Vũ
Ngọc Yên
8-3-2018
Trung
thành với tư tưởng chỉ đạo “Nước Mỹ đầu tiên” – America First, Tổng
thống Donald Trump công bố vào ngày 01. 03. 2018 quyết định tăng mức thuế
quan mới đối với 2 mặt hàng thép (25%) và nhôm (10%) nhập cảng từ Ba Tây,
Gia Nã Đại, Mễ Tây Cơ, Nhật Bản, Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU).
Trump
biện minh lý do tăng thuế quan là muốn bảo vệ các ngành này trong
nước. Ông giải thích “Mỹ bị hầu hết các đối tác thương mại dối
gạt qua các chính sách mậu dịch, thoả ước thương mại nên phải gánh
chịu thâm thủng thương mại thường niên khoảng 800 tỷ USD.
Việc ‘khờ dại’ này phải chấm dứt”. Trump loan tin
lạc quan chiến thắng trong cuộc tranh chấp kinh tế qua mạng tin Twitter,
“khi một quốc gia thực tế thua lỗ hàng tỷ USD trong giao thương với
một quốc gia khác thì chiến tranh thương mại tốt và dễ dàng chiến
thắng” – When a country (USA) is losing many billions of dollars on trade with
virtually every country it does business with, trade wars are good, and easy to
win. Trump đe dọa sẽ tăng thuế nhập khẩu xe hơi.
Các
quốc gia liên hệ công bố trả đũa thương mại
Bình
luận viên Jennifer Rubin của báo Washinton Post nhận xét, “Trump đã khởi
động một cuộc chiến tranh thương mại”.
Nhiều
nước liên hệ đã tỏ bất bình về quyết định cuả Trump và tuyên bố sẽ
trả đũa. Ngoại trưởng Gia Nã Đại Chrystia Freeland ra tuyên bố lên án bất kỳ
ý định nào của Mỹ nhằm đánh thuế thép và nhôm của Gia Nã Đại.
Tại
Đức, Hiệp hội ngành thép của Đức đã lên tiếng chỉ trích quyết định áp thuế nhập
khẩu thép của Trump, đồng thời kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) cần có hành động
chống lại biện pháp đơn phương này. Chủ tịch ủy hội Liên minh EU
Jean-Claude Juncker tuyên bố, không chấp nhận những biện pháp áp đặt
quan thuế đối với công nghệ Âu châu. EU lên kế hoạch nâng thuế quan đối
với các sản phẩm, chẳng hạn rượu Bourbon Whiskey, xe Harley-Davidson,
quần Jean, bơ, cam Florida…
Về
phía Trung Quốc, Thứ trưởng Zhang Yesui tuyên bố nước này không muốn có một
cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ, song sẽ không làm ngơ và để cho các lợi ích
của Bắc Kinh bị phương hại. Zhang phê bình quyết định của chính quyền Mỹ
đã dựa trên những phán đoán, nhận xét sai lầm nên sẽ gây hại cho bang
giao giữa hai nước. Zhang nhắc nhở, “thương thảo và hai bên mở cửa thị
trường là con đường tốt nhất”.
Từ
ngày Trump nhậm chức, quan hệ thương mại Mỹ-Hoa đã không được tốt
đẹp. Trump cáo buộc Trung Quốc trợ cấp, phá giá dẫn đến cạnh tranh
không công bằng trên thị trường thế giới làm thiệt hại cho Mỹ. Chính
thức Mỹ nhập cảng khoảng 2% thép từ Trung quốc. Nhưng các chuyên gia
cho rằng lượng hàng Trung quốc vào Mỹ theo đường vòng dưới tên các
quốc gia khác ở mức rất cao.
Kế
hoạch áp thuế đối với sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu không chỉ gặp phải sự chỉ
trích của cộng đồng quốc tế, mà còn gây ra những phản ứng trong nội bộ chính giới
Mỹ. Nhiều thượng nghị sĩ Cộng hoà lên tiếng chỉ trích. Thượng Nghị sĩ
Orrin Hatch bang Utah cho quyết định của Trump không khôn ngoan. Thượng Nghị
sĩ Pat Toomey, bang Pennsylvania kết án là một lỗi lầm và Thượng Nghị sĩ
Ben Sasse, bang Nebraskas, cho là khùng.
Giám
đốc ngân khố liên bang Mỹ (FED) bà Lael Brainard cảnh báo, đường lối
tăng thuế quan đối với các quốc gia láng giềng Mễ, Gia Nã Đại sẽ
tạo bất ổn kinh tế. Chủ tịch Hạ viện Mỹ Paul Ryan bày tỏ quan ngại, cho rằng
chủ trương này sẽ gây ra cuộc chiến thương mại, đồng thời hối thúc Nhà Trắng từ
bỏ dự định này.
Cố
vấn kinh tế của chính quyền Gary Cohn đã đệ đơn từ chức nhằm phản đối kế hoạch
áp mức thuế mới đối với thép và nhôm nhập khẩu. Cohn là người cổ võ chính sách
tự do thương mại và toàn cầu hóa.
Viễn
tượng của chiến lược America First
Tổng
thống Trump lấy lý do tăng thuế cho hàng nhập cảng vì Mỹ bị nhiều
quốc gia đối tác đối xử bất công. Trump nêu trường hợp thương mại
trong lãnh vực xe hơi. Đức xuất cảng xe và phụ liệu xe qua Mỹ trị
giá 28,6 tỷ USD, nhưng chỉ nhập hàng tương tự trị giá 6,4 tỷ USD. Về
thuế xe, Mỹ đánh thuế nhập 2,5% trong khi EU áp đặt 10%. Theo số liệu
Tổ chức thương mại thế giới WTO trong năm 2016, cấp thuế tính trung
bình cho mọi sản phẩm nhập khẩu vào Mỹ là 3,5%, vào Liên minh EU
5,2%, vào Trung Quốc thậm chí lên đến 9,9%.
Tuy
nhiên trong thương mại hai chiều lượng hàng rất nhiều và có nhiều mức
thuế khác biệt và được thanh toán bù trừ. Có thể Mỹ không được công
bằng ở mặt hàng xe, nhưng trong mặt hàng khác EU lại bị thiệt thòi,
chẳng hạn Mỹ đánh thuế 350% vào hàng thuốc lá, 28,2% đối với áo
khoác, trong khi ở EU chi có 75% và 12%. Trong WTO, mọi thành viên đều
có thể đưa vấn đề thuế quan ra tranh cãi và nhờ tổ chức này tài
phán, cũng tại đây Mỹ có ảnh hưởng lớn ở các quyết định quan
trọng. Trong lịch sử các quyết định đơn phương như trường hợp của
Trump là có hại cho mọi bên đối tác.
Quyết
định tăng thuế quan được giới sản xuất thép, nhôm Mỹ chào mừng. Tuy
nhiên sản phẩm sau sẽ đắt đối với người tiêu thụ vì thuế nhập cảng
do người nhập hàng trong nước Mỹ thanh toán. Chuyên gia kinh tế cảnh
báo hiệu ứng “gậy ông đập lưng ông” của chiến lược America-First sẽ
diễn ra hàng loạt ở mọi ngành. Đại diện các ngành xe, sản xuất
nước giải khát, và xây cất loan báo sẽ tăng giá sản phẩm. Chủ tịch
học viện sản xuất đồ hộp ăn uống Robert Budway nói, “cuối cùng người
tiêu thụ phải nhận lãnh hậu quả của những quyết định sai lẩm”. Tại
Mỹ khoảng 6,5 triệu người làm việc trong ngành chế biến thép nhôm,
nhưng chỉ có vài trăm ngàn công nhân trong lãnh vực sản xuất.
Phát
ngôn nhân Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Gerry Rice cảnh báo, quyết định
của Trump không những phương hại cho các quốc gia đối tác, mà còn cho
cả nước Mỹ. Ngoài ra Trump viện cớ thay đổi mức quan thuế vì quyền
lợi quốc gia. Điều này có thể làm các quốc gia khác trong tương lai
bắt chước, gây nhiều trở ngại cho hợp tác kinh tế.
Từ
lâu Trump có quan niệm Mỹ là “nạn nhân” trong thương mại tư do. Vào năm
1990 Trump tuyên bố, nếu ngày nào trở thành Tổng Thống Mỹ, ông sẽ
đánh thuế nặng vào mỗi chiếc xe Mercedes nhập vào Mỹ. Và 27 năm sau
Trump thực sự trở thành Tổng Thống. Sau ngày nhậm chức, Trump dọa áp
dụng thuế biên giới cho mỗi chiếc xe nhập từ Mễ Tây Cơ. Tháng Giêng
2018, Mỹ dọa tăng thuế mạnh đối với máy giặt và thiết bị solar nhập
từ Nam Hàn và Trung Quốc và nay tăng mức thuế quan đối với thép nhôm.
Các sự kiện này cho thấy những người chủ trương chính sách thương
mại cứng rắn trong chính quyền Trump như Bộ trưởng Thương mại Wilbur
Ross và chủ tịch hội đồng thương mại quốc gia Peter Navarro đã thắng
phe ôn hòa như Ngoại trưởng Rex Tillerson và Cố vấn kinh tế Gary Cohn.
Nói
chung truyền thông, báo chí quốc tế nhận định quyết định của Trump
chỉ phản ảnh quyết tâm thúc đẩy chính sách bảo hộ kinh tế, làm đảo ngược
chủ trương tự do hóa thương mại của Hoa Kỳ mà lãnh đạo hai chính đảng
Dân Chủ và Cộng Hòa theo đuổi trong nhiều thập kỷ qua. Không ai tin
nước Mỹ sẽ vĩ đại trở lại nhờ các chính sách tự phong toả và bảo
hộ thương mại của Trump.
--------------------------------------
Kiều
Mai - TheLEADER
07:13,
07/03/2018
TheLEADER - Những
điều chỉnh thuế gây tranh cãi gần đây của ông Donald Trump đang cho thấy sự mạnh
tay và có phần bất chấp của vị tổng thống này trong việc theo đuổi chính sách
“Nước Mỹ trước tiên”.
Bất
chấp mối lo ngại tăng cao về cuộc chiến tranh thương mại liên quan đến mức
thuế nhập khẩu nhôm và thép, tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây báo hiệu sẽ
không dừng lại.
Trên
tài khoản Twitter cá nhân của mình, ông Donald Trump đánh
giá: "Trong hầu hết các thỏa thuận thương mại, nước Mỹ thường ở phần thiệt
khi đồng minh cũng như kẻ thù đã tận dụng nước Mỹ trong nhiều năm qua. Ngành
thép và nhôm của chúng tôi đang chết nhưng giờ đây là thời điểm cho sự thay đổi".
Không
dừng lại ở đó, ông Trump tiếp tục khẳng định: “Khi nước Mỹ mất đi hàng tỷ đô la trong việc kinh doanh với hầu hết các
đối tác, những cuộc chiến thương mại sẽ là điều tốt và có thể dễ dàng giành chiến
thắng”.
Chính
quyền Trump cho biết mức thuế nhập khẩu 25% đối với thép và 10% đối với nhôm sẽ
không có miễn trừ đối với các nước đồng minh.
Ông
Trump đưa ra lý do an ninh quốc gia cho việc áp đặt thuế quan không phân biệt
giữa các nhà cung cấp như Canada hay đối thủ tiềm tàng như Trung Quốc hoặc Nga.
Hiện
Canada là quốc gia cung cấp lớn nhất cho Mỹ, chiếm tới 40% lượng nhôm và 16% lượng
thép nhập khẩu của nước này.
Mặc
dù Trung Quốc không chiếm tỷ trọng quá nhiều trong cơ cấu nhập khẩu thép của Mỹ
(khoảng 2%) nhưng sự mở rộng ngành công nghiệp khổng lồ của Trung Quốc đã tạo
ra một lượng thép dư thừa lớn, đẩy giá thép toàn cầu xuống thấp.
Không
chỉ nâng mức thuế
nhập khẩu nhôm thép, ông Trump còn tuyên bố tăng mức thuế đối với hai sản
phẩm khác là máy giặt và pin mặt trời hồi cuối tháng 1/2018 khi cho rằng, hai mặt
hàng này là nguyên nhân quan trọng dẫn tới thiệt hại của các nhà sản xuất Mỹ.
Quyết
định áp mức thuế cao đối với hai mặt hàng trên của tổng thống Donald Trump gặp
phải sự phản đối mạnh mẽ từ nhiều quốc gia, đặc biệt là Hàn Quốc khi hai hãng của
quốc gia này là Samsung và LG xuất khẩu một số lượng lớn sản phẩm sang thị trường
Mỹ cũng như đang vận hành một số nhà máy tại đây.
Samsung
cho rằng, mức thuế áp dụng sẽ là mức thuế đánh vào những người tiêu dùng muốn
mua sản phẩm máy giặt và khi đó, mọi người sẽ phải trả nhiều hơn nhưng lại có
ít lựa chọn hơn.
Ông
Trump đã bỏ qua lời đề nghị loại trừ sản phẩm máy
giặt của LG khỏi danh sách chịu thuế giống như việc sản phẩm này được
loại bỏ thuế chống bán phá giá từ Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (ITC).
Động
thái không loại trừ của ông Trump không khiến nhiều người ngạc nhiên bởi vị
tổng thống này luôn đề cao khẩu hiệu "Nước Mỹ trước tiên" (America
First) ngay từ trong cuộc vận động tranh cử. Ông Trump luôn hứa sẽ thay mặt người
dân Mỹ chống lại cuộc cạnh tranh không công bằng với nước ngoài.
Các
nhà đầu tư dường như đang vấp phải nhiều khó khăn khi tổng thống Mỹ có thể sẽ hành động cứng rắn với
những gì ông nói ra và mọi thứ mới chỉ là bắt đầu.
Trong
nhiều động thái của mình, chính quyền Trump đe dọa rút khỏi Hiệp định Thương mại
Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) cũng như Hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc (KORUS) nếu
như việc đàm phán lại không đi theo hướng mà nước Mỹ muốn.
Không
chỉ vậy, ông Donald Trump còn đe dọa sẽ trừng phạt Trung Quốc về vấn đề sở hữu
trí tuệ thiếu công bằng.
Trong
Chương trình nghị sự về chính sách thương mại Mỹ năm 2018 và Báo cáo thường
niên của tổng thống Mỹ về Hiệp định thương mại năm 2017, chính quyền Trump nhấn
mạnh sẽ đàm phán một cách mạnh mẽ các thỏa thuận thương mại theo thiết kế mang
lại lợi ích cho tất cả người Mỹ.
Đây
không phải lần đầu tiên ông Trump đưa ra những ngôn từ mạnh mẽ liên quan đến vấn
đề thương mại.
Trong
chuyến công
du châu Á lịch sử của mình hồi tháng 11 năm ngoái, Tổng thống Donald
Trump liên tục nhắc đến thâm hụt thương mại với các đối tác, gọi đó
là những mối quan hệ không công bằng, không cởi mở, là kẻ cướp đi công ăn việc
làm của người Mỹ.
Tại
Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC (CEO Summit) tại Đà Nẵng, ông Trump thậm chí
còn lên tiếng trách móc Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) vì sự đối đãi
không công bằng.
Ông
chỉ trích mạnh mẽ tình trạng lạm dụng thương mại cũng như việc phớt lờ các
nguyên tắc thương mại quốc tế, gây ra sự méo mó nghiêm trọng. “Việc làm, nhà
máy và nhiều ngành công nghiệp đã tuột ra khỏi nước Mỹ và chảy đến những nước
khác. Rất nhiều cơ hội đầu tư vì lợi ích chung cũng đã biến mất bởi người ta
không thể tin tưởng vào hệ thống hiện nay”.
Bất
chấp phản đối từ các quốc gia đối tác, ông Trump vẫn kiên quyết tạo ra thay đổi
trong mức thuế và liệu một cuộc chiến tranh thương mại có xảy đến hay không vẫn
là câu hỏi chưa có lời đáp.
08/03/2018
Tổng
thống Donald Trump ngày 7/3 cho biết đã yêu cầu Trung Quốc đưa ra kế hoạch giảm
thặng dư mậu dịch với Mỹ, nhưng không cho biết chi tiết yêu cầu đó được chuyển
tải cho phía Trung Quốc thế nào.
Ông
Trump đang đẩy mạnh việc thực hiện những lời hứa trong cuộc vận động tranh cử
là phải có lập trường cứng rắn về thương mại. Tuần trước, ông loan báo kế hoạch
áp đặt thuế quan cao lên thép và nhôm nhập khẩu. Trong khi việc này khơi dậy những
quan ngại trong và ngoài nước về một cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu, một
số người chỉ trích cho rằng kế hoạch này chưa chú trọng đủ đến Trung Quốc.
“Trung Quốc được yêu
cầu đưa ra một kế hoạch trong năm giảm bớt 1 tỉ đô la thâm thủng mậu dịch với
Hoa Kỳ,”
ông Trump viết trên trang Twitter. Ông đã nhầm khi đề cập đến thâm thủng trong
khi Bắc Kinh có thặng dư.
“Chúng ta đang chờ đợi
xem họ có ý kiến gì,”
ông Trump viết.
Hiện
chưa rõ ai đã yêu cầu Trung Quốc đưa ra kế hoạch nảy, và Tòa Bạch Ốc không hồi
đáp yêu cầu cho biết thêm chi tiết.
Trung
Quốc thặng dư 375,2 tỉ đô la trong buôn bán với Hoa Kỳ hồi năm ngoái.
No comments:
Post a Comment