Phương
Thảo dịch - VNTB
13-3-2018
Mối
quan tâm về tuổi thọ của các nhà lãnh đạo cấp cao là mối quan tâm lớn đối với Đảng
Cộng sản cầm quyền bấy lâu ở Việt nam. Bộ Chính trị gần đây đã tuyên bố rằng
các quan chức cao cấp sẽ phải trải qua kiểm tra sức khoẻ định kỳ sáu tháng một
lần, với Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khoẻ cán bộ của Đảng được thành lập để
theo dõi kết quả.
Khi
Chủ tịch Trần Đại Quang, 61 tuổi, không xuất hiện trước công chúng vào tháng
Tám năm ngoái, đã dẫn đến sự suy đoán rằng ông ta là nạn nhân của một cuộc
thanh trừng chính trị hoặc, như một số blogger, cho là đã bị điệp viên Trung quốc
đầu độc. Tình trạng sức khoẻ yếu dầu đờ đẫn hơn có lẽ làm cho ông Quang không
xuất hiện công khai nhiều hơn,
Hầu
hết các nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng hiện nay đang ở tuổi cuối 50 hoặc 60, gần
gấp đôi tuổi trung bình 30 tuổi của công dân Việt Nam. Và trong khi Đảng áp dụng
giới hạn tuổi 65 cho các nhân vật cấp cao, sau đó họ không được phép tham gia
tái ứng cử, điều đó thường được nhắc đến.
Tổng
bí thư Nguyễn Phú Trọng đã 71 tuổi tại Đại hội Đảng vào tháng 1 năm 2016, nhưng
được miễn trừ đặc biệt để tiếp tục nắm giữ vai trò lãnh đạo trong nhiệm kỳ 5
năm.
Trường
hợp gần đây nhất là ông Đinh Thế Huynh, 64 tuổi, từng là Thường trực Ban Bí
thư, một cơ quan có trách nhiệm thực hiện chính sách. Trong tuần này, Đảng Cộng
sản chính thức tuyên bố ông Huynh nghỉ hưu sớm sau khi nghỉ bệnh kể từ tháng 8
năm ngoái.
Vị
trí của ông Huynh đã do ông Trần Quốc Vượng, 65 tuổi chính thức thay thế, ông
Vượng là người đảm nhiệm vị trí của ông Huynh đang điều trị bệnh từ năm ngoái.
Cùng giữ chức Thường trực Ban thư ký, ông Vương được kỳ vọng sẽ tiếp tục giữ chức
chủ tịch Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cơ quan chuyên trách của Ban Chấp hành
Trung ương hiện nhiệm vụ thi hành kỷ luật đối với các đảng viên cao cấp.
Điều
này khiến cho ông Vượng trở thành một thế lực đáng kể trong Đảng, theo một số
nhà phân tích ông Vượng bây giờ là người ưu ái kế vị ông Trọng vào năm 2021 (miễn
là ông ta cũng được miễn trừ giới hạn tuổi). Nhưng những chức vụ ấn tượng hầu
như không thể bao hàm một con người đầy sức sống.
Tuong
Vu, giáo sư khoa học chính trị của Đại học Oregon, cho biết: "Ông Vượng nhạt
nhẽo ngay cả theo tiêu chuẩn của những người cộng sản. Ông ấy không lãnh đạo một
tỉnh nào và không có người trong an ninh, bộ máy tuyên truyền, hay quân đội."
Nhưng
hiện nay, quyền lực già nua đang lãnh đạo Đảng. Tại Đại hội Đảng vừa rồi, cựu
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thất bại trong việc tranh chức Tổng Bí thư, ông Thủ
tướng trong hai nhiệm kỳ mà một số lãnh đạo cao cấp cho là quá cá nhân trong một
chế độ theo nguyên tắc lãnh đạo tập thể.
Lý
do tương tự cũng có thể giải thích do sự thất bại của Đinh La Thăng, người đã bị
các chức Bí thư Thành ủy Hồ Chí Minh năm ngoái. Điều này khiến ông trở thành
quan chức đầu tiên bị Bộ Chính trị cách chức trong nhiều thập kỷ.
Ông
Thăng sau đó đã bị kết án 13 năm tù, một hành động chưa từng có trước tiền lệ đối
với một thành viên Bộ Chính trị, vì tội tham nhũng có thời gian giữ chức vụ Tổng
giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, một công ty sản xuất năng lượng của nhà nước,
hiện nay là trung tâm của chiến dịch thanh trừng.
Các
nhà phân tích cho rằng ông Thăng cũng bị thanh trừng vì mối quan hệ gần gũi với
cựu thủ tướng Dũng, vì phong cách chính trị cá nhân của ông và vì để ông Trọng
có thể cài đặt người của mình giữ chức bí thư thành uỷ TP. HCM- trung tâm kinh
tế của cả nước – hiện nay
Để
phù hợp với mong muốn đối với sự nhạt nhẽo của Đảng, người thay thế ông Thăng,
ông Nguyễn Thiện Nhân, được xem là “người ba phải” khác của Đảng.
Loại
bỏ cái mới và dùng lại cái cũ dường như là phương châm của Đảng trong lúc này.
Hun nóng lối đi này là chiến dịch chống tham nhũng của ông Trọng, mà ông gọi là
"lò lửa" của Đảng.
Vào
tháng 9, Ban Kiểm tra Trung ương đã đề nghị "kỷ luật" ông Nguyễn Xuân
Anh, Bí thư Đà Nẵng, và Chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Đức Thọ. Họ bị buộc tội lạm dụng
quyền lực, cũng như không tuân theo nguyên tắc "chủ nghĩa tập trung dân chủ".
Ông Nguyễn Xuân Anh bị cách chức vào tháng Mười.
Một
số trường hợp nổi bật khác của việc thanh trừng triệt để là bà Hồ Thị Kim Thoa,
nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại.
Một
giải thích về các sự kiện gần đây là chính quyền hiện nay, do ông Trọng lãnh đạo
chỉ đơn giản dẹp bỏ Đảng của những người tiên phong chủ nghĩa cá nhân, những
người có thể đe dọa niềm tin lâu năm của họ trong việc ra quyết định tập thể. Đồng
thời, xóa sạch các quan chức "tham nhũng" gây tiếng xấu cho Đảng.
Nhưng
những người cộng sản già nua đã từng thống nhất quốc gia bị chia cắt với chiến
thắng Chiến tranh Việt Nam năm 1975 rõ ràng đang ở trên bờ vực tồn tại. Tính hợp
pháp của Đảng đang ngày càng bị đặt dấu hỏi do nạn tham nhũng lan rộng và sự bất
bình đẳng về kinh tế đang gia tăng, cũng như sự thiếu hụt nguồn lực để duy trì
tăng trưởng nhanh chóng gần đây.
Trong
khi đó, phong trào ủng hộ dân chủ trẻ hơn đang phát triển mạnh mẽ, bất chấp những
nỗ lực ngăn chặn lên tiếng của Đảng. Do đó có thể là các nhà lãnh đạo cao cấp của
Đảng sẽ muốn sắp xếp lại hàng ngũ, vì e rằng nếu có ai đó từ bên trong muốn phô
trương quyền lực theo cách cũ thì sẽ không được nữa.
Ông
Trọng đang đi theo hướng ngược lại, tái khẳng định cách thức thử nghiệm thời
gian của Đảng sau khi mất thời gian với quy tắc cá nhân của Dũng. Liệu ông Trọng
có làm như Trung Quốc khi loại bỏ giới hạn về thời hạn lãnh đạo cho các quan chức
cao cấp của đảng Cộng sản hay không thì chưa thấy rõ, mặc dù ông Trọng rõ ràng
đã học theo sách của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Theo
ông Nguyễn Khắc Giang, nhà nghiên cứu chính trị tại Viện nghiên cứu kinh tế và
chính sách Việt Nam, năm ngoái ông Trọng đã là "nhà lãnh đạo có quyền lực
nhất Việt Nam trong nhiều thập kỷ". Nhưng chắc chắn rằng ông Trọng sẽ nghỉ
hưu năm 2021 và những động thái của ông bây giờ nhắm đến phần lớn là để đưa người
kế nhiệm người lớn tuổi tương tự ưu ái của ông.
-----------------------
Nguồn :
MARCH
11, 2018 11:30 AM (UTC+8)
No comments:
Post a Comment