24/03/2018
Ngày
6/3/2018 trên Facebook của mình, nhà văn Trần Trung Đạo đã phổ biến bài viết “Việt Nam,
Con Thuyền Không Bến”. Sở dĩ gọi là “Con Thuyền Không Bến” bởi lẽ, theo Trần
Trung Đạo, Việt Nam hiện có hai thế lực “đảng” và “chống đảng”.
“Về
phía đảng CS.
Đảng
CSVN là một đảng (1) bán nước, (2) không có tính chính danh, (3) bám quyền lực
và (4) ngu dốt trong điều hành đất nước.
Về
phía chống đảng CS.
Chưa
có hướng đi chung…Việt Nam có hầu hết các yếu tố để dẫn đến một cuộc cách mạng,
tuy nhiên vẫn còn thiếu lực lượng của những người nhận thức đúng hướng đi để
chèo chống con thuyền qua cơn bão tố CS”.
Thế
nào là “nhận thức đúng hướng đi”? Trần Trung Đạo nhắc tới những lãnh đạo
phong trào dân chủ tại các quốc gia cựu CS: Ba Lan, Estonia, Ethiopia, Mông Cổ…
“Những
lãnh đạo phong trào dân chủ tại các nước này không tham lam, không lãng phí thời
gian và công sức vào những chuyện chỉ có thể giải quyết sau khi giải thể chế độ
CS”.
Chừng
nào phong trào dân chủ VN chưa nhận ra “giải thể chế độ CS” là công cuộc
có tính duy nhất tiên quyết, chừng đó “Việt Nam vẫn còn là một con thuyền
không bến”.
Ngày
15 tháng 3, 2018, từ Hà Nội, Luật Sư Ngô Ngọc Trai đã phổ
biến trên BBC một bài viết góp ý với Nhà văn Trần Trung Đạo. Góp ý rằng: “Đường
lối đảng CSVN nay đã hoàn toàn khác trước… Mặc dầu còn những hành vi trấn áp
tàn nhẫn trong hiện tại, chính quyền hiện nay đang cố công thúc đẩy phát triển
kinh tế đất nước và xử lý chấn chỉnh bộ máy”. Và rằng: “Để thúc đẩy
Việt Nam được dân chủ và thịnh vượng thì vẫn còn một con đường khác, thay vì
tìm cách giải thể chế độ thì hãy tìm cách thúc giục ban lãnh đạo đảng CS làm tốt
hơn những việc họ đang làm”. Ls Ngô Ngọc Trai gọi con đường vừa mô tả
là “Một con đường hẹp”.
CẢM NGHĨ VỀ CUỘC ĐỐI
THOẠI GIỮA NHÀ VĂN TRẦN TRUNG ĐẠO VÀ LS NGÔ NGỌC TRAI:
Nội
dung cốt lõi của tương lai Việt Nam là câu hỏi: Nên xác định bến cho “con thuyền
không bến” hay nên đi vào “một con đường hẹp” của Ls Trai?
NÓI VỚI LS NGÔ NGỌC
TRAI
Khoa
sử quan của triết học Con Người chỉ ra rằng: “Lịch sử là lịch sử của mọi vận động
nhằm bảo vệ và phát triển đời sống Người. Tất cả những gì chống lại quyền được
sống như một con người đều bị lên án là phản động, đều bị lịch sử đào thải”. Vì
vậy, mọi thảo luận về những chuyển mình của xã hội cần được diễn ra trên căn bản
khoa học của môn sử quan.
Thay
đổi trên dòng sử không thể diễn đạt mơ hồ, vô căn cứ theo kiểu viết của Ls Ngô
Ngọc Trai: “Đường lối lãnh đạo và phát triển đất nước của đảng CS hiện
nay đã khác hoàn toàn so với mấy chục năm trước”. Thế nào là “khác
hoàn toàn”?
Ngày
xưa cán bộ CS nhận hối lộ bằng một, hai gói thuốc lá có đầu lọc. Ngày nay vật
phẩm hối lộ lên tới vài tỷ Hồ tệ. Phải chăng đó là “khác hoàn toàn”?
Ngày
xưa, ngay sau 30/4/1975, những người đã từng tích cực nuôi ăn, cung cấp nơi ẩn trốn
cho cán binh VC trong chiến tranh Việt Nam được cán bộ CS “thương mến” gọi là
anh nuôi, chị nuôi, Mẹ chiến sĩ. Ngày nay anh nuôi, chị nuôi, Mẹ chiến sĩ… tất
cả đều có mặt đông đủ giữa tầng lớp dân oan. Phải chăng, đó là “khác hoàn
toàn”?
Ngày
xưa cán bộ CS đều diện đồng phục: nón cối, dép râu, bộ quần áo màu cứt ngựa rộng
thùng thình. Ngày nay cán bộ CS: áo quần lượt là, rập khuôn theo thời trang “Đế
quốc Mỹ”. Tóc nhuộm đen lay láy như tóc của lớp tuổi 20, thế nhưng bên dưới của
những mái tóc kia vẫn là bộ óc tăm tối xuất phát từ rừng xanh. Phải chăng, đó
là “khác hoàn toàn?
Ngày
xưa cán bộ CSVN theo Nga đánh Tàu. Ngày nay cán bộ CS vì nhu cầu bảo vệ ghế cầm
quyền đã tôn vinh Trung Cộng lên ngôi vị mẫu quốc tối cao. Phương châm cai trị
đất nước của đảng CS là “hèn với giặc, ác với dân”. Người dân chống Hà Nội bị
tù khổ sai. Người nào chống Bắc Kinh án phạt sẽ nặng lên 10 lần. Phải chăng, đó
là “khác hoàn toàn”?
Tại
Việt Nam, thay đổi mà người dân mong chờ và lịch sử đòi hỏi không gì khác hơn
là sự xóa bỏ triệt để ranh giới kỳ thị giữa “đảng và quần chúng”, giữa thống trị
và bị trị, giữa chủ nô và nô lệ. Muốn đạt đến cái khác kia, đảng CSVN phải dứt
khoát và vĩnh viễn từ giã hành động dối gạt quần chúng dưới tên gọi “đảng cử
dân bầu”. Quyền tự do ứng cử và bầu cử của người dân phải được toàn xã hội tuyệt
đối thượng tôn. Người dân là chủ nhân ông duy nhất và tối cao của đất
nước. Đó là công lý hiển nhiên và hằng cửu. Thế nhưng, công lý vừa nêu là điều
mà già nửa thế kỷ qua và mãi mãi về sau này, CSVN phủ nhận một cách cứng rắn và
man rợ. Điều này là lý do giải thích tại sao trên quê hương Việt Nam, tiếng nói
của đường phố ngày càng gầm vang đòi hỏi “giải thể chế độ CS”.
Cái
mà Ls Ngô Ngọc Trai gọi là “một con đường hẹp” hoàn toàn xa lạ đối với ý muốn
hiện nay của người dân. Vả lại, đường vận động của lịch sử phải là con đường của
công lý, con đường thênh thang và rực rỡ ánh mặt trời. “Một con đường hẹp” chỉ
là lối mòn của những người vừa muốn vinh thân dưới ách bạo quyền CS, vừa sợ bị
lịch sử nguyền rủa.
NÓI VỚI NHÀ VĂN TRẦN
TRUNG ĐẠO.
Nhà
văn Trần Trung Đạo đặt vấn đề “giải thể chế độ CS” với sự nhấn mạnh “giải thể”
cần được giải quyết triệt-để-ưu-tiên, mọi vấn đề khác xin ghi là hậu xét.
Muốn
giải thể một chế độ chính trị không thể không bàn tới tương quan thế và lực. Đứng
trên quan điểm của lịch sử, thế là công bằng và lẽ phải, là tất cả những suy
nghĩ và hành động nhằm phục vụ lịch sử, phục vụ quyền làm người của con người. Do
đó, thế với sự phổ biến của truyền thông sẽ hấp dẫn nhân quần xã hội. Có nhân
quần xã hội tức là có lực. Thế sản sinh ra lực là vì vậy. Trong cuộc đấu tranh
bên này là quần chúng nhân dân, bên kia là chế độ CS độc tài, tham nhũng, ngu dốt,
bán nước, “thế” hiển nhiên là vị trí đứng của người dân. Vấn đề còn lại là
tổ chức và điều động “lực”.
Bây
giờ hãy bàn về nội dung chuyển mình của lịch sử Việt Nam ngày nay. Chuyển mình
kia gồm bốn bước:
(1)
Đương biến: CSVN hèn với giặc, ác với dân. Người dân đứng lên chống đối. Như vậy
là lịch sử Việt Nam có biến: đương biến.
(2)
Thuế biến: thuế là lột xác, ve sầu lột xác. Mỗi khi bị lực lượng quần
chúng cách mạng tấn công mạnh và ồ ạt, CS bắt buộc phải hoặc là trá hàng,
hoặc là mở cuộc tấn công quần chúng trên địa bàn mới nhằm giải vây cho trận địa
mà CS đang thua. Trận chiến như vừa mô tả gọi là thuế biến. Dĩ nhiên đôi khi quần
chúng cách mạng cũng áp dụng chiến thuật thuế biến.
(3)
Tiệm biến: trên trận đồ thuế biến, giữa quần chúng và bạo quyền CS tiếp tục chống
đối lẫn nhau. Cuộc chiến cứ như vậy mà dằng co làm cho tình hình biến chuyển từ
từ… Biến như vậy gọi là tiệm biến.
(4)
Đột biến: Vào lúc nào đó do tác động cộng hưởng của một số chuyển biến quốc nội
và/hoặc quốc tế, cuộc chiến tiệm biến đột nhiên tăng tốc độ và tăng cường độ. Với
sự tổ chức và điều động của các nhóm hạt nhân cách mạng trong quần chúng, lực
lượng quần chúng cách mạng, vốn có thế và có lực áp đảo so với bạo quyền CS, đồng
loạt đứng lên lật đổ bạo quyền. Đó là ý nghĩa của đột biến.
Những
khảo sát về sử-quan-triết-học-Con-Người, về thế và lực, về bốn bước chuyển mình
của lịch sử đã mở ra chân lý rằng: công việc giải thể chế độ CS bao gồm nhiều
hình thức, nhiều nội dung đấu tranh uyển chuyển. Đặc biệt, trong thuế biến và
tiệm biến, người chiến sĩ cách mạng phải ứng chiến trên nhiều trận địa khác
nhau: chính trị, lịch sử, giáo dục, luật pháp, kinh tế, xã hội… Trên nhiều trận
địa khác nhau kia, cách mạng và xây dựng là hai mặt không tách rời của một bàn
tay. Vì vậy, giữa chuyện “giải thể chế độ CS” và “những chuyện chỉ có
thể giải quyết sau khi giải thể chế độ CS” không thể là hai bước đi, không
thể là hai khối câu chuyện riêng biệt. Trong hai khối câu chuyên vừa nêu lại
hàm chứa nhiều câu chuyện có tính vệ tinh. Tất cả chuyện nhỏ, chuyện lớn kia đều
nằm trên con-thuyền-giải-thể-chế-độ-CS. Thế nhưng mỗi người trên thuyền lại ôm
lấy một câu chuyện và tự cho câu chuyện mà mình đang ôm là chuyện lớn nhất,
chuyện duy nhất ưu tiên. Quá nhiều ưu tiên làm cho con thuyền bị hối thúc tiến
về vô số bến. Nhìn hoạt cảnh vô số bến cãi nhau ầm ĩ, nhà văn Trần Trung Đạo
ngao ngán hạ bút: “Việt Nam, Con Thuyền Không Bến”.
Trong
con thuyền không bến, người ta tìm thấy vô số bến. Đó là bài toán đa nguyên của
dân chủ đa nguyên. Xin các bên trong dân chủ đa nguyên hãy bình tĩnh đặt cái bến
mà mình ấp ủ lên bàn thảo luận. Cuộc thảo luận này chỉ ra rằng: trên con đường
“giải thể chế độ CS”, con thuyền giải thể, do nhu cầu đấu tranh chính trị,
trong nhiều không gian và thời gian khác nhau, phải ghé rất nhiều bến tạm trước
khi đến bến sau cùng: bến không CS, bến của dân chủ nhân quyền. Trên lộ trình bến
tạm và bến chính, mỗi người đều nhận ra sự hiện hữu của cái bến mà mình cho là
ưu tiên hàng đầu. Làm thế nào đạt đồng thuận để “con thuyền giải thể CS” di
chuyển suông sẻ qua những bến tạm trước khi đạt đến bến dân chủ nhân quyền? Đây
là bài học lớn viết về kỹ thuật sinh hoạt của dân chủ đa nguyên. Đề tài này thuộc
về nội dung một bài viết khác.
Đỗ
Thái Nhiên
No comments:
Post a Comment