NGUYỄN
THIÊN THỤ
Friday,
September 28, 2012
http://son-trung.blogspot.com/2012/09/nguyen-thien-thu-anh-huong-au-my.html
B. TIỂU THUYẾT
1- Tiểu Thuyết truyền thống
Chúng ta cần chú trọng đến ảnh hưởng của Âu Mỹ rất mạnh mẽ trong văn học Việt Nam. Một số tiểu thuyết gia Việt Nam tự khởi đãu như Hồ Biểu Chánh, Nhất Linh, Thạch Lam đã học kỹ thuật viết tiểu thuyết của Âu Mỹ, thậm chí còn lấy tiểu thưyết Âu Tây làm truyện của mình như Hồ Biều Chánh, Dương Hà, Tùng Long. Hồ Biểu Chánh rất thành thực, ông làm một bản kê khai những tiểu thuyết Âu Tây mà ông đã vay mượn. Chúng ta có thể thông cảm cho Hồ Biểu Chánh vì đó là giai đoạn sơ khai của nển tiểu thuyết Việt Nam. Trưóc đây , người Việt Nam đã lấy truyện Tàu mà sáng tác truyện nôm như Nguyễn Du với Đọan Trường Tân Thanh, Nguyễn Đình Chiểu với Tây Minh, và bên Tây phương, các nhà thơ Pháp, Anh đã chịu ảnh hưởng của văn học Ấn Độ, La Mã vàÝ. Nhưng ngày nay, quốc tế đã quy định về tác quyền, chúng ta không thể làm như thời trung cổ nữa. Trong giai đoạn 1954-1975, báo chí Việt Nam phát triển, một số nhà văn đã viết feuilletons cho 10, 12 tờ báo khác nhau. Họ không có thời giờ suy nghĩ, do đó một số đã lấy truyện ngoại quốc mà phóng tác. Bà Tùng Long là một nhà văn đưọc độc giả trong Nam ưa thích, nhưng bà không được mời vào hội Văn Bút VIệt Nam vì lý do là bà phóng tác hơn là sáng tác. Nhất Linh đã nói lên việc này:
Tôi thấy nói Bút Việt sở dĩ Bút Việt sở dĩ không mời bà Tùng Longvì bà phóng tác các truyện của người khác mà không để của ai. Đây cũng là lối dạo văn nhưng còn chịu khó biến đổi đi (Viết và Độc Tiểu Thuyết, chú 1, tr.98).
Ngoài ra những phim ảnh ngoại quốc cũng đã ảnh hưởng đến văn học Việt Nam. Những tiểu thuyết của nhiều người trong đó với những cảnh đồn điền, săn bắn, buôn lậu, phi ngựa, bắn súng. . . có lẽ đã lấy cảnh từ những phim Âu Mỹ.
Bên cạnh đó những tư tưởng phóng khoáng tự do, cuộc sống buông thả của tiểu thuyết Francois Sagan , các truyện điệp viên của Ian Fleming và các phim Âu Mỹ cũng đã ảnh hưởng đến tiểu thuyết Việt Nam. Những nhà văn nữ VIệt Nam như Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Trùng Dương. . .đã nhấn mạnh về tình dục như các tiểu thuyết gia tây phương. Người Thứ Tám với bộ Z.28 , và Nguyên Vũ trong một số truyện chiến tranh của ông cũng mang màu sắc của những phim điệp viên 007.
2. TIỂU THUYẾT MỚI ( Nouveau roman)
Người ta cũng gọi là Anti-roman hay Anti-novel ( Phản tiểu thuyết). Đây là từ ngữ mới do Alain Robbe- Grillet ở Pháp đặt ra để nói về tính chất và tương lai của tiểu thuyết. Những bài luận thuyết của ông ban đầu đăng trên báo chí, sau thu thập lại thành tập Pour un nouveau roman (1963) . Lý thuyết của ông được nhiều người hưởng ứng như Marguerite Duras, Samuel Beckett, Michel Butor, Claude Simon, Robert Pinget, Claude Ollier và Jean Ricardou. Họ tạo thành một phong trào rộng lớn từ Âu sang Mỹ, mục dích là đưa lại một đường hướng mới cho sáng tác tiểu thuyết, và chống lại tiểu thuyết truyền thống.Trong tiểu thuyết mới, những tình tiết, hành động, kể lể, tư tưởng, phân tích nhân vật đều không có chỗ đứng hoặc chỉ có giá trị rất nhỏ. Tiểu thuyết mới là cái nhìn về sự vật, là sự hệ thống hóa và phân tích hồ sơ của sự vật. Họ muốn làm cho độc giả có ấn tượng rằng tất cả là thực và tự nhiên. Họ làm cho độc giả đồng nhất với nhân vật, và tham gia vào truyện. Michel Butor đã thành công trong La Modification (1957).
Theo J.A. Cuddon, quan niệm này chẳng mới mẻ gì vì trước đó, Huysman đã đưa ra ý kiến là tiểu thuyết phải chú trọng đến sự vật và phải từ bỏ cá nhân trong tiểu thuyết. Kafka cho rằng mô tả nhân vật là không cần thiết; James Joyce chứng minh rằng tình tiết là không quan trọng. Proust, William Faulkner, Albert Camus, Thomas Hardy, Henry James, Samuel Beckett, James Joyce, Virginia Woolf, vằ phái Sân Khấu Phi Lý (Theatre of the Absurd)[3] chủ trương đoạn tuyệt với đuờng lối sáng tạo truyền thống. Natalie Sarraute với tập luận thuyết L’ Être du Soucon (1952) đã nói đến việc canh tân cho tiểu thuyết. Trước và sau Alain Robbe Grillet đã có nhiều người theo chủ trương này. Và đây là những tác giả và tác phẩm trong trào lưu tiểu thuyết mới:
-James Joyce (1882-1941) : Ulysse (1922), Finnegans Wake(1939)
-Virginia Wolf (1882-1941): Mrs Dalloway (1925), To the Lighthouse(1927), The Waves (1931).
-Satre (1905- 1980) : La Nausée ( 1938).
-Nathalie Sarraute: Tropismes (1939), Portrait d’un l’inconnu (1947), Le Planétarium (1959), Vous les entendez (1972).
-Maurice Blanchot: Aminadab (1942), Le Dernier Mot (1947), Les Très Haut (1948), Le Ressasement éternel (1951), Celui qui ne m’accompagnait pas (1953).
-Robbe-Grillet: Les Gommes (1953), Le Voyer (1955), La Jalousie(1957), Dans le labyrinthe (1959).
-Michel Butor: L’Emloi du temps (1957), Degrés (1960).
-Claude Simon: Le Tricher (1945), L’ Herbe (1958), La Route des Flandre (1960), Histoire (1967), La Bataille de Pharsale (1969).
Những tính chất chính của phản tiểu thuyết là không có tình tiết hấp dẫn, không có những phân đọan rõ rệt, rất it phân tích nhân vật, hay lập đi lập lại, và mở đầu với kết thúc thường tráo đổi nhau. Có nhiều tác giả chủ trương mỗi cuốn truyện là những trang rời như là một bộ bài, coi trang nào trước cũng được. Có những trang tô màu khác nhau, có trang để trống, có trang vẽ hình.
Chủ trương này có vẻ mới lạ, cho nên ban đầu được nhiều người theo dõi nhưng về sau độc giả chán nản vì khó hiểu, và khó cảm .
Sau 1960, một số nhà văn Việt Nam dã áp dụng kỹ thuật tiểu thuyết mới của Tây phương. Mai Thảo đã viết về Tiểu Thuyết Mới như sau:
Thập niên 60 đánh dấu sự hình thành từ Pháp một trào lưu mới của văn chương tiểu thuyết, tiếng Pháp gọi là Nouveau Roman, tức Tiểu Thuyết Mới, còn được gọi là Anti-Roman, qua cái nghĩa Tiểu Thuyết Mới chống lại hết thảy mọi khái niệm về văn chương tiểu thuyết cổ điển trước nó, đưa ra những khái niệm tiểu thuyết mới lạ hoàn toàn. Trình bày về trường phái Tân Tiểu Thuyết này, còn được gọi là Trường Phái của Cái Nhìn ( École du Regard) phải cả ngàn trang sách, vì cuộc vận động rât bác học, rât trí tuệ, rất cách mạng văn học.
Nhưng mấy đặc thù chính yếu về tiểu thuyêt của nhóm Tân Tiểu Thuyêt là : nhà văn cất bỏ hoàn toàn những nhận thức chủ quan, những nhận thức ây theo lý giải của trường phái Cái Nhìn chỉ làm biến tưóng biến hình sự vật, chứ không thể hiện đưọc chân tướng uyên nguyên của sự việc Như danh từ cái nhìn đã trở thành danh từ trường phái, nhà văn chỉ có nhiệm vụ của một đôi mắt, một ống kính nhiếp ảnh. Đôi mắt ấy nhìn thấy thôi, không phê phán, không tư duy. Ống kính nhiếp ảnh ấy chỉ chụp hình thôi, chụp từ thật nhiều phía càng hay, từ viễn ảnh tới cận ảnh, tơ tóc, tinh vi, nhưng chụp thôi, tuyệt đối chỉ chụp, một cách lạnh lùng gần như vô tri, nghĩa là sự vật và đời sống nhìn tấy thế nào thì miêu tả khách quan, chứ không gửi gắm vào miêu tả nhận thức hoặc tâm trạng chủ quan của ngươi viết (Chân Dung 15 Nhà Văn Nhà Thơ Việt Nam , 98).
Theo Mai Thảo, Nguyễn Đình Toàn dẫn đầu, kéo theo Hoàng Ngọc Biên, Phùng Ngọc Anh, Nguyễn Quốc Trụ, Đặng Phùng Quân đi theo tiểu thuyêt mới, và Nguyễn Đình Toàn là người thành công về loại này (98). Mai Thảo không nói ra, nhưng trong tác phẩm Sau Giờ Giới Nghiêm, Mai Thảo đã áp dụng kỹ thuật tiểu thuyết mói. Nhân vật chính đã đối thoại nội tâm rất nhiều. Mai Thảo cũng đã đặt phần kết thúc vào phần đầu và phần giữa bằng những đoạn chữ nghiêng. Dù theo tiểu thuyết mới, cách viết của Mai Thảo cũng dễ hiểu, độc giả không phải đọc đi đọc lại nhiều lần.
Võ Phiến trình bày rất rõ ràng về tiểu thuyết mới như sau:
Cho đến 1945, các tiểu thuyết gia Việt Nam dù viết loại truyện nào, dù theo khuynh hướng nào, vẫn diễn đạt trong khuôn khổ truyền thống Tây phương. . . Sau thế chiến thứ hai, có những cố gắng táo bạo để phá vỡ cái truyền thống ấy, mở một chân trời mới cho tiểu thuyết, đem đến cho bộ môn này những khả năng mới.
Hoặc trước kia người ta vẫn kể truyện theo sự diễn tiến của câu chuyện, theo thứ tự thời gian, sau này người ta đảo lộn diễn tiến của cốt truyện, xáo trộn thứ tự thời gian. Hoặc trước kia vẫn dùng ngôi thứ ba, kể truyện trong tư cách một người đứng bên ngoài, bên trên các nhân vật; sau này có kẻ làm như hòa đồng với nhân vật, chuyển thẳng vào tác phẩm những ý tưởng âm thầm, chưa thành lời của nhân vật, chuyển những cái ấy dưới hình thức độc thoại nội tâm (monologue intérieur). Hoặc trước câu chuyện thuật lại như thể được nhìn từ một quan điểm duy nhất; sau này có những truyện được nhìn từ nhiều quan điểm khác nhau, cùng một sự việc dưới cái nhìn của nhân vật này khác hẳn dưới cái nhìn của nhân vật khác; thuật truyện như thể tác giả lật qua làm như lật qua lật lại câu chuyện, hết xem bên này lại xem phiá bên kia, làm cho sự thực hiện ra toàn vẹn hơn. Hoặc giả trươc kia thường thường trong mọi thiên truyện chỉ dùng một lối thuật sự mà thôi, sau này người ta có thể sử dụng nhiều lối khac nhau, ghép lại: một mẫu tin tưc truyền thanh bên cạnh một câu chuyện do hành khách trao đổi với nhau trên xe buyt, bên cạnh một bài báo, một đoạn truyện truyền thông. . .( Văn Học Miên Nam, 260-61)
Theo Võ Phiến, chính ông về sau cũng theo kỹ thuật này trong các truyện Cái còn lại, Đọc sách (Ảo Ảnh); Một ngày để tùy nghi ( Phù Thế). . .
Và theo Võ Phiến, khoảng 1964, tại Việt Nam, Huỳnh Phan Anh, Nguyễn Quốc Trụ, Nguyễn Đông Ngạc, Tuệ Sỹ cũng sử dụng kỹ thuật tiểu thuyết mới, mà thành công nhất là Dương Nghiễm Mậu trong truyện dài Con Sâu (261).
Tại hải ngoại, Đặng Phùng Quân vẫn thiết tha với tiểu thuyết mới mà ông gọi là Phá thể tiểu thuyết như trong Tự truyện- của ông.
B. TIỂU THUYẾT
1- Tiểu Thuyết truyền thống
Chúng ta cần chú trọng đến ảnh hưởng của Âu Mỹ rất mạnh mẽ trong văn học Việt Nam. Một số tiểu thuyết gia Việt Nam tự khởi đãu như Hồ Biểu Chánh, Nhất Linh, Thạch Lam đã học kỹ thuật viết tiểu thuyết của Âu Mỹ, thậm chí còn lấy tiểu thưyết Âu Tây làm truyện của mình như Hồ Biều Chánh, Dương Hà, Tùng Long. Hồ Biểu Chánh rất thành thực, ông làm một bản kê khai những tiểu thuyết Âu Tây mà ông đã vay mượn. Chúng ta có thể thông cảm cho Hồ Biểu Chánh vì đó là giai đoạn sơ khai của nển tiểu thuyết Việt Nam. Trưóc đây , người Việt Nam đã lấy truyện Tàu mà sáng tác truyện nôm như Nguyễn Du với Đọan Trường Tân Thanh, Nguyễn Đình Chiểu với Tây Minh, và bên Tây phương, các nhà thơ Pháp, Anh đã chịu ảnh hưởng của văn học Ấn Độ, La Mã vàÝ. Nhưng ngày nay, quốc tế đã quy định về tác quyền, chúng ta không thể làm như thời trung cổ nữa. Trong giai đoạn 1954-1975, báo chí Việt Nam phát triển, một số nhà văn đã viết feuilletons cho 10, 12 tờ báo khác nhau. Họ không có thời giờ suy nghĩ, do đó một số đã lấy truyện ngoại quốc mà phóng tác. Bà Tùng Long là một nhà văn đưọc độc giả trong Nam ưa thích, nhưng bà không được mời vào hội Văn Bút VIệt Nam vì lý do là bà phóng tác hơn là sáng tác. Nhất Linh đã nói lên việc này:
Tôi thấy nói Bút Việt sở dĩ Bút Việt sở dĩ không mời bà Tùng Longvì bà phóng tác các truyện của người khác mà không để của ai. Đây cũng là lối dạo văn nhưng còn chịu khó biến đổi đi (Viết và Độc Tiểu Thuyết, chú 1, tr.98).
Ngoài ra những phim ảnh ngoại quốc cũng đã ảnh hưởng đến văn học Việt Nam. Những tiểu thuyết của nhiều người trong đó với những cảnh đồn điền, săn bắn, buôn lậu, phi ngựa, bắn súng. . . có lẽ đã lấy cảnh từ những phim Âu Mỹ.
Bên cạnh đó những tư tưởng phóng khoáng tự do, cuộc sống buông thả của tiểu thuyết Francois Sagan , các truyện điệp viên của Ian Fleming và các phim Âu Mỹ cũng đã ảnh hưởng đến tiểu thuyết Việt Nam. Những nhà văn nữ VIệt Nam như Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Trùng Dương. . .đã nhấn mạnh về tình dục như các tiểu thuyết gia tây phương. Người Thứ Tám với bộ Z.28 , và Nguyên Vũ trong một số truyện chiến tranh của ông cũng mang màu sắc của những phim điệp viên 007.
2. TIỂU THUYẾT MỚI ( Nouveau roman)
Người ta cũng gọi là Anti-roman hay Anti-novel ( Phản tiểu thuyết). Đây là từ ngữ mới do Alain Robbe- Grillet ở Pháp đặt ra để nói về tính chất và tương lai của tiểu thuyết. Những bài luận thuyết của ông ban đầu đăng trên báo chí, sau thu thập lại thành tập Pour un nouveau roman (1963) . Lý thuyết của ông được nhiều người hưởng ứng như Marguerite Duras, Samuel Beckett, Michel Butor, Claude Simon, Robert Pinget, Claude Ollier và Jean Ricardou. Họ tạo thành một phong trào rộng lớn từ Âu sang Mỹ, mục dích là đưa lại một đường hướng mới cho sáng tác tiểu thuyết, và chống lại tiểu thuyết truyền thống.Trong tiểu thuyết mới, những tình tiết, hành động, kể lể, tư tưởng, phân tích nhân vật đều không có chỗ đứng hoặc chỉ có giá trị rất nhỏ. Tiểu thuyết mới là cái nhìn về sự vật, là sự hệ thống hóa và phân tích hồ sơ của sự vật. Họ muốn làm cho độc giả có ấn tượng rằng tất cả là thực và tự nhiên. Họ làm cho độc giả đồng nhất với nhân vật, và tham gia vào truyện. Michel Butor đã thành công trong La Modification (1957).
Theo J.A. Cuddon, quan niệm này chẳng mới mẻ gì vì trước đó, Huysman đã đưa ra ý kiến là tiểu thuyết phải chú trọng đến sự vật và phải từ bỏ cá nhân trong tiểu thuyết. Kafka cho rằng mô tả nhân vật là không cần thiết; James Joyce chứng minh rằng tình tiết là không quan trọng. Proust, William Faulkner, Albert Camus, Thomas Hardy, Henry James, Samuel Beckett, James Joyce, Virginia Woolf, vằ phái Sân Khấu Phi Lý (Theatre of the Absurd)[3] chủ trương đoạn tuyệt với đuờng lối sáng tạo truyền thống. Natalie Sarraute với tập luận thuyết L’ Être du Soucon (1952) đã nói đến việc canh tân cho tiểu thuyết. Trước và sau Alain Robbe Grillet đã có nhiều người theo chủ trương này. Và đây là những tác giả và tác phẩm trong trào lưu tiểu thuyết mới:
-James Joyce (1882-1941) : Ulysse (1922), Finnegans Wake(1939)
-Virginia Wolf (1882-1941): Mrs Dalloway (1925), To the Lighthouse(1927), The Waves (1931).
-Satre (1905- 1980) : La Nausée ( 1938).
-Nathalie Sarraute: Tropismes (1939), Portrait d’un l’inconnu (1947), Le Planétarium (1959), Vous les entendez (1972).
-Maurice Blanchot: Aminadab (1942), Le Dernier Mot (1947), Les Très Haut (1948), Le Ressasement éternel (1951), Celui qui ne m’accompagnait pas (1953).
-Robbe-Grillet: Les Gommes (1953), Le Voyer (1955), La Jalousie(1957), Dans le labyrinthe (1959).
-Michel Butor: L’Emloi du temps (1957), Degrés (1960).
-Claude Simon: Le Tricher (1945), L’ Herbe (1958), La Route des Flandre (1960), Histoire (1967), La Bataille de Pharsale (1969).
Những tính chất chính của phản tiểu thuyết là không có tình tiết hấp dẫn, không có những phân đọan rõ rệt, rất it phân tích nhân vật, hay lập đi lập lại, và mở đầu với kết thúc thường tráo đổi nhau. Có nhiều tác giả chủ trương mỗi cuốn truyện là những trang rời như là một bộ bài, coi trang nào trước cũng được. Có những trang tô màu khác nhau, có trang để trống, có trang vẽ hình.
Chủ trương này có vẻ mới lạ, cho nên ban đầu được nhiều người theo dõi nhưng về sau độc giả chán nản vì khó hiểu, và khó cảm .
Sau 1960, một số nhà văn Việt Nam dã áp dụng kỹ thuật tiểu thuyết mới của Tây phương. Mai Thảo đã viết về Tiểu Thuyết Mới như sau:
Thập niên 60 đánh dấu sự hình thành từ Pháp một trào lưu mới của văn chương tiểu thuyết, tiếng Pháp gọi là Nouveau Roman, tức Tiểu Thuyết Mới, còn được gọi là Anti-Roman, qua cái nghĩa Tiểu Thuyết Mới chống lại hết thảy mọi khái niệm về văn chương tiểu thuyết cổ điển trước nó, đưa ra những khái niệm tiểu thuyết mới lạ hoàn toàn. Trình bày về trường phái Tân Tiểu Thuyết này, còn được gọi là Trường Phái của Cái Nhìn ( École du Regard) phải cả ngàn trang sách, vì cuộc vận động rât bác học, rât trí tuệ, rất cách mạng văn học.
Nhưng mấy đặc thù chính yếu về tiểu thuyêt của nhóm Tân Tiểu Thuyêt là : nhà văn cất bỏ hoàn toàn những nhận thức chủ quan, những nhận thức ây theo lý giải của trường phái Cái Nhìn chỉ làm biến tưóng biến hình sự vật, chứ không thể hiện đưọc chân tướng uyên nguyên của sự việc Như danh từ cái nhìn đã trở thành danh từ trường phái, nhà văn chỉ có nhiệm vụ của một đôi mắt, một ống kính nhiếp ảnh. Đôi mắt ấy nhìn thấy thôi, không phê phán, không tư duy. Ống kính nhiếp ảnh ấy chỉ chụp hình thôi, chụp từ thật nhiều phía càng hay, từ viễn ảnh tới cận ảnh, tơ tóc, tinh vi, nhưng chụp thôi, tuyệt đối chỉ chụp, một cách lạnh lùng gần như vô tri, nghĩa là sự vật và đời sống nhìn tấy thế nào thì miêu tả khách quan, chứ không gửi gắm vào miêu tả nhận thức hoặc tâm trạng chủ quan của ngươi viết (Chân Dung 15 Nhà Văn Nhà Thơ Việt Nam , 98).
Theo Mai Thảo, Nguyễn Đình Toàn dẫn đầu, kéo theo Hoàng Ngọc Biên, Phùng Ngọc Anh, Nguyễn Quốc Trụ, Đặng Phùng Quân đi theo tiểu thuyêt mới, và Nguyễn Đình Toàn là người thành công về loại này (98). Mai Thảo không nói ra, nhưng trong tác phẩm Sau Giờ Giới Nghiêm, Mai Thảo đã áp dụng kỹ thuật tiểu thuyết mói. Nhân vật chính đã đối thoại nội tâm rất nhiều. Mai Thảo cũng đã đặt phần kết thúc vào phần đầu và phần giữa bằng những đoạn chữ nghiêng. Dù theo tiểu thuyết mới, cách viết của Mai Thảo cũng dễ hiểu, độc giả không phải đọc đi đọc lại nhiều lần.
Võ Phiến trình bày rất rõ ràng về tiểu thuyết mới như sau:
Cho đến 1945, các tiểu thuyết gia Việt Nam dù viết loại truyện nào, dù theo khuynh hướng nào, vẫn diễn đạt trong khuôn khổ truyền thống Tây phương. . . Sau thế chiến thứ hai, có những cố gắng táo bạo để phá vỡ cái truyền thống ấy, mở một chân trời mới cho tiểu thuyết, đem đến cho bộ môn này những khả năng mới.
Hoặc trước kia người ta vẫn kể truyện theo sự diễn tiến của câu chuyện, theo thứ tự thời gian, sau này người ta đảo lộn diễn tiến của cốt truyện, xáo trộn thứ tự thời gian. Hoặc trước kia vẫn dùng ngôi thứ ba, kể truyện trong tư cách một người đứng bên ngoài, bên trên các nhân vật; sau này có kẻ làm như hòa đồng với nhân vật, chuyển thẳng vào tác phẩm những ý tưởng âm thầm, chưa thành lời của nhân vật, chuyển những cái ấy dưới hình thức độc thoại nội tâm (monologue intérieur). Hoặc trước câu chuyện thuật lại như thể được nhìn từ một quan điểm duy nhất; sau này có những truyện được nhìn từ nhiều quan điểm khác nhau, cùng một sự việc dưới cái nhìn của nhân vật này khác hẳn dưới cái nhìn của nhân vật khác; thuật truyện như thể tác giả lật qua làm như lật qua lật lại câu chuyện, hết xem bên này lại xem phiá bên kia, làm cho sự thực hiện ra toàn vẹn hơn. Hoặc giả trươc kia thường thường trong mọi thiên truyện chỉ dùng một lối thuật sự mà thôi, sau này người ta có thể sử dụng nhiều lối khac nhau, ghép lại: một mẫu tin tưc truyền thanh bên cạnh một câu chuyện do hành khách trao đổi với nhau trên xe buyt, bên cạnh một bài báo, một đoạn truyện truyền thông. . .( Văn Học Miên Nam, 260-61)
Theo Võ Phiến, chính ông về sau cũng theo kỹ thuật này trong các truyện Cái còn lại, Đọc sách (Ảo Ảnh); Một ngày để tùy nghi ( Phù Thế). . .
Và theo Võ Phiến, khoảng 1964, tại Việt Nam, Huỳnh Phan Anh, Nguyễn Quốc Trụ, Nguyễn Đông Ngạc, Tuệ Sỹ cũng sử dụng kỹ thuật tiểu thuyết mới, mà thành công nhất là Dương Nghiễm Mậu trong truyện dài Con Sâu (261).
Tại hải ngoại, Đặng Phùng Quân vẫn thiết tha với tiểu thuyết mới mà ông gọi là Phá thể tiểu thuyết như trong Tự truyện- của ông.
Thời kỳ 1954-1975, Việt Nam đã mở rộng cửa đón nhận văn hóa Tây phương. Chính sự tiếp thu văn hóa này đã làm gìàu cho văn học, nghệ thuật Việt Nam. Và trong cuộc giao lưu này, người Việt Nam chịu ảnh hưởng văn hóa Pháp hơn là văn hóa Mỹ. Văn hóa Mỹ thường được thể hiện trong cuộc sống của người Việt Nam. Nhiều ban nhạc trẻ ra đời hòa tấu nhạc Mỹ. Nhiều phim Mỹ, hàng hóa quần áo, và mỹ phấm Hoa kỳ chiếm thị trường Pháp. Khắp các đô thị đều có cơ quan Thông Tin và Thư Viện Mỹ. Hội Việt Mỹ mở khắp nơi. Nhiều lớp dạy tiếng Mỹ. Người Mỹ đã thay thế Pháp tại Việt Nam nhưng ảnh hưởng của Mỹ về văn học không mạnh mẽ. Ngay cả khi người Việt Nam sống trong lòng nước Mỹ, văn học, triết học Mỹ cũng không gây được những ấn tượng sâu xa như văn học và triết học Pháp. Dẫu sao, Pháp và Mỹ trong quá khứ và hiện tại đã có nhiều liên hệ sâu xa với Việt Nam nhất là trong mối liên hệ văn hóa.
Khi nói đến ảnh hưởng Tây phương, vài người đã biu môi mà cho rằng vong bản! Có người đi xa hơn cho rằng theo văn hóa Âu Mỹ là theo thực dân đế quốc, và gọi văn hóa Tây phương là đồi trụy. Họ quên rằng văn hóa là gia tài chung của nhân loại, không nước nào lại không chịu ảnh hưởng văn hóa ngoại lai. Nhật bản chịu ảnh hưởng văn hóa Trung quốc, Âu Mỹ chịu ảnh hưởng văn hóa La Hy. . . Và quan trọng nhất, họ quên rằng Marx, Engels, Lenin, Stalin cũng thuộc Tây phương và nửa nhân loại trước đây đã thần phục Mạc Tư Khoa!
Bàn về ảnh hưởng Tây phương trong văn học Việt Nam thời 54-75, giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch trong quyển Dăm Ba Điều Nghĩ Về Văn Học Nghệ Thuật nhận định rất thâm thúy như sau:
Thời 60-70, triết học phương Tây tương đối phát triển mạnh tại miền Nam.. Đó chỉ là dư âm và di sản của thời hậu chiến Âu châu. . . . Dĩ nhiên, sang Việt Nam, cũng đồng hoàn cảnh chiến tranh, đồng tâm trí hoang mang, chán nản và mất hướng, những hạt giống hiện sinh tha hồ nẩy nở. Nhất là lúc đó, từ nửa sau thập niên 50, có một số trí thức Việt Nam du học ở Pháp và Bỉ về nước đã phổ biến các triết thuyết hiện sinh, hình thái Sartre và Merleau Ponty. Cộng thêm vào đó là thuyết phi lý( théorie de l’ absurde) của Albert Cmus, rồi tới trào lưu nhận vị, personalisme, của E. Mounier, một hệ tư tưởng đuợ bồi dắp và đề cao ở Việt Nam bởi những người cầm quyền đương thời, đồng tôn giáo với tác giả. . . Nhìn chung, [các trí thức trên] đều có ảnh hưởng tới sinh viên, rồi từ đó lan ra giới trí thức và văn nghệ ngoài đại học, luôn luôn khao khát những sản phẩm tinh thần mới của Tây phương. Họ là những gạch nối, những người trung gian, chất xúc tác không thể thiếu được trong sinh hoạt văn nghệ của thời 60-70.
Ảnh hưởng tư tưởng Pháp. . . Đến đây, tôi xin mở một dấu ngoặc. Tư tưởng hiện sinh đi vào văn nghệ với Sartre. Kế tiếp, từ đầu thập niên 60, là trường phái Cãu Trúc( Structuralism) với R. Barthes và Lévis Strauss, rồi sau nữa là môn phái déconstruction của Derrida. . . Đó là chưa kể những lý thuyêt và thể hiện văn nghệ như Tân Tiểu Thuyết (A.Robbe Grillet, N. Sarraute, Cl. Simon) và Tân Phê Bình (Poulet, Bathes, J.P.Richard, Weber. . .). Không nhiều thì ít, có liên hệ tới tư tưởng cấu trúc.. .
Ảnh hưởng của triết học Tây phương hiện đại đến văn học miền Nam là có thật Khá rõ nét trong lối sống và trong tác phẩm, nhất là ảnh hưởng chủ nghĩa hiện sinh. Những mảnh đời vật vờ, không lý tưởng, những cung cách sống ít nhiều thác loạn, hư vô của một số nhân vật tiểu thuyết và tác giả, sống triền miên trong các đô thị lớn. Phố phường, trà đình, tửu điếm, sàn nhẩy, bè bạn, phe nhóm, giọng điệu tiêu cực, khinh bạc, trong một bầu không khí trừu tượng, khép kín, giữa lúc cuộc sống lầm than, máu lửa của toàn dân đang diễn biến sôi nổi khắp nơi nơi. . Nhóm Sáng Tạo với tinh thần avant gardiste ( tiền phong) của nó, là một điển hình của tác động Triết học Tây phương vào văn học. Ngoài một vài thành viên vẫn như đúng riêng, trung thành với phong cách và những giá trị truyền thống, cổ điển như Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, nhờ tài năng và ý hướng theo mới triệt để, nhò kinh nghiệm sống và viết, đã gói ghém, chuyên chở, văn chương hóa đuợc một số tư tưởng và ngôn ngữ triết học Hiện Sinh trong hình thái phổ thông.
Mai Thảo là một minh chứng hùng hồn. Trong những năm 60-70, ông viết nhiều truyện dài, phần nào thua sút tùy bút và truyện ngắn của ông trước đó. Có thể vì viết quá vội, có thể vì cơ bản tác giả là một nhà thơ hơn là một tiểu thuyết gia . Những trang truyện dài ưót đẫm rượu hiện sinh. ‘’Đời chẳng có gì hết. Một biểu tượng chán chường, một rừng phiền muộn. . . Ai đã làm chi đời ta? Những chiều gục đầu, những đêm rã rượi. Cơn say vật vã, chập chờn. Đôi mắt buồn như một đáy hư vô.’’ ( Sau Cơn Bão Tố )
Nhiều nhân vật trong truyện dài của Thanh Tâm Tuyền cũng là những sinh vật bơ vơ, vật vờ trong cuộc sống trống rỗng vô định. Như thi sĩ:
Tình yêu như đám lau buồn
Anh thả người trôi nổi
(Sáu khúc)
Điệu nhạc gầy níu nhau tuyệt vọng
Sao tuổi trẻ quá buồn
( Dạ khúc )
Những giấc ngủ xiềng xích
Cuộc lưu đày thêm xa. . .
Tôi khóc không ra lời
Và tôi đi lang thang
( Liên. . . Đêm)
Ngoài ra, giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch cũng nói đến ảnh hưởng tư tưởng hiện sinh trong một số kịch bản của Vũ Khắc Khoan, và tác phẩm của Huỳnh Phan Anh . Giáo sư cũng nói đến khuyết điểm của triết học và của một số văn nhân nghệ sĩ:
Nói về mặt tiêu cực và thấp hơn, thì ảnh hưởng Triết học nhiều lúc trở nên ‘’mốt’’thời thượng, một kiểu cách làm dáng và giả tạo. Vì thiếu tự tin, thiếu hiểu biết thấu đáo, và ít nhiều vọng ngoại, một số người đã không thực với chính bản thân, với cuộc sống phong phú bên ngoài. Họ đua nhau chạy theo những gì rất có thể là phù du, khiên cưỡng, xa vời nhân sinh, mà những hệ thống triết học nổi tiếng nhất đôi khi cũng không tránh khỏi. Họ quên rằng văn nghệ trước hết phải là sự chân thành, là niềm tự hào của một tài năng, một cá nhân sáng tạo độc nhất, độc lập và độc đáo, tuy biết mình không dễ thoát khỏi ảnh hưởng của môi trường vật chất và tinh thần.
Triết học bao giờ cũng có một nét trí thức khá quyến rũ. Vấn đề chính theo tôi, khi sáng tác văn nghệ, mặc dù trong trường hợp triềt học đứng chủ đạo, vẫn phải là văn nghệ hóa triết học, đừng để những vết khâu lộ liễu, rõ nét chỉ trắng. Nghĩa là phải có cảm xúc phong phú, luôn luôn để trí tưởng tượng cụ thể, khả năng hư cấu và kỹ thuật văn nghệ cầm cương con ngựa bất kham (367 -371)..
Tóm lại, triết học và văn học Tây phương đã có ảnh hưởng lớn đến văn học miền Nam, nó làm giàu cho văn học, nghệ thuật miền Nam nhưng nó cũng gây ra những nét bi quan, yếm thế trong cuộc sống và trong văn nghệ.
Nguyễn Thiên Thụ
Văn
Học Hiện Đại
[1] Guillaume Apollinaire do Scott Bates dịch Anh ngữ, Twayne Publishers, New York, 1967.
[2] Elsa Triolet . La Poésie Russe. Éditions Seghers, Paris, 1965.
[3] Phái Sân Khấu Phi Lý: chủ trương soạn những kịch phẩm có những chi tiết ít khi xảy ra hoặc không xảy ra trong đòi sống bình thường.
[1] Guillaume Apollinaire do Scott Bates dịch Anh ngữ, Twayne Publishers, New York, 1967.
[2] Elsa Triolet . La Poésie Russe. Éditions Seghers, Paris, 1965.
[3] Phái Sân Khấu Phi Lý: chủ trương soạn những kịch phẩm có những chi tiết ít khi xảy ra hoặc không xảy ra trong đòi sống bình thường.
No comments:
Post a Comment