Friday, 21 July 2017

ECONOMIST : NỢ CÔNG VIỆT NAM $94,854,098,361 (Ngô Đồng)




21/07/2017

Đồng hồ nợ công của tạp chí The Economist nêu con số nợ công của Việt Nam vào ngày 16/7/2017 là hơn $94 tỉ. (Hình: Trích từ website của The Economist)

Nợ công của Việt Nam sẽ vượt mức an toàn vào năm 2018, theo dự báo của Ngân Hàng Thế Giới (WB) nêu ra trong bản cập nhật tình hình kinh tế của Việt Nam công bố trong Tháng 7-2017.

Nợ công, tức chính phủ Việt Nam đi vay để chi tiêu, từng được báo động tăng “chóng mặt” những năm gần đây. Không năm nào nguồn thu cho ngân sách đủ cho nhà nước chi dụng nên luôn luôn phải vay nợ.

Theo các con số thông kê do Bộ Tài Chính của Việt Nam nêu ra, nợ công của Việt Nam năm 2016 chiếm 63.7% GDP. Năm 2017 dự trù lên đến “đỉnh” là 64.8% GDP rồi sau đó nợ công sẽ bắt đầu giảm từ năm 2018 (bằng 64.7% GDP), năm 2020 bằng 63.7% GDP.

Nhưng muốn đạt được kết quả như vậy, Bộ Tài Chính Việt Nam cho rằng nền kinh tế phải tăng trưởng GDP ở mức từ 6.7 đến 7% năm nay và năm tới. Đó cũng là lý do người ta thấy mấy ngày qua, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thúc giục Ngân hàng Nhà nước thực hiện một số biện pháp để kích thích tăng trưởng kinh tế theo chỉ tiêu đã đề ra từ đầu năm, tức phải được 6.7%.

Tuy nhiên, trong bản cập nhật tình hình kinh tế của Việt Nam Tháng Bảy 2017, World Bank (BK) lập lại dự báo mà họ từng đưa ra vào Tháng Tư trước đây là năm nay, kinh tế Việt Nam vẫn chỉ tăng trưởng được khoảng 6.3%.

Vì vậy, năm nay, WB dự báo nợ công của Việt Nam sẽ “chạm trần” an toàn do nhà nước tự ấn định là 65% GDP và sang năm sẽ “vượt trần” lên tới khoảng 65.4% GDP. Thâm thủng ngân sách triền miên vì không năm nào số thu theo kịp được số chi trong khi các nhu cầu chi tiêu nội địa nuôi guồng máy và trả nợ nước ngoài vẫn cứ phình ra mãi.

Theo đà phát triển kinh tế và đã nhận được các khoản viện trợ và ưu đãi tín dụng suốt hơn 20 năm qua, Việt Nam không còn được coi là nước nghèo mà đang sang mức “thu nhập trung bình thấp”. Bởi vậy, từ Tháng Bảy 2018, WB không còn cấp tín dụng ưu đãi cho Việt Nam như một nước thu nhập thấp. Nhật Bản, một trong những nhà tài trợ tín dụng ưu đãi chính yếu cho Việt Nam cũng cắt giảm dần các khoản cho vay ưu đãi và chuyển dần sang tín dụng theo thị trường, ít ưu đãi hơn.

Con số nợ công của Việt Nam chính xác là bao nhiêu vẫn còn là con số mơ hồ trong khi phía chính quyền coi như bí mật nhà nước. Những loại nợ nào được gọi là nợ công tức nhà nước Việt Nam có trách nhiệm hoàn trả khoản vay cũng khác với quan điểm của nhà tài trợ.

Bộ Tài Chính Việt Nam chỉ nhìn nhận nợ công bao gồm nợ của chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh, nợ của chính quyền địa phương. Nhưng các nhà tài trợ quốc tế đều cho rằng nợ công phải bao gồm cả các khoản vay của các xí nghiệp quốc doanh. Quốc doanh là “con đẻ” của nhà nước, cầm tiền của nhà nước kinh doanh. Quốc doanh đi vay mà không trả thì nhà nước là “bố” phải có nghĩa vụ trả nợ cho “con”.

Đó cũng là lý do tại sao năm 2010 tập đoàn đóng tàu Vinashin không trả nổi nợ nước ngoài, đáo hạn bị thúc nợ nhưng chính phủ Hà Nội từ chối trả thay vì doanh nghiệp “tự vay, tự trả” và nhà nước không có nghĩa vụ trả nợ đây.

Hồi Tháng Bảy 2015, WB cho hay nợ công của Việt Nam vào thời điểm này khoảng 2.35 triệu tỉ đồng, tương đương khoảng 110 tỉ đô la. Đây là con số cao hơn những gì người ta từng được thấy đề cập trước đó.

Trên đồng hồ nợ công trên thế giới mà một bộ phận của báo tài chính The Economist lập ra trên mạng, nợ công của Việt Nam vào ngày 16/7/2017 là $94,854,098,361. Dựa trên dân số là 92,056,721 thì mỗi người Việt Nam bất kể già trẻ lớn bé mỗi người phải gánh một khoản nợ là $1,039 đô la.

Nhiều phần, The Economist căn cứ vào các con số của phía Việt Nam để công bố.

Báo chí tại Việt Nam giữa năm ngoái cho hay, mỗi tháng Việt Nam phải dành ra số tiền khoảng hơn 1 tỉ đô la để trả nợ nước ngoài. Vì ngân sách thiếu hụt, chính quyền phải đưa kế hoạch vay thêm 20 triệu đô la vừa để trả nợ vừa để “đảo nợ” tức những khoản vay đáo hạn mà không có khả năng thanh toán, đồng thời bù đắp các khoản bội chi.








21/07/2017

Đồng hồ nợ công của tạp chí The Economist nêu con số nợ công của Việt Nam vào ngày 16/7/2017 là hơn $94 tỉ. (Hình: Trích từ website của The Economist)

Nợ công của Việt Nam sẽ vượt mức an toàn vào năm 2018, theo dự báo của Ngân Hàng Thế Giới (WB) nêu ra trong bản cập nhật tình hình kinh tế của Việt Nam công bố trong Tháng 7-2017.

Nợ công, tức chính phủ Việt Nam đi vay để chi tiêu, từng được báo động tăng “chóng mặt” những năm gần đây. Không năm nào nguồn thu cho ngân sách đủ cho nhà nước chi dụng nên luôn luôn phải vay nợ.

Theo các con số thông kê do Bộ Tài Chính của Việt Nam nêu ra, nợ công của Việt Nam năm 2016 chiếm 63.7% GDP. Năm 2017 dự trù lên đến “đỉnh” là 64.8% GDP rồi sau đó nợ công sẽ bắt đầu giảm từ năm 2018 (bằng 64.7% GDP), năm 2020 bằng 63.7% GDP.

Nhưng muốn đạt được kết quả như vậy, Bộ Tài Chính Việt Nam cho rằng nền kinh tế phải tăng trưởng GDP ở mức từ 6.7 đến 7% năm nay và năm tới. Đó cũng là lý do người ta thấy mấy ngày qua, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thúc giục Ngân hàng Nhà nước thực hiện một số biện pháp để kích thích tăng trưởng kinh tế theo chỉ tiêu đã đề ra từ đầu năm, tức phải được 6.7%.

Tuy nhiên, trong bản cập nhật tình hình kinh tế của Việt Nam Tháng Bảy 2017, World Bank (BK) lập lại dự báo mà họ từng đưa ra vào Tháng Tư trước đây là năm nay, kinh tế Việt Nam vẫn chỉ tăng trưởng được khoảng 6.3%.

Vì vậy, năm nay, WB dự báo nợ công của Việt Nam sẽ “chạm trần” an toàn do nhà nước tự ấn định là 65% GDP và sang năm sẽ “vượt trần” lên tới khoảng 65.4% GDP. Thâm thủng ngân sách triền miên vì không năm nào số thu theo kịp được số chi trong khi các nhu cầu chi tiêu nội địa nuôi guồng máy và trả nợ nước ngoài vẫn cứ phình ra mãi.

Theo đà phát triển kinh tế và đã nhận được các khoản viện trợ và ưu đãi tín dụng suốt hơn 20 năm qua, Việt Nam không còn được coi là nước nghèo mà đang sang mức “thu nhập trung bình thấp”. Bởi vậy, từ Tháng Bảy 2018, WB không còn cấp tín dụng ưu đãi cho Việt Nam như một nước thu nhập thấp. Nhật Bản, một trong những nhà tài trợ tín dụng ưu đãi chính yếu cho Việt Nam cũng cắt giảm dần các khoản cho vay ưu đãi và chuyển dần sang tín dụng theo thị trường, ít ưu đãi hơn.

Con số nợ công của Việt Nam chính xác là bao nhiêu vẫn còn là con số mơ hồ trong khi phía chính quyền coi như bí mật nhà nước. Những loại nợ nào được gọi là nợ công tức nhà nước Việt Nam có trách nhiệm hoàn trả khoản vay cũng khác với quan điểm của nhà tài trợ.

Bộ Tài Chính Việt Nam chỉ nhìn nhận nợ công bao gồm nợ của chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh, nợ của chính quyền địa phương. Nhưng các nhà tài trợ quốc tế đều cho rằng nợ công phải bao gồm cả các khoản vay của các xí nghiệp quốc doanh. Quốc doanh là “con đẻ” của nhà nước, cầm tiền của nhà nước kinh doanh. Quốc doanh đi vay mà không trả thì nhà nước là “bố” phải có nghĩa vụ trả nợ cho “con”.

Đó cũng là lý do tại sao năm 2010 tập đoàn đóng tàu Vinashin không trả nổi nợ nước ngoài, đáo hạn bị thúc nợ nhưng chính phủ Hà Nội từ chối trả thay vì doanh nghiệp “tự vay, tự trả” và nhà nước không có nghĩa vụ trả nợ đây.

Hồi Tháng Bảy 2015, WB cho hay nợ công của Việt Nam vào thời điểm này khoảng 2.35 triệu tỉ đồng, tương đương khoảng 110 tỉ đô la. Đây là con số cao hơn những gì người ta từng được thấy đề cập trước đó.

Trên đồng hồ nợ công trên thế giới mà một bộ phận của báo tài chính The Economist lập ra trên mạng, nợ công của Việt Nam vào ngày 16/7/2017 là $94,854,098,361. Dựa trên dân số là 92,056,721 thì mỗi người Việt Nam bất kể già trẻ lớn bé mỗi người phải gánh một khoản nợ là $1,039 đô la.

Nhiều phần, The Economist căn cứ vào các con số của phía Việt Nam để công bố.

Báo chí tại Việt Nam giữa năm ngoái cho hay, mỗi tháng Việt Nam phải dành ra số tiền khoảng hơn 1 tỉ đô la để trả nợ nước ngoài. Vì ngân sách thiếu hụt, chính quyền phải đưa kế hoạch vay thêm 20 triệu đô la vừa để trả nợ vừa để “đảo nợ” tức những khoản vay đáo hạn mà không có khả năng thanh toán, đồng thời bù đắp các khoản bội chi.






No comments:

Post a Comment

View My Stats