Tháng Chín 28, 2012
Suốt hơn nửa thế kỷ qua, không phải đợi lời kêu gọi “hy
sinh”, “chia sẻ”, những người dân Yên Bái, Hòa Bình từ nửa thế kỷ trước và giờ
là Bắc Trà My, Quảng Nam, đã hy sinh tất cả cho tổ quốc, cho dù tổ quốc có khi
lại là của một ai đó.
Hy sinh đến độ họ chẳng còn gì ngoài đôi bàn tay trắng và
một cuộc sống dưới mức nghèo khổ.
Năm 1959, khi Thác Bà, công trình thủy điện đầu tiên của Việt Nam được khởi công xây dựng, 8.913 hộ, 5,3 vạn người dân đã phải bỏ lại nhà cửa, ruộng vườn, quê hương bản quán, bỏ lại đình chùa, miếu mạo, mồ mả ông bà tổ tiên để dắt díu nhau lên rừng xanh núi đỏ, vạt núi san sông, “đặt bát hương” dựng xây quê hương mới. Tất cả “vì dòng điện ngày mai của tổ quốc”.
Tháng 9-2012, tức hơn nửa thế kỷ sau đó, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng đã tận mắt chứng kiến cảnh “Không ít đồng bào của hơn 50 xã đã hy sinh tất cả vì chính dòng điện vẫn sống trong cảnh đèn dầu leo lét. Điện, đường, trường, trạm… vẫn tạm bợ lều lán; trường mầm non vẫn dùng cái bếp cũ của nhà dân. Và cay đắng nhất, là lời than vãn của một trong số 5,3 vạn dân thủa nào: “Chúng tôi bị bỏ quên trong xó rừng này. Chúng tôi như hạt thóc rơi trong kẽ cái hòm cũ”. Và chạnh lòng nhất, là lời thổn thức của nguyên Bí thư Đảng ủy xã Tân Hương, bà Lương Thị Lầm -người trực tiếp vận động, tổ chức di dân cho thủy điện Thác Bà, sau chẵn 50 năm, rằng: “Hóa ra tôi đi vận động năm ấy, nghĩa là tôi nói dối, nói phét với dân ư? Chúng tôi bảo là nhà máy hoạt động thì sẽ có điện cho bà con, bà con được dùng đầu tiên. Vậy mà …”.
Một lời nói dối dài đến nửa thế kỷ đối với sự hy sinh lặng thầm của những người dân, trong riêng giẽ phạm trù thủy điện, hay lớn hơn là sự phát triển của tổ quốc, có thể nói là không có giới hạn, không gì đo nổi, và cũng chẳng thứ gì có thể bù đắp được.
Đến hôm qua, bên trên sự tăm tối của người dân vùng thủy điện lại có thêm một sự đòi hỏi hy sinh. Và một lời nói dối.
Báo cáo đánh giá tác động của thủy điện Sông Tranh 2 được báo chí “phanh phui” với phần đánh về động đất dài 195 chữ, với kết luận to đùng: “Hồ thủy điện Sông Tranh 2 khi tích nước sẽ không gây khả năng động đất kích thích”. Và một trong những “tác giả” là cái tên quen thuộc: TS Lê Huy Minh, với phát ngôn nổi tiếng sau này “Động đất là bình thường”. À, thế là ban đầu nhà khoa học này kết luận: “không gây khả năng động đất kích thích”, và sau đó khi động đất xảy ra (ngay cả khi mức nước ở Sông Tranh 2 đang nằm dưới mức nước chết) thì ông mang mác tiến sĩ ra để giải thích đó là chuyện …bình thường. “Bình thường” chính là vô số và ngày càng dày thêm những trận động đất kích thích từ việc thủy điện tích nước? “Bình thường” có nghĩa là xảy ra đến 7 trận động đất trong chỉ 12 tiếng đồng hồ? Và bình thường, và khoa học, và trung thực đến mức nguyên chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Tập phải thốt lên: “Bây giờ tôi thật sự băn khoăn là có nên tin vào các nhà khoa học hay không vì họ nói không nhất quán gì cả”.
Dường như sự không nhất quán rất khác xa với nghĩa của từ trung thực. Thế nên thật khó trôi tai lời phàn nàn của một tiến sĩ, rằng người dân “quá kém hiểu biết”. Lại càng khó chấp nhận việc đòi hỏi một cách bất nhẫn “sự hy sinh” khi mà những người dân sống “dưới chân cột đèn” khó có thể “an tâm” để hy sinh nốt thứ duy nhất họ còn lại là tính mạng?
Suốt hơn nửa thế kỷ qua, không phải đợi lời kêu gọi “hy sinh”, “chia sẻ”, những người dân Yên Bái, Hòa Bình từ nửa thế kỷ trước và giờ là Bắc Trà My, Quảng Nam, đã hy sinh tất cả cho tổ quốc, cho dù tổ quốc có khi lại là của một ai đó. Hy sinh đến độ họ chẳng còn gì ngoài đôi bàn tay trắng và một cuộc sống dưới mức nghèo khổ.
Và chính vì thế, càng không thể đối xử với sự hy sinh bằng những lời nói xuông thiếu trách nhiệm, chỉ để an dân, mà thực ra là dối dân, đã bắt đầu từ năm 1959.
lam dep tai anh thu
ReplyDeletelàm đẹp tại anh thư
spa anh thu
spa anh thư
tham my anh thu
thẩm mỹ anh thư
tham my vien anh thu
thẩm mỹ viện anh thư
thẩm mỹ viện người mẫu anh thư
tham my vien nguoi mau anh thu