Bill
Hayton
Chatham House,
London, Anh quốc
4
tháng 3 2018
Hoa
Kỳ đang gửi một trong những tàu chiến lớn nhất, hàng không mẫu hạm USS Carl
Vinson đến Việt Nam trong tuần này. Đây sẽ là chiếc tàu sân bay đầu tiên cập bến
nước này kể từ khi chiến tranh kết thúc tại Việt Nam cách đây hơn 40 năm.
Trong
một số khía cạnh, đây là một sự kiện thông thường: các tàu chiến Mỹ khác đã ghé
thăm cảng Việt Nam từ năm 2003. Nhưng đây cũng là thời điểm mang tính biểu tượng.
Trước đây, các chính phủ của Việt Nam thường giữ khoảng cách để các mẫu hạm đậu
ngoài khơi, giới chức ra thăm các tàu này ngoài khơi xa.
Bằng
cách chào đón mẫu hạm USS Carl Vinson vào bên trong cảng ở thành phố Đà Nẵng,
thành phố lớn thứ ba của nước này, và một trong những địa điểm gần nhất với quần
đảo Hoàng Sa, Việt Nam rõ ràng đang gửi đi những thông điệp mạnh mẽ nhất.
Thông
điệp rõ ràng nhất là một đáp trả đối với các hoạt động của Trung Quốc ở Biển
Đông. Việt Nam đang báo hiệu rằng nước này có một người bạn rất mạnh và sẵn
sàng tiếp tục gần gũi hơn với họ. Nhưng thông điệp này được đặc biệt lựa chọn
giọng điệu cẩn thận. Việt Nam: có một chính sách 'ba không': không để nước
ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ, không tham gia các liên minh quân sự và
không kéo bên thứ ba vào các tranh chấp. Chúng ta không nên mong đợi lập trường
này thay đổi. Việt Nam sẽ không nhập cuộc do Mỹ cầm đầu để ngăn chặn Trung Quốc.
Nhưng
chính phủ Việt Nam dường như không sử dụng chuyến thăm của mẫu hạm này cho các
mục đích riêng. Năm ngoái, Việt Nam ủy quyền cho công ty năng lượng Repsol của
Tây Ban Nha để khoan khí đốt ngoài khơi bờ biển phía đông nam. Đây là một động
thái đáng ngạc nhiên, trong bối cảnh ban lãnh đạo Việt Nam đã hiểu rằng các đối
tác Trung Quốc chắc chắn sẽ phản đối. Trung Quốc đã thực sự đáp trả: đe dọa tấn
công tiền đồn quân sự Việt Nam được xây dựng ở Bãi Tư Chính (Vanguard Bank) ở gần
khu vực giếng khoan. Thiếu sự hậu thuẫn quốc tế, chính phủ Việt Nam đã lùi bước
và đề nghị hãng Repsol ngừng công việc.
Việt
Nam vẫn có tham vọng khai thác các mỏ dầu, khí ngoài khơi. Do đó, ban lãnh đạo
nước này có thể hy vọng rằng chuyến thăm này của mẫu hạm USS Carl Vinson và các
tàu chiến hộ tống, sẽ ngăn chặn Trung Quốc lặp lại các đe dọa trước đây. Có thể
là Việt Nam đã phối kết hợp hoạt động thăm dò với việc người Mỹ tới.
'Thông
điệp tinh tế'
Việt
Nam cũng gửi một thông điệp tinh tế và dài hơi hơn cho Trung Quốc. Cả hai nước
đều do các các đảng cộng sản có cùng quan điểm và chính sách cai trị. Bắc Kinh
biết rằng Hà Nội sẽ không phá vỡ hoặc gây xuống cấp những mối quan hệ đồng chí
này trừ khi có điều gì đó rất kịch tính xảy ra.
Vào
năm 2014, các mối quan hệ đã bị tổn hại khi Trung Quốc phái một giàn khoan để
khoan dầu ở bên ngoài quần đảo tranh chấp Hoàng Sa. Việt Nam đáp lại bằng cách
cử các đặc sứ tới Hoa Kỳ để thảo luận và Trung Quốc lùi bước.
Bằng
cách chào đón Hải quân Hoa Kỳ đến Đà Nẵng trong tuần này, Hà Nội đang ra chỉ dấu
cho thấy sự không hài lòng của họ với hoạt động gần đây của Trung Quốc ở Biển
Đông - các mối đe dọa quân sự nhắm vào các căn cứ của Việt Nam và việc xây dựng
của các đảo nhân tạo khổng lồ ở Trường Sa của Trung Quốc - và nhắc nhở Bắc Kinh
rằng Việt Nam có thể có thêm các động thái đi xa hơn nữa tiến tới quan hệ đối
tác với Hoa Kỳ. Đó là áp lực đối với Trung Quốc để điều chỉnh hành vi của Bắc
Kinh.
Sự
cởi mở đối với Hợp chúng quốc Hoa Kỳ có thể có vẻ đáng ngạc nhiên trong bối cảnh
những thay đổi chính trị gần đây ở Việt Nam. Năm 2014, nhân vật mạnh nhất trong
nước là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông theo đuổi một chính sách cởi mở thân thiện
đối với Hoa Kỳ và ngầm khuyến khích một cách chiến thuật những tình cảm bài
Trung ở cấp cơ sở. Tuy nhiên, vào tháng Giêng năm 2016, ông bị đánh bật ra khỏi
quyền lực bởi Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng.
Kể
từ đó ông Trọng đã theo đuổi một chiến dịch chống tham nhũng nhắm vào các đồng
minh của ông Dũng. Một số đồng chí mạnh nhất của ông Dũng đã bị tuyên các bản
án nhiều năm và nhiều người khác bị cách chức. Cuộc thanh trừng những nhân vật
này, mà vốn được coi là những người quá cá nhân chủ nghĩa, tham nhũng nặng và
quá thân Mỹ, đã dẫn đến việc nhóm 'trung thành' với hệ thống đảng lấy lại kiểm
soát ở tầng quyền lực chop bu của Đảng Cộng sản.
Ông
Trọng cũng khởi xướng một cuộc đàn áp các nhà bất đồng chính kiến và những tiếng
chỉ trích khác. Các blogger đã tuyên các các bản án tù lâu năm, một luật mới điều
chỉnh việc sử dụng mạng Internet đã bóp nghẹt việc thảo luận trực tuyến trên mạng
và các nhà hoạt động xã hội bị đánh đập và quấy rối. Chỉ trích quốc tế về cuộc
đàn áp đã bị tắt tiếng. Một phần, đây là kết quả của việc chính quyền Việt Nam
nỗ lực chăm chỉ để miêu tả chính mình như một người bạn của Hoa Kỳ và các đồng
minh.
Bằng
cách thể hiện sự hữu ích chiến lược của mình đối với Washington, ông Trọng cũng
có thể hy vọng làm chệch hướng áp lực đối với thặng dư mậu dịch lớn lao của Việt
Nam với Mỹ. Trong năm 2017, Việt Nam đã ve vãn Tổng thống Trump và chính quyền
của ông nhằm tránh việc áp các biện pháp bảo hộ mậu dịch của Mỹ lên các ngành
công nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Cho đến nay, điều này đã thành công.
Ông
Trọng và các đồng minh của ông trong Bộ Chính trị đảng cộng sản đã được miêu tả
là "thân Trung Quốc", nhưng bằng việc mời hải quân Hoa Kỳ ghé thăm, họ
đang chứng tỏ rằng Việt Nam vẫn vẫn có khả năng theo đuổi một chính sách đối
ngoại độc lập. Bằng cách mời một hàng không mẫu hạm ghé thăm nói riêng, họ đã
phá vỡ một điều cấm kị không chính thức về mức độ mà Việt Nam sẽ kết thân với
Hoa Kỳ. Thông điệp này là cố ý và có tính toán; và đồng thời nhắm vào nhiều hướng
khác nhau.
Ông
Bill Hayton là nhà nghiên cứu, thành viên Chatham House, một viện Think Tank ở
London, ông đồng thời là nhà báo, bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả.
------------------------------------
Hồng Thủy
10:22 04/03/18
(GDVN)
- Trong tương lai những động thái tương tự chuyến thăm này có thể trở thành cái
cớ cho Trung Quốc triển khai những ý đồ, kế hoạch đã lập sẵn.
CNN
ngày 3/3 đưa tin, Hoa Kỳ đã miêu tả chuyến viếng thăm cảng Đà Nẵng, Việt Nam 4
ngày từ thứ Hai tuần tới, 5/3, của cụm tàu sân bay USS Carl Vinson cùng 5000 thủy
thủ, phi công như một "cơ hội lịch sử" để tăng cường tình hữu nghị
đang nảy nở giữa 2 nước.
Tuy
nhiên theo một nhà phân tích Hoa Kỳ, hoạt động này còn có thông điệp mang ý
nghĩa xa hơn 1 chuyến cập cảng. Chúng tôi xin tổng hợp một số phân tích, bình
luận và phản ứng của các bên về sự kiện này, hầu quý bạn đọc.
Bình
luận về "thông điệp của Washington"
Cựu
Đô đốc Hải quân Hoa Kỳ John Kirby đồng thời là một nhà bình luận quân sự và ngoại
giao của CNN cho biết:
"Việt
Nam đã rất quan tâm đến những động thái hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông. Họ
đang lo lắng về những điều Trung Quốc đang làm, và nhiều năm nay họ muốn có một
mối quan hệ tốt đẹp hơn với Hoa Kỳ.
Washington
cần phải có cách tiếp cận nhất quán và có lẽ phải quyết đoán hơn để giải quyết
vấn đề này.
Tôi
không nghĩ rằng đã quá muộn để ngăn chặn (Trung Quốc) quân
sự hóa thêm, nhưng tôi nghĩ chúng ta phải có một chiến lược toàn diện chứ không
chỉ là một chiến lược quân sự để giải quyết vấn đề này.
(Chuyến
thăm của cụm tàu USS Carl Vinson) đó là một thông điệp gửi đến Việt
Nam, rằng chúng ta quan tâm đến mối quan hệ (Việt - Mỹ) này như thế nào.
Đây
cũng là thông điệp gửi tới Trung Quốc về những gì họ đang làm trong khu vực, đồng
thời cũng là thông điệp rộng hơn gửi tới các quốc gia trong khu vực Thái Bình
Dương, rằng Hoa Kỳ đang ở đây, chúng tôi đang hiện diện ở đây."
CNN
nói rằng chủ đề các hoạt động (quân sự hóa) của Trung Quốc ở Biển Đông có thể sẽ
xuất hiện trong chuyến thăm này.
Ở
Việt Nam, Hoa Kỳ thấy cơ hội có thể tham gia vào một vấn đề chung và đẩy lùi
các ảnh hưởng (tiêu cực) ngày càng tăng của Trung Quốc ở châu Á, CNN nhận định.
Quan
hệ hợp tác quốc phòng Mỹ - Việt đã tăng lên đáng kể từ chuyến thăm Việt Nam của
Tổng thống Barack Obama năm 2016 với tuyên bố nới lỏng lệnh cấm vũ khí sát
thương.
Dưới
thời Tổng thống Donald Trump, quan hệ này vẫn tiếp tục phát triển. [1]
Biên
tập viên tạp chí The Diplomat, Prashanth Parameswaran ngày 1/3 nhận định:
Thứ
nhất, USS Carl Vinson thăm Việt Nam là một sự kiện khác trong một loạt các bước
tăng cường quan hệ hợp tác Việt - Mỹ trong vài năm qua.
Mặc
dù vài năm qua đã có một số tàu chiến Mỹ ghé thăm Việt Nam và hai bên vẫn tiếp
tục mở rộng lĩnh vực này trong nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump, 1 cụm tàu sân
bay là biểu tượng rõ ràng hơn về sự hiện diện của Mỹ.
Chuyến
thăm này không nên chỉ được hiểu là sự kiện 1 lần, mà là một phần của sự hội nhập
của tàu sân bay Hoa Kỳ vào trong mối quan hệ Mỹ - Việt.
Tháng
10 năm ngoái, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh đã trở thành quan chức
cao cấp nhất của Việt Nam thăm tàu sân bay USS Carl Vinson.
Vài
ngày sau, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ ông Phạm Quang Vinh, đã lên thăm tàu sân bay
USS George HW Bush.
Thứ
hai, chuyến thăm Việt Nam của tàu sân bay USS Carl Vinson có ý nghĩa quan trọng
trong bối cảnh chiến lược quốc phòng mới của Hoa Kỳ với khu vực.
Đây
là một cách để Washington tăng cường thực tế sự hiện diện của Mỹ trong khu vực,
đặc biệt là trước những lo ngại về sự leo thang của Trung Quốc trên Biển Đông.
Bởi
không phải ngẫu nhiên USS Carl Vinson ghé thăm Philippines, trong khi tàu khu
trục USS Wayne E. Meyer ghé thăm cảng KotaKinabalu, Malaysia trong lúc các nước
Đông Nam Á đang thảo luận về Biển Đông.
Thứ
ba, ngoài mối quan hệ Mỹ - Việt, chuyến thăm này cũng có ý nghĩa quan trọng với
khu vực trong bối cảnh các nước ASEAN ngày càng lo lắng về một số động thái
khiêu khích hơn của Trung Quốc ở Biển Đông.
Chuyến
thăm củng cố quyết tâm hiện tại của Washington đối với vấn đề BIển Đông.
Tuy
nhiên, những động thái như vậy có thể mở ra những khả năng trong tương
lai Bắc Kinh có thể lợi dụng, vin cớ để triển khai các hoạt động đã có âm mưu,
kế hoạch từ trước như đã từng làm trong quá khứ. [2]
Phản
ứng và bình luận từ Trung Quốc
Ngày
2/3 Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân
Oánh bình luận về chuyến thăm Việt Nam của tàu sân bay Hoa Kỳ, bà Oánh cho biết:
"Chúng
tôi không có ý kiến gì về các hoạt động giao lưu hợp tác bình thường giữa các
quốc gia, bao gồm cả hoạt động giao lưu quân sự.
Hoa
Kỳ là một nước lớn có ảnh hưởng to lớn, có trách nhiệm quan trọng đối với hòa
bình và an ninh quốc tế. Việt Nam cũng là một nước láng giềng quan trọng của
Trung Quốc và có ảnh hưởng trong khu vực.
Chúng
tôi hy vọng hoạt động giao lưu quân sự Việt Nam - Hoa Kỳ sẽ mang ý nghĩa xây dựng
và tích cực đối với hòa bình và ổn định trong khu vực, chứ không phải làm tăng
các nhân tố khiến người khác cảm thấy bất an." [3]
Trước
đây, mỗi lần có những hoạt động bang giao quốc phòng an ninh Việt - Mỹ, Thời
báo Hoàn Cầu thường có những phân tích, bình luận mang tính suy diễn và chỉ
trích vô cớ, gay gắt.
Lần
này Thời báo Hoàn Cầu khá im hơi lặng tiếng với chuyến thăm Đà Nẵng của tàu sân
bay USS Carl Vinson, ngoài bài báo hôm 25/8 dẫn lời 2 chuyên gia Trung Quốc
bình luận.
Ông
Li Haidong từ Học viện Ngoại giao Trung Quốc được Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời nói
rằng:
"Chuyến
viếng thăm thường xuyên của tàu sân bay Mỹ tới 'vùng biển tranh chấp' này là
phù hợp với chiến lược an ninh quốc gia mới của Donald Trump ban hành tháng
12/2017.
Chiến
lược này xem Trung Quốc là siêu cường đối thủ, và năm nay Biển Đông sẽ chứng kiến
nhiều hành động khiêu khích hơn với các chuyến thăm của tàu sân bay và máy bay
Hoa Kỳ."
Vị
học giả này dự đoán, quan hệ Trung - Mỹ sẽ có nhiều tranh chấp trong năm 2018,
không chỉ giới hạn ở vấn đề Biển Đông, bởi Mỹ đang phải cố gắng đối phó với một
Trung Quốc đang trỗi dậy.
Ông
Chen Xiangmao, một nhà nghiên cứu Trung Quốc về Biển Đông được Thời báo Hoàn Cầu
dẫn lời nhận định:
"Cuộc
viếng thăm Việt Nam cho thấy Mỹ có thể sẽ chuyển hướng sang Việt Nam và tăng cường
hợp tác quân sự với Việt Nam để kiềm chế Trung Quốc, nhất là trong bối cảnh
quan hệ Trung Quốc - Philippines được cải thiện.
Trung
Quốc nên bố trí thêm nhiều cơ sở, thiết bị quân sự như ra đa, máy bay và nhiều
tàu chiến ở Biển Đông để đối phó với những động thái 'khiêu khích' từ Hoa Kỳ." [4]
Chúng
tôi cho rằng, sự im lặng của Thời báo Hoàn Cầu chưa hẳn đã mang tín hiệu hòa
bình, ổn định cho Biển Đông trong năm 2018.
Tuần
qua dư luận đặc biệt quan tâm đến động thái Bắc Kinh đã lôi kéo được Manila vào
vòng xoáy "gác tranh chấp, cùng khai thác" trên chính vùng đặc quyền
kinh tế, thềm lục địa của Philippines.
Tổng
thống Hoa Kỳ Donald Trump đã chính thức tăng thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu,
một động thái được cho là nhằm đối phó với Trung Quốc và có thể khơi mào một cuộc
chiến thương mại.
Như
vậy, nỗ lực của Bắc Kinh nhằm ngăn chặn bước đi này của Donald Trump đã không
thành.
Trước
đó, Ủy viên Bộ chính trị Lưu Hạc được xem là cánh tay phải của ông Tập Cận Bình
về điều hành kinh tế vĩ mô đã công du Washington ngay trong những ngày diễn ra
Hội nghị Trung ương 3 (26-28/2) xem xét vấn đề sửa đổi Hiến pháp và nhân sự bộ
máy nhà nước.
Lúc
này, phản ứng căng thẳng với Hoa Kỳ trên Biển Đông có lẽ không phải lựa chọn tốt
với Trung Quốc.
USS
Carl Vinson thăm Việt Nam chỉ có 4 ngày, nhưng chính sách của ông Tập Cận Bình ở
Biển Đông sẽ được duy trì và đẩy mạnh trong hàng thập kỷ tới, khi giới hạn nhiệm
kỳ Chủ tịch nước bị bãi bỏ.
Chen
Xiangmao đã không ngại nói thẳng, Prashanth Parameswaran cũng đã rất tinh
tế chỉ ra, trong tương lai những động thái tương tự chuyến thăm này có thể trở
thành cái cớ cho Trung Quốc triển khai những ý đồ, kế hoạch đã lập sẵn.
Chuyến
thăm Việt Nam lần này của USS Carl Vinson "chưa phải lúc" Trung Quốc
lợi dụng.
Đây
mới thực sự là điều đáng lo ngại, về lâu dài các bên liên quan mới thực sự cần
tính toán các giải pháp chiến lược, nhất là khi Trung Quốc đang tìm cách vô hiệu
hóa Phán quyết Trọng tài 12/7/2016 bằng chính bàn tay của Philippines.
Tài
liệu tham khảo:
Hồng
Thủy
No comments:
Post a Comment