngày 12/3 vừa qua:

"Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Sam, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thế danh Hoàng Đăng Sam (Soang), Pháp hiệu Viên Minh, sinh năm 1929, tại thôn Đông Bình, xã Xuân Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, trong một gia đình thuần nông vùng thôn quê thuần túy kính tín Đạo Phật...

Hòa thượng đã nhận được những phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước và Giáo hội: Huân chương Độc lập hạng nhất, ba; Huân chương Kháng chiến hạng nhì; Huy chương Vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân; Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng..."

Đồng Chí Phó Pháp Chủ Hội Đồng Chứng Minh GHPGVN. Ảnh: huongdanphattu

Trước sự kiện này, blogger Phạm Lê Vương Các có nhận xét như sau:

“Từ khi đi theo Đảng rồi vào cửa Phật, đồng chí Hoàng Đăng Sam có pháp danh là Thích Thanh Sam. Trong quá trình tham gia cách mạng và tu luyện Phật pháp, đồng chí-hòa thượng Sam không ngừng rèn luyện phấn đấu, luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đến năm 1981 khi Giáo Hội Phật giáo Việt Nam ra đời thay thế cho Giáo hội Phật Giáo VN Thống Nhất, đồng chí được cơ cấu vào nhiều vị trí khác nhau trong Giáo hội. 

Trước khi qua đời, đồng chí được Đảng tin tưởng và Giáo hội tín nhiệm giao giữ chức vụ Phó Pháp Chủ, là nhân vật quyền lực số 2 trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam.”

Dương Thu Hương gọi loại người như đồng chí Hoàng Đăng Sam là... “lợn,” và xác quyết rằng Nhà Nước Việt Nam đã “thả lũ lợn bẩn thỉu” này “vào khắp chùa chiền xứ sở.” Thực ra, giáo đường và thánh thất ở đất nước này cũng chả đâu mà thiếu loại đảng viên/tu sĩ như thế. Và điều này hoàn toàn không mới mẻ gì, cũng không che mắt được ai, dù vẫn được dấu kín như... mèo dấu cứt. 

Theo nhận định của VOA (nghe được vào hôm 16 tháng 3 năm 2018) thì việc “Thông Tấn Xã Việt Nam loan tin Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Sam, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, người vừa qua đời, có 50 năm tuổi Đảng” chỉ là một vụ “lộ tin!”


Hôm 26/4, trong báo cáo thường niên về tình hình tự do tôn giáo Việt Nam, Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) đánh giá rằng Việt Nam “tiếp tục có tiến bộ về các điều kiện tự do tôn giáo”, nhưng “các vi phạm tự do tôn giáo nghiêm trọng vẫn tiếp diễn, đặc biệt nhắm vào các cộng đồng dân tộc thiểu số ở những vùng nông thôn tại một số tỉnh, thành.”

Hiện tại Việt Nam bị USCIRF xếp vào Cấp 1 (Tier 1), tức là thuộc Các Quốc gia cần phải Quan tâm Đặc biệt – CPC. Trong tương lai, USCIRF có thể đưa Việt Nam vào danh sách Cấp 2 (Tier 2), tức Các quốc gia và Khu vực cần Theo dõi, nhưng USCIRF nói điều này còn tùy thuộc liệu chính phủ Việt Nam có thực hiện và thực thi luật mới “theo tinh thần bảo đảm quyền lợi của các tổ chức tôn giáo và các đạo hữu, đem lại sự đối xử bình đẳng và công bằng cho cả những nhóm tôn giáo được nhà nước bảo trợ cũng như những nhóm độc lập, các nhóm có đăng ký và không đăng ký.”

Đến tháng 5 năm 2018, theo VOA"Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chỉ định 10 quốc gia, trong đó có Myanmar, Trung Quốc, Iran và Triều Tiên vào danh sách các "Quốc gia cần Quan tâm Đặc biệt"( CPC) theo Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế vì đã tham gia hoặc dung túng các vi phạm tự do tôn giáo. Các nước Eritrea, Sudan, Ả-rập Xê-út, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan..."

Việt Nam, tự nhiên, biến mất khỏi danh sách những “quốc gia cần quan tâm” – dù xứ sở này theo chế độ đảng trị và đảng viên vẫn thường xuyên được giao trọng trách “nằm vùng” trong chùa đền, giáo đường, và thánh thất.

Ảnh: fucksbookvn

F.B Đoàn Bảo Châu đặt câu hỏi: “Bức tranh của xã hội Việt Nam có mầu gì?” Rồi ông tự giải đáp: “Cả xã hội này chỉ là một sân khấu để bọn chúng diễn trò.” “Bọn chúng” (nghĩ cho cùng) không chỉ là cái “đám” cộng sản đang cầm quyền ở VN mà còn phải kể luôn cả... những ông những bà quan chức của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nữa. 

28/3/2018








No comments:

Post a Comment

View My Stats