Saturday 10 March 2018

'MUỐN GIÀU THÌ CHƠI VỚI MỸ - MUỐN LÀM ĐĨ THÌ ĐI VỚI TÀU' (Tâm Don - VNTB)




Tâm Don  -  VNTB
10/3/2018

(VNTB) Xung quanh việc Việt Nam đón tiếp hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson và thủy thủ đoàn đã diễn ra hai trạng thái hoàn toàn đối chọi nhau: ít quan chức Việt Nam khi đón tiếp và sự đón chào không trọng thị, trong khi đó, rất đông người dân Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung đã hân hoan, hồ hởi đón chào. Và nữa, cộng đồng mạng xã hội như dậy sóng khi USS Carl Vinson xuất hiện. Tại sao lại thế?

Không trọng thị
Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson không chỉ là biểu tượng sức mạnh và quyền uy trên biển của Hoa Kỳ mà còn là biểu tưởng của những quyền lực mềm đáng nể. Thành phố nổi di động này đã thực hiện nhiều công tác nhân đạo, cứu hộ cứu nạn ở nhiều quốc gia. Vào năm 2010, khi trận động đất kinh hoàng ở Haiti chỉ mới kết thúc, USS Carl Vinson đã trở thành lực lượng chính tham gia hỗ trợ cho các nạn nhân sau trận động đất. Hàng trăm lượt trực thăng được triển khai từ USS Carl Vinson để thực hiện công tác tiếp tế thực phẩm và thuốc men cho các nạn nhân sau thảm họa . Năng lực kỳ diệu biến nước biển thành nước ngọt của USS Carl Vinson đã giúp hàng chục ngàn người dân Haiti thoát khỏi những cơn chết khát ghê rợn. Đối với người dân bên bờ Địa Trung Hải và Đại Tây Dương- nơi trước đây USS Carl Vinson hoạt động, USS Carl Vinson là thần cứu hộ cứu nạn, là hy vọng về sự hồi sinh. Ghé thăm chính thức bất cứ hải cảng nào, USS Carl Vinson và thủy thủ đoàn đều được nhân dân và chính quyền tại chỗ chào đón nồng nhiệt và trọng thị.

Thế nhưng, chủ nhà phía Việt Nam, sau những nỗ lực mời mọc và chèo kéo HKMH USS Carl Vinson ghé thăm, đã tỏ ra không hiếu khách và bất lịch sự khi ra đón thủy thủ đoàn USS Carl Vinson chỉ có quan chức cao cấp nhất là giám đốc Sở ngoại vụ Đà Nẵng, một thiếu tướng cục phó Cục đối ngoại Bộ quốc phòng, và mấy sĩ quan cấp tá làng nhàng. Trong cuộc đón tiếp, phía Mỹ có ngài đại sứ tại Việt Nam và Tư lệnh Hạm đội 7 Thái Bình Dương.  Theo một cán bộ ngoại giao kỳ cựu đã nghỉ hưu hiện đang sống ở Hà Nội, lẽ ra phía chủ nhà Việt Nam phải có thứ trưởng Bộ Ngoại giao, thứ trưởng Bộ Quốc phòng, chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng và nhiều sĩ quan cao cấp ra đón tiếp mới xứng tầm và thể hiện thái độ nồng hậu, trọng thị.

Với bản tính cao thượng và bao dung, người Mỹ đã không chấp nhặt đám trẻ trâu học đòi làm hiệp sĩ, nhưng người Việt Nam có quyền phán xét thái độ bất lịch sự của phía chủ nhà.

Đoàn Việt Nam ra đón USS Carl Vinson

Tại sao phía chủ nhà chỉ trưng ra những quan chức phẩm hàm thấp kém khi đón tiếp? Câu trả lời chỉ có thể là: họ không muốn làm Bắc Kinh nổi giận và bẽ mặt. Chính quyền Việt Nam vẫn thế, vẫn mãi đu dây giữa Mỹ và Trung Quốc, vẫn mãi cân bằng giữa hai mối quan hệ. Trong trường hợp này, thành ngữ dân gian Vừa Đéo Vừa Run đủ nói lên tất cả sự chọn lựa tồi tệ của phía chủ nhà khi đón tiếp.

Hình ảnh nào soi chiếu và làm sáng rõ cuộc đón tiếp lạnh nhạt này?

Gần đây nhất chiến hạm hải quân nước nào ghé thăm Việt Nam? Báo Quân Đội Nhân Dân cho biết, lần gần nhất: "Sáng 25-11-2017, biên đội tàu Hải quân Hoàng gia Malaysia gồm hai tàu KD Lekiu (số hiệu 30) và Gagah Samudera (số hiệu 271), với 27 sĩ quan và 226 thủy thủ, do Đại tá Hải quân Mohd Fadzli Kamal bin Mohd, Thuyền trưởng tàu KD Lekiu làm trưởng đoàn đã cập cảng Cát Lái, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị TP Hồ Chí Minh."(http://www.qdnd.vn/…/tau-hai-quan-hoang-gia-malaysia-tham-t…) . Biên đội hai tàu chiến hạng ruồi này được đón chào như thế nào? Tất nhiên là khá hoành tráng, và theo báo QĐND là:

"Dự lễ đón tàu có đại diện Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, Lữ đoàn 125 (Vùng 2 Hải quân), Bộ tư lệnh Quân khu 7, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP Hồ Chí Minh, UBND TP Hồ Chí Minh." ( http://www.qdnd.vn/…/tau-hai-quan-hoang-gia-malaysia-tham-t…) . Đón biên đội hải quân Malaysia có đại diện UBND TP HCM, trong khi đón đoàn hàng không mẫu hạm Carl Vinson không có đại diện Ủy ban nhân TP Đà Nẵng.

Có bao nhiêu quan chức chụp ảnh chung với lãnh đạo nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson? Xin thưa, chỉ có ba người, hai người thuộc lĩnh vực dân sự và một người là quân nhân. Vậy có bao nhiêu quan chức Việt Nam chụp ảnh chung với lãnh đạo biên đội hải quân Malaysia? Xin thưa, có rất nhiều, và hình ảnh này được lấy từ báo QĐND.

Rõ ràng, việc cử quan chức Việt Nam ra đón tiếp thủy thủ đoàn HKMH Carl Vinson đã được phía Việt Nam tính toán chi li và cẩn thận với ý định tiết giảm nghi thức xã giao và ngoại giao nhằm bảo đảm phía Trung Quốc không giận dữ. Điều này khẳng định rằng: Việt Nam ngày càng bị Trung Quốc ép chế, áp đặt trong các mối quan hệ ngoại giao, và chính quyền Việt Nam ngày càng nhu nhược, nhượng bộ trước Bắc Kinh.

Hân hoan chào đón
Một số báo mạng nhà nước tỏ rất nhạy bén trong việc thông tin về hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson đến Đà Nẵng. Họ khai thác sự kiện ở rất nhiều tiểu sự kiện và khía cạnh có liên quan. Báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên online khai thác khía cạnh người dân Đà Nẵng hồi hộp, hân hoan chờ đợi và chào đón HKMH USS Carl Vinson. Ngay từ sáng sớm ngày 05-3, TT và TN online đã cho đăng tải vô số hình ảnh người dân ở Đà Nẵng nóng lòng chào đón USS Carl Vinson từ rất nhiều vị trí. Đó không phải là sự hiếu kỳ, mà thật sự là chờ đợi và chờ đợi. Cái cách mà người dân ở Đà Nẵng vui đùa, tiếp xúc và biểu lộ sự trọng thị với các quân nhân Mỹ trên đường phố đã thể hiện điều đó.

Các thông tin và hình ảnh từ TT và TN cho chúng ta biết và nhận thức được một điều quan trọng: người dân Đà Nẵng nói riêng và người dân Việt Nam nói chung rất yêu mến và tôn trọng các quân nhân Mỹ nói riêng và nhân dân Mỹ nói chung.

Tại sao người Việt Nam yêu quý và tôn trọng người Mỹ, các giá trị Mỹ? Thật đơn giản: đất nước Mỹ luôn tôn trọng nhân quyền, luôn trân quý và yêu chuộng tự do, có thiết chế dân chủ bền vững. Thật đơn giản: đó là miền đất của tự do- ngôi nhà của những người can đảm.


Giá trị nhân quyền và tôn trọng nhân quyền là giá trị cốt lõi, và đây là điều làm nên một nước Mỹ thịnh vượng, giàu mạnh và hạnh phúc. Nói về tầm quan trọng của việc tôn trọng nhân quyền ở Mỹ, một tổng thống Mỹ đã nói: "Không phải nước Mỹ sinh ra nhân quyền, trên thực tế nhân quyền đã sản sinh ra nước Mỹ".

Mỹ là một quốc gia mà bất cứ ai cũng muốn đến đó, hoặc chỉ một lần, hoặc để sinh sống lâu dài.

Ở Việt Nam từ lâu đã xuất hiện yêu cầu chính phủ Việt Nam phải nhanh chóng trở thành đồng minh/ đồng minh chiến lược với Mỹ, chứ không phải là đối tác thương mại thuần túy. Những hình ảnh người dân Đà Nẵng hân hoan chào đón HKMH USS Carl Vinson là biểu hiện sinh động nhất của yêu cầu ấy, thúc giục ấy, mệnh lệnh ấy.

Chính quyền Việt Nam cần phải nhận thức được rằng: “Muốn giàu thì chơi với Mỹ- muốn làm đĩ thì đi với Tàu”.

-----------------------------------

Thiền Lâm  -  Cali Today
March 6, 2018

Vietnam – Cali Today News – Hiện tượng các quan chức cao cấp của Việt Nam hoàn toàn vắng bóng trong buổi đón tiếp hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson của Mỹ vào ngày 5/3/2018 đã khiến nảy sinh một dấu hỏi lớn: phải chăng giới chóp bu Việt Nam đã phải chịu một sức ép đủ lớn từ “bạn vàng” Trung Quốc mà đã gây ra hiệu ứng “lủi sạch”?

Thật thế, tại buổi đón USS Carl Vinson chỉ có đại diện chính quyền thành phố Đà Nẵng với quan chức cấp cao nhất là ông Lâm Quang Minh – giám đốc Sở Ngoại vụ, cùng đại diện Bộ Tư lệnh vùng 3 Hải quân; Bộ tư lệnh Quân khu 5. Thậm chí không có nổi một phó chủ tịch của thành phố Đà Nẵng. Còn nhiều báo nhà nước khi giới thiệu về “đại diện Bộ Tư lệnh vùng 3 Hải quân; Bộ tư lệnh Quân khu 5” thậm chí còn không nói rõ tên họ của các vị này như một sứ cố ý.

Trong khi đó, phía Mỹ tham dự buổi được đón tiếp trên, ngoài Daniel Kritenbrink – Đại sứ Hoa Kỳ tại việt Nam, còn có cả một nhân vật rất cao cấp: Tư lệnh Hạm đội 7 Thái Bình Dương – Đô đốc Scott Swift.

Sự có mặt của Đô đốc Scott Swift tại lần hiện diện đầu tiên của hàng không mẫu hạm Mỹ ở Việt Nam kể từ năm 1975 cho thấy người Mỹ thật sự coi trọng ý nghĩa và tôn trọng nước chủ nhà Việt Nam, nằm trong chiến lược “tăng cường hơn nữa sự hiện diện của hải quân Hoa Kỳ ở Biển Đông” nhằm đối trọng với những sức ép đang gia tăng không ngừng và có thể kích động chiến tranh từ phía Trung Quốc.

Buổi đón tiếp hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson của Mỹ vào ngày 5/3/2018 tại Đà Nẵng và hiệu ứng “lủi sạch” của quan chức cao cấp Việt Nam. Ảnh: Bình Nguyên – Đình Thức

Vào năm 2014 khi tung tóe vụ giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc xông thẳng vào vùng lãnh hải Việt Nam như chốn không người và như một cú vỗ mặt nảy đom đóm vào Bộ Chính trị Việt Nam, Tư lệnh quân đội Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương khi đó là Đô Đốc Samuel Locklear đã gợi ý vẫn còn cửa cho “đối tác chiến lược toàn diện” giữa Mỹ và Việt Nam, hàm ý rằng Việt Nam cần rõ ràng và dứt khoát hơn trong mối quan hệ quân sự với Mỹ chứ không thể đeo bám chính sách “đu dây” nguy hiểm giữa Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, chính thể Việt Nam đã phớt lờ hảo ý của người Mỹ mà vẫn đeo đuổi mối quan hệ ngày càng nguy hiểm hơn với người bạn “bốn tốt – mười sáu chữ vàng.” Còn tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam là Nguyễn Phú Trọng vẫn cày cục “xin gặp” chủ tịch Trung Quốc là Tập Cận Bình để xử lý cuộc khủng hoảng “Hải Dương 981”. Thế nhưng nghe nói là bất chấp việc ông Trọng đã có đến 20 lần gọi điện thoại sang Bắc Kinh, họ Tập vẫn không nhấc máy.

Chỉ từ đầu năm 2016, “tập thể Bộ Chính Trị Việt Nam” đã bắt đầu phải tính toán việc dựa dẫm vào sức mạnh của hải quân Mỹ để bảo vệ vùng biển của mình.

Vào cuối tháng 7/2017 đã xảy ra một sự kiện mà được dư luận xã hội liệt vào loại “nhục quốc thể”: chính quyền Việt Nam phải “giương cờ trắng” khi yêu cầu ngừng hoạt động thăm dò khí đốt của Repsol – một công ty Tây Ban Nha liên doanh với Việt Nam – ngay tại Bãi Tư Chính mà luôn được Bộ Ngoại giao Việt Nam chiến đấu võ miệng “thuộc vùng chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam”. Dù chưa bao giờ giới tuyên giáo hay Bộ Ngoại giao Việt Nam dám nói toạc về cái nguồn cơn sâu xa của vụ “nhục quốc thể” ấy, nhưng vụ “giương cờ trắng” này lại trùng hợp với tin tức quốc tế cho biết sau khi Bắc Kinh đe dọa sẽ tấn công một số căn cứ quân sự của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa nếu Việt Nam cho phép Repsol tiếp tục khoan thăm dò dầu khí.

Chưa hết, sau thất bại ở Bãi Tư Chính, Việt Nam lại có nguy cơ bị Trung Quốc cản trở việc khai thác dầu khí ở mỏ Cá Voi Xanh – dự án dầu khí lớn nhất của Việt Nam ơ ngoài khơi Đà Nẵng, nơi được phát hiện bởi Tập đoàn dầu khí ExxonMobil của Mỹ và có thể sẽ đóng góp gần 20 tỷ đô la vào ngân sách Việt Nam.

Trong cơn quẫn bách mất ngủ lẫn mất ăn ngay trên vùng biển của mình, Hà Nội đã một lần nữa phải “cầu viện” Hoa Kỳ, mà cụ thể là kêu gọi một sự hỗ trợ từ hải quân Hoa Kỳ, mà ngay trước mắt là một hàng không mẫu hạm Mỹ có mặt ở Đà Nẵng để “hù” Trung Quốc.

Tuy thế và cứ như một sự trớ trêu đa nhân cách, tinh thần cầu cạnh Mỹ được báo chí nhà nước mô tả là “nỗ lực của 10 năm” như thế lại rất mau chóng chuyển thành thói kênh mặt ngạo mạn của kẻ cháy túi. Thái độ giới quan chức Việt Nam chọn cách đón tiếp quá bất xứng đối với USS Carl Vinson và Tư lệnh Hạm đội 7 Thái Bình Dương đã thêm một lần nữa mô tả lối tuyên truyền trong nội bộ đảng Cộng sản về “Mỹ cần Việt Nam hơn Việt Nam cần Mỹ” – kéo dài suốt từ thời bình thương hóa quan hệ Việt – Mỹ vào năm 1995 cho đến tận giờ đây.

Thái độ bất xứng trên cũng một lần nữa mô tả chính xác trạng thái “cần Mỹ nhưng lại sợ Trung”.

Nhưng có một mục đích xuyên suốt mà giới chóp bu Việt Nam không bao giờ quên: dù quan chức cấp cao “trốn biệt” khi đón hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson, nhưng để “mượn danh” sự có mặt của hàng không mẫu hạm này, báo chí nhà nước đã ồ ạt mở một đợt tuyên truyền theo cách “Tàu sân bay thăm Việt Nam đóng góp vào hòa bình khu vực” (Zing.vn), “Tàu sân bay Mỹ đến Đà Nẵng là bước chuyển mạnh trong quan hệ hai nước” (Vnexpress), “Dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt – Mỹ” (báo Thanh Niên), “Chuyến thăm của tàu sân bay Carl Vinson khẳng định ‘cam kết, ủng hộ’ với Việt Nam” (Thanh Niên)…

Quan sát thái độ “vừa đón vừa run” của Việt Nam đối với USS Carl Vinson, một người chạy xe ôm phẫn nộ: “Thật nhục cho một chính quyền chẳng còn biết tính chính danh là cái quái gì! Chỉ giỏi đu dây, lợi dụng nước này để dọa nước kia, chứ còn bao nhiêu ngư dân Việt Nam bị Trung cộng nó bắn giết thì có điều tra ra được cái gì đâu. Cứ thế này thì có khi cứ cho thêm một vụ Hải Dương 981 nữa ngoài Biển Đông để mấy cha lãnh đạo trắng mặt vỡ mặt thì mới biết thế nào là đu dây!”

----------------------------


(VNTB) Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson cập cảng Tiên Sa Đà nẵng lôi cuốn sự chú ý của nhiều hãng thông tấn trên thế giới. Trong đó hầu hết đều nhấn mạnh ý “ hai cựu thù xích lại gần nhau hơn” để làm đối trọng với sự hung hăng của Trung quốc ở Biển đông. Tuy nhiên không vì thế mà có thể nói Việt nam sẽ tiến lại gần với Hoa kỳ hơn Trung quốc mà sẽ vẫn giữ thể đu dây vì không muốn làm mích lòng người đồng chí lớn.

Bắc Kinh ngạo mạn
Tờ Hoàn cầu Thời báo (HCTB) cho biết chuyến viếng thăm này đã làm cho Bắc Kinh không hài lòng dù là chẳng thể khuấy động gì ở Biển đông ngoài việc “làm giãn cơ bắp”. Bắc Kinh nhận biết rõ việc tăng cường trao đổi quân sự hai bên nhưng sẽ cũng chỉ tới đó mà thôi vì Hà nội sẽ không thay đổi tầm nhìn chiến lược trong mối quan hệ với Bắc Kinh.

Bắc Kinh biết tỏng Việt nam sử dụng sự hợp tác với Hoa kỳ để gây áp lực đối với chính sách Biển Đông, tuy nhiên Hà nội sẽ rất cẩn thận để không không đối đầu với Trung quốc bởi Trung quốc là đối tác thương mại lớn của Việt nam, trong khi hy vọng với TPP có Hoa kỳ đã không thể thành hiện thực khi Tổng thống Trump rút lui ra khỏi TPP hồi đầu năm 2017.

Bắc kinh cho rằng động thái này chỉ có ở mức độ tâm lý và sẽ không có bất kỳ hiệu ứng nào nếu như họ làm ngơ. Chứ, “nếu cần thì Trung quốc có thể quân sự hoá quần đảo Nam sa tức Hoàng sa qua đêm và còn mạnh hơn cả trước khi triển khai tàu chiến, không quân và tên lứa để ngăn chận các hoạt động của Hoa kỳ ở Biển Đông”.

Bắc kinh khẳng định rằng Hoa kỳ chỉ lãng phí tiền bạc khi cho tàu chiến tới Biển Đông, họ không quan tâm lắm đến chuyến thăm của USS Carl Vinson đến Việt nam, trước sự cuồng nhiệt của những người theo chủ nghĩa dân tộc Việt - Mỹ.

Tín hiệu dành cho Bắc Kinh

Nghi thức đón tiếp tàu Vinson cấp tỉnh có lẽ cũng là nhằm ve vuốt cơn tự ái của Bắc kinh và giảm đi tầm quan trọng của chuyến viếng thăm này. Chẳng trách mà HCTB đã huỵch toẹt rằng Hà nội đang cố tránh né công khai việc diễn giải ý nghĩa của tín hiệu họ muốn gởi đến cho Bắc kinh và đó là sự trao đổi thông thường giữa hai quốc gia. Quả thật nếu theo dõi báo chí chính thống và phát ngôn chính thức của chính phủ thì HCTB không sai.

Trên báo Tuổi trẻ chỉ có trích lại ý kiến của truyền thông phương tây là “đặt trong thế đối đầu với sự trỗi dậy của Trung Quốc và các động thái gần đây của Bắc Kinh trên Biển Đông” mà không dám nêu ý kiến nào từ phía truyền thông Việt nam. Còn lại các báo chỉ chăm chăm khai thác hình ảnh hải quân Hoa kỳ giao lưu với người dân địa phương, sự tiện ích và hiện đại của Hàng không Mẫu hạm US Carl Vinson...

Ông Trần Công Trục, nguyên trưởng ban Ban Biên giới Chính phủ, trong bài phỏng vấn về chuyến thăm của tàu USS Carl Vinson cho biết đây là chuyến viếng thăm có ý nghĩa biểu tượng rõ ràng trong bối cảnh tranh chấp địa chính trị giữa các siêu cường, nhưng ông Trục lại không dám nói thẳng ra đó là các siêu cường nào .

Khi trả lời về độ nhạy cảm của của các hoạt động quân sự Việt nam – Hoa Kỳ, ông Trục cũng chỉ dám nói về “ người không cần nêu tên nhưng ai cũng biết đó là ai” “Có chăng, điều này có thể gây 'bất an' cho ai đó đang tiến hành quân sự hóa Biển Đông, đang tiếp tục bất chấp luật pháp quốc tế, vi phạm các quyền và lợi ích chính đáng của các quốc gia khác… “

Ông Nguyễn Hồng Quân - Thiếu tướng, nguyên Phó viện trưởng Viện chiến lược Quốc phòng (Bộ Quốc phòng) sau khi cho biết “tàu sân bay Mỹ đến Đà Nẵng là bước chuyển mạnh trong quan hệ hai nước” thì cũng khẳng định về chính sách ba không kiên định của Việt nam và đồng thời cho biết Hà nội “cải thiện, nâng cấp quan hệ không riêng với nước nào và khi cải thiện quan hệ với nước này cũng là cơ hội cải thiện quan hệ với các nước khác.” Ở đây ông Quân cũng chỉ dám nói xa nói gần nước này, nước khác mà không dám nêu đích danh là nước nào.

Hà nội ngạo mạn... có chọn lọc 
Nếu nhìn lại các sự kiện trong quá khứ sẽ thấy Việt nam luôn đi nước đôi giữa Trung Quốc và Hoa kỳ: đối thoại quốc phòng Trung quốc (11/2010) diễn ra ba tháng sau đối thoại quốc phòng Hoa Kỳ ( 8/2010); năm 2012, tàu Trung quốc cập cảng Sài gòn thì tàu Hoa kỳ cập ở Đà nẵng; năm 2016, tàu Hoa kỳ tới Cam ranh thì tàu Trung quốc cũng tới Cam ranh ngay sau đó. Lần này, Hàng không Mẫu hạm Hoa kỳ đến cảng Tiên sa, thì có lẽ trong tương lại lại có Hàng không Mẫu hạm Trung quốc tới Cam ranh. 

Việt nam luôn nhắc đến việc không dại dột để đi với nước lớn này chống lại nước lớn khác nên với họ chuyến viếng thăm lần này của USS Carl Vinson lại cũng “không có gì đáng ngạc nhiên” như nhận định của chuyên gia Nga về các vấn đề của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ông Vladimir Terekhov trên tờ Sputnik. Sự khôn ngoan của Hà nội luôn là nhũn mình trước người đồng chí tốt và vươn vai ngạo mạn với phần còn lại của thế giới. 

Báo Tuổi trẻ đã khẳng định: “Chuyến thăm cũng diễn ra đồng thời trong bối cảnh ngày càng có nhiều tín hiệu cho thấy chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ an ninh với Việt Nam.” Quan điểm “ Mỹ cần Việt nam chứ Việt nam không cần Mỹ” chưa bao giờ lại dược thể hiện lộ liễu như thế. 

------------------------------------------

LIÊN QUAN


8.3.2018   (Nguồn: Chathamhouse)

6.3.2018  (Hannah Beech / U.S. Aircraft Carrier Arrives in Vietnam, With a Message for China, New York Times, 04/03/2018)

4.3.2018  (Nguồn: WSJ)

2.3.18  (Nguồn: Thediplomat)

6/3/2018

5/3/2018
4/3/2018

5/3/2P018

5/3/2018
2/3/2018

5/3/2018
1/3/2018









No comments:

Post a Comment

View My Stats