RFA
2018-03-08
2018-03-08
Nhiều người dân và
các nhà hoạt động thường xuyên bị đàn áp, bắt bớ khi tham gia tưởng niệm 64 chiến
sĩ hi sinh tại đá Gạc Ma ngày 14 tháng 3 năm 1988.
Thành
viên CLB Lê Hiếu Đằng và một số nhà hoạt động ở Vũng Tàu tưởng niệm tử sĩ Gạc
Ma sáng 10/3/2017 . RFA photo
Năm
ngoái, vào sáng ngày 10/3/2017 khoảng 20 người dân thuộc thành viên CLB Lê Hiếu
Đằng - Sài Gòn và một số nhà hoạt động ở Vũng Tàu ra bãi biển tổ chức tưởng niệm
các tử sĩ trong trận chiến bảo vệ đá Gạc Ma - Trường Sa.
Buổi
lể diễn ra được khoảng 15 phút thì khoảng 50 công an phường 2 thành phố Vũng
Tàu, cùng những nhân viên an ninh thường phục lần sắc phục tới can thiệp. Họ
thu vòng hoa đã được thả trôi trên biển và sau đó bắt đi 3 người tham dự buổi lễ
là nhà báo Sương Quỳnh, anh Lê Công Vinh và facebooker Tâm Kế.
Tình
trạng người dân đi tưởng niệm tử sĩ nhưng bị đàn áp thường xuyên xảy ra vào các
năm trước đó.
RFA
trò chuyện với một số nhà hoạt động tích cực tham gia các buổi tưởng niệm chiến
sĩ Gạc Ma bấy lâu nay. Từ Sài Gòn, nghệ sĩ Kim Chi, người tận mắt chứng kiến cảnh
bắt bớ của an ninh trong buổi tưởng niệm năm ngoái, nói với chúng tôi rằng
chính quyền Việt Nam đang có ý định xóa mờ lịch sử để người dân không ai biết đến
cuộc chiến năm 1988:
Cô
nghĩ họ làm theo sự chỉ đạo của Trung Cộng, đây cũng là ý thâm sâu rằng họ muốn
xóa nhòa lịch sử, theo cô là như vậy. Mấy lần tham gia cô đều bị bắt. Họ cũng
nói tưởng niệm nọ kia, nhưng anh em trong phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam mà
đi thì bị như vậy.
Cô
về cảm thấy buồn lắm, thì theo cô đáng lẽ ra Nhà nước phải đứng ra làm mấy chuyện
này vì đây là việc làm uống nước nhớ nguồn, rất có ý nghĩa.
Nghệ
sĩ Kim Chi cho biết vào hôm 17 tháng 2 vừa qua khi cô cùng mọi người ra tượng
đài Trần Hưng Đạo để tưởng niệm cuộc chiến biên giới Việt – Trung, một số thành
viên của câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng cũng đã bị bắt ngay trước mặt cô. Ngoài ra
chính quyền còn dàn người đứng vây quanh nơi các cô tưởng niệm.
Cô
Kim Chi nói rằng ngày 14 tháng 3 hay 17 tháng 2 đều là những ngày hết sức
thiêng liêng đối với cô, ngày để tưởng nhớ đến những người đã ngã xuống đổ máu
để giành lại chủ quyền đất nước. Theo cô, những ai không biết ơn công lao những
người đã chết để cho mình được sống, thì không còn gì để nói nữa.
Còn
với nhà hoạt động Trần Bang, ông cho rằng nhà cầm quyền muốn ngăn cản những buổi
tưởng niệm liên quan đến chiến tranh với Trung Quốc là vì cả hai nước cùng
chung một hệ tư tưởng:
Có
lẽ là do họ cùng hệ tư tưởng Cộng sản và họ sợ làm mất mặt người mà họ gọi là đồng
chí 4 tốt và 16 chữ vàng.
Việc
ngăn cản và phá hoại buổi tưởng niệm như vậy rất tai hại, làm cho người Việt
Nam không thấy được kẻ thù thật, kẻ thù lâu dài của Việt Nam là ở đâu, từ đâu
là chính và là ai.
Trung
Quốc và Việt Nam là hai quốc gia hiếm hoi trên thế giới còn theo chế độ Cộng sản
độc tài và lấy chủ nghĩa Mác – Lenin làm đường lối mà họ gọi là “kim chỉ nam”.
Nhà hoạt động Trần Bang bày tỏ quan ngại khi trận chiến Gạc Ma khiến 64 chiến sĩ hi sinh không hề được nhắc đến trong sách giáo khoa cho học sinh ở Việt Nam. Ngay cả vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa và Hoàng Sa cũng không được Việt Nam nhắc tới cho đến tận những năm 2010.
Ông
kể lại những biện pháp phía an ninh thường áp dụng để gây khó dễ cho các đoàn
đi tưởng niệm:
Những
ngày đó họ thường chặn tại nhà, hoặc trên đường đi họ bắt, khi đến nơi chẳng hạn
như năm 2016 họ cho những kẻ thường phục mà ai cũng biết có thể là an ninh giật
vòng hoa, hoặc họ cho lực lượng tưới cây, xe bồn phun nước vào lư hương. Hoặc ở
quảng trường Hà Nội thì họ cho hát múa, hay cho người ra sửa cưa đá bụ mù lên cản
trở đồng bào tưởng niệm.
Những
hình thức ngăn cản như ông Trần Bang chia sẻ thực ra vẫn còn là nhẹ nhàng, bởi
vì nhiều nhà hoạt động thậm chí còn bị đánh đập, hành hung. Cũng vào năm ngoái,
hai nhà hoạt động là Đỗ Thanh Vân và Nguyễn Việt Dũng (Dũng Phi Hổ) đã bị những
người họ cho là an ninh thường phục đánh đập tới mức đổ máu.
Một
điều được nhiều người cho là nghịch lý đó là mặc dù chính quyền thường xuyên
gây khó dễ cho những người đi tưởng niệm, nhưng cơ quan chức năng lại quyên góp
để xây dựng một tượng đài tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma. Tượng đài này được
dựng lên tại tỉnh Khánh Hòa và được khánh thành vào ngày 15 tháng 7 năm ngoái.
Ông Trần Bang nói rằng những người dân ở Hà Nội và Sài Gòn không tiện đến tượng
đài này để thắp hương vì quá xa xôi nên họ thường tổ chức ngay tại nơi họ sinh
sống.
Từ
Dương Nội, ngoại thành thủ đô Hà Nội, nhà tranh đấu vì đất đai cho dân oan anh
Trịnh Bá Phương, cùng là người bị an ninh bắt năm ngoái khi tham gia tưởng niệm
chiến sĩ Gạc Ma, cho rằng chính quyền Việt Nam luôn lo sợ cho sự an nguy của chế
độ trước những buổi tụ họp đông người:
Họ
lo sợ mọi thứ có số đông cho dù bất cứ buổi tưởng niệm hay cái gì, họ lo ngại
cho sự an nguy cho chế độ. Họ lo sợ sẽ lan rộng những cuộc biểu tình lớn trong
tương lai.
Và
một phần nữa là sự nhu nhược của Đảng Cộng sản Việt Nam trước Trung Quốc khi mà
Trung Quốc đang gia tăng xâm lấn biển đảo và lãnh thổ quốc gia Việt Nam. Họ
không có một động thái gì, trong khi bất cứ người dân nào muốn nhớ đến các vị
anh hùng, tử sĩ đã bảo vệ lãnh thổ quốc gia, khơi dậy lòng yêu nước thì họ đều
coi đó là thế lực thù địch, phản động.
Tất
cả những nhà hoạt động chúng tôi tiếp xúc đều cho biết sẽ còn tiếp tục tham gia
các buổi tưởng niệm các tử sĩ Gạc Ma bất chấp sự đàn áp mạnh tay từ phía chính
quyền. Họ nói rằng sự bắt bớ chỉ làm cho tinh thần của họ thêm vững chắc, quyết
liệt chứ không bao giờ có thể làm họ nản lòng.
Riêng
đối với năm nay, họ không tiện chia sẻ kế hoạch vì e ngại nhà cầm quyền sẽ có
phương thức đối phó.
Ngày
14 tháng 3 năm 1988, 64 chiến sĩ đã ngã xuống bởi trận thảm sát của quân Trung
Cộng tại bãi đá Gạc Ma. Cho đến nay, sự kiện lịch sử này hoàn toàn không được
nhắc đến trong sách giáo khoa trong nước. Những cuộc tưởng niệm thắp nhang do
người dân tổ chức luôn gặp cản trở từ phía chính quyền trong suốt những năm
qua.
No comments:
Post a Comment