TS Nguyễn Đình Thắng
Thursday, September 13 @ 13:48:10 EDT
Ts. Nguyễn Đình Thắng, ngày 13/9/2012
Cộng đồng người Mỹ gốc Việt vừa tiến
hai bước đáng kể trên hành trình ngăn chặn hiểm hoạ cho đồng bào ở trong nước
nếu như Tổng Thống Obama ban cấp cho Việt Nam các quyền lợi mậu dịch vào cuối
năm nay. Để cùng nhau đi nốt con đường từ đây đến cuối năm, chúng ta cần biết
nét đại cương của lộ trình chung. Dưới đây là phần trình bày tóm tắt về lộ
trình này.
Hiểm Hoạ Cần Đẩy Lùi
Hành Pháp Obama ngày càng tỏ rõ ý
định sẽ ban cấp một số quyền lợi mậu dịch đáng kể cho Việt Nam vào cuối năm
nay. Đồng thời ngày càng rõ ràng là Việt Nam không nhân nhượng về nhân quyền vì
cho rằng đằng nào cũng sẽ được Hoa Kỳ ban cấp đặc quyền mậu dịch không điều
kiện.
Hai quyền lợi mậu dịch mà Việt Nam kỳ vọng sẽ nhận được
vào cuối năm nay là:
- Hệ Thống Ưu Đãi Thuế Quan Phổ Quát
(GSP): Quốc gia với đặc quyền mậu dịch này sẽ được miễn thuế nhập trên các mặt
hàng xuất cảng vào thị trường Hoa Kỳ. Tổng Thống có toàn quyền ban cấp GSP mà
không cần sự chấp thuận của Quốc Hội.
- Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP):
Đây là quyền lợi mậu dịch tự do giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Thoả ước về TPP phải
được cả Hạ Viện lẫn Thượng Viện thông qua.
Qua các bài học lịch sử, chúng ta có
thể đoán trước tai hoạ cho dân tộc Việt Nam nếu TT Obama ban cấp đặc quyền mậu
dịch mà không đặt điều kiện về nhân quyền: Cuối năm 1997 chính quyền Việt Nam
bắt đầu khép lại chính sách "Đổi Mới" sau khi TT Clinton bãi bỏ cấm
vận và thiết lập bang giao với Việt Nam; đầu năm 2007 chính quyền Việt Nam tung
ra cuộc đàn áp thô bạo và rộng khắp ngay sau khi nhận một số đặc quyền mậu dịch
từ TT Bush.
Nhiệm vụ của mọi người Việt yêu
thương dân tộc và quê hương là phải ngăn chặn cho bằng được hiểm hoạ đang rình
chờ trước khi quá trễ. Chúng ta còn chưa đầy 3 tháng để thực hiện sứ mạng ấy.
Các Biện Pháp Ngăn Chặn
Chúng tôi sử dụng hai biện pháp để
ngăn chặn việc ban cấp vô điều kiện các quyền lợi mậu dịch cho Việt Nam vào
cuối năm nay.
(1) Biện pháp trực tiếp: Áp dụng các điều luật chế tài vì vi
phạm nhân quyền. Tổng Thống sẽ khó ban cấp đặc quyền kinh tế hay mậu dịch cho
quốc gia đang bị chế tài.
Hiện nay ở Hoa Kỳ có hai luật về nhân
quyền với biện pháp chế tài: Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế và Luật Bảo Vệ Nạn
Nhân của Nạn Buôn Người. Quốc gia nào bị đưa vào danh sách Quốc Gia Phải Quan
Tâm Đặc Biệt (CPC) vì đàn áp tôn giáo trầm trọng hay bị xếp Hạng 3 về nạn buôn
người thì sẽ bị chế tài.
Biện pháp trực tiếp chỉ khả thi nếu
Hành Pháp Hoa Kỳ thực sự quan tâm đến nhân quyền. Bằng không thì Hành Pháp có
thể bao biện, tránh né bằng cách không đưa một quốc gia vào danh sách CPC vì
đàn áp tôn giáo hay vào Hạng 3 về buôn người. Bởi vậy, mấu chốt của biện pháp trực
tiếp là trưng dẫn chứng cớ để Hành Pháp Obama, nếu muốn, có đủ căn cứ đưa Việt
Nam vào danh sách CPC hay Hạng 3 về buôn người.
(2) Biện pháp gián tiếp: Dùng thế đòn bẩy để cài nút chặn đúng
lúc, đúng chỗ.
Tổng Thống có rộng quyền ban cấp đặc
quyền GSP cho một quốc gia, ngoại trừ trường hợp quốc gia ấy đã tước đoạt tài
sản của công dân Hoa Kỳ. Như vậy, vấn đề “đòi tài sản” có thể làm nút chặn đặc
quyền GSP.
Để ngăn chặn TPP thì cần vận động
hoặc Hạ Viện, hoặc Thượng Viện, hoặc cả hai không bỏ phiếu chấp thuận quyết
định của Tổng Thống về hợp tác TPP với Việt Nam.
Tóm lại, biện pháp trực tiếp là biện
pháp tiện nhất, nhanh nhất nhưng chỉ khả thi khi Hành Pháp thực tâm về nhân
quyền. Trong trường hợp thiếu sự thực tâm ấy, chúng ta phải chuyển sang biện pháp
gián tiếp, vốn phức tạp và gian nan hơn vì không những phải tranh đấu với chế
độ độc tài mà còn phải đối đầu với chính Hành Pháp Hoa Kỳ.
Các Diễn Tiến
Kế hoạch ngăn chặn tai hoạ cho đồng
bào được phát khởi đầu năm 2012, khi Hành Pháp Obama lộ rõ ý định sẽ ban cấp
nhiều quyền lợi mậu dịch cho Việt Nam vào cuối năm nay. Chúng tôi đã thực hiện
song hành cả hai biện pháp trực tiếp và gián tiếp.
Tháng 1, 2012
- Vận động các dân biểu thuộc tiểu ban
đặc trách nhân quyền của Hạ Viện Hoa Kỳ (thuộc biện pháp gián tiếp):
o DB Christopher Smith triệu tập buổi điều trần về tình
trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam để cập nhật thông tin cho các dân biểu
thuộc tiểu ban này, ngày 24/01.
Tháng 2, 2012
- Tiểu ban này thông qua Luật Nhân
Quyền Cho Việt Nam, ngày 8 tháng 2.
- Cùng với SBTN phát động thỉnh nguyện
thư gởi TT Obama, kêu gọi gắn liền điều kiện nhân quyền với quyền lợi mậu dịch
cho Việt Nam. Đây là phần vận động quần chúng cho biện pháp trực tiếp.
- Thực hiện một số buổi họp với Bộ
Ngoại Giao để cung cấp các chứng cớ về vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Đây là
phần vận động hậu trường cho biện pháp trực tiếp.
Tháng 3, 2012
- Sắp xếp buổi tiếp xúc với Toà Bạch
Ốc, nhằm leo thang áp lực lên Hành Pháp Obama để kêu gọi không phát triển mậu
dịch vô điều kiệu với Việt Nam, ngày 5/ 3.
- Tổ chức cuộc vận động Quốc Hội để cập
nhật cho các dân biểu, nhất là các dân biểu thuộc Uỷ Ban Ngoại Giao của Hạ
Viện, và các thượng nghị sĩ về tình trạng nhân quyền ngày càng tồi tệ ở Việt
Nam, ngày 6/3.
- Uỷ Ban Ngoại Giao của Hạ Viện thông
qua Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam, ngày 7/3.
Tháng 4, 2012
- Cùng với Nghị Hội Người Việt Toàn
Quốc Tại Hoa Kỳ phát hành Bản Tin Nhân Quyền Việt Nam bằng Anh ngữ, phân phối
hàng tháng đến tất cả 435 vị dân biểu và 100 vị thượng nghi sĩ Hoa Kỳ.
- Thực hiện nhiều buổi họp với Bộ Ngoại
Giao Hoa Kỳ để cung cấp tài liệu về vi phạm nhân quyền, tự do tôn giáo và buôn
người ở Việt Nam.
Tháng 5, 2012
- Bộ Ngoại Giao công bố bản phúc trình
nhân quyền, với nhiều điểm bao biện cho Việt Nam, ngày 24/5.
- Họp với Bộ Ngoại Giao để cung cấp
thông tin về tình trạng buôn người trong các chương trình của nhà nước Việt
Nam, ngày 25/5.
Tháng 6, 2012
- Bộ Ngoại Giao công bố bản phuc trình
về buôn người, rút Việt Nam ra khỏi Danh Sách Theo Dõi, ngày 19/6.
Tháng 7, 2012
- Họp với Bộ Ngoại Giao để cung cấp
thông tin cập nhật về các vi phạm tự do tôn giáo ngày càng leo thang ở Việt
Nam, ngày 10/7.
- Bộ Ngoại Giao công bố bản phúc trình
về tự do tôn giáo, với nhiều điểm bao biện cho Việt Nam; không đưa Việt Nam vào
danh sách CPC, ngày 30/7.
Tháng 8, 2012
- Đẩy mạnh biện pháp gián
tiếp qua chiến dịch “Người Mỹ Gốc Việt Đòi Tài Sản”, phát động ngày 17/8.
- Khởi xướng Kiến Nghị Cảnh Báo gởi TT
Obama, ngày 19/8.
- Vận động hậu trường với từng dân biểu
và thượng nghị sĩ về vấn đề tài sản của cử tri bị chính quyền Việt Nam tước
đoạt.
Tháng 9, 2012
- Hạ Viện Hoa Kỳ thông qua Luật Nhân
Quyền Cho Việt Nam, ngày 11/9.
- Kiến Nghị Cảnh Báo đạt 25,000 chữ ký,
ngày 12/9.
Đây là hai bước tiến đáng kể trong
biện pháp gián tiếp.
Ngay từ đầu chúng tôi đã tiến hành
song song cả hai biện pháp trực tiếp và gián tiếp; biện pháp gián tiếp là để
phòng hờ. Khi Bộ Ngoại Giao công bố bản phúc trình chót về nhân quyền cho năm
2012 vào ngày 30/7, thì rõ ràng là Hành Pháp Obama muốn tránh né chế tài Việt
Nam vì các vi phạm nhân quyền. Đây cũng là dấu hiệu Hành Pháp Obama đang dọn
đường cho việc ban cấp quyền lợi mậu dịch cho Việt Nam vào cuối năm nay.
Ngay lập tức, đầu tháng 8, chúng tôi
chuyển sang biện pháp phòng hờ, gồm hai mũi nhọn vốn đã được chuẩn bị từ đầu.
Mũi nhọn thứ nhất là lấy vấn đề tài sản của công dân Hoa Kỳ bị tước đoạt làm
nút chặn đặc quyền GSP cho Việt Nam. Mũi nhọn thứ hai là lấy Luật Nhân Quyền
Cho Việt Nam để củng cố lập trường của các vị dân cử Liên Bang – khi Hạ Viện đã
biểu quyết thông qua luật này thì sẽ rất khó để họ biểu quyết chấp thuận quyết
định của TT Obama về Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương với Việt Nam mà không có
những nhượng bộ đáng kể về nhân quyền từ phía chính quyền Việt Nam.
Chúng ta đã tiến hai bước đáng kể, nhưng
hành trình hãy còn dài trong sứ mạng ngăn chặn tai hoạ thêm nữa cho dân tộc
Việt Nam. Cho đến hết cuối năm nay chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh hai mũi nhọn
của biện pháp gián tiếp. Biện pháp gián tiếp khó khăn và gian nan hơn, nhưng
trong hoàn cảnh hiện nay chúng ta không có chọn lựa vì biện pháp trực tiếp chỉ
khả thi khi Hành Pháp thực sự tranh đấu cho nhân quyền.
Chúng tôi sẽ phổ biến thông tin hướng
dẫn cho từng giai đoạn của hành trình trước mắt.
Bài
liên quan:
18-8-2012
No comments:
Post a Comment