Bùi Tín
4-3-2018
Theo thỏa thuận của bộ
Quốc phòng Việt Nam và Hoa Kỳ, một đoàn tàu chiến Hoa Kỳ sẽ ghé thăm cảng Đà Nẵng
từ ngày 5 đến ngày 9 tháng 3 này.
Đây
là một đoàn tàu chiến đặc biệt, trung tâm là hàng không mẫu hạm (HKMH) USS Carl
Vinson thuộc lọai hiện đại nhất chạy bằng sức nguyên tử, có sức chở 74 máy bay
các lọai, có 6.000 sỹ quan, viên chức và quân nhân phục vụ, đi cùng là tàu tuần
dương USS Lake Champlain, tàu khu trục tên lửa Wayne E. Meyer và một số tàu các
lọai khác.
Trước
đây đã có những tàu chiến ghé thăm cảng Cam Ranh và Đà nẵng, nhưng đây là đoàn
tàu chiến mạnh, hiện đại nhất, đông nhất về số tàu cũng như về số người trong
đoàn. Sẽ có những cuộc trao đổi, thăm viếng, liên hoan, đấu thể thao giao hữu,
hội hè giữa chủ và khách trên bến, dưới tàu.
Trong
tình hình quan hệ quốc tế hiện nay, đây rõ ràng là một hành động đặc biệt của
Hoa Kỳ theo chiến lược xoay trục quân sự sang phía Thái Bình Dương và Ấn Độ
Dương để ngăn chặn sự trỗi dậy về quân sự của Trung Cộng. Hành động này còn có
ý nghĩa khi tổng thống Donald Trump có vẻ tập trung vào việc thương mại quốc tế
sao cho có lợi cho Hoa Kỳ, ngập ngừng việc xoay trục sang vùng Thái Bình Dương
dưới thời ông Obama. Nhưng các bộ trưởng Quốc phòng, Ngọai giao và cố vấn an
ninh quốc gia của ông Trump vẫn sáng suốt chủ trương xoay trục, cuối cùng ông
Trump cũng khẳng định Trung cộng và nước Nga của Putin là 2 đối thủ quan trọng
nhất của Hoa Kỳ cần cảnh giác ngăn chặn.
Các
nhà bình luận coi hành động quân sự to lớn này có ý nghĩa nâng cao quan hệ toàn
diện và chiến lược Việt – Mỹ lên một bước, ngăn chặn có hiệu quả mưu đồ bành
trướng của Trung Cộng ở vùng biển Đông đang căng thẳng.
Ở
trong nước, chưa thấy có bài bình luận nào của báo ‘lề phải’ nêu bật ý nghĩa
quan trọng về chiến lược trong quan hệ Việt – Mỹ, trong khi có nhiều viện
chuyên nghiên cứu về chính trị, an ninh quốc phòng, ngọai giao. Tại sao có sự
thờ ơ, nhạt nhẽo vậy? Có vẻ như Bộ Chính trị, ban Tuyên huấn TƯ đã có chỉ thị
không nên tỏ ra vui mừng ca ngợi ồn ào về sự kiện này.
Điều
này cũng dễ hiểu, vì trong số các tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam từ sự kiện
Mật đàm Thành Đô (tháng 9/1990) đến nay, ông Nguyễn Phú Trọng là tổng bí thư
thân Trung Cộng nhất. Ông là đồ đệ trung thành nhất của chiến lược “nhất biên đảo”,
nghĩa là chiến lược ngả hẳn sang một bên, sang phía Trung Quốc, trong khi giả vờ
tuyên bố “làm bạn với mọi nước” để lừa dối dân Việt và lừa dối thế giới.
Tư
duy của ông Nguyễn Phú Trọng là của một ông đồ gàn, gàn rất nặng, “gàn bát
sách” của những ông đồ Nho cực kỳ bảo thủ của thế kỷ trước.
Không
phải ngẫu nhiên mà nhiều anh chị em dân chủ trong nước gọi ông Tổng Trọng là Tập
Cận Bình phẩy ‘. Ông Trọng đang theo gót chân ông Tập để hòng kiêm luôn chức Chủ
tịch nước cho gọn và sẽ giữ chức đứng đầu cả Nhà nước và đảng thêm một nhiệm kỳ,
đến khi gần 80 tuổi. Ông Tập muốn trở thành một Minh Vương, một hoàng đế Đỏ như
ông Mao. Gần đây, ông Tập theo quan điểm của nhà chiến lược Vương Hỗ Ninh, phủ
định nền dân chủ phương Tây, ca ngợi chế độ Tân – toàn trị, “lấy đảng để trị nước”,
một kiểu phát xít trá hình thời mới, thì ông Trọng cũng theo chân, đàn áp rất mạnh
các chiến sỹ đòi dân chủ nhân quyền.
Cứ xem hành trình đối ngọai của ông Trọng.
Nơi ông xuất ngọai nhiều nhất xưa nay là Bắc Kinh, sau khi học ở Nga và học ở
bên Tàu. Ông đi thăm Cuba là một chuyến thất bại, tuyên truyền vô duyên cho học
thuyết Mác – Lê, bị Cuba chối bỏ, rồi bị Brazil đóng cửa tuyệt giao dù đã có
chương trình thăm viếng.
Ông
mù hòan toàn tiếng Anh, tiếng Pháp, không đọc sách nước ngòai, còn tệ hơn cả
ông Nguyễn Tấn Dũng, chào hỏi bắt tay cũng phải có phiên dịch. Ông cứ như anh
nhà quê ra tỉnh, hãnh tiến dỏm khi được đón tiếp lịch sự : ‘ta phải như thế
nào người ta mới đón tiếp như thế’ ! Đúng là anh lý Tóet vác ô ra thủ đô.
Mặt
khác cũng cần nhìn nhận Bộ Chính trị và ông tổng Trọng không dám xem nhẹ dư luận
quần chúng. Các ông đó hiểu rõ là lòng dân không muốn cái chiến lược lẩm cẩm
“nhất biên đảo”, ngả hẳn vào lòng Tập Cận Bình của quý vị. Theo thống kê 3 năm
liền của PEW – cơ quan thăm dò dư luận hàng đầu của Hoa Kỳ, có 80 đến 82% nhân
dân Việt Nam muốn kết bạn thân, muốn liên minh với Hoa Kỳ, Liên Âu và các nước
dân chủ khác như Nhật Bản, Ấn Độ, Úc …Chỉ có 10 đến 12% là muốn kết thân với
Trung Cộng. Lòng dân rõ ràng là thế. Do đó nước Việt Nam XHCN không bao giờ cho
phép làm những cuộc thăm dò dư luận. Hồi trước có Ban thăm dò dư luận thuộc Ban
tuyên giáo nhưng đã chết yểu vì cực kỳ nguy hiểm cho chế độ chính trị hiện
hành. Rất mong lỗ hổng này sẽ được bổ cứu khi một tổ chức xã hội dân sự đứng ra
đảm nhận nhiệm vụ lý thú công khai thăm dò ý dân.
Cho
nên việc để một đoàn tàu chiến hùng mạnh của Hoa Kỳ vào Đà Nẵng đông dân còn là
một hành động đóng kịch để xoa dịu dư luận quần chúng, nhân thể làm mình làm mẩy
với Trung Cộng để tự nâng cao giá đôi chút.
Cho
nên chắc chắn đã có xin phép ông bạn 16 chữ vàng, thanh minh rằng sự thể phải
làm như thế, để tìm hiểu về Hoa Kỳ và sẽ báo cáo tường tận với ông anh Lớn,
cũng là học tập ông anh Lớn từng để tàu chiến Mỹ ghé thăm Hồng Kông.
Cũng
do các lý do trên nên các tổ chức xã hội dân sự tự do lên đến hơn 40 đơn vị ở
trong nước cũng không mặn mà vui sướng hy vọng gì về sự kiện này. Các tổ chức
xã hội dân sự sẽ đấu tranh mạnh hơn đòi đảng và Nhà nước phải thực hiện chiến
lược “nhất biên đảo“ – ngả hẳn về một bên, nhưng bên đó phải là bên các nước
dân chủ do Hoa Kỳ dẫn đầu, có lực lượng quốc phòng áp đảo, đặc biệt là có hải
quân vượt rất xa Trung Cộng. Hoa Kỳ có 10 HKMH, Anh có 4, Pháp có 2, Nga có 1,
Trung Cộng chỉ có một chiếc cũ kỹ mua lại của Ukraina – chiếc HKMH Liêu Ninh chỉ
để huấn luyện.
Người
xưa luôn dạy con cháu: chọn bạn mà chơi, và ‘gần mực thì đen, gần đèn thì
sáng’! Quyền chọn bạn là quyền tự do thiêng liêng của mỗi con người, mỗi dân tộc.
Chọn bạn tâm giao đáng tin cậy, kết liên minh chiến lược là quyền tự do tuyệt đối
dựa vào chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm.
Bộ
Chính trị, Tổng Bí thư, Quốc hội hãy nghe theo tiếng nói của nhân dân, của trí
thức, của đại đa số cử tri, của quân đội để “nhất biên đảo”, ngả hẳn về phía
các nước dân chủ văn minh, xa lìa sự gắn kết phi nghĩa với bọn miệng hùm gan
sói vốn từng là kẻ xâm lược và chiếm đóng nước ta.
Việc
gì mà viên tướng Nguyễn Chí Vịnh sang Tàu luôn mồm cam kết chủ trương 3 không “không
có căn cứ nước ngoài, không có quân đội nước ngoài trên lãnh thổ, không liên
minh với nước này để chống nước khác”.
Ô
hay! Ai chủ trương dại dột tự trói mình như thế? Quốc hội có ý kiến chưa?
Giữa thế giới thông tin nhanh nhậy ngày
nay, ai cũng thấy ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là kẻ thân Trung Cộng hết
mình nhất.
Chả vậy mà khi Trung Cộng làm mưa làm gió trên vùng biển nước ta, ông chủ tịch
quốc hội hồi đó Nguyễn Phú Trọng tỉnh bơ tuyên bố: “tình hình biển Đông không
có gì mới”. Và gần đây nhất là mời riêng Tập Cận Bình lên nhà sàn của ông Hồ,
trà đàm khen rằng trà Việt ngon nhưng không bằng trà quý quốc! Hèn đến thế là
cùng, nhục đến thế là cùng. Lại còn ra tuyên bố chung hội nhập 6 tỉnh biên giới
với khu tự trị Choang / Quảng Tây.
Lòng
dân và ý đảng khác nhau, xung khắc nhau, mâu thuẫn nhau là như vậy. Bên nào là
sáng suốt, thông minh, khôn ngoan? Bên nào là cổ lỗ, lẩm cẩm, mê muội, ươn hèn?
Bên nào là vì dân tộc, vì nhân dân, bên nào là phản dân tộc, phản nhân dân? Hãy
làm một cuộc thăm dò dư luận thật trung thực, khách quan.
Rất
mong Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Quốc hội và ông tướng Vịnh nhìn xung quanh nước
ta, Miến Điện,Thái Lan, Ấn Độ… đều có biên giới liền Trung Cộng nhưng họ đâu có
sợ Trung Cộng; Nam Hàn ở khu vực gần giáp Trung Cộng, nhất là Hông Kông và Đài
Loan thuộc dân tộc và lãnh thổ Trung Quốc hẳn hoi mà liên minh quân sự chặt chẽ
với Hoa Kỳ và phương Tây, “nhất biên đảo” một cách vững chắc. Bà Thái Anh Văn dựa
vào Hoa Kỳ củng cố sức mạnh quân sự, anh thanh niên Hoàng Chí Phong không sợ tù
đầy, dám kết tội ông Tập Cận Bình là “gian dối, lừa bịp” khi vi phạm quy chế “1
quốc gia- 2 chế độ” từng cam kết long trọng từ thế kỷ trước với Anh quốc và thế
giới.
Rất
mong ông tổng Trọng có dịp khăn gói lên đường thăm Nam Hàn, Đài Loan, Ấn Độ,
Thái Lan, Miến Điện … sẽ học được khối điều hay lẽ phải về “nhất biên đảo”, để
có đường lối đối ngọai chuẩn xác hiện đại và văn minh.
--------------------------------------
XEM THÊM
TS. Đinh Hoàng Thắng
07:26
04/03/2018
Với
“các thao tác lịch sử”, vào những tuần cuối năm Đinh Dậu này, liệu có thể hy vọng
rằng, Ngoại giao Việt Nam sẽ chuyển sang một thời kỳ mới, cân bằng và năng động
hơn đối với các cường quốc, tiến lên vị thế trung tâm của ASEAN, tiếp tục hội
nhập sâu rộng cùng các trào lưu thời đại, và như vậy, ưu tiên cao nhất trong kỷ
nguyên tới sẽ được tập trung vào các lợi ích quốc gia-dân tộc?
Lần
đầu tiên, một hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ sẽ ghé thăm Việt Nam sau Tết Nguyên
đán (tháng 3/2018). Đây sẽ là cơ hội lịch sử đối với hai quốc gia cựu thù nhưng
từ nay lại trở thành gần như là những đối tác đặc biệt, đang hợp lực phấn đầu
vì an ninh và an toàn trên khu vực biển Đông. Thông tin này đã được đưa ra hôm
25/1/2018, ngày thứ hai của chuyến thăm Việt Nam, trong khuôn khổ vòng công du
châu Á của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis. Cách đây gần sáu tháng, hai Bộ
trưởng Quốc phòng Mỹ - Việt ngày 8/8/2017 đã chính thức xác nhận, sang năm
2018, một chiếc hàng không mẫu hạm, biểu tượng cho sức mạnh quân sự của nước Mỹ
sẽ ghé cảng Việt Nam trong một chuyến thăm hữu nghị. Trước đấy, nhân dịp Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc công du Hoa Kỳ và đến Nhà Trắng hội đàm với ông Trump hôm
31/5/2017, chính Tổng thống Donald Trump đã hứa với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
về việc điều tàu sân bay Mỹ ghé cảng Việt Nam.
Cũng
là “vì độc lập, vì tự do…”
Đúng
như một trong những nội dung cốt yếu mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đề cập
tại trả lời phỏng vấn nhân dịp đầu xuân Mậu Tuất, ngày 25/1/2018, khi ông nhấn
mạnh phải “kiên quyết, kiên trì đấu tranh giữ vững độc lập, chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”. Sứ mệnh này rõ ràng cần được
tích hợp với xu thế “tích cực và chủ động thực hiện có hiệu quả công
tác đối ngoại và hội nhập quốc tế”. Như một sự trùng hợp ngẫu nhiên,
đúng vào chiều 25/1/2018 ấy, tại Trụ sở Trung ương Đảng, khi tiếp xã giao Đoàn
đại biểu Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ do Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis dẫn đầu, đang
có chuyến thăm chính thức Hà Nội, Tổng Bí thư đã khẳng định chủ trương nhất
quán của Đảng và Nhà nước ta coi trọng thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, đưa
quan hệ hợp tác đối tác toàn diện ấy đi vào chiều sâu, vì lợi ích lâu dài của
nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực và trên thế
giới.
Tổng
Bí thư còn cho rằng chuyến thăm lần này của Bộ trưởng James Mattis sẽ góp phần
củng cố và triển khai các thỏa thuận cấp cao giữa hai nước. Bên cạnh việc tăng
cường hợp tác trong các lĩnh vực Việt Nam có nhu cầu và Hoa Kỳ có khả năng, hai
bên cần tiếp tục thúc đẩy giải quyết hậu quả chiến tranh, trong đó có việc rà
phá bom mìn, tẩy độc môi trường, hỗ trợ nhân đạo và tìm kiếm quân nhân mất
tích, tăng cường lòng tin và sự hiểu biết lẫn nhau, gác lại quá khứ, cùng nhau
vượt qua khác biệt, phát huy điểm đồng, hướng tới tương lai để đưa quan hệ đối
tác toàn diện giữa hai nước không ngừng phát triển vì lợi ích của nhân dân mỗi
nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Chính dư địa
của quan hệ song phương Việt-Mỹ qua đánh giá của Tổng Bí thư, cho ta thấy triển
vọng tươi sáng của quá trình thực thi hai bản Tuyên bố chung có ý nghĩa lịch sử
Mỹ-Việt (31/5/2017) và Việt-Mỹ (12/11/2017) cách nhau chưa đầy nửa năm.
Cũng
đúng vào chiều 25/1/2018, phát biểu tại Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 25 năm thiết lập
quan hệ Đối tác đối thoại ASEAN-Ấn Độ tại New Delhi, với tư cách nước điều phối
quan hệ ASEAN-Ấn Độ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã điểm lại điểm lại mối quan hệ
lịch sử về thương mại và văn hóa giữa khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ, tái khẳng định
ASEAN và Ấn Độ đã tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực suốt phần tư thế kỷ
qua. Tin rằng hợp tác ASEAN - Ấn Độ sẽ là điểm sáng trong thành công của thế kỷ
“Ấn Thái Dương”, Thủ tướng Việt Nam đã chia sẻ một số phương hướng hợp tác
trong thời gian tới, theo đó coi hợp tác thương mại và đầu tư là động lực
chính, ưu tiên hàng đầu. Thủ tướng khẳng định hai bên cần tăng cường kết nối, bảo
đảm tính bền vững liên khu vực bằng cách sớm triển khai các dự án đường cao tốc,
cảng biển, hoàn tất đàm phán các hiệp định vận tải biển và hàng không… Trao đổi
về hợp tác và an ninh biển, Thủ tướng đề nghị hai bên cần tăng cường phối hợp
nhằm bảo đảm thượng tôn pháp luật, trong đó có Công ước Luật biển 1982, tăng cường
hợp tác xây dựng lòng tin thông qua các biện pháp chung ứng phó với những thách
thức trên biển, ưu tiên tập trung phát triển kinh tế biển xanh, trong đó có việc
sớm hoàn tất Hiệp định vận tải biển, chia sẻ thông tin và phối hợp chính sách
biển, cũng như thúc đẩy hợp tác liên khu vực “Ấn Thái Dương”.
Trở
lại chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Mattis, phát ngôn viên của Bộ
trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, đại tá Jeff Davis cho biết, lãnh đạo hai nước đã chuẩn
thuận tổ chức chuyến viếng thăm của hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson đến cảng
Tiên Sa, Đà Nẵng vào tháng 3 tới. Theo các quan chức Lầu Năm Góc, đây sẽ là một
cột mốc lịch sử, vì cho tới nay, chưa bao giờ có một hàng không mẫu hạm của Hoa
Kỳ cập cảng Việt Nam. Trước đây, trong thời gian chiến tranh, các hàng không mẫu
hạm của Mỹ cũng chỉ di chuyển ngoài khơi, chứ chưa hề ghé vào các cảng biển của
Việt Nam. Trong chuyến viếng thăm Việt Nam đầu tiên của Bộ trưởng Jim Mattis,
ông đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch và Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Cũng như khi gặp các lãnh đạo Indonesia ở Jakarta trước đó và khi gặp các lãnh
đạo Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề an ninh,
an toàn và quyền tự do hàng hải trên toàn vùng biển Đông.
Cân
bằng và đối trọng giữa các bên
Đối
với giới quan sát, quyết định điều tàu sân bay ghé thăm Việt Nam là dấu hiệu
cho thấy quyết tâm cao của Washington can dự vào Đông Nam Á để bảo vệ quyền tự
do hàng hải trên biển Đông đang ngày càng bị đe dọa. Mục tiêu của Mỹ được thể
hiện một cách rõ rệt trong bản thông cáo được Lầu Năm Góc công bố ngày
9/8/2017, theo đó, các bên nhấn mạnh đến lợi ích chung Mỹ-Việt, tôn trọng luật
pháp quốc tế và chủ quyền quốc gia. Dù không chính thức nhấn mạnh, nhưng khi nhắc
đến nhu cầu an ninh, an toàn và bảo vệ quyền tự do hàng hải ở biển Đông, rõ
ràng là hai nước Mỹ-Việt ám chỉ các hành động quyết đoán của Trung Quốc tại biển
Đông vừa qua như: Bồi đắp đảo nhân tạo, quân sự hóa các đảo này, đe dọa tự do
lưu thông trong khu vực. Tờ International Business Times, thuộc
tổ hợp truyền thông Newsweek, vào ngày 9/8 năm ngoái đã bình luận rằng quyết định
gửi một tàu sân bay tới Việt Nam, một trong những nước can trường dám thách thức
các yêu sách của Trung Quốc đối với biển Đông, là tín hiệu mà chính quyền
Donald Trump đưa ra cho thấy đà tăng cường quan hệ song phương.
Theo
chuyên gia phân tích chiến lược Rodger Baker từ Trung tâm tham vấn địa - chính
trị có uy tín (Stratfor), cuộc tiếp xúc giữa Thủ tướng Phúc và Tổng thống Trump
hồi mùa hè 2017 là một “động thái đã được tính toán cẩn trọng nhằm xây
dựng một hệ thống phòng thủ để đối phó lại những nỗ lực liên tục của Trung Quốc
âm mưu quân sự hóa các hòn đảo trên biển Đông”. Đối với chuyên gia
này, Việt Nam có một vị trí rất đáng chú ý tại Đông Nam Á. Chính quyền Mỹ đã bắt
đầu chuyển giao một số tàu tuần tra nhỏ cho lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam,
đã có những chuyến thăm viếng giao lưu giữa hải quân hai bên và Mỹ cũng đã bãi
bỏ một số hạn chế đối với việc xuất khẩu vũ khí sang Việt Nam. Đối với Mỹ, Việt
Nam là một đồng minh tự nhiên, có thể cùng Hoa Kỳ đối phó với kế hoạch bành trướng
Trung Quốc. Một chuyên gia Trung Quốc về các vấn đề Đông Nam Á tại đại học Tế
Nam ở Quảng Châu, gần đây đã khẳng định rằng “Việt Nam luôn luôn là quốc
gia ở ASEAN có thái độ nghi kỵ Bắc Kinh mạnh mẽ nhất... bởi vì Việt Nam có
chung biên giới trên bộ và trên biển với Trung Quốc”. Việt Nam cũng đã
tăng cường hải quân, gia cố một số hòn đảo và đã không ngần ngại lên tiếng trên
các diễn đàn quốc tế chống lại các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở biển
Đông.
Trước
khi đón tiếp người đồng nhiệm từ Washington, ngày 23/1/2017, đại tướng Ngô Xuân
lịch cũng đã có một ngày bận rộn với người đồng cấp đến từ nước Nga là ông
Sergei Shoigu. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu thăm chính thức Việt Nam trước Bộ
trưởng Quốc phòng Mỹ một ngày. Theo phát ngôn viên của Bộ trưởng Quốc phòng
Nga, bà Markovskaya, ông Sergei Shoigu sang Hà Nội là để thảo luận về các quan
hệ hợp tác Nga-Việt trong lĩnh vực quốc phòng và kỹ thuật quân sự. Nga hiện nay
là quốc gia cung cấp vũ khí lớn nhất cho Việt Nam, từ máy bay chiến đấu, tên lửa
phòng thủ bờ biển, cho đến chiến hạm và tàu ngầm. Chuyến công du Việt Nam gần
như cùng một thời điểm của cả hai Bộ trưởng Quốc phòng cả Nga lẫn Mỹ cũng đã
thu hút sự quan tâm của Trung Quốc. Ngày 22/1 mới đây, Hoàn cầu Thời
báo (GT) (một phiên bản tiếng Anh của cơ quan ngôn luận chính thức từ
Bắc Kinh) đã nhắc lại Chiến lược An ninh Quốc gia của Hoa Kỳ coi Trung Quốc và
Nga là “các đối thủ” của Mỹ. Tuy nhiên, Trung Quốc chưa công khai đả kích chuyến
thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. Hôm 26/1, khi được hỏi về việc này,
người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc nói Trung Quốc không phản đối “quan
hệ hợp tác, thân thiện bình thường giữa các nước”.
Tuy
nhiên, vào thời điểm chiếc khu trục hạm USS Hopper của Hoa Kỳ đi vào vùng 12 hải
lý ở bãi cạn Scaborough trước đây, trang mạng “GT” vẫn bình luận,
hoạt động của khu trục hạm USS Hopper có thể là để khởi động cho chuyến công du
của James Mattis đến Indonesia và Việt Nam. Liên quan đến kế hoạch tuần tra của
Mỹ ở Biển Đông thời gian qua (FONOB), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê
Thị Thu Hằng hôm 7/9/2017 tuyên bố rằng, Việt Nam tôn trọng quyền của mỗi quốc
gia thực hiện quyền tự do hàng hải - hàng không phù hợp với luật quốc tế. Tuyên
bố này là cách Việt Nam ủng hộ các hoạt động FONOP của Mỹ. Trong khi đó, trang
mạng “GT” lại thách thức, nếu Mỹ muốn gia tăng cạnh tranh nước
lớn với Trung Quốc tại Biển Đông thì quả thật, đấy sẽ là một trong những nơi tốt
nhất. Hẳn nhiên, Trung Quốc theo dõi chặt chẽ cách thức mà Bộ trưởng Quốc phòng
James Mattis quản trị vấn đề biển Đông trong chuyến thăm Việt Nam lần
này. “GT” nhắc nhở Hoa Kỳ chớ có quá tự tin về vai trò của Mỹ
tại khu vực và cũng đừng quá lý tưởng về mức độ các nước ASEAN sẽ đi theo chính
sách của Mỹ.
Nguồn Văn nghệ số
5/2018
No comments:
Post a Comment