Tuesday, 18 July 2017

20 CÂU HỎI của GS CARL THAYER dự định đưa ra tại hội nghị Quốc tế về Biển Đông lần thứ 7 của CSIS (Carl Thayer)




Tác giả: Carl Thayer
Dịch giả: Song Phan
18-7-2017

LTS: Như đã đề cập trong bản tin ngày 15-7-2017, về chuyện GS Carl Thayer, một diễn giả có uy tín, thường xuyên có mặt tại hội nghị Biển Đông do CSIS tổ chức hàng năm ở Washington, rằng ông không được mời tham dự Hội thảo Biển Đông do CSIS tổ chức hôm nay. Lý do theo ông, có lẽ là do ông chỉ trích chính quyền Hà Nội về vấn đề nhân quyền, nên CSIS, nơi nhận tài trợ của Bộ Ngoại giao VN đã ngăn không cho ông tham dự.

Dưới đây là 20 câu hỏi của GS Carl Thayer, dự định nêu ra tại hội nghị Biển Đông hôm nay ở Washington, do dịch giả Song Phan dịch, giới thiệu với độc giả Tiếng Dân.
____

Do tôi sẽ không tham dự hội nghị, nếu dự, tôi nghĩ tôi sẽ hỏi 20 câu hỏi này tại Hội nghị Quốc tế lần thứ 7 của CSIS-DAV về biển Đông:

Câu hỏi 1: Sự phát triển kinh tế của Philippines phụ thuộc vào việc bảo đảm nguồn tài nguyên năng lượng hóa thạch từ bãi Recto tới mức độ nào? Sự phát triển kinh tế Philippines có đang bị những lời đường mật của TQ sẽ không khoan và khai thác dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines giữ làm con tin hay không?

Câu hỏi 2: Cơ sở pháp lý cho những lời cảnh báo của Trung Quốc đối với máy bay và tàu chiến của nước ngoài khi đi ngang qua các đảo thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông là gì? Trung Quốc chưa công bố bất kỳ đường cơ sở nào như đòi hỏi đối với lãnh hải. Cơ sở luật pháp quốc tế nào cho các cảnh báo của Trung Quốc là các máy bay nước ngoài đang xâm nhập vào “vùng cảnh báo quân sự”?

Câu hỏi 3: Hồi tháng 5 năm nay, theo tường thuật “Hệ thống dàn phóng tên lửa phòng thủ chống người nhái 55mm Norinco CS / AR-1 với khả năng khám phá, nhận diện và tấn công các lính lặn của đối phương đã được lắp đặt trên đá Chữ Thập ở Quần đảo Trường Sa.” Những hoạt động nào của “lính lặn của đối phương” đã dẫn tới phản ứng này? Việc đặt tên lửa trên đá Chữ Thập có vi phạm điều khoản về tự kiềm chế trong Tuyên bố Ứng xử của các Bên trên biển Đông (DOC) năm 2002 không?

Câu hỏi 4: Khi Toà Trọng tài công bố phán quyết vào ngày 12 tháng 7 năm 2016 Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết sẽ đưa ra một tuyên bố phán quyết này. Có tuyên bố nào như vậy đã được đưa ra chưa? Nếu chưa thì tại sao?

Câu hỏi 5: Những yêu sách của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa chính xác là gì? Đặc biệt, Việt Nam có yêu sách tất cả các thể địa lý (đảo nhân tạo) bị Trung Quốc chiếm không? Nếu không thì Việt Nam yêu sách những thể địa lý nào? Việt Nam có yêu sách thể địa lý nào mà Philippines cũng đòi chủ quyền là của Phi không? Nếu có thì đó là những thể địa lý nào?

Câu hỏi 6: Năm ngoái có tin rằng Việt Nam đã triển khai các thiết bị phóng cho các pháo tên lửa phòng thủ tầm mở rộng (EXTRA) do Israel sản xuất, trên một số thể địa lý ở Trường Sa. Các tin này có chính xác không và quý vị có cho rằng đây là vi phạm điều khoản về tự kiềm chế trong Tuyên bố Ứng xử của Các bên trên biển Đông năm 2002 hay không?

Câu hỏi 7: Các hoạt động của lực lượng đặc công của Việt Nam (Trung Quốc gọi là lính lặn đối phương) đã dẫn tới việc Trung Quốc lắp đặt một hệ thống tên lửa phòng thủ trên đá Chữ Thập là gì?

Câu hỏi 8: Điều gì đã thúc đẩy sự quyết đoán của Trung Quốc trong việc phản đối việc thăm dò dầu mỏ của Philippines tại bãi Recto và các hoạt động dầu khí của Việt Nam trong lô 118 và lô 136-03 ngoài khơi bờ biển của họ?

Câu hỏi 9: Có phải Phán quyết của Tòa Trọng tài “đã chết chìm” (không hiệu lực) do Trung Quốc từ chối tuân thủ và quyết định của Tổng thống Duterte gác nó lại hay không? Điều này sẽ không làm suy yếu một trật tự khu vực dựa trên luật lệ hay sao?

Câu hỏi 10: Các chuyên gia và các học giả pháp lý Trung Quốc đã phải sửng sốt trước quyết định thống nhất của Toà Trọng tài. Việc đánh giá lại nếu có xảy ra ở Trung Quốc là gì? Có phải Trung Quốc đang dần dần thúc đẩy một cơ sở pháp lý mới cho các yêu sách của mình ở Biển Đông hay không?

Câu hỏi 11: Trung Quốc đã bị Tòa án Trọng tài lên án thẳng thừng vì gây hư hại lớn đối với hệ thống san hô và không bảo vệ môi trường biển.Những hậu quả của việc tiếp tục không để ý và không hành động gì đối với vấn đề này là gì?

Câu hỏi 12: Tại sao Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN không bắt đầu hợp tác trong năm lĩnh vực được đề cập trong DOC 2002? Trung Quốc có còn nhấn mạnh việc thực hiện hiệu quả DOC là một điều kiện tiên quyết cho một bộ Quy tắc Ứng xử (COC)?

Câu hỏi 13: Dường như có ít nhất hai trở ngại lớn đối với bộ Quy tắc Ứng xử của ASEAN – Trung Quốc ở biển Đông – phạm vi địa lý và tính chất ràng buộc pháp lý. Khu vực địa lý nào mà COC phải bao gồm? Và liệu quốc hội các nước sẽ phê chuẩn COC và sẽ nộp lưu chiểu với Liên Hợp Quốc hay không?

Câu hỏi 14: Có phải cán cân sức mạnh hải quân ở biển Đông đang nghiêng về phía Trung Quốc? Nếu thế thì không phải 7 căn cứ đảo nhân tạo của Trung Quốc là sự đã rồi hay sao?

Câu hỏi 15: Để Hoa Kỳ thực hiện ảnh hưởng có hiệu quả của cường quốc biển đối với sự phát triển ở biển Đông, việc sử dụng (luân phiên hay cách khác) các căn cứ và phương tiện ở Philipines quan trọng như thế nào?

Câu hỏi 16: Khi Tổng thống Barack Obama dỡ bỏ Quy chế buôn bán vũ khí quốc tế (ITAR hoặc cấm vận vũ khí) đối với Việt Nam, ông nói, “Cũng như tất cả các đối tác quốc phòng của chúng tôi, việc buôn bán sẽ vẫn cần phải đáp ứng những đòi hỏi nghiêm ngặt, bao gồm cả những đòi hỏi liên quan đến nhân quyền“. Chính sách này có còn áp dụng dưới thời Tổng thống Donald Trump hay không?

Câu hỏi 17: Các hành động của Chính quyền Trump ở biển Đông như tiến hành các chuyến tuần tra tự do đi lại trên biển, máy bay ném bom và máy bay tuần tra hàng hải bay ngang trên không và các cuộc tập trận chung với Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản thì đầy “âm thanh và cuồng nộ mà không có ý nghĩa gì“, có phải không?

Câu hỏi 18: Chính quyền Trump có thể tập hợp được một liên minh các nước sẵn sàng hoặc có cách nghĩ tương tự để chống lại sự quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông hay không? Nếu vậy thì ai sẽ là thành viên của liên minh này và cụ thể họ sẽ chống lại như thế nào?

Câu hỏi 19: Trung Quốc lập luận rằng khi Hoa Kỳ chưa phê chuẩn UNCLOS thì thực sự không có chỗ đứng tranh chấp biển ở biển Đông. Ví dụ, nếu Trung Quốc can thiệp vào việc tuần tra tự do hàng hải của Hoa Kỳ ở quần đảo Trường Sa thì Mỹ sẽ không thể tận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp trong UNCLOS được. Hoa Kỳ không nên tiến hành tuần tra tự do hàng hải với các nước như Úc và Nhật Bản đã phê chuẩn UNCLOS? Sự đe dọa có hành động pháp lý có thể ngăn cản sự quyết đoán của Trung Quốc hay không?

Câu hỏi 20: Tình trạng (status) của Chiến lược An ninh Quốc gia Hoa Kỳ được Quốc hội Hoa Kỳ uỷ thác là gì? Chiến lược này nên bao gồm những gì? Điều tiếp theo, các thành phần thiết yếu của Chiến lược Hàng hải Hoa Kỳ mới là gì?
___

Nguyên văn tiếng Anh:


Since I won’t be there, I thought I would ask 20 questions to the CSIS-DAV 7th International Confernce on the South China Sea:

QUESTION 1: To what extent is Philippines economic development dependent on securing hydrocarbon energy resources from Recto Bank? Is Philippine economic development being held hostage by Chinese blandishments not to drill and exploit oil and gas within the Philippines Exclusive Economic Zone?

QUESTION 2: What is the legal basis for Chinese warnings to foreign military aircraft and ships as they transit the Spratly islands in South China Sea? China has not promulgated any baselines that are required for a territorial sea. What is the basis in international law for Chinese alerts that foreign aircraft are entering a “military alert zone”?

QUESTION 3: In May this year it was reported, “Norinco CS/AR-1 55mm anti-frogman rocket launcher defense systems with the capability to discover, identify and attack enemy combat divers had been installed on Fiery Cross Reef in the Spratly Islands.” What activities by “enemy combat divers” provoked this response? Is the emplacement of rockets on Fiery Cross a violation of the self-restraint clause in the 2002 Declaration on Conduct of Parties in the South China Sea?

QUESTION 4: When the Arbitral Tribunal issued its Award on July 12, 2016 Vietnam’s Foreign Ministry said it would issue a statement on the Award. Has any such statement been issued? If not, why not?

QUESTION 5: What precisely are Vietnam’s claims to the Spratly Islands? In particular does Vietnam claim all of the land features (artificial islands) occupied by China? If not, which ones does Vietnam claim? Does Vietnam claim any land features also claimed by the Philippines? If so, which ones?

QUESTION 6: Last year it was reported that Vietnam deployed launchers for the Israeli-manufactured Extended Range Artillery rockets (EXTRA), on several land features in the Spratlys. Are these reports accurate and do you consider this a violation of the self-restraint clause in the 2002 Declaration on Conduct of Parties in the South China Sea.?

QUESTION 7: What were the activities of Vietnamese special forces (so-called enemy combat divers by China) that led China to emplace a defensive rocket system on Fiery Cross Reef?

QUESTION 8: What has prompted Chinese assertiveness in opposing oil exploration by the Philippines in Recto Bank and Vietnamese oil and gas activities in Block 118 and Block 136-03 off its coast?

QUESTION 9: Is the Arbitral Tribunal Award “dead in the water” as a result China’s refusal to comply and the decision by President Duterte to set it aside? Doesn’t this undermine a rules-based regional order?

QUESTION 10: Chinese legal specialists and academics must have been taken aback by the unanimous decision of the Arbitral Tribunal. What re-evaluation if any has taken place in China? Is China gradually advancing a new legal basis for its claims in the South China Sea?

QUESTION 11: China was roundly condemned by the Arbitral Tribunal for massive damage to the coral reef system and for failure to protect the marine environment. What are the consequences of continued neglect and inaction on this issue?

QUESTION 12: Why haven’t China and ASEAN member states commenced cooperation in the five areas mentioned in the 2002 DOC? Does China still insist that the effective implementation of the DOC is a prerequisite for a Code of Conduct?

QUESTION 13: It appears that there are at least two major impediments to an ASEAN-China Code of Conduct in the South China Sea – geographic scope and legally binding nature. What geographic area should the COC cover? And should national legislatures ratify the COC and deposit copies with the United Nations?

QUESTION 14: Is the naval balance of power in the South China Sea shifting in China’s favor? If so, aren’t China’s seven artificial island bases a fait accompli?

QUESTION 15: In order for the United States to exert the effective influence of sea power on developments in the South China Sea, how important is access – rotational or otherwise – to bases and facilities in the Philippines?

QUESTION 16: When President Barack Obama lifted the International Trafficking in Arms Regulations (ITAR or arms embargo) against Vietnam he said, “As will all our defense partners, sales will need to still meet strict requirements, including those related to human rights.” Does this policy still apply under President Donald Trump?

QUESTION 17: Are the actions by the Trump Administration in the South China Sea such as conducting freedom of navigation patrols, overflights by bombers and maritime patrol aircraft, and joint exercises with the Japan Maritime Self-Defense Force a lot of “sound and fury signifying nothing”?

QUESTION 18: Can the Trump Administration assemble a coalition of the willing or likeminded states to push back against China’s assertiveness in the South China Sea. If so, who would be part of this coalition and how specifically should they push back?

QUESTION 19: China argues that as the United States has not ratified UNCLOS it really has no standing in South China Sea maritime disputes. For example, if China interfered with U.S. freedom of navigation patrols the Spratly islands, the U.S. would not be able to avail itself of dispute settlement mechanisms in UNCLOS. Shouldn’t the U.S. conduct freedom of navigation patrols with states like Australia and Japan who have ratified UNCLOS. Would the threat of legal action deter Chinese assertiveness?

QUESTION 20: What is the status of the U.S. National Security Strategy mandated by the U.S. Congress? What should this strategy include? As a follow on, what should be the essential components of the new U.S. Maritime Strategy?









No comments:

Post a Comment

View My Stats