Friday,
September 28, 2012 8:12:54 PM
HÀ NỘI (NV) - “Trong hai ngày 26-27
tháng 9 năm 2012, đàm phán vòng 2 cấp chuyên viên Việt Nam-Trung Quốc về vùng
biển ngoài cửa vịnh Bắc bộ đã diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Quốc”.
Bản
đồ phân định vịnh Bắc bộ theo hiệp định ký năm 2000 giữa Việt Nam-Trung Quốc.
(Hình: Vũ Hữu San)
Hãng
tin chính thức của Hà Nội, TTXVN, loan báo như vậy ca tụng “Ðàm phán diễn ra
trong không khí hữu nghị, thẳng thắn và xây dựng”.
Bản
tin này không cho biết một chi tiết nào đã được đàm phán và đạt được mà chỉ nói
mơ hồ là “Hai bên khẳng định quyết tâm cùng nỗ lực thúc đẩy đàm phán trên cơ sở
các nguyên tắc đã được xác định trong ‘Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản
chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc’ ký tháng 10 năm
2011, vững bước thúc đẩy phân định vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc bộ, đồng thời
bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này. Hai bên nhất trí
nguyên tắc chỉ đạo phân định vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc bộ là căn cứ vào luật
pháp quốc tế, nhất là công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982 và thực
tiễn quốc tế liên quan.”
Ðể
rồi hứa hẹn sẽ đàm pháp tiếp vòng 3 cấp chuyên viên vào nửa đầu năm tới tại
Việt Nam.
Hiệp
định Phân định vịnh Bắc bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc ký ngày 25 tháng 12,
2000 tại Bắc Kinh nhằm xác định biên giới lãnh hải, thềm lục địa và vùng đặc
quyền kinh tế trên biển giữa hai nước.
Nhiều
người trong nước đã lên tiếng phản đối bản hiệp định này nên mãi đến năm 2004
chế độ Hà Nội mới cho công bố 21 tọa độ căn bản trong bản thỏa ước phân định
biển giữa hai nước trong khu vực vịnh Bắc bộ mà phía Nam kéo tới Quảng Trị,
ngang qua đảo Cồn Cỏ. Trong đó, điểm 1 đến 9 là ranh giới lãnh hải 12 hải lý và
điểm 9 đến 21 là ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa xa bờ hơn 12
hải lý. Một số nhà phân tích cho rằng căn cứ trên những tọa độ đó, người ta
thấy tọa độ phân chia có đến 12 điểm là gần hơn về phía Việt Nam từ 3 hải lý
đến 27 hải lý.
So
với bản Hiệp định Pháp Thanh năm 1887 thì nhiều người cho rằng Hà Nội đã nhượng
bộ cho Trung Quốc rất nhiều. Một số người chống đối đã bị bắt bỏ tù.
Trừ
khu vực vịnh Bắc bộ đã ký kết phân định rõ ràng, về phía Nam thì Bắc Kinh vẫn
ngang ngược dựa vào cái “Lưỡi Bò” của mình tự chế để tuyên bố 80% biển Ðông là
của mình. Nhiều khu vực lấn sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Hồi
tháng 6 vừa qua, Bắc Kinh ra lệnh cho công ty Dầu Khí Hải Dương (CNOOC) gọi
thầu dò tìm và khai thác 9 lô ở ngay trên thềm lục địa của Việt Nam, có lô chỉ
cách bờ biển Việt Nam chưa tới 30 hải lý.
Hàng
đoàn tàu đánh cá cỡ lớn của Trung Quốc hoạt động sâu trong vùng đặc quyền kinh
tế của Việt Nam nhưng không bị bắt giữ, theo báo Sài Gòn Tiếp Thị tiết lộ ngày
13 tháng 7, 2012. Trong khi đó, tàu đánh cá người Việt tới gần quần đảo Hoàng
Sa thì bị bắt giữ đòi tiền chuộc hay bị đâm chìm. (T.N.)
No comments:
Post a Comment