Việt
Nguyên/Người Việt
March
2, 2018
Những
tiếng pháo đón Giao Thừa ở Bellaire và Bolsa năm Mậu Tuất đã gợi tôi về Tết Mậu
Thân với những tiếng súng đêm Giao Thừa 50 năm trước.
Ở
nhà cậu tôi sau khi cúng Giao Thừa, đi về nhà ở khu chợ Vườn Chuối, trên đường
Trương Minh Giảng, nghe tiếng súng (lúc đầu tưởng tiếng pháo) chúng tôi cũng
như dân Sài Gòn tưởng là tiếng súng đảo chánh của Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ
khi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu vắng mặt ở Sài Gòn về quê vợ ở Mỹ Tho ăn Tết.
Sáng
hôm sau qua đài phát thanh Sài Gòn, ông Nguyễn Cao Kỳ cho biết tổng công kích Tết
Mậu Thân của Việt Cộng đã bắt đầu đêm Giao Thừa. Phó tổng thống đã làm tròn nhiệm
vụ khi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu vắng mặt nhưng chiến thắng của quân đội Việt
Nam Cộng Hòa đánh tan cộng quân là công của các tướng lãnh dưới quyền lãnh đạo
của tổng tư lệnh quân đội Nguyễn Văn Thiệu.
Năm
1968, chiến tranh ở Việt Nam bắt đầu không từ Tết Mậu Thân mà từ Tết Dương Lịch,
ngày 1 Tháng Giêng, 1968, Đức Giáo Hoàng Phao Lồ Đệ Lục gọi là ngày hòa bình,
ngài thuyết phục Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ ngưng bắn 12 tiếng sau đó Việt Nam
Cộng Hòa kéo dài thêm 24 tiếng tổng cộng là 36 tiếng. Việt Cộng tuyên bố ngưng
bắn 72 giờ gấp đôi thời gian Việt Nam Cộng Hòa!
Ở
Sài Gòn, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh treo cờ ở ngoài các cửa hàng “1968
sẽ là năm chiến thắng của Việt Nam Cộng Hòa.” Nửa đêm Giao Thừa Tết Tây, chuông
nhà thờ Mỹ Tho (quê bà Nguyễn Văn Thiệu) đổ vang đón năm 1968. Sau 10 phút, một
tiểu đội quân Việt Cộng xuất hiện ngoài ruộng ngoại ô Mỹ Tho giết 19 Thủy Quân
Lục Chiến Mỹ và gây thương tích cho 17 người.
Việt
Cộng vi phạm lệnh ngưng bắn. Đức Giáo Hoàng ngỡ ngàng. Tổng Thống Nguyễn Văn
Thiệu: “Đừng nghe những gì Cộng Sản nói, hãy nhìn kỹ những gì Cộng Sản làm.”
Hoa Kỳ học một bài học.
Sau
đó 30 ngày, vào 30 Tháng Giêng, 1968, sáng mồng Một Tết 84,000 quân Cộng Sản tổng
tấn công phi trường Đà Nẵng và 36 tỉnh cùng năm thành phố lớn trong đó có Sài
Gòn. Tổng công kích bắt đầu đêm Giao Thừa gây tiếng vang qua cuộc tấn công vào
tòa đại sứ Mỹ với nhóm đặc công 19 người do Nguyễn Văn Sáu cầm đầu, nhóm này tụ
tập tại một tiệm sửa xe.
Nguyễn
Văn Sáu là một nông dân thất học tham gia Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam
bốn năm trước. Nhóm du kích giấu thuốc nổ, lựu đạn, súng dưới những giỏ cà chua
đem vào xóm chung quanh tiệm sửa xe. Nhóm Nguyễn Văn Sáu thành công nhất trong
trận tổng công kích Tết Mậu Thân do báo chí và giới truyền thông Hoa Kỳ. Sứ mạng
tấn công tòa Đại Sứ Hoa Kỳ, thuận lợi cho tuyên truyền vì báo chí và ký giả Mỹ
đa số ở gần tòa đại sứ.
Tấn
công đêm Giao Thừa ngày 30 Tháng Giêng, ở Mỹ là ngày 29 Tháng Giêng, qua ngày
30 và 31 dân Mỹ và cả thế giới được xem tất cả phim ảnh cho thấy lính Mỹ phải
núp trong tòa đại sứ, xác lính Mỹ chết bị kéo đi, xác Việt Cộng nằm chất lên
nhau. Trong nhiều ngày người Mỹ nhìn thấy hình ảnh lính Mỹ chết hoặc núp trốn đạn
Việt Cộng.
Gần
đây phim chiến tranh Việt Nam của Ken Burns sau 50 năm cũng mắc lỗi lầm cho là
Việt Cộng đã chiếm tòa đại sứ. Nguyễn Văn Sáu và toán đặc công chứa chất nổ
trong xe taxi và chiếc vận tải Peugeot đâm thẳng vào cổng tòa đại sứ bắn lính
gác. Vào 15 phút sau, hãng thông tấn AP ở Nữu Ước đã nhận được báo cáo. Đặc
công giết hai lính Mỹ bảo vệ, một trong hai người này đã giết Nguyễn Văn Sáu. Đặc
công sau đó bắn B40 sập tường tòa đại sứ.
News
Report ở Mỹ đăng tin đội cảm tử Việt Cộng thành công. Lúc 7 giờ 30 phút sáng ở
Sài Gòn, 6 giờ 30 phút tối ở Mỹ, đài NBC với Huntley Brinkley loan tin không
phim ảnh gây chấn động cho dân Mỹ trong khi đó quân cảnh Mỹ dùng xe Jeep đâm sập
cổng.
Lúc
9 giờ 15 phút sáng lính Mỹ giữ tòa đại sứ an toàn. Tám lính Mỹ bị giết. Tất cả
nhóm đặc công Nguyễn Văn Sáu bị giết đúng theo ý nguyện tự sát của đội cảm tử.
Trong khi đó 84,000 quân Cộng Sản bị đánh bại. Với 84,000 quân, Cộng Sản không
địch lại 1 triệu 200 ngàn quân, trong đó có 492,000 quân Mỹ.
Tổng
công kích Tết Mậu Thân là một thảm bại của Bắc Việt và Mặt Trận Giải Phóng Miền
Nam. Dân miền Nam không theo Cộng Sản, tổng công kích không đưa đến tổng nổi dậy
như tuyên truyền của Việt Cộng. Tất cả tổ chức và nhân sự của Việt Cộng bị lộ
diện. Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam là công cụ của Bắc Việt. Sau một tuần cộng
quân không giữ được một thành phố nào và mất một nửa quân số.
Sau
Tết Mậu Thân, quân Bắc Việt thay quân Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam trong chiến
tranh xâm lăng miền Nam. Bắc Việt và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam chia rẽ, Đại
Tướng Việt Cộng Nguyễn Chí Thanh chống tổng công kích Mậu Thân vì tin Việt Cộng
chỉ đánh du kích không thể thắng trận địa chiến. Nguyễn Chí Thanh bị giết vì
bom Mỹ. Ngoài Bắc, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp bị thất sủng. Tổng Bí Thư Lê Duẩn
sau tổng công kích Tết Mậu Thân không tin dùng Đại Tướng Giáp. Đại Tướng Văn Tiến
Dũng đi lên. Ông Hồ Chí Minh qua Trung Quốc chữa bệnh, một năm sau chết vì bệnh
suy tim, tổng công kích Tết Mậu Thân thất bại đã ảnh hưởng nặng lên tinh thần ông
Hồ.
Tổng
công kích Mậu Tết Thân là thất bại của Cộng Sản về phương diện quân sự nhưng là
chiến thắng trên mặt trận tuyên truyền. Tình báo Mỹ đã kết luận là Bắc Việt biết
chắc sẽ thua nhưng vẫn đánh trận Mậu Thân để gây tiếng vang.
Hình
ảnh biến cố Mậu Thân đi vào phòng khách từng gia đình Mỹ. Năm 1968, 56 triệu
nhà có máy truyền hình. Chương trình Walter Conkrite và Brinkley được hơn 11
triệu gia đình xem. Chính quyền Hoa Kỳ không kiểm soát và kiểm duyệt được hình ảnh
chiến tranh Việt Nam trên ti vi.
Báo
chí trong đó có tờ Atlantic Monthly, Harper, Time và New York Times cũng đã góp
phần quan trọng trong sự tuyên truyền cho Việt Cộng. Ngoài hình ảnh trên ti vi
cho thấy tòa đại sứ bị tấn công, bức ảnh của nhiếp ảnh gia Eddie Adams đã làm
xúc động lương tâm thế giới. Eddie Adams sáng mồng Một đi khắp Sài Gòn với toán
NBC chụp được cảnh Thiếu Tướng cảnh sát Nguyễn Ngọc Loan bắn vào đầu xử tử tên
Việt Cộng Bảy Lốp bị trói hai tay đằng sau, mặt bị đánh bầm. Tướng Loan đã phạm
lỗi lầm chính trị nặng khi bắn để cho ký giả Mỹ xem. Hình gởi về Nữu Ước với tựa
đề “Tù nhân” “Xử tử” “chết” đi khắp thế giới. Thế giới rúng động. Eddie Adams
sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc mới biết sự thật là Tướng Loan đã giết Bảy
Lốp vì tên Việt Cộng này đã tàn ác giết phụ tá của ông và nhiều người khác, ông
nói “để Trời Phật xét xử ông.” Những ngày cuối đời của Tướng Loan, Adams đã đến
nhà thăm và gởi vòng hoa phúng viếng đến gia đình Tướng Loan.
Tướng
Westmoreland sau khi đẩy lui quân Cộng Sản ra khỏi các tỉnh và thủ đô đã lập tức
xác nhận với báo chí là Cộng Sản Bắc Việt và Việt Cộng đã thua, chính sách “đếm
xác” địch của ông cho thấy số xác của quân Bắc Việt và Việt Cộng nhưng “ánh
sáng cuối đường hầm” của ông không thuyết phục được báo chí và giới truyền
thông Mỹ.
Tại
sao tổng công kích Tết Mậu Thân đã xảy ra mà cả Hoa Kỳ lẫn Việt Nam Cộng Hòa
không biết trước? Giới báo chí hải ngoại cho rằng Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu
và Tướng Vĩnh Lộc bắt được tin tình báo của Việt Cộng nhưng Tổng Thống Thiệu vẫn
về quê vợ ở Mỹ Tho ăn Tết, còn Tướng Vĩnh Lộc bỏ Huế vào Sài Gòn.
Nhưng
tin tình báo được giải mật sau chiến tranh Việt Nam cho thấy 25 ngày trước Tết
tòa đại sứ Mỹ đã bắt được tin tình báo của Việt Cộng cho thấy quân Cộng Sản sẽ
tấn công các thành phố lớn kể cả Sài Gòn nhưng không làm gì cả. Phần khác chính
tình báo của Bộ Tổng Tham Mưu Việt Nam Cộng Hòa đã cho Tướng Westmoreland hay về
sự điều động lớn của cộng quân nhưng Tướng Westmoreland, một người cao lớn, cao
ngạo, nhìn mọi người thấp hơn mình, đến Việt Nam ông không bao giờ lắng nghe Tổng
Thống Thiệu và các tướng lãnh Việt Nam Cộng Hòa. Trong những năm làm tổng tham
mưu trưởng, ông cũng không gặp Tổng Thống Johnson ở Tòa Bạch Ốc. Trong sách
“Westmoreland” của Lewis Sorley, độc giả biết Tướng Westmoreland nay đã bị trường
võ bị Westpoint loại tên ra khỏi trường.
Năm
1968 biến cố Mậu Thân dẫn đến sự thất trận của Mỹ ở Việt Nam. Chính sách “Đếm
xác” trong chiến dịch “lùng địch diệt địch” của Tướng Westmoreland trong chiến
tranh Việt Nam là một thất bại trên mặt trận tuyên truyền. Ngoài bức ảnh Tướng
Nguyễn Ngọc loan xử tử tên Việt Cộng Bảy Lốp còn những hình ảnh khác như Mỹ Lai
và những xác lính Mỹ được chở về từ Việt Nam. Xác thường dân vô tộivà xác lính
Mỹ là những hình ảnh tượng trưng cho sự thất bại của chính sách quân sự của Hoa
Kỳ. Phong trào phản chiến của sinh viên Mỹ chỉ đóng một phần. Phim ảnh, đài
truyền hình và các tấm hình chụp đóng vai trò lớn trong các phong trào đấu
tranh trên thế giới và là biểu tượng của chiến tranh Việt Nam trong nền văn hóa
Hoa Kỳ năm 1968. Với tiêu đề “Cả thế giới đang theo dõi,” các hình ảnh này được
các phong trào phản chiến và các nhà hoạt động đấu tranh nhân quyền sử dụng.
Chiến
tranh Việt Nam đã biến những xác chết của người Việt Nam và lính Mỹ thành biểu
tượng và là trung tâm điểm của chính trị Hoa Kỳ. Danh từ “Đếm xác” của Tướng
Westmoreland nói trước Quốc Hội Hoa Kỳ năm 1967 trở thành từ nghệ thuật. Hình ảnh
xác chết, thân thể bị thương, những xác chết nát bấy, qua phòng khách của người
Mỹ và truyền hình khắp thế giới đưa đến kết quả ngược với ý muốn của Tướng
Westmoreland cho thấy sự thành công của chiến dịch tuyên truyền của Việt Cộng.
Năm
1968 và tổng công kích Tết Mậu Thân là điển hình của cái nhìn từ người Mỹ về
chiến tranh Việt Nam. Đối với người Mỹ chiến tranh là “chiến tranh Việt Nam,” đối
với Bắc Việt chiến tranh là “chiến tranh Mỹ.” Với Việt Nam Cộng Hòa chiến tranh
là “chiến tranh xâm lược của Bắc Việt với chủ nghĩa Cộng Sản,” quan điểm nay
không được thế giới quan tâm ngay cả phim chiến tranh Việt Nam của Ken Burns
cũng chỉ cho thấy cái nhìn của Mỹ và Cộng Sản Việt Nam.
“Ngôi
làng thế giới” (Global village) là danh từ được Marshall Mc Luhan đặt ra, dân
chống đối trên thế giới học cùng chiến thuật dù cho ở Prague, ở Paris, ở Rome
hay ở Nữu Ước. “Bất bạo động” là phong trào năm 1968 vì vậy thế giới chống chiến
tranh Việt Nam khi nhìn thấy một “siêu cường” ném bom xuống Việt Nam một nước
nhỏ bằng một tiểu bang ở Mỹ với số lượng bom nhiều hơn bom thả xuống tất cả Á
Châu và Âu Châu trong chiến tranh thế giới thứ hai. Lương tâm thế giới chỉ thức
tỉnh sau chiến tranh Việt Nam khi nhìn thấy thảm cảnh thuyền nhân, các trại tù
cải tạo và chủ nghĩa Stalin của Hồ Chí Minh.
Năm
1968, năm tôi 18 tuổi, làm đại diện học sinh trường trung học Chu Văn An, tham
gia vào cứu trợ, điều hành trại tị nạn ở trường Chu Văn An, đi cứu trợ với Hội
Hồng Thập Tự, cùng điều hành trại tị nạn ở trường tiểu học Phan Đình Phùng với
tổng hội sinh viên trong đó có Huỳnh Tấn Mẫm, Dương Văn Đầy và Nguyễn Thanh
Công các sinh viên Cộng Sản nằm vùng này không hề nhắc đến thảm sát Huế.
Cuối
năm nay, đến nhà chúc Tết Giáo Sư Trần Ngọc Ninh, tôi lại nhớ đến lần đầu gặp
thầy 50 năm trước khi tôi tình nguyện vào nhà thương Nhi Đồng làm công việc phụ
tá điều dưỡng trong đội Hướng Đạo. Đi cứu trợ ở Hóc Môn về, tôi viết bài trên
báo Chính Luận, tả những xác dân lành chết vì Cộng Sản pháo kích và xác bộ đội
với những “đôi dép râu dẫm nát đời tuổi trẻ” nhưng so với những mồ chôn tập thể
ở Huế do Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Đắc Xuân là tác giả thì những xác chết
tôi nhìn thấy không thể so sánh được.
Tất
Niên 1968, Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn tổ chức ở sân trường Quốc Gia Hành Chánh,
lửa trại với bài hát của Tôn Thất Lập “Người đợi người trong ngày hội Trùng Tu,
người đợi về Thăng Long một tối,” bài “Hội Trùng Tu” sau Tết Mậu Thân mới rõ
ông Hồ họ Nguyễn đổi thành họ Hồ như Hồ Thơm Nguyễn Huệ bắt chước vua Quang
Trung về Hà Nội đại phá Quân Thanh năm Kỷ Dậu 1789 và tổng hội sinh viên đã biết
trước tổng công kích Tết Mậu Thân.
Năm
1968 là năm hoạt động với những bài hát của Trịnh Công Sơn “Xác người nằm trôi
sông, trôi trên ruộng đồng” hay “người chết hai lần thịt da nát tan,” đám tang
đi qua đường Việt Cộng đặt mìn nên chết hai lần.
Sau
Mậu Thân “Giải Khăn Sô Cho Huế” của Nhã Ca đoạt giải văn chương tổng thống và
“Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy” của Trầm Tử Thiêng đã thay thế các bài của Trịnh
Công Sơn. Mới đây Hoàng Phủ Ngọc Tường lại lên tiếng biện minh tội ác về những
mồ chôn tập thể ở Huế Tết Mậu Thân, quả đúng là một con người Cộng Sản thiếu
lương tri. (Việt Nguyên)
No comments:
Post a Comment