Song
Chi/Người Việt
Friday,
September 28, 2012 7:31:02 PM
Tin nữ danh ca Khánh Ly sẽ trở về hát tại Việt Nam lần đầu tiên
sau 37 năm rời xa quê hương đã thực sự gây chú ý đối với người Việt trong (và
có lẽ) cả bên ngoài nước.
Nhất
là khi những tin tức trái chiều Khánh Ly sẽ về, không về, rồi lại chắc chắn về,
đăng trên báo này báo kia, càng làm cho mọi người quan tâm.
Sẽ
là thừa để nói về giọng hát ma lực của Khánh Ly, nhất là qua những ca khúc của
cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Về mối quan hệ đặc biệt trong âm nhạc của hai người.
Về ảnh hưởng, tầm vóc và những đóng góp của cả hai cho âm nhạc Việt Nam một
thời bão lửa.
Từ
Diễm Xưa, Hạ Trắng, Gọi Tên Bốn Mùa, Ru Mãi Ngàn Năm, Như Cánh Vạc Bay... Cho
tới Ðại Bác Ru Ðêm, Hành Hương Trên Ðồi Cao, Hát Trên Những Xác Người, Ngày Dài
Trên Quê Hương, Ngủ Ði Con, Hãy Sống Giùm Tôi, Xin Mặt Trời Ngủ Yên... Không ai
hát nhạc Trịnh hay cho bằng Khánh Ly, trừ chính Trịnh.
Ðối
với những người thuộc thế hệ lớn hơn ở miền Nam, đã từng trải qua những năm
tháng chiến tranh, tiếng hát Khánh Ly và những ca khúc của cố nhạc sĩ Trịnh
Công Sơn là một phần đời của họ, gắn với một giai đoạn đau thương của dân tộc.
Tâm
lý con người, những cái gì đau thương mất mát thì thường hay nhớ lâu.
Nghe
Khánh Ly hát nhạc Trịnh, vì vậy, còn là để nhớ và sống lại những kỷ niệm của
một thời tuổi trẻ đã qua.
Ngay
cả đối với những người thuộc thế hệ sinh sau đẻ muộn như người viết bài này,
thì giọng hát của ca sĩ Khánh Ly qua những tình khúc và những ca khúc phản
chiến của Trịnh Công Sơn cũng đã kịp có một vị trí riêng không thể thay thế.
Vậy
nhưng khi nghe tin Khánh Ly sẽ về hát trên quê hương, nhiều người mừng cho mình
và vui cho nữ ca sĩ, nhưng cũng có nhiều người không biết có nên mừng hay
không.
Bởi,
ở một quốc gia nào khác, chuyện một ca sĩ, dù đã từng có những câu nói hay hát
những bài hát không hợp lòng, thậm chí là chống đối, theo quan điểm của nhà
nước hiện thời, thì cũng là chuyện nhỏ sau 37 năm. Một thời gian đủ dài cho bao
nhiêu điều xảy ra.
Người
Ðức hay những dân tộc thuộc các nước xã hội chủ nghĩa Ðông Âu cũ còn làm được
khối điều lớn hơn thế nhiều, mà đâu cần phải hô hào hòa hợp hòa giải. Ngay cả
Miến Ðiện, một quốc gia từng nổi tiếng có một chế độ quân phiệt hà khắc, nhưng
cứ nhìn cái cách mà chính phủ của Tổng thống Thein Sein và nhà lãnh tụ đối lập
Aung San Suu Kyi đối xử với nhau cũng đủ làm cho người ta thán phục.
Mới
đây, ngày 27 Tháng Chín trong bài diễn văn đọc tại Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc,
Tổng Thống Miến Ðiện Thein Sein đã ca ngợi những nỗ lực to lớn của bà Aung San
Suu Kyi, trong tiến trình cải cách chính trị, dân chủ hóa đất nước.
Tổng
Thống Thein Sein nói, với tư cách là công dân Miến Ðiện, ông bày tỏ lòng biết
ơn về “những nỗ lực của bà đóng góp cho nền dân chủ” của đất nước. Ông còn nhấn
mạnh, đặc trưng của đời sống chính trị Miến Ðiện là sự khoan dung và cao
thượng.
Nhưng
đó là nước người ta. Còn Việt Nam mình... thì khác.
Nếu
không khác, thì trong 3 quốc gia bị chia cắt sau chiến tranh Thế Giới Lần Thứ
Hai là Ðức, Triều Tiên, Việt Nam, chỉ có Việt Nam nhất quyết hy sinh xương máu
nhân dân trong suốt 20 năm để thống nhất đất nước.
Nếu
không khác, thì sau khi thống nhất, đã không có quá nhiều hận thù, chia rẽ, ly
tán, thậm chí máu đổ... Mãi cho đến tận 37 năm sau, vết thương lòng vẫn còn
chưa khép kín trong lòng nhiều người. Dù cụm từ “hòa hợp hòa giải” đã được hô
hào bao lần, nhưng ngay những hành động cụ thể nhỏ nhất thì vẫn chưa làm nổi.
Chính
vì vậy, mà một chuyến trở về hát trên quê hương của một người nghệ sĩ với ít
nhiều vướng mắc về tư tưởng, theo quan điểm của ai đó, có thể là một chuyện rất
bình thường ở bất cứ quốc gia nào khác. Nhưng cũng có thể không bình thường nổi
ở đất nước này.
Khi
những bài viết có mục đích thóa mạ người nghệ sĩ ấy đã và vẫn xuất hiện ở báo
này báo khác.
Khi
chỉ cần bất cứ ai chạnh lòng, vì sao người nghệ sĩ này lại được công chúng ưu
ái đến vậy, trong khi người khác, cả một đời cống hiến cho cách mạng, cho chế
độ lại không được như thế.
Khi
chỉ cần một ai đó có quyền trong việc cấp giấy phép biểu diễn, kiểm duyệt, muốn
làm khó. Hoặc ngay cả khi trung ương đã duyệt cho phép mà địa phương lại không
cho, như đã từng xảy ra với một nghệ sĩ khác trước đó, thì mọi chuyện cũng đủ
trở thành bẽ bàng.
Ðó
là chưa kể cộng đồng người Việt xa xứ, những người vốn càng khó quên hơn những
gì đã xảy ra cho họ, cũng sẽ giận dữ hơn khi người nghệ sĩ họ yêu mến đã trở về
cái nơi mà họ buộc phải bỏ ra đi nhiều năm trước, vì nhiều lý do.
Làm
người Việt Nam có nhiều nỗi khổ vậy. Nên đừng đem những lý lẽ, lập luận hay cái
nhìn của người sống ở các quốc gia tự do dân chủ áp dụng vào Việt Nam. Mà có
khi lầm chết người, ngay cả với một người nổi tiếng như Thiền sư Thích Nhất
Hạnh.
Lẽ
đương nhiên, người nghệ sĩ bao giờ cũng nặng lòng với quê hương, đất nước. Nói
bỏ nước mà đi nhưng nào có bỏ được. Quê hương vẫn nằm ở đó đau đáu trong tim.
Nhất
là khi quê hương sau bao nhiêu năm vẫn ngổn ngang quá nhiều điều ngang trái,
bất công, vẫn tụt hậu ngày càng xa so với thế giới, và khi người dân mình vẫn
khổ quá, thiệt thòi quá.
Nên
người nghệ sĩ có muốn trở về, dù một lần, hát trên quê hương cũng là điều dễ
hiểu.
Còn
nhà nước Việt Nam thì được thêm một cơ hội chứng tỏ “chính sách cởi mở, rộng
lượng,” sự khoan dung... Những mỹ từ đẹp đẽ.
Trong
khi mới trước đó vài ngày họ vừa tống 3 blogger yêu nước vào tù với bản án cộng
thời gian quản chế lên đến 15-17 năm chỉ vì tội viết những bài về thực trạng xã
hội, nạn tham nhũng hay cảnh báo về họa mất nước. Và tống thêm 3-4 năm tù cho 3
thanh niên Công Giáo yêu nước khác cũng chỉ vì họ đã thực hiện quyền tự do tư
tưởng và phát biểu một cách ôn hòa.
Khi
chính họ đang hàng ngày hàng giờ đàn áp, bịt miệng, cướp đoạt mọi quyền tự do
dân chủ của người dân, chà đạp lên nhân quyền một cách tàn bạo nhất.
Khi
chính họ, qua miệng một tay trung tá, đã ngang nhiên khẳng định đối với nhà
nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam “Tự do là con c.”
Vậy
thì sự khoan dung, cởi mở ở đây cũng chỉ để đánh bóng chế độ mà thôi.
Còn người nghệ sĩ, một khi đã chấp nhận phải xin phép để
được trở về, chấp nhận chỉ hát những gì được cho phép, đã là “mất.”
Cái
lợi cái hại, cái được cái mất của bao nhiêu năm gìn giữ, nặng nhẹ đến đâu, còn
tùy vào thời tiết nắng mưa của lòng người - những kẻ có quyền ký vào những
quyết định cho phép cái này cái kia. Nhiều khi không ngờ được.
Có
lẽ cũng bởi vì thời gian không cho phép người nghệ sĩ chờ đợi nổi nữa, mà hiện
thực một ngày được hát trên một quê hương hoàn toàn tự do, với nhân dân được
trả lại đầy đủ quyền làm người thì còn lâu quá!
No comments:
Post a Comment