Monday, 26 March 2018

CUỘC XÂM LĂNG VÀ SỰ TIẾP TAY (FB Lê Văn Luân)





Phim đã chiếu được gần 10 ngày và chỉ do dư luận phản ứng quá dữ dội thì Cục điện ảnh và các rạp chiếu phim mới có quyết định dừng chiếu bộ film này, đã được đặt hàng từ Bộ Quốc phòng của Trung Quốc, mà thực chất là một bộ phim dùng để tuyên truyền phô trương về sức mạnh quân sự và chủ quyền ở Biển Đông (the South China Sea).

Có một sự lý giải cực kỳ ngu ngốc và thô bỉ khi cho rằng 2 phút cuối phim, với thông báo từ các chiến hạm Hải quân Trung Quốc hướng tới một tàu lạ cảnh báo không được xâm phạm vào hải phận Trung Quốc, không xác định rõ toạ độ hay vùng nào trên biển nên khán giả đã quá nhạy cảm mà biến sự việc trở nên căng thẳng.

Chẳng lẽ phải đợi đến việc bọn chúng vào tận đất nước và tuyên truyền như ở vài nơi mà chúng núp dưới bóng hướng dẫn viên đến từng tỉnh và nói chỗ này, chỗ kia là của Trung Quốc mới thấy rõ mưu đồ và sự bành trướng trắng trợn của chúng? Phải chăng để chúng tiếp tục khẳng định đường lưỡi bò 9 đoạn của chúng thì mới biết nó chiếm trọn cả biển đông về làm của mình, dù vi phạm nghiêm trọng vào luật quốc tế và chủ quyền quốc gia của nước ta?

Chính vì cái sự không rõ ràng đó mà chúng mới có thể dễ dàng công chiếu và từ đó dẫn đến một hệ quả gián tiếp mà sau này chúng sẽ viện cớ là Việt Nam đã đồng thuận về vấn đề này vì đã công khai chiếu trên toàn quốc mà không có ý kiến gì về nó. Lúc này chúng sẽ đưa ra bản gốc mà có thêm cả địa chỉ toạ độ và xác định rõ là vùng biển, hải đảo nào ở Biển Đông. Lúc đó thì thế nào?

Tại sao lại để những kẻ quản lý và kiểm duyệt ngồi yên ở vị trí của chúng khi ăn tiền thuế của dân nhưng lại không có đủ hiểu biết và trách nhiệm với chủ quyền quốc gia đến mức ngu xuẩn hết mức như thế? Những hành vi đó đều tiếp tay cho sự xâm lược và bành trướng Trung Quốc được nhanh chóng và rộng khắp hơn. Những hành vi thực chất là bán nước chứ không cần phải tìm kiếm đâu xa.

Hơn nữa, vào tháng 2 kéo dài đến tháng 3 năm 1979, Trung Quốc đánh chiếm Việt Nam ở 6 tỉnh biên giới phía Bắc và tiếp theo đó là tháng 3 năm 1988 chúng đánh chiếm Gạc Ma (tàn sát dã man 64 lính Việt Nam trong tình trạng tay không và được lệnh không được phản kháng). Nay bộ phim này cũng chiếu vào tháng 3, thời gian của những cuộc chiến Vệ quốc đầy bi thương và vĩ đại trước kẻ xâm lược Trung Quốc.

Chúng còn định lý giải điều gì nữa khi chiếu bộ phim này khắp cả nước?



---------------------------------


ZING
24/03/2018

Nhà phát hành CGV xác nhận họ sẽ cho ngừng chiếu Operation Red Sea - Điệp vụ Biển Đỏ trên toàn quốc từ tối 24/3 vì lý do vắng khách và muốn tập trung cho các tác phẩm khác.

Trailer bộ phim 'Điệp vụ Biển Đỏ' Tác phẩm hành động - giật gân tiếp theo của đạo diễn Lâm Siêu Hiền sau "Operation Mekong" (Điệp vụ Tam Giác Vàng).

Đây là bộ phim Trung Quốc do đạo diễn Lâm Siêu Hiền thực hiện, nội dung dựa trên một sự kiện liên quan tới lực lượng hải quân nước này.

Nếu có khán giả nào mua vé Điệp vụ Biển Đỏ trong tối 24/3 từ trước, họ sẽ được hỗ trợ đổi vé để có thể theo dõi các bộ phim khác theo ý muốn.

Bộ phim Điệp vụ Biển Đỏ ngừng chiếu tại Việt Nam từ tối 24/3.

Khởi chiếu hôm 16/3, phim gây tranh cãi vì nội dung đề cao hình ảnh người lính và quân đội Trung Quốc.

Sau khi các sự kiện chính trong phim kết thúc, Operation Red Sea mang tới hình ảnh một vùng biển với chú thích “Nam Hải” (cách mà Trung Quốc gọi Biển Đông). Tại đó xuất hiện một con tàu không rõ quốc tịch, bị bao vây bởi các tàu chiến và hải giám Trung Quốc.

Phía quốc gia tỷ dân dùng loa thông báo rằng đây là hải phận của Trung Quốc, và yêu cầu con tàu phía trước ngay lập tức rút lui khỏi vùng biển. Đoạn phim hoàn toàn lạc điệu, không liên quan tới nội dung chính tác phẩm.


Cục Điện ảnh và Hội đồng trung ương thẩm định phim truyện mới tiếp nhận thông tin về trường hợp của Điệp vụ Biển Đỏ và cho biết họ sẽ sớm có câu trả lời với báo chí về vụ việc. Bộ phim đã nhận được giấy phép phổ biến phim từ Cục Điện ảnh trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước khi ra rạp.

Tuấn Lương
Ảnh: Bona Film Group






No comments:

Post a Comment

View My Stats