Phạm Hưng Quốc
14-3-2018
Qua
bài báo nhan đề “Dự
báo tình hình chính trị Việt Nam trong thời gian tới - một sự suy diễn, xuyên tạc
thiển cận” của bút danh Lê Thế Cương trong báo Công An
Nhân Dân (CAND) số ra ngày 9 tháng 3 năm 2018, tôi thấy giật mình về
tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của công tác tuyên huấn của Đảng cộng sản Việt
Nam hiện nay.
Người
ta có thể hình dung là sau khi đọc bài “Dự báo
diễn biến tình hình chính trị của Việt Nam trong thời gian tới ” của
bút danh Phạm Hưng Quốc trên trang viet-studies của Trần Hữu
Dũng một vị lãnh đạo cao cấp trong ban tuyên huấn của Đảng cộng sản Việt Nam chỉ
thị cho báo CAND (người gác cửa của chế độ) phải có bài phản bác quyết liệt bài
viết nêu trên của Phạm Hưng Quốc. Rồi sau đó ngài Tổng biên tập báo CAND đã
giao trách nhiệm viết bài cho môt cây bút “sắc lẹm” của báo thực hiện. Cây bút
sắc lẹm đương nhiên để viết được bài phản bác thì phải đọc bài của Phạm Hưng Quốc.
Nhưng anh ta đã đọc qua quýt, và khi còn chưa hiểu đầy đủ ý nghĩa “thâm độc” có
tính chống phá “chế độ” của Phạm Hưng Quốc thì anh ta đã vội viết bài theo cách
“ăn bánh trả tiền” tức là copy/paste những đoạn viết về chủ trương
chống tham nhũng của Đảng cộng sản có trích dẫn hàng loạt các nghị quyết của Đảng
cộng sản đã được đăng trên hàng nghìn bài báo “lề Đảng” hiện hành để làm đầy
bài viết phản bác của mình. Để làm tăng thêm khí phách, anh ta lại bịa ra một số
trích dẫn trong bài viết của Phạm Hưng Quốc mà trên thực tế không có. Kết quả
là một bài báo phản bác của anh ta chỉ dành cho những người chưa đọc bài của Phạm
Hưng Quốc và những người mắc căn bệnh “ nghiện Đảng của nhưng năm 60,70 của thế
kỷ trước “ còn đang sống đến ngày nay mà chưa dứt cơn nghiện. Bài viết
này của Lê Thế Cương là một sản phẩm của cách làm việc rất tắc trách, cẩu thả với
chính chế độ, với sự sinh tồn của Đảng cộng sản Việt Nam.
Thưa
các vị lãnh đạo Đảng. nếu các vị vẫn tiếp tục duy trì một đội ngũ cán bộ tuyên
huấn như thế này thì chính đây sẽ là đội ngũ đào huyệt chôn Đảng,
chôn chế độ một cách nhanh nhất. Chính Đảng đang đào tạo, dạy dỗ và trả lương
cho các lực lượng NỘI XÂM nguy hiểm này. Đảng mà để cho những kẻ xu thời, lười
biếng, cẩu thả, gian dối mượn áo Đảng, sức mạnh trấn áp của Đảng …. để đe dọa
dân, chụp mũ cho dân, cho những người còn lương tâm và tự trọng muốn đóng góp
cho đất nước để bắt bớ trù dập, thì Đảng sẽ đi đến đâu? Chế độ sẽ tồn tại bao
lâu nữa?
Nhìn
lại công tác tuyên huấn của Đảng cộng sản kể từ ngày 2/9/1945 đến nay. Trong
chiến tranh, với mục tiêu “đánh đuổi đế quốc xâm lược, thống nhất đất nước”,
công tác tuyên huấn của Đảng cộng sản Việt Nam đã khai thác triệt để lòng yêu
nước, tự tôn dân tộc. Đưa ra mục tiêu xây dựng đất nước “độc lập, tự do, hạnh
phúc”. Công tác tuyên huấn của Đảng mặc dù bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa Cộng sản
ngoại lai nên đã mắc những sai lầm nghiêm trọng trong cải cách ruộng đất, chỉnh
huấn chỉnh quân, Nhân văn Giai phẩm … nhưng vị biết bám sát vào mục tiêu “độc lập,
tự do, hạnh phúc” nên đã huy động được lòng dân làm được những kỳ
tích trong cuộc chiến.
Phải
thừa nhận là công tác tuyên huấn trong giai đoạn chiến tranh đã biết cách thúc
đẩy lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc của mọi người dân. Với sự khéo léo, khôn
ngoan, công tác tuyên huấn đã khá thành công trong việc động viên toàn dân cùng
làm tuyên huấn. Cụ thể là biết bao những bài hát, bài thơ, tác phẩm văn học của
mọi tầng lớp nhân dân được sản sinh trong thời kỳ này đã làm cho cuộc chiến khốc
liệt đầy chết chóc trở thành một cuộc chiến thần thánh có chứa đựng cả những yếu
tố cao thượng và lãng mạn, nhân văn nhất định của nó.
Hàng
triệu con người Việt Nam đã ngã xuống với tâm niệm cống hiến giọt máu của mình
cho nền độc lập của tổ quốc. Trong số những người ngã xuống có rất nhiều đảng
viên cộng sản kỳ cựu. Đối với họ Chủ nghĩa cộng sản là quyết tâm giành lại độc
lập thống nhất tổ quốc và rồi sau đó TẤT YẾU SẼ XÂY DƯNG ĐƯỢC ĐẤT NƯỚC TỰ DO VÀ
HẠNH PHÚC. Hàng triệu con người đã nghĩ như vậy và tin như vậy. Ngay cả những
lãnh tụ cộng sản cũng hoàn toàn nghĩ như vậy và tin như vậy.
Khi
đất nước thoát khỏi chiến tranh, trong một thời gian dài các lãnh tụ cộng sản
Việt Nam do nhiều lý do: kiến thức hạn hẹp, thiếu sự tiếp cận đầy đủ thông tin của
một thế giới thường xuyên biến đổi, sự kiêu ngạo của kẻ chiến thắng, tư tưởng
giáo điều, lệ thuộc vào cái hình bóng trừu tượng của Chủ nghĩa cộng sản do bên
ngoài áp đặt … đã không thoát khỏi những ấu trĩ đến mức lạ
lùng trong việc đưa ra các chính sách kinh tế, xã hội, chính trị,
văn hóa và cuối cùng suýt đưa đất nước đến bờ sự đổ vỡ và phá sản.
Năm 1986 Đại hội VI Đảng cộng sản Việt
Nam đã quyết định “ đổi mới” và “cởi trói”. Nhưng thế nào là đổi mới ? Cởi trói
cái gì? Ai trói? Vì sao lãnh đạo Đảng lại chịu bị trói? Bị trói vào lúc nào,
bao lâu rồi.? Không ai dám nghiêm túc nhìn thẳng, nói thật. Luôn tìm cách né
tránh, lựa chiều, tùy nghi diễn đạt theo khả năng và cương vị của mình.
Từ
ngày lên cầm quyền, Đảng cộng sản luôn khẳng định vai trò tiên phong, “THẮP ĐUỐC
SOI ĐƯỜNG “ của mình đối với đất nước và dân tộc. Nhưng từ ngày chiến tranh kết
thúc đến nay trên thực tế các đường lối chính sách của Đảng luôn chạy theo sự
thúc bách của thực tiễn phát triển kinh tế xã hội, nhiều khi Đảng còn trở thành
vật cản cho biết bao những đường lối chính sách tiến bộ. Biết bao con người đã
phải trả giá rất đắt, xã hội, nền kinh tế bị tổn thất nặng nề thì Đảng mới chịu
tuân theo quy luật của sự phát triển. Với thực trạng này thì công
tác tuyên huấn của Đảng có thể nói là khâu kém nhất trong các khâu. Ngành tuyên
huấn dần trở thành môt cái nôi chứa đựng những lớp người chuyên ăn theo nói
leo, lựa theo ý của lãnh tụ. Ngoài việc trông chờ vào ngân sách nhà nước thì
cán bộ tuyên huấn luôn mang các tư tưởng Chủ nghĩa cộng sản mơ hồ ra
dọa nạt, đe nẹt mọi người vừa để tỏ lòng kiên định, trung thành với chế độ vừa
để kiếm ăn.
Có
thể nói Việt Nam hiện nay vừa bị phá hoại bởi tệ tham nhũng về vật chất vừa bị
tổn hại nghiêm trong bởi lớp người ăn không ngồi rồi, gây ra biết bao nhũng nhiễu
trên mọi mặt của đời sống người dân, cản trở những tiếng nói phản biện tâm huyết,
trung thực. Tác giả bài viết này xin kể lại một câu chuyện lịch sử có thực 100%
mà rất may những nhân chứng của câu chuyện tuy cao tuổi nhưng vẫn còn sống tại
Hà Nội: Vào cuối những năm 60 của thế kỷ trước, Lê Duẩn nhân chuyến đi thăm và
làm việc tại Trung Quốc đã được nghe một cán bộ cao cấp của mình đang làm việc
thường trực tại Trung Quốc báo cáo là trong cách mạng văn hóa đã tạo ra những
thảm cảnh đến cùng cực cho rất nhiều địa phương tại Trung Quốc. Người dân chết
đói la liệt, cả nước thiếu ăn. Mao Trạch Đông đi kinh lý tình hình phát hiện thấy
một số địa phương không xảy ra nạn đói, hỏi ra mới biết là tại các địa phương
này các tổ chức Đảng cộng sản buông lơi việc lãnh đạo Đảng để cho
dân tự xoay sở. Trước hiện tượng này Mao đã ra chỉ thị mật là nếu địa phương
nào đói quá thì dừng sự can thiệp của các tổ chức Đảng cộng sản tại các địa
phương đó. Nghe xong báo cáo mật này Lê Duẩn căn dặn cấp dưới của mình cần nhắc
lại kinh nghiệm này cho ông ta khi ở Việt Nam gặp phải tình thế tương tự.
Qua
câu chuyện này đã nói lên một thực tế là trong thực tế Chủ nghĩa cộng sản đã từ
lâu bộc lộ tính chất “phản cách mạng” đối với chính quốc gia dân tộc mình. Để
tiếp tục duy trì sự độc tài ích kỷ. Họ chỉ còn đựa vào một khái niệm đạo đức rất
mơ hồ là “kiên trung với chủ nghĩa Mác Lê” làm cái cớ để nhằm che đậy cho sự yếu
kém, suy thoái của mình. Chắc chắn rằng khi hỏi chủ nghia Mác Lê hiện nay đươc
đổi mới thế nào? Các nguyên tăc cơ bản của nó còn giá trị hay không? nếu không
thì tại sao phải tiếp tục chạy theo nó ? nếu rời bỏ những nguyên tăc cơ bản của
nó thì có được gọi là trung thành hay không? Các khái niệm về duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử của chủ nhĩa Mác Lê được các hậu duệ trung thành vận dụng ra
sao?.....
Ngay
cả trên thực tế Đảng cộng sản Trung Quốc có thể được coi là trung thành với chủ
nghĩa Mác Lê hay không ? Chủ nghĩa quốc tế vô sản đâu rồi mà Đảng cộng sản
Trung Quốc lại đem quân định đánh một nước cộng sản anh em với mình? Chủ nghĩa
xã hội mang màu sắc Trung Quốc có phải là một khái niệm “bình cũ, rượu mới hay
không”. Bài phát biểu của họ Tập trong Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc vừa qua
có mấy lần nhắc tới Mác Lê, mấy lần nhắc tới Chủ nghĩa xã hội và bao nhiêu lần
nói tới dân tộc Trung hoa? Đứng trên phương diện khoa học thì việc thay
đổi hay giữ nguyên một cái tên có thể thay đổi bản chất của sự việc được hay
không?... Khoác cái áo thầy tu có thể trở thành thầy tu ngay hay không? Kính
xin các nhà tuyên huấn trả lời các câu hỏi rất đơn giản này.
Thưa
các vị lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay, bài viết này của bút danh Phạm
Hưng Quốc không hàm ý xóa bỏ hay phủ nhận vai trò của Đảng cộng sản đối với lịch
sử cận đại của Việt Nam. Những gì mà Đảng cộng sản đã làm được cho đất nước,
cho dân tộc lịch sử sẽ ghi nhận, nhưng như vậy không có nghĩa là không được nêu
ra những nhức nhối mà Đảng cộng sản đã và đang tạo ra những tai ương cho đất nước
trong quá khứ, hiện tại và có thể là tương lai. Chúng tôi xin phép được nghiêng
mình kính cẩn trước anh linh của biết bao Người con Đất Việt đã hy sinh cho tự
do, thống nhất đất nước và những Người con đã hy sinh để bảo vệ sự toàn vẹn
lãnh thổ và nền độc lập của đất nước không kể là Bắc hay Nam, trong đó có rất
nhiều người đứng dưới lá cờ cộng sản. Cho dù họ có thể không hiểu hết bản chất
của chủ thuyết Mác Lê Nin hoăc ý đồ của những nhà độc tài khoác áo cộng sản
nhưng họ vẫn tin rằng họ đã cống hiến cả đời mình cho các giá trị cao cả của đất
nước và con người Việt Nam. Họ đã ngã xuống và tin vào đức tin của mình cho tới
hơi thở cuối cùng. Nếu các vị đặt lợi ích đất nước lên trên tất cả thì các vị cần
phải dũng cảm, trung thực nhận ra những sai sót yếu kém của mình để rồi biết
huy động sức mạnh của toàn dân đoàn kết xây dựng đất nước. Tạo
ra một không gian và điều kiện tốt nhất cho những con người có trách nhiệm, có
lòng tự trọng và nghị lực, có trí thức đóng góp cho sự phát triển đất nước và
loại trừ dần những môi trường cho những kẻ cơ hội, lười biếng vô trách nhiệm và
giả dối đang ngăn cản, đục khoét và phá hoại đất nước. Lịch sử sẽ lên án những
kẻ hèn nhát, hủ bại.
Thưa
ông Nguyễn Phú Trọng, cuộc chiến chống tham nhũng là tất yếu không chỉ vì sự sống
còn của chế độ mà còn vì sự tồn vong của đất nước và dân tộc. Việc ông và các đồng
chí của ông đang làm là rất gian nan, khó khăn và phải đối diện với nhiều thách
thức sống còn. Để cuộc chiến này đi đên thắng lợi thì một trong những yếu tố
không thể thiếu là công tác tuyên huấn và truyền thông phải huy động được sức mạnh
của toàn dân. Đây là chỗ dựa vĩnh cửu và toàn năng cho mọi cuộc chiến, dù để chống
ngoại xâm hay nội xâm. Phạm Hưng Quốc chúng tôi thấy rằng ông và các
đồng chí của ông, không hiểu vô tình hay hữu ý, đang buông lơi công tác tuyên
huấn và mặt trận truyền thông vô cùng quan trọng này thông qua việc vẫn dung dưỡng
một đội ngũ quá đông đảo những kẻ ăn theo nói leo, lười biếng, cơ hội rẻ tiền. Công
tác truyền thông cần phải thu hút được những con người có tâm, có tầm, có trí
thức, sáng tạo, dũng cảm.
Phạm
Hưng Quốc
Tác
giả gửi cho viet-studies ngày 14-3-18
No comments:
Post a Comment