NGUYỄN
THIÊN THỤ
Friday,
September 28, 2012
Trước
1945, các văn nhân
thi sĩ Việt Nam đã
học trường Pháp,
đọc văn
chương Pháp, và nhờ ảnh
hưởng của các
văn thi sĩ và
triết gia Pháp như
Rimbaud, Verlaine, Lamartine, Voltaire, Montesquieu. . . mà người
Việt Nam đã xây
dựng được một
nền tư tưởng,
và văn học
nghệ thuật mới.
Lại nữa, cũng
nhờ báo chí thời
tiền chiến như
Gia Định báo,
Đông Dương Tạp
Chí, Nam Phong tạp chi ra sức
cổ võ, ảnh hưởng
của văn học
Tây phương càng
thêm mạnh mẽ
trong tinh thần người Việt.
Sau cách mạng tháng tám, ảnh hưởng đó kém đi vì cuộc chiến tranh Pháp Việt dang lan tràn khắp nơi. Tinh thần bài ngoại dâng cao tại các chiến khu Việt Minh, đến nỗi người ta bãi bỏ việc học tiếng Anh, tiếng Pháp. Hội nghị Genève 1954 đã kết thúc chiến tranh Pháp Việt, và mở ra những viễn tượng mới. Trong khi miền Bắc theo chủ nghĩa Mac Lê, chịu ảnh hưởng Nga Tàu thì miền Nam đi theo một chiều hướng khác. Lúc này ảnh hưởng Tây phương mạnh mẽ tại miền Nam vì miền Nam có tinh thần cởi mở, rộng đón tư tưởng mười phương tám hướng để làm giàu cho văn học và nghệ thuật nước nhà.
Công cuộc di cư vĩ đại năm 1954 đã đưa hơn nửa triệu nguời từ bắc vào Nam, trong đó có những tinh hoa của dân tộc trong các lãnh vực chính trị, văn hóa, nghệ thuật như Nhất Linh, Trần Trọng Kim, Nguyễn Si Giác, Thẩm Quỳnh, Nghiêm Toản, Nguyễn Khắc Kham, Nguyễn Đăng Thục, Trần Văn Tuyên, Mai Thảo, Doãn Quốc Sỹ, Nguyên Sa, Nguyễn Sĩ Tế, Phạm Duy, Thái Thanh, Hồ Điệp. . . Sau khi cuộc di cư đã ổn định, đại học Việt Nam được hình thành tại Sài gòn, sau mở rộng đến Đại học Huế, Cần Thơ, Đà Lạt, Vạn Hạnh, Cao Đài, Hoà Hảo. .. Chính tại các đại học này đã trở thành những trung tâm văn hóa cho đất nuớc. Và đây chính là nơi thu hút các du học sinh Việt Nam tại ngoại quốc trở về phục vụ. Một lực lượng đông đảo đáng kể đã trở thành những giáo sư đại học, những nhà nghiên cứu và những thi văn sĩ như Bùi Xuân Bào, Nguyễn Khắc Hoạch, Nguyễn Đình Hòa, Lê Tôn Nghiêm, Thanh Lãng, Lê Văn Diệm, Lê Văn, Lê Tuyên, Trần Thái Đỉnh, Trần Văn Toàn, Trần Ngọc Ninh, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Cao Hách, Vũ Quốc Thông, Vũ Quốc Thúc. . . Đại Học Sài gòn thành lập trước các đại học khác nhưng không có đuợc một tinh thần năng nổ như đại học Huế đã tích cực trong nhiệm vụ văn hóa và giáo dục như đã thành lập tạp chí Đại Học và nhà xuất bản Đại Học, và chính nơi đây đã trở thành trung tâm truyền bá văn hóa, nhất là văn học tây phương.
Chính trong thập niên 1960, nhiều tạp chí có giá trị đã xuất hiện, đã dày công giới thiệu, trình bày tư tư tưởng tây phương như Sáng tạo, Hiện Đại, Thế Kỷ XX, Đại Học, Vạn Hạnh, Văn Hóa Nguyệt San, Văn Hóa Á Châu, Bách Khoa. . . Ngoài ra, những sách thuộc loại biên khảo, dịch thuật về triết học Tây phương như các tác phẩm của Lê Tôn Nghiêm, Trần Thái Đĩnh, Đặng Phùng Quân, Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Nghiêm Xuân Hồng. . cũng đã xuất hiện trong các nhà sách và thư viện. Dù bang giao Việt Pháp căng thẳng, thư viện Pháp vẫn đông người lui tới, du học sinh Việt Nam vẫn sang Pháp du học, và sách báo Pháp Mỹ vẫn được chuyên chở qua Việt Nam. Chính trong môi trường văn hóa cởi mở, tự do và nhân bản này, tư tưởng Tây phương đã được trình bày và giới thiệu cho các tầng lớp độc giả Việt Nam nhất là các sinh viên, học sinh và văn nghệ sĩ. Tây phương đối với những văn nghệ sĩ quốc gia là một nguồn cảm hứng mới, một chân trởi mới có thể đem lại nhiều lợi ích cho văn học, nghệ thuật Việt Nam.
Sau cách mạng tháng tám, ảnh hưởng đó kém đi vì cuộc chiến tranh Pháp Việt dang lan tràn khắp nơi. Tinh thần bài ngoại dâng cao tại các chiến khu Việt Minh, đến nỗi người ta bãi bỏ việc học tiếng Anh, tiếng Pháp. Hội nghị Genève 1954 đã kết thúc chiến tranh Pháp Việt, và mở ra những viễn tượng mới. Trong khi miền Bắc theo chủ nghĩa Mac Lê, chịu ảnh hưởng Nga Tàu thì miền Nam đi theo một chiều hướng khác. Lúc này ảnh hưởng Tây phương mạnh mẽ tại miền Nam vì miền Nam có tinh thần cởi mở, rộng đón tư tưởng mười phương tám hướng để làm giàu cho văn học và nghệ thuật nước nhà.
Công cuộc di cư vĩ đại năm 1954 đã đưa hơn nửa triệu nguời từ bắc vào Nam, trong đó có những tinh hoa của dân tộc trong các lãnh vực chính trị, văn hóa, nghệ thuật như Nhất Linh, Trần Trọng Kim, Nguyễn Si Giác, Thẩm Quỳnh, Nghiêm Toản, Nguyễn Khắc Kham, Nguyễn Đăng Thục, Trần Văn Tuyên, Mai Thảo, Doãn Quốc Sỹ, Nguyên Sa, Nguyễn Sĩ Tế, Phạm Duy, Thái Thanh, Hồ Điệp. . . Sau khi cuộc di cư đã ổn định, đại học Việt Nam được hình thành tại Sài gòn, sau mở rộng đến Đại học Huế, Cần Thơ, Đà Lạt, Vạn Hạnh, Cao Đài, Hoà Hảo. .. Chính tại các đại học này đã trở thành những trung tâm văn hóa cho đất nuớc. Và đây chính là nơi thu hút các du học sinh Việt Nam tại ngoại quốc trở về phục vụ. Một lực lượng đông đảo đáng kể đã trở thành những giáo sư đại học, những nhà nghiên cứu và những thi văn sĩ như Bùi Xuân Bào, Nguyễn Khắc Hoạch, Nguyễn Đình Hòa, Lê Tôn Nghiêm, Thanh Lãng, Lê Văn Diệm, Lê Văn, Lê Tuyên, Trần Thái Đỉnh, Trần Văn Toàn, Trần Ngọc Ninh, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Cao Hách, Vũ Quốc Thông, Vũ Quốc Thúc. . . Đại Học Sài gòn thành lập trước các đại học khác nhưng không có đuợc một tinh thần năng nổ như đại học Huế đã tích cực trong nhiệm vụ văn hóa và giáo dục như đã thành lập tạp chí Đại Học và nhà xuất bản Đại Học, và chính nơi đây đã trở thành trung tâm truyền bá văn hóa, nhất là văn học tây phương.
Chính trong thập niên 1960, nhiều tạp chí có giá trị đã xuất hiện, đã dày công giới thiệu, trình bày tư tư tưởng tây phương như Sáng tạo, Hiện Đại, Thế Kỷ XX, Đại Học, Vạn Hạnh, Văn Hóa Nguyệt San, Văn Hóa Á Châu, Bách Khoa. . . Ngoài ra, những sách thuộc loại biên khảo, dịch thuật về triết học Tây phương như các tác phẩm của Lê Tôn Nghiêm, Trần Thái Đĩnh, Đặng Phùng Quân, Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Nghiêm Xuân Hồng. . cũng đã xuất hiện trong các nhà sách và thư viện. Dù bang giao Việt Pháp căng thẳng, thư viện Pháp vẫn đông người lui tới, du học sinh Việt Nam vẫn sang Pháp du học, và sách báo Pháp Mỹ vẫn được chuyên chở qua Việt Nam. Chính trong môi trường văn hóa cởi mở, tự do và nhân bản này, tư tưởng Tây phương đã được trình bày và giới thiệu cho các tầng lớp độc giả Việt Nam nhất là các sinh viên, học sinh và văn nghệ sĩ. Tây phương đối với những văn nghệ sĩ quốc gia là một nguồn cảm hứng mới, một chân trởi mới có thể đem lại nhiều lợi ích cho văn học, nghệ thuật Việt Nam.
Trên
Sáng Tao, trong bài
Chúng ta hình thành
văn nghệ mới,
Trần Thanh Hiệp viết:
Ngoài bản ngã dân tộc, người văn nghệ còn sống tham dự vào bản ngã phổ biến. Tiếp nối truyền thống văn nghệ dân tộc không thôi chưa đủ. Còn phải tiếp nhận cái diễn tiến của văn nghệ ngoại dân tộc, trong trường hợp này tôi muốn chỉ nói riêng đến văn nghệ Tây phương. Nhờ sự tiếp cận này, người văn nghệ phóng mình ra nhiều chân trời mớI lạ. Văn nghệ Tây phương phong phú về thể nghiệm, về biến thái. Con người trong đó được trình bày qua khắp các khía cạnh. . . . Nhưng có lẽ bổ ích nhất cho chúng ta là sự bổ túc của văn nghệ Tây phương hiện kim, đánh dấu một chuyển hướng lớn (ST 21, 6-1958, 13).
Ở đây, tôi xin giới thiệu ảnh hưởng tây phương trong hai lãnh vực tư tưởng, và văn học.
Ngoài bản ngã dân tộc, người văn nghệ còn sống tham dự vào bản ngã phổ biến. Tiếp nối truyền thống văn nghệ dân tộc không thôi chưa đủ. Còn phải tiếp nhận cái diễn tiến của văn nghệ ngoại dân tộc, trong trường hợp này tôi muốn chỉ nói riêng đến văn nghệ Tây phương. Nhờ sự tiếp cận này, người văn nghệ phóng mình ra nhiều chân trời mớI lạ. Văn nghệ Tây phương phong phú về thể nghiệm, về biến thái. Con người trong đó được trình bày qua khắp các khía cạnh. . . . Nhưng có lẽ bổ ích nhất cho chúng ta là sự bổ túc của văn nghệ Tây phương hiện kim, đánh dấu một chuyển hướng lớn (ST 21, 6-1958, 13).
Ở đây, tôi xin giới thiệu ảnh hưởng tây phương trong hai lãnh vực tư tưởng, và văn học.
I. TƯ TƯỞNG
Tại miền Nam, người đọc và nghiên cứu đã chú trọng các trào lưu tư tưởng tây phương và các triết gia tây phương như Husserl, Kant, Heidegger, Hégel và cả Marx nữa. Các tạp chí như Đại Học (Huế), Tư Tưởng (Vạn Hạnh), Sáng Tạo đã là những nguồn thông tin và truyền bá tư tưởng tây phương:
Thân Văn Tường. Karl Jasper hay là thảm trạng của trí thức trong thân phận con người. Đại Học 3, 7-1961.
Lê Tôn Nghiêm. Siêu hình học đi đến đâu? Đại Học 2, 4-1962.
Trần Thái Đỉnh. Bước tiến của khoa tâm lý học. Đại Học 2, 4-1962.
Trần Thái Đỉnh . Heidegger và bản chất thi ca của, Đại Học 33, 6-1963.
Trần Thái Đỉnh và Trịnh Hùng dịch . Triết học như một khoa học đích xác.
Đại Học 33, 6-1963
Dung Đạo . Hài hước trong tư tưởng Socrate . Đại Học 33, thángf 6-1963
Nguyễn Văn Trung. Triết học và lịch sử triết học, Đại Học 2, 4-1962.
Ngô Trọng Anh. Đẳng thời Lévi- Strauss. Vạn Hạnh 6. 11-1969.
Phạm Công Thiện. Sự thất bại của Cơ Câu Luận. Vạn Hạnh, 6. 11-1969.
Tuệ Sĩ. Cơ Cấu Ngôn Ngữ của Michel Foucault. Vạn Hạnh 6. 11-1969
Thích Nguyên Tánh. Việc giải thích Cơ Cấu và con đường tư tưởng Việt Nam.
Vạn Hạnh 6, 11-1969.
Nguyễn Sĩ Tế. Chủ thuyết siêu thực. Sáng Tạo. 19, 4-1958.
Nguyên Sa. Triết học của Kant. Sáng tạo 11, 8-1957
Nguyên Sa. Con người trong triết học hiện đại. Sáng Tạo 19. 4-1958.
Ngoài ra lúc này các sách biên khảo và dịch thuật về triết học tây phương cũng nhiều hơn giai đoạn trước:
Bùi Giáng. Tư Tưởng Hiện Đại. (1962)
___________ Heidegger va Tư Tưởng HIện Đại (1963)
Albert Camus. Ngộ Nhận. Bùi Giáng dịch. Võ Tánh, Saigon, 1967.
Albert Camus. Con ngườI Phản Kháng, Bùi Giáng.dịch. Võ Tánh, Saigon, 1968.
Cao Văn Luận. Tâm Lý Học ( 1958).
____________ Luận Lý Học và Siêu Hình Học (1958).
____________ Đạo Đức Học ( 1959)
____________ Henry Bergson (1961)
Danh Từ Triết Học ( 1969)
Đặng Phùng Quân. Hiện Hữu Tha Nhân với Gabriel Marcel.
Đêm Trắng, SG, 1969.
____________ Triết Học và Khoa Học. Lửa Thiêng. 1972.
_____________ Chân Dung Triết Gia, Lửa Thiêng. SG, 1973.
_____________ Triết Học và Văn Chương. Lửa Thiêng. SG, 1974.
Nguyên Sa. Descartes Nhìn Từ Phương Đông. Trình Bày, SG.
____________ Quan Điểm Văn Học và Triết Học (1960).
Trần Thái Đỉnh, Triết Học Nhập Môn. Ra Khơi. SG, 1961.
____________ Hiện Tượng Học là Gì?.THờI Mới. 1969,
____________ Triết Học Kant. Nam Chi, 1969.
____________ Biện Chứng Pháp Là Gì? Thời Mới, 1969.
Trần Đỗ Dũng. Descartes. Lửa Thiêng. SG. 1974.
Trong số các trào lưu tư tưởng tây phương kể trên, các giáo sư, sinh viên, học sinh, nhà văn, nhà thơ và thanh niên nam nữ đã chú ý nhiều đến Cơ Cãu Luận, Triết thuyết Nhân Vị và tư tưởng Hiện Sinh của Pháp. Tạp chí Tư Tưởng Vạn Hạnh đã ra số 6 (11-1969 ) đặc biệt về Cơ Cãu Luận, Đaị Học (huế) số 18 (tháng 11-1960) có chuyên đề về trào lưu Hiện Sinh, và nhóm của ông Ngô Đình Nhu đã đặt cơ sở của họ trên thuyết Nhân Vị ( Personalism) của E. Mounier để lập ra đảng Cần Lao với thuyết Nhân Vị. Nhưng mặn mà, sôi nổi nhất là triết thuyết hiện sinh đã đi vào đại học và phát triển trong văn học, nghệ thuật miền Nam. Do đó, trên báo chí và sách xuất hiện nhiều đề tài về phái hiện sinh.
Tạp chí:
R.P.Rietsch. Le Message interrompu d’ Albert Camus. Đại Học 14, 3-1960.
Albert Camus. Người khách trọ. Đại Học 14, 3-1960.
Nguyễn Khắc Hoạch. Những nẻo đường mới trong rừng văn nghệ hiện đại.
Đại Học 11, 9-1959.
Nguyễn Khăc Hoạch. Albert Camus trong lòng thế kỷ XX. Diễn văn đọc ngày 6-3-1960 taị thính đường Quốc Gia Âm Nhạc Saigon, đã đăng trong Văn Hóa Á Châu, tập III, loại mới số 1,tháng 4-1960.
Nguyễn Nam Châu. Những niềm xao xuyến và hy vọng trong con người.
Đại Học 11, 9-1959.
Quang Ninh. Khái niệm về chủ nghĩa hiện sinh. Sáng Tạo, Xuân kỷ hợi, 1959
Sách :
Trần Thái Đỉnh. Triết học Hiện Sinh. Thời Mới, Saigon, 1967.
Hoàng Vũ. ( dich) .Dịch Hạch của A. Camus. Thời Mới. Saigon, 1965.
Tam Ich. Sartre và Heidegger trên thảm xanh. Hồng Đức, SG, 1968.
Trúc Thiên. Đường Vào Hiện Sinh. An Tiêm, 1969.
Lê Thành Trị. Hiện Tượng Luận về Hiện Sinh. Phủ QVK, SG, 1969.
Triết thuyết hiện sinh còn đưọc gọi là Existenzphilosophie. Trong triết học, chữ exist và existence chỉ một sự vật hoạt động hơn là thụ động. Gốc Latin ex , out+sistere (stand). Existentialism nghĩa là tồn tại, hiện hữu. Triết lý này đặt cái nhìn vào điều kiện và hiện hữu của con người, vị trí và chức năng của nó trong thế giới, và mối liên hệ của nó với Thượng Đế. Hiện sinh là một trào lưu triết học nhấn mạnh vào hiện hữu của cá nhân. Con người hoàn toàn tự do và chịu trách nhiệm về hành động của mình. Kierkegaard (1813-55) trong các sách của ông như Fear and Trembling(1843), The Concept of Death (1844) và Sickness Unto Death (1948), cho rằng con người chỉ có tự do khi nó ở trong Thượng Đế. Qua Thượng Đế và trong Thượng Đế con người mới tìm thấy bình an trong tâm hồn, thoát mọi ưu tư và bất mãn. Tư tưởng của ông có ảnh hưởng lớn ở đầu thế kỷ XX. Các triết gia như Heidegger và Jaspers ( Đức) sau này lại trở thành những triết gia hiện sinh vô thần. Điểm đặc biệt của vô thần hiện sinh là đi ngược lại triết lý truyền thống khi cho rằng hiện sinh ( existence) đi trước bản chất ( essence). Họ lý luận rằng trong khi hiện hữu, con người làm cái này, cái kia, và do cái tự do làm cái này hay cái kia mà tạo bản chất cho hiện hữu.
Jean Paul Sartre ( 1905-1980), trong tiểu thuyết, kịch và triết học đã quan niệm rằng con người sinh ra từ một loại Hư Vô ( le néant), bùn lầy (le visqueux). Con người có quyền tự do ở trong đám bùn lấy, và sống một hiện hữu thụ động, trong bán ý thức, và ít khi ý thức được mình. Tuy nhiên nó có thể ra khỏi chủ thể, ra khỏi tình trạng thụ động và trở thành ý thức đuợc mình. Trong trường hợp này, con người sẽ hiểu được những hành động phi lý trước kia và cảm thấy thất vọng. Ý thức này lôi con người ra khỏi đám bùn nhơ và lúc đó con người bắt đầu hiện hữu. Khi con người biết lựa chọn tức là đã làm cho hiện hữu và vũ trụ có ý nghĩa. Đó là hoàn cảnh của người hầu bàn trong L’Etre et le Néant . Trong Chambers, Sartre nói rằng ‘ Hiện hữu có trước bản thể.. .Không có Thượng Đế, con người phải tin vào ý chí kiên cường của mình và sưc mạnh nội tâm.
Trong quyển L’Existentialisme est un humanisme (1946), Sartre cho rằng con người dùng ý chí vượt lên trên hoàn cảnh thụ động tức là đã dấn thân ( engagé), chính vì dấn thân, con người sẽ tham gia vào các hoạt động xã hội hay chính trị. Chính vì tham dự này mà con ngưòi tạo ra một cơ cấu và một lý do cho hiện hữu của nó, và nhờ vậy mà con người hợp nhất với xã hội.
Cùng với Sartre, còn có Albert Camus, Simone de Bauvoir là những triết gia hiện sinh nổi tiếng.
Sau đây là những điểm chính của triết lý hiện sinh ở trong tiểu thuyết, kịch và triết học:
-Chú trọng cá nhân
-Chỉ trích xã hội mà chủ dích là tìm một hiện hữu thích hợp cho cá nhân.
-Nhấn mạnh tự do và quyền lựa chọn
-Chống thuyết Hégel. Hiện hữu con người không thể bị lý trí, khách quan và hệ thống ràng buộc. Hiện hữu con người phải bao gồm cảm xúc, tham muốn, và chủ quan.
-Chú trọng đến cái chết và và vai trò của con người trong đời sống.
-Đề cao hoạt động và bất toàn trái với tĩnh lặng và hoàn hảo.
Trên đây là những khía cạnh tích cực của tư tưởng Hiện sinh. Song người đời lại khai thác những khía cạnh tiêu cực trong lý luận của J. Paul Satre:
-Con người sinh ra từ Hư Không và Bùn Lầy mà không chú trọng lời ông cho rằng con người có thể dùng ý chí thoát ra vũng lầy, dấn thân vào đời sống để hòa đồng với xã hội.
-Con người cô đơn , bị bỏ rơi và sợ hãi trong một thế giới mà nó không tạo nên. Cuộc đời như vậy là phi lý.
-Cuộc đời là bất hạnh vô ý thức, là tham vọng vô ích
-Cuộc đời là buồn nôn ( La Nausée)
-Địa ngục là tha nhân ( L’ Enfer, c’est les autres: Hell is other people)
Những tiểu thuyết và luận thuyết của Albert Camus (1913-1960) cũng trở thành những ngôn ngữ hiện sinh: người khách lạ ( L’Etranger, 1941), nổi loạn ( L’Homme Révolté, 1951).
Thanh niên, hoc sinh, sinh viên và các văn nghệ sĩ Việt Nam thường thiên về những ý tưởng tiêu cực trong tư tưởng hiện sinh., và tư tưởng này được thể hiện trong ngôn ngữ cùng thi ca, tiểu thuyết thời kỳ này. Ảnh hưởng đó đôi khi biểu lộ rõ rệt như nhan đề quyển sách về thời cuộc’’ Những Năm Tháng Buồn Nôn’’ của một dân biểu quốc hội của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhiều khi ảnh hưởng hiện sinh chỉ là thấp thoáng. Thí dụ một đoạn sau đây trong bài thơ Đòi sống của Thạch Chương trích từ Sáng Tạo số 21, tháng 6-1958:
Tôi đòi một khí hậu thiên nhiên,
Để dễ bề trưởng thành hồn nhiên.
Và tôi nhất định từ chối
Những công thức, những phương trình giả dối.. .
Đứng về quan điểm hiện sinh, đoạn thơ này mang ý thức phản kháng.
Một thí dụ khác. Bài thơ 1954-1961 của Vương Tân, đang trong Văn Nghệ 6, tháng 7-1961:
Quay về bên phải
Súng dí sau lưng
Tôi nghe lời quát
Khi tuổi hai mươi.
. . . . . . .
Chúng nó cầm dao
Đâm vào trái tim.
Và nhìn máu chảy
Sự sống dâng lên
Trong nghìn huyết quãn
Trên vạn cánh tay
. . . . . . .
Lúa ruộng tao vừa chín
Cây vườn đang trổ bông
Sao chúng mày chia bán
Hỡi lũ quỷ cầm dao. . .
Bài này cũng mang ý thức phản kháng chiến tranh, phản kháng một xã hội bất công phi lý, trong đó tha nhân là địa ngục, tha nhân là kẻ sát nhân!
Thực ra ý thức cô đơn, ý thức phản kháng, và tư tưởng yếm thế đã có từ lâu trong văn chương Việt Nam . Bài thơ sau đây của Nguyễn Công Trứ đã tiềm ẩn ý thức cô đơn, ý thức phản kháng- phản kháng thượng đế, phản kháng số phận, phản kháng xã hội - và cũng có ý thức dấn thân:
Ngồi buồn mà trách ông xanh,
Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười.
Kiếp sau xin chớ làm người,
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo.
Giữa trời vách đá cheo leo,
Ai hay chịu rét thì trèo với thông!
Sở dĩ tư tưởng hiện sinh được quần chúng ưa thích vì những ý niệm của trường phái này đã có sẵn trong tinh thần người Việt Nam, và nhất là nó phù hợp với tâm trạng của dân Việt Nam trong thời điểm chiến tranh dai dẳng, khốc liệt, biết bao người phải tù tội hoặc bị chém giết một cách phi lý, bao hạnh phúc tan vỡ, và bao mái nhà điêu tàn giống như dân Pháp trong đệ nhị thế chiến . Tinh thần ‘’hiện sinh’’ được thể hiện trong một số thi ca và tiểu thuyết thời kỳ này. Một số văn nhân thi sĩ đã khéo léo áp dụng, nhưng một số lại dùng tư tưởng hiện sinh như là một trang phục thời thượng, hoặc ngã theo khuynh hướng tiêu cực, than khóc, rên rỉ, van nài một cách giả tạo, hoặc quá bi thảm hóa cuộc đời.
lam dep tai anh thu
ReplyDeletelàm đẹp tại anh thư
spa anh thu
spa anh thư
tham my anh thu
thẩm mỹ anh thư
tham my vien anh thu
thẩm mỹ viện anh thư
thẩm mỹ viện người mẫu anh thư
tham my vien nguoi mau anh thu