09/30/2012
Trong
khi Thủ Tướng Nhật Noda Yoshihiko ra trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc hôm Thứ
Tư để nêu vấn đề Trung Quốc ngang ngược tranh giành đảo, chắc chắn theo dõi kỹ
nhất là những quốc gia trong các vùng biển lân cận – như Việt Nam và
Philippines. Từng lờì ông Noda nói, và từng phản ứng từ Trung Quốc sẽ được phân
tích kỹ tại Hà Nội và Manila.
Không phải vì lời ông Noda và phản ứng của chính phủ Nhật nên là khuôn mẫu chung (thực tế, không hoàn cảnh nào giống hoàn cảnh nào), nhưng hành động đưa hành vi giành đảo ngang ngược của TQ bị đưa ra diễn đàn LHQ có thể là một kỹ thuật mà trong tương lai Việt Nam và Philippines có thể xem là khả dụng.
Bởi vì không thể xem các thỏa ước mật (như được tuyên truyền, nhưng còn giữ kín) giữa Hà Nội và Bắc Kinh là bảo đảm được yên lành cho lãnh thổ Việt. Cũng y hệt như khi Tàu Cộng gây sự với Việt Cộng, nếu xem là chuyện trong nhà, kiểu như chồng đánh vợ hay anh đánh em, thì mất mạng hay bầm dập cơ thể là chuyện có thể hình dung được, trong khi giảỉ pháp chạy ra phố la làng, kêu cứu để cảnh sát LHQ chạy tới can thì may ra hữu dụng hơn.
Thêm nữa, nói chuyện binh lực mà giữ đảo thì Hà Nội tất phải thua Bắc Kinh, vì không còn chuyện du kích len lỏi và mai phục ở núi rừng 6 tỉnh biên giới nữa, mà là đang phơi cả doanh trại trần trụi giữa biển mênh mông để trở thành mục tiêu tác xạ -- ai có súng bắn tầm xa là thắng. Thêm nữa, giả sử như Hải Quân TQ không tấn công, mà cứ cho cả ngàn tàu cá TQ vào các vùng mỏ dầu của VN để vét cá và cắt dây cáp, thì VN cũng không có cớ nào (và cũng không làm nổi, hay làm xuể) để lực lượng Hải Quân ven biển VN nổ súng vào tàu cá Hoa Lục, vì như thế là bắn vào người không có vũ khí.
Bởi vậy, đằng nào thì cũng cần níu áo LHQ như Nhật Bản, điều mà Hà Nội chưa làm (hay là chưa muốn làm?)
Thêm nữa, Thủ Tướng Nhật ra la làng trước LHQ sau những ngày căng thẳng, mà cả thế giới đều thấy rằng Bắc Kinh chơi đủ kiểu côn đồ (và chắc chắn, sẽ làm tương tự đối với VN sau này, khi cần thiết).
Những xô xát đó cũng phi lý khi TQ đưa côn đồ quậy phá các cơ sở kinh doanh Nhật Bản.
Nissan Motor Co., công ty có thương vụ xe nhiều nhất trong các hãng xe Nhật tại TQ, nói hôm 26-9-2012 rằng sản lượng tháng 8-2012 tại TQ đã giảm 8.9% so với một năm trước, trong khi sản lượng Toyota đã giảm 18% và Honda giảm 10%.
Các hãng xe Nhật Bản dự kiến năm nay sẽ bị vượt qua bởi các hãng xe Đức tại TQ lần đầu tiên kể từ năm 2005, theo bản nghiên cứu của hội Chinas Passenger Car Association.
Nếu xảy ra tình hình tương tự như thế, nghĩa là nếu Bắc Kinh cho côn đồ quậy phá các cơ sở kinh doanh liên hệ tới VN, kinh tế của quốc gia đàn em ở phương Nam sẽ bị tác động ra sao?
Đó là chuyện xảy ra trên đất TQ. Nhưng cũng có những cú đánh xa ngàn dặm tung ra từ Bắc Kinh: Hãng hàng không Nhật Bản All Nippon Airways (ANA) nói hôm Thứ Tư (tức là ngày Thủ Tướng Nhật Bản ra trước Đại Hội Đồng LHQ kể tội TQ) rằng 40,000 ghế ngồi đặt trước đã bị hủy bỏ trên các chuyến bay nối Nhật-TQ trong thời hạn ba tháng tính tới tháng 11-2012. Nghĩa là, tiền bốc hơi vô số.
Các ghế ngồi đặt trước bị hủy bỏ trên các chuyến bay này nguyên là do các nhóm đi tour du lịch. Trong đó, khoảng 12,000 ghế là trong các chuyến bay tới TQ, và phần còn lại là bay tới Nhật.
Công ty đối thủ của ANA là Japan Airlines trước đó đã nói hôm Thứ Hai rằng khoảng 15,500 ghế đặt trước cho các tour du lịch đã bị hủy bỏ trên các chuyến bay Nhật-TQ trong ba tháng tính tới tháng 11-2012.
Trong cuộc xô xát nào cũng thế, hai bên đều sẽ thiệt hại. Đó là lời thú nhận của tạp chí kinh tế Caixin tại Bắc Kinh.
Caixin cho biết, giao thương với Nhật Bản chiếm tới 8.5% tổng kim ngạch ngoạị thương của TQ, trong khi đầu tư của Nhật tại TQ đã tăng 50%, với xuất cảng từ Nhật vào TQ tăng 10%.
Caixin nói, riêng năm nay, vào lúc đầu tư ngoại quốc tại TQ đang co cụm, thì đầu tư Nhật Bản tăng tới 16%. Đối với Nhật, TQ là thị trường hàng đầu cho xuất cảng và là nguồn số một cho hàng nhập cảng.
Như thế, Caixin thú nhận rằng bất kỳ gián đoạn naò cũng sẽ làm hại cả Nhật và TQ. Dù vậy, Caixin vẫn hù dọa rằng, theo một số học giả, chiến tranh kinh tế Nhật-Hoa nếu bùng nổ thì kinh tế Nhật sẽ bi thảm hơn và sẽ thiệt hại tới một hay hai thập niên (chỗ này, Caixin tuyên truyền thấy rõ).
Nhưng thực tế rằng, nếu kinh tế Nhật Bản còn mong manh như thế, thì kinh tế Việt Nam sẽ thê thảm hơn, nếu xảy ra xô xát với Tàu Cộng, một quốc gia hiểm độc và nhiều thủ đoạn cỡ bậc sư phụ của Việt Cộng.
Nhưng cần thấy rằng, Tokyo không hề cư xử kiểu bí mật như Hà Nội. Thủ Tướng Noda đã nói thẳng, nói thật, nói cứng rắn trước LHQ.
Bản tin BBC ghi lời của Thủ Tướng Nhật:
“Về vấn đề Senkaku, các hòn đảo này là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Nhật Bản xét trên phương diện lịch sử và cả luật pháp quốc tế... Một điều rất rõ ràng là không có chuyện tranh chấp lãnh thổ gì ở đây cả. Do đó không thể có việc nhượng bộ vốn cũng đồng nghĩa tổn hại đến lập trường cơ bản này. Tôi phải nói rõ điều này.”
Bản tin VOA hôm 27-9-2012 cũng ghi nhận:
“Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda tuyên bố Tokyo sẽ không thỏa hiệp về tuyên bố đòi chủ quyền đối với nhóm đảo không người ở đang là trọng tâm của một vụ tranh chấp kịch liệt với Trung Quốc.
Khi phát biểu tại một cuộc họp báo ở Đại hội đồng Liên hiệp quốc hôm thứ tư, Thủ tướng Noda cũng bênh vực cho việc chính phủ ông mua các hòn đảo ở Biển Đông Trung Hoa mà Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Ông Noda nói rằng quần đảo Senkaku là một phần bất khả phân của lãnh thổ Nhật Bản, xét theo lịch sử và luật pháp quốc tế. Cho nên không có vấn đề về chủ quyền và vì thế sẽ không có thỏa hiệp nào đối với lập trường căn bản này.
Nhà lãnh đạo Nhật cho biết việc mua đảo từ sở hữu chủ tư nhân là hợp pháp theo luật pháp của Nhật và có mục đích bảo đảm cho sự “quản lý ổn định” của các đảo này; nhưng “Trung Quốc cho đến giờ vẫn chưa hiểu được điều đó.”
Ông Noda lên án những vụ bạo động, trong đó có những vụ tấn công các công dân và các doanh nghiệp của Nhật ở Trung Quốc.
Ông Noda tuyên bố như thế sau khi đọc bài diễn văn trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc, trong đó ông nói rằng vụ tranh chấp phải được giải quyết một cách hòa bình chứ không phải thông qua vũ lực.”
Có phải là Hà Nội và Manila đang suy tính, đang cân nhắc về giải pháp đưa vấn đề ra trước LHQ?
Riêng với Hà Nội, các cam kết mật giữa Đảng CSVN và Đảng CSTQ có ảnh hưởng sứt mẻ gì tới biên giới các vùng biển và đảo chưa?
Chắc chắn, phải suy nghĩ tơi một lúc, khi bị ép quá, là phảỉ ra trước LHQ la làng vậy. Không thể cứ đóng cửa kiểu chồng đánh vợ, hay kiểu thằng anh đập thằng em sau cánh cửa được.
Không phải vì lời ông Noda và phản ứng của chính phủ Nhật nên là khuôn mẫu chung (thực tế, không hoàn cảnh nào giống hoàn cảnh nào), nhưng hành động đưa hành vi giành đảo ngang ngược của TQ bị đưa ra diễn đàn LHQ có thể là một kỹ thuật mà trong tương lai Việt Nam và Philippines có thể xem là khả dụng.
Bởi vì không thể xem các thỏa ước mật (như được tuyên truyền, nhưng còn giữ kín) giữa Hà Nội và Bắc Kinh là bảo đảm được yên lành cho lãnh thổ Việt. Cũng y hệt như khi Tàu Cộng gây sự với Việt Cộng, nếu xem là chuyện trong nhà, kiểu như chồng đánh vợ hay anh đánh em, thì mất mạng hay bầm dập cơ thể là chuyện có thể hình dung được, trong khi giảỉ pháp chạy ra phố la làng, kêu cứu để cảnh sát LHQ chạy tới can thì may ra hữu dụng hơn.
Thêm nữa, nói chuyện binh lực mà giữ đảo thì Hà Nội tất phải thua Bắc Kinh, vì không còn chuyện du kích len lỏi và mai phục ở núi rừng 6 tỉnh biên giới nữa, mà là đang phơi cả doanh trại trần trụi giữa biển mênh mông để trở thành mục tiêu tác xạ -- ai có súng bắn tầm xa là thắng. Thêm nữa, giả sử như Hải Quân TQ không tấn công, mà cứ cho cả ngàn tàu cá TQ vào các vùng mỏ dầu của VN để vét cá và cắt dây cáp, thì VN cũng không có cớ nào (và cũng không làm nổi, hay làm xuể) để lực lượng Hải Quân ven biển VN nổ súng vào tàu cá Hoa Lục, vì như thế là bắn vào người không có vũ khí.
Bởi vậy, đằng nào thì cũng cần níu áo LHQ như Nhật Bản, điều mà Hà Nội chưa làm (hay là chưa muốn làm?)
Thêm nữa, Thủ Tướng Nhật ra la làng trước LHQ sau những ngày căng thẳng, mà cả thế giới đều thấy rằng Bắc Kinh chơi đủ kiểu côn đồ (và chắc chắn, sẽ làm tương tự đối với VN sau này, khi cần thiết).
Những xô xát đó cũng phi lý khi TQ đưa côn đồ quậy phá các cơ sở kinh doanh Nhật Bản.
Nissan Motor Co., công ty có thương vụ xe nhiều nhất trong các hãng xe Nhật tại TQ, nói hôm 26-9-2012 rằng sản lượng tháng 8-2012 tại TQ đã giảm 8.9% so với một năm trước, trong khi sản lượng Toyota đã giảm 18% và Honda giảm 10%.
Các hãng xe Nhật Bản dự kiến năm nay sẽ bị vượt qua bởi các hãng xe Đức tại TQ lần đầu tiên kể từ năm 2005, theo bản nghiên cứu của hội Chinas Passenger Car Association.
Nếu xảy ra tình hình tương tự như thế, nghĩa là nếu Bắc Kinh cho côn đồ quậy phá các cơ sở kinh doanh liên hệ tới VN, kinh tế của quốc gia đàn em ở phương Nam sẽ bị tác động ra sao?
Đó là chuyện xảy ra trên đất TQ. Nhưng cũng có những cú đánh xa ngàn dặm tung ra từ Bắc Kinh: Hãng hàng không Nhật Bản All Nippon Airways (ANA) nói hôm Thứ Tư (tức là ngày Thủ Tướng Nhật Bản ra trước Đại Hội Đồng LHQ kể tội TQ) rằng 40,000 ghế ngồi đặt trước đã bị hủy bỏ trên các chuyến bay nối Nhật-TQ trong thời hạn ba tháng tính tới tháng 11-2012. Nghĩa là, tiền bốc hơi vô số.
Các ghế ngồi đặt trước bị hủy bỏ trên các chuyến bay này nguyên là do các nhóm đi tour du lịch. Trong đó, khoảng 12,000 ghế là trong các chuyến bay tới TQ, và phần còn lại là bay tới Nhật.
Công ty đối thủ của ANA là Japan Airlines trước đó đã nói hôm Thứ Hai rằng khoảng 15,500 ghế đặt trước cho các tour du lịch đã bị hủy bỏ trên các chuyến bay Nhật-TQ trong ba tháng tính tới tháng 11-2012.
Trong cuộc xô xát nào cũng thế, hai bên đều sẽ thiệt hại. Đó là lời thú nhận của tạp chí kinh tế Caixin tại Bắc Kinh.
Caixin cho biết, giao thương với Nhật Bản chiếm tới 8.5% tổng kim ngạch ngoạị thương của TQ, trong khi đầu tư của Nhật tại TQ đã tăng 50%, với xuất cảng từ Nhật vào TQ tăng 10%.
Caixin nói, riêng năm nay, vào lúc đầu tư ngoại quốc tại TQ đang co cụm, thì đầu tư Nhật Bản tăng tới 16%. Đối với Nhật, TQ là thị trường hàng đầu cho xuất cảng và là nguồn số một cho hàng nhập cảng.
Như thế, Caixin thú nhận rằng bất kỳ gián đoạn naò cũng sẽ làm hại cả Nhật và TQ. Dù vậy, Caixin vẫn hù dọa rằng, theo một số học giả, chiến tranh kinh tế Nhật-Hoa nếu bùng nổ thì kinh tế Nhật sẽ bi thảm hơn và sẽ thiệt hại tới một hay hai thập niên (chỗ này, Caixin tuyên truyền thấy rõ).
Nhưng thực tế rằng, nếu kinh tế Nhật Bản còn mong manh như thế, thì kinh tế Việt Nam sẽ thê thảm hơn, nếu xảy ra xô xát với Tàu Cộng, một quốc gia hiểm độc và nhiều thủ đoạn cỡ bậc sư phụ của Việt Cộng.
Nhưng cần thấy rằng, Tokyo không hề cư xử kiểu bí mật như Hà Nội. Thủ Tướng Noda đã nói thẳng, nói thật, nói cứng rắn trước LHQ.
Bản tin BBC ghi lời của Thủ Tướng Nhật:
“Về vấn đề Senkaku, các hòn đảo này là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Nhật Bản xét trên phương diện lịch sử và cả luật pháp quốc tế... Một điều rất rõ ràng là không có chuyện tranh chấp lãnh thổ gì ở đây cả. Do đó không thể có việc nhượng bộ vốn cũng đồng nghĩa tổn hại đến lập trường cơ bản này. Tôi phải nói rõ điều này.”
Bản tin VOA hôm 27-9-2012 cũng ghi nhận:
“Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda tuyên bố Tokyo sẽ không thỏa hiệp về tuyên bố đòi chủ quyền đối với nhóm đảo không người ở đang là trọng tâm của một vụ tranh chấp kịch liệt với Trung Quốc.
Khi phát biểu tại một cuộc họp báo ở Đại hội đồng Liên hiệp quốc hôm thứ tư, Thủ tướng Noda cũng bênh vực cho việc chính phủ ông mua các hòn đảo ở Biển Đông Trung Hoa mà Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Ông Noda nói rằng quần đảo Senkaku là một phần bất khả phân của lãnh thổ Nhật Bản, xét theo lịch sử và luật pháp quốc tế. Cho nên không có vấn đề về chủ quyền và vì thế sẽ không có thỏa hiệp nào đối với lập trường căn bản này.
Nhà lãnh đạo Nhật cho biết việc mua đảo từ sở hữu chủ tư nhân là hợp pháp theo luật pháp của Nhật và có mục đích bảo đảm cho sự “quản lý ổn định” của các đảo này; nhưng “Trung Quốc cho đến giờ vẫn chưa hiểu được điều đó.”
Ông Noda lên án những vụ bạo động, trong đó có những vụ tấn công các công dân và các doanh nghiệp của Nhật ở Trung Quốc.
Ông Noda tuyên bố như thế sau khi đọc bài diễn văn trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc, trong đó ông nói rằng vụ tranh chấp phải được giải quyết một cách hòa bình chứ không phải thông qua vũ lực.”
Có phải là Hà Nội và Manila đang suy tính, đang cân nhắc về giải pháp đưa vấn đề ra trước LHQ?
Riêng với Hà Nội, các cam kết mật giữa Đảng CSVN và Đảng CSTQ có ảnh hưởng sứt mẻ gì tới biên giới các vùng biển và đảo chưa?
Chắc chắn, phải suy nghĩ tơi một lúc, khi bị ép quá, là phảỉ ra trước LHQ la làng vậy. Không thể cứ đóng cửa kiểu chồng đánh vợ, hay kiểu thằng anh đập thằng em sau cánh cửa được.
No comments:
Post a Comment