"Chỗ
mạnh của Mỹ là vũ khí nguyên tử thì chúng không dùng được. Còn chỗ mạnh của ta
là chiến tranh nhân dân thì Mỹ không có. Phát huy ưu thế này và những kinh nghiệm
tích lũy được, chúng ta nhất định đánh thắng bất kỳ tên xâm lược nào, dù đó là
đế quốc Mỹ."
*
*
Sau
khi di cư vào Nam, nhạc sĩ Thanh Bình đã viết “mấy hàng” gửi về quê
cũ:
Từ
miền xa, viết thư về thăm xóm làng
Sắt
son gửi trong mấy hàng
Thăm
bà con dãi dầu năm tháng
Từ
Tiền giang thương qua đèo Cả thương sang
Đêm
đêm nhìn vầng trăng sáng
Thương
những già hôm sớm lang thang
Em
thơ ơi có còn học hành sớm tối
Áo
nâu tươi gái làng còn che môi cười
Và
đàn bò còn nghe chim hót lưng đồi
Nhớ
nhung rồi thương quá lắm bé thơ ơi…
Nhân
vật đồng nghiệp và đồng thời với tác giả những lời ca thượng dẫn,
nhạc sỹ Nguyễn
Đình Toàn tâm sự:
“Nhớ
lại những năm sau 54, ‘Lá Thư Về Làng’ của Thanh Bình đã gây xúc động trong
lòng bao người vừa rời bỏ miền Bắc trong cuộc di cư vào Nam. Càng cảm nhận ra rằng
mình được bao dung, yên ổn trong vùng đất mới, người ta càng xót xa thương nhớ
về quê cũ.”
Thực
ra thì cái “vùng đất mới” cũng không được “yên ổn” gì cho lắm. Miền
Nam, vào thời điểm đó, chỉ có được sự “yên ổn” tạm thời thôi. Mặt
Trận Giải Phóng Miền Nam đã được khai sinh, từ bên kia vỹ tuyến, vào
ngày ngày 20 tháng 12 năm 1960.
Cũng
từ thời điểm này, Bí Thư Thứ Nhất Trung Ương Đảng Lao Động Việt Nam
(ở Hà Nội) vẫn đều đặn gửi thư vào Nam. Khác với “Lá Thư Về Làng”
chân tình và mộc mạc của Thanh Bình, Lê Duẩn chả hề gửi lời thăm
hỏi đến bất cứ một cụ già hay bé thơ nào ráo.
Thư
của ông đề ngày 7 tháng 2 năm 1961 (“Gửi Anh Mười Cúc và Các Đồng
Các Đồng Chí Nam Bộ”) có những dòng sau:
Vừa
qua, Bộ Chính trị đã đề ra phương hướng cho phong trào cách mạng miền Nam. Để
có sự nhất trí hơn nữa trong nhận định, tôi trình bày thêm với các đồng chí một
số ý kiến...
Một
điều cần khẳng định là cách mạng miền Nam không chỉ đối phó với chính quyền và
quân đội của Diệm mà phải đối phó với cả đế quốc Mỹ và tay sai của Mỹ ở Đông
Nam Á...
Trong
năm nay, Trung ương sẽ giúp xây dựng 12 tiểu đoàn cho cả Khu 5 và Nam Bộ. Các
khung cán bộ sẽ do Trung ương đưa vào, còn chiến sĩ thì tuyển lựa tại chỗ.
Riêng đối với Nam Bộ, ngoài này sẽ cung cấp đủ cán bộ cho 6 tiểu đoàn và 1 tiểu
đoàn gồm cả cán bộ và chiến sĩ. Sắp tới, ta phải phát triển gấp đôi, tạo ra một
bước chuyển đáng kể về lực lượng quân sự...
Thư Vào Nam – Lê Duẫn
Tất
cả những bức thư “chỉ đạo” của Lê Duẩn đã được nhiều nhà xuất bản
sưu tập, và in thành sách: Thư Vào Nam. Ấn bản năm 2015, của Nhà Xuất Bản Tổng Hợp, có
đôi dòng giới thiệu vô cùng trang trọng:
Cuốn
sách tập hợp những bức thư và điện của đồng chí Lê Duẩn (Anh Ba) gửi vào miền
Nam khói lửa trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Toàn bộ cuốn
sách cho thấy đồng chí Lê Duẩn qua thực tiễn chỉ đạo các chiến trường, từ nhận
định tình hình đến chủ trương, biện pháp đã phát triển hết sức phong phú cả hai
mặt lý luận và thực tiễn, kết hợp nhuần nhuyễn đấu tranh chính trị và đấu tranh
vũ trang.
“Thư
vào Nam” là một cuốn sách quý, góp phần tổng kết kinh nghiệm cuộc kháng chiến
chống Mỹ, là tư liệu lịch sử giá trị có thể áp dụng sáng tạo để giải quyết những
vấn đề trong sự nghiệp cách mạng hiện nay.
Một
trong “những vấn đề trong sự nghiệp cách mạng hiện nay” là sự có mặt của
lực lượng hải quân Hoa Kỳ tại Đà Nẵng, và thái độ “háo
hức đón chào hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson của người dân Việt.”
Về
sự kiện này, trong mục điểm tin của trang Báo Tiếng
Dân (đọc được vào hôm 5 tháng 3 năm 2018) có đôi đoạn như sau:
Mỹ
đi rồi Mỹ lại về…
Hơn
nửa thế kỷ trôi qua kể từ ngày chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đón người Mỹ vào
Đà Nẵng, bây giờ đến lượt lãnh đạo CSVN sẵn
sàng đón tàu sân bay Mỹ, theo báo Người Lao Động. Sở Ngoại vụ TP Đà Nẵng
cho biết: Các cấp lãnh đạo đã lên kế hoạch chi tiết từ hơn nửa năm trước để đón
tàu sân bay đầu tiên của người Mỹ cập cảng Việt Nam.
Báo
Zing đưa tin: Đoàn
công tác liên ngành Việt Nam thăm tàu sân bay Mỹ. Bộ Ngoại giao xác nhận:
Đáp lại lời mời của Đại sứ quán Mỹ, đoàn cán bộ liên ngành của Việt Nam đã đến
thăm tàu sân bay USS Carl Vinson trong ngày 3 và 4/3/2018, “khi tàu này đi qua
vùng biển quốc tế gần Việt Nam”.
Báo
Giáo Dục Việt Nam có bài tổng hợp: Cụm
tàu sân bay Hoa Kỳ USS Carl Vinson thăm Việt Nam, phản ứng và bình luận.
Theo cựu Đô đốc Hải quân Hoa Kỳ John Kirby, Việt Nam muốn củng cố mối quan hệ với
Hoa Kỳ, trong tình hình Trung Quốc tiếp tục hiện thực hóa tham vọng bá quyền ở
Biển Đông. Biên tập viên tạp chí The Diplomat, Prashanth Parameswaran cho rằng,
chuyến thăm của tàu USS Carl Vinson còn có mục đích động viên các nước ASEAN rằng
Washington sẽ không để Biển Đông rơi vào tay Bắc Kinh.
TS
Đinh Hoàng Thắng nhận định: Nền
Ngoại giao “cân bằng động” sẽ sang trang. Theo TS Thắng, tình thế của nước
Việt Nam hiện tại đã buộc các lãnh đạo CSVN phải “gác lại quá khứ” với người Mỹ
và theo đuổi lộ trình ngoại giao “cân bằng động”, nghĩa là cố gắng thoát khỏi ảnh
hưởng của “bạn vàng” và củng cố quan hệ với Mỹ.
BBC
đặt câu hỏi: Tại
sao Việt Nam tiếp đón hàng không mẫu hạm Mỹ? Bài viết nêu quan điểm của
nhà báo Bill Hayton về lộ trình ngoại giao “nước đôi” của quan chức CSVN: Họ tiếp
đón tàu sân bay Mỹ để “đáp trả đối với các hoạt động của Trung Quốc ở Biển
Đông”, nhưng họ cũng không muốn làm mất lòng “bạn vàng” và vẫn sẽ không tham
gia các liên minh quân sự của người Mỹ....
Ảnh: news.zing
Trong
một cuộc họp báo vào chiều ngày 1 tháng 3 năm 2018, Phát Ngôn Bộ Ngoại
Giao Việt Nam, bà Lê
Thị Thu Hằng, tuyên bố: “Tàu sân bay Mỹ đến thăm Việt Nam để góp
phần duy trì hoà bình khu vực.”
Báo Tiền
Phong cho biết thêm: “Đà Nẵng và 6 tháng chuẩn bị đón tàu sân
bay cùng 6.000 thuỷ thủ Mỹ.” Thảo nào mà chuyến viếng thăm đã
diễn tiến hết sức thuận lợi và vô cùng cảm động. Thiệt là công phu
và qúi hoá hết biết luôn. Rồi ra, không chừng, thành phố Đà Nẵng
còn (dám) cử đại diện ra tận Lăng Ba Đình để báo công dâng Bác nữa.
Tính
từ bức thư vào Nam đầu tiên của Lê Duẩn, viết ngày 7 tháng 2 năm 1961
(để chỉ đạo cuộc chiến chống Mỹ cứu nước) cho đến khi hàng không
mẫu hạm USS Carl Winson đến thả neo trong vịnh Đà Nẵng để “góp phần
duy trì hoà bình khu vực” là đúng 67 năm ròng. Phải mất hơn 2/3 thế
kỷ người cộng sản Việt Nam mới “ngộ” ra được ai là kẻ có “dã tâm
xâm lược” và “gây ra chiến tranh trong khu vực!”
Sự
chậm lụt (hay chậm hiểu) của họ đã làm hao tổn xương máu của hằng
chục triệu lương dân, và dìm cả đất nước xuống hố sâu của sự khốn
cùng như hiện cảnh. Tuy thế, vẫn chưa có giấu hiệu gì cho thấy là
giới quan chức của Hà Nội đã thức tỉnh và sẽ thôi “khúm núm” trước
mặt kẻ thù.
No comments:
Post a Comment