13/03/2018
Trong
phong trào dân chủ và nhân quyền non trẻ hơn 10 năm nay nổi lên một loạt nhi nữ
trung kiên, những anh thư thời đại, được dư luận quý trọng, thế giới dân chủ
tin yêu bảo vệ. Kể ra không thể hết, từ Hùynh Thục Vy, Trịnh Kim Tiến, Bùi Minh
Hằng, Lê Thị Công Nhân, Đỗ Thị Minh Hạnh đến Cấn Thị Thêu, Phạm Thanh Nghiên,
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thúy Nga, Phạm Đoan Trang, Nguyễn Đỗ Mai Khôi, Hồ
Thị Bích Khương, Trần Ngọc Anh… kể ra không sao hết.
Nhà hoạt động Phạm
Đoan Trang.
Chưa
bao giờ giới phụ nữ Việt Nam có sức bật oai hùng đẹp đẽ như những năm tháng vừa
qua, khi đất nước tỉnh dậy nhận rõ mặt kẻ ngoại thù bành trướng xâm lược Đại
Hán Trung Quốc và bọn tham quyền, tham nhũng tay sai của chúng là kẻ nội xâm
hèn với giặc, ác với dân.
Cuộc
đấu tranh của nhân dân, của nữ giới Việt Nam càng thêm oanh liệt đáng quý khi
đó là cuộc đấu tranh không bạo lực, không chất nổ của những công dân yêu nước
thật lòng, thương dân thật bụng, thời ban đầu tập dượt và tập họp vẫy gọi nhau
lên đường không ngại gian khổ, không sợ bắt bớ, tra tấn giam cầm, được xã hội
tin yêu, thế giới dân chủ quý mến cổ vũ và bảo vệ mạnh mẽ.
Trong
tập thể các anh thư thời đại ấy nổi lên bộ mặt cương nghị mà dịu hiền, luôn mỉm
cười thâm thúy của cô nhà báo Phạm Đoan Trang, người bé nhỏ nhưng nghị lực phi
thường, thông minh am hiểu chính trị và thế giới, viết báo sắc bén, ngoại ngữ
tinh tường sau khi học trường Hà Nội - Asmterdam và đại học Ngọai thương, từng
nổi lên khi là cộng tác viên báo VietnamNet. Cô từng học ở Hoa Kỳ, có thể ở lại
Mỹ, nhưng quyết chí về nước, tham gia đấu tranh cùng bà con ta trong nước, hành
động trực tiếp để góp sức của mình đổi mới về chính trị theo những chuẩn mực
dân chủ, nhân quyền, những giá trị nổi bật của thời đại.
Dịp
kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3/2018 vừa qua, sự săn đuổi cô nhà báo Đoan Trang
của cơ quan an ninh trung ương và Hà Nội làm cho tình hình sôi nổi hẳn lên trên
các mạng điện tóan tự do và làng thông tin bén nhạy quốc tế Facebook. Tin tức mới
mẻ về cô Đoan Trang trên mạng Tiếng Dân, Đàn Chim Việt, Thời báo Việt Nam, trên
các đài VOA, RFA, BBC … được hàng triệu người trong và ngoài nước theo dõi chăm
chú. Các tổ chức dân chủ, nhân quyền, truyền thông quốc tế cũng theo dõi chặt sự
kiện này.
Tổ
chức của tướng Tô Lâm – Bộ trưởng Công An - khởi sự cuộc tấn công vào ngày
24/2, chúng bất ngờ đột nhập nhà cô Đoan Trang khi cô chỉ có một mình với bà mẹ
già, bắt cô đi khi chân cô còn chưa lành khỏi vết thương nặng năm ngoái khi
chính kẻ mặc quân phục công an dùng gậy giáng vào chân cô, để trả thù cô dám
kêu gọi biểu tình bảo vệ đất đảo ở biển Đông, còn cố đòi gặp Tổng thống Barrack
Obama để trình bày tình trạng vi phạm dân quyền ở Việt Nam. Cô vẫn còn phải lê
lết hoặc di chuyển dựa vào một xe lăn bạn bè đem đến giúp.
Lần
này nhóm an ninh chăm chú tra hỏi cô về cuốn sách ‘’Chính trị bình dân ‘’ dày
hơn 500 trang, do cô soạn thảo, với những câu hỏi ngớ ngẩn vô duyên: ‘’Vì sao
viết cuốn sách này? Nội dung có những gì? Ai xui? Có mục đích gì? Gửi cho ai?
In ở đâu? Phát hành ra sao? ‘’ Chúng thừa hiểu nội dung, sách in đẹp, đang bán
chạy trên internet, phát hành trên mạng quốc tế danh tiếng Amazon, giá 20 đôla,
cũng được mạng Đàn Chim Việt ở Ba Lan giúp quảng cáo và rao bán công khai.
Thì
ra cả một bộ máy cai trị đồ sộ run sợ trước một cuốn sách vỡ lòng về dân chủ và
nhân quyền, chỗ yếu nhất, ‘’gót chân A-sin’’ của các chế độ tòan trị. Việc bắt
cô Đoan Trang tạo nên một làn sóng phản kháng dữ dội từ trong và ngoài nước,
các tổ chức quốc tế ở Hoa Kỳ, Đức, Pháp lên tiếng. Thế là cô Đoan Trang được tạm
tự do sau 23 giờ giam giữ. Cô hiểu rằng chúng chỉ tạm tha. Cho nên cô phải lẩn
trốn, tạm xa mẹ già, chỉ mang theo cây đàn guitar thân thiết.
Cuộc
trốn chạy ly kỳ được cô kể lại rất tỷ mỷ thú vị cho cô Thảo Terasa và cô Nguyễn
Thị Phương Dung ghi lại và phổ biến rộng rãi trên facebook, với nhan đề : ‘’ 5
phút nữa, rồi 1 phút nữa chúng sẽ đến’’. Nào là ai thuê phòng trọ kín đáo cho
cô, ai khéo đón, dẫn cô đến quán cà phê thân quen mà chủ quán không dấu niềm
thương mến cô nhà báo kiên cường mà vui tính, ưa âm nhạc… Rồi sự gầm ghè giữa
‘’2 nhóm ta và chúng nó’’, và sự bứt đi theo kiểu xuất quỷ nhập thần, sau khi
cô hát những bài ca tình tứ, đột nhiên cô đi vắng, một tay lái xe môtô phóng
như bay mang cô bám sau xe vằn vèo trong các hẻm phố như trong phim trinh thám
Mỹ… và cuối cùng là thóat về phòng trọ an tòan.
Để
rồi đúng ngày 8/3/2018 chúng lại đột nhập phòng trọ, bắt cô nhà báo bất khuất
đi vì sợ cô sẽ có những họat động nhân ngày kỷ niệm. Thêm nữa họ càng cay cú
khi cô mới được trao giải thưởng quốc tế Homo Homini của tổ chức nhân quyền
People in Need của Cộng hòa Tiệp ngày 5/8. Tin cô bị bắt đúng ngày 8/3, cả một
làn sóng báo động lan nhanh trên các mạng, vang xa rộng ra khắp mọi vùng miền
trong nước và quốc tế, buộc chúng lại phải thả cô ra, để chắc chắn sẽ còn nhiều
pha đuổi bắt ly kỳ hơn nữa.
Cần
nói rõ cho cả ngành công an rằng họ đã dại dột tuyên truyền, đề cao không công,
phong thánh cho cô Đoan Trang, họ đã quảng cáo không công cho cuốn sách ‘’Chính
trị bình dân‘’ cho cô, sách sẽ được bán chạy thêm khi cô Đoan Trang tỏ ý tiền
bán sách sẽ dành phần lớn cho các chiến sỹ dân chủ bị lao tù và gia đình.
Nhân
đây, cần chất vấn ông bộ trưởng Tô Lâm rằng ông có biết ông Hồ từng dạy đạo đức
cho ngành Công an là : ‘’Phải lễ phép trong ứng xử với dân‘’, vậy đánh gẫy chân
cô Đoan Trang, thụi vào mặt cô Bùi Minh Hằng, đá vào mạng sườn của cụ Lê Đình
Kình ở Đồng Tâm là những cử chỉ lễ phép hay lưu manh?
Viết
gần xong bài này tôi chưa biết đặt tít bài là gì. Đã có bài viết đề tít là ‘’
Ngày 8/3/2018: Ngày Đoan Trang ‘’, một bài khác mang tít : ’’8/3/2018 Ngày của
các bạn Đoan Trang’’ cho rộng rãi hơn. Tôi nghĩ mong muốn của Đoan Trang là
mong tuổi trẻ, nữ nhi, công dân đất Việt cùng vẫy nhau đứng bật dậy đòi quyền sống
chính đáng tự do dân chủ và nhân quyền, làm chính trị bình dân vì quyền sống
hàng ngày. Với cuốn sách cô hy vọng trong lòng mỗi người dân Việt sẽ bật dậy
mong muốn cống hiến, ý chí hành động để tự cứu lấy mình, như một người ham muốn
ươm giống vun trồng một vườn hoa thơm quả ngọt, mà cuốn ‘’Chính trị bình dân ‘’
là lời hiệu triệu, hướng dẫn tỷ mỷ chân tình như nhỏ nhẻ nói lời tâm huyết với
mọi người thân yêu mang dòng máu Việt. Cho nên tôi đặt tít bài là: Ngày
8/3/2018 mang sức bật Đoan Trang’’.
Đến
đây ngẫu nhiên trên mạng Tiếng Dân, tôi xúc động đọc bài của Trịnh Kim Tuyến
‘’Về 2 bà mẹ’’ kể chuyện cô đi cùng bà Lê mẹ của cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ra Bắc
thăm Quỳnh trong trại giam, trong khi đó cô vẫn theo dõi kỹ về Đoan Trang đang ở
đâu, ở nhà hay trong nhà giam, và yên tâm khi biết cô đã được thả và vẫn đang
trốn tránh; cô luôn nghĩ đến ‘’bác Căn ‘’ mẹ của Đoan Trang đang hồi hộp lo cho
số phận cô con gái quý yêu. Kim Tuyến có thể nói đã đuợc Đoan Trang dìu dắt cả
trong đấu tranh và trong nghiệp vụ viết báo nhanh gọn, mang đậm tính đấu tranh,
kín đáo gửi thông điệp có giá trị đến bạn đọc, vượt trội hơn hẳn hàng ngàn nhà
báo lề phải vô tích sự do Ban tuyên huấn TƯ và Hội Nhà báo VN đào tạo.
No comments:
Post a Comment