Không phải tất cả công
việc về quyền con người đều có nguy cơ rủi ro, và ở vài quốc
gia người bảo vệ nhân quyền thường được bảo vệ tốt. Tuy nhiên, mức
độ nghiêm trọng và tính quy mô của trả thù đối với người bảo vệ nhân quyền là một trong những động lực ban đầu nằm
đằng sau việc thông qua Tuyên ngôn về Người bảo vệ nhân
quyền và thành lập nhiệm vụ của Đặc sứ
của Tổng thư ký về Người bảo vệ nhân quyền.
Đặc sứ đã bày tỏ lo ngại về tình hình của những người bảo vệ nhân
quyền ở tất cả các quốc gia, bao gồm cả
các nền dân chủ mới nổi và các quốc gia với thể chế dân chủ
lâu đời, thực tiễn và
truyền thống. Tuy nhiên, nhấn mạnh đặc biệt ở những nước: (a) đang
xảy ra xung đột vũ trang nội bộ hoặc bất ổn xã hội
nghiêm trọng, (b) bảo vệ pháp lý và thể chế và đảm bảo các quyền con người không được hoàn toàn hoặc không tồn tại tí nào.
Một con số rất lớn người bảo vệ nhân quyền, trong mọi khu vực của thế giới, đã chịu sự xâm phạm vào quyền con người của họ. Họ là mục tiêu của các vụ hành quyết, tra tấn, đánh đập, bắt và giam giữ tùy tiện, đe dọa giết chết, quấy rối và phỉ báng, cũng như hạn chế về quyền
tự do đi lại, ngôn luận, lập hội và hội
họp. Người bảo vệ nhân quyền là nạn nhân của những buộc tội sai
trái và phán quyết và phiên tòa bất công.
Các vi phạm phổ biến nhất là nhắm
vào hoặc chính người bảo vệ nhân
quyền hoặc các tổ chức và cơ quan mà họ làm việc. Thỉnh thoảng, các vi
phạm cũng nhắm vào thân nhân trong gia đình
người bảo vệ nhân quyền, như là một biện pháp áp lực lên người bảo vệ nhân quyền. Một số người bảo vệ nhân quyền gặp nguy cơ cao hơn vì bản
chất của các quyền mà họ tìm cách bảo vệ. Nữ bảo vệ nhân
quyền đôi khi đối đầu với những rủi ro do
giới tính và đòi hỏi sự chú ý đặc biệt.
Hầu hết các trường hợp, các hành vi làm phương hại người bảo vệ nhân
quyền là vi phạm pháp luật quốc tế và cả
quốc gia. Tuy nhiên, ở một số nước, pháp luật trong nước tự nó đi ngược với luật pháp quốc
tế về quyền con người và được sử dụng để
chống lại người bảo vệ nhân quyền.
A. Thí dụ về các hành động chống lại người bảo vệ nhân quyền
Các đoạn sau đây mô tả một số các hành vi vi phạm quyền con người và những trở ngại mà người
bảo vệ nhân quyền phải đối mặt trong quá trình họ làm việc. Trong khi một
số các hành vi này có thể xảy ra chỉ một lần, nhưng nó thường kéo dài ảnh hưởng lên
người bảo vệ nhân quyền và gia đình của họ trong nhiều
tháng hoặc thậm chí nhiều năm sau đó. Thí dụ như đe dọa giết chết, có thể
bắt buộc những người bảo vệ nhân
quyền phải thay đổi thói quen hàng ngày của họ hoàn toàn, cũng như những người
trong gia đình trực hệ của mình, hoặc thậm chí phải
rời khỏi đất nước của họ để xin tị nạn tạm thời ở nước ngoài.
Nhiều người bảo vệ nhân
quyền là nạn nhân của vụ sát hại như là một sự đáp lại trực tiếp đối với công việc nhân quyền của họ. Họ bị những kẻ lạ và đôi khi là các thành viên của các lực lượng an ninh bắt cóc và sau đó được tìm thấy đã chết hoặc biến mất hoàn toàn. Âm mưu ám sát đã khiến cho người bảo vệ nhân
quyền bị thương nặng và phải nhập viện và phẫu thuật.
Trong một số khu vực của thế giới, các mối đe dọa giết chết được sử dụng rộng rãi như
một phương tiện đe nẹt và hù dọa những người bảo vệ
nhân quyền để họ dừng công việc. Các mối đe dọa thường ẩn danh, được thực hiện qua điện
thoại hoặc thư. Tuy nhiên trong một số trường
hợp các mối đe dọa được thực hiện bởi những
người mà người bảo vệ nhân quyền có biết đến, nhưng những người này không bị cảnh sát tra
vấn hoặc buộc tội. Sự thiếu hụt cảnh sát hiệu
quả hoặc giải pháp tư pháp cho các vụ giết người và các mối đe dọa giết chết đang
tạo ra một môi trường không bị trừng phạt, qua đó nó khuyến khích và kéo dài mãi những vi phạm.
Những người bảo vệ nhân
quyền đôi khi bị bắt cóc, trong thời gian ngắn hay dài, và bị đánh đập trong thời gian họ bị giam cầm. Nhân viên quân sự, cảnh sát và các quan chức lực lượng
an ninh đã đánh đập tàn nhẫn trong một nỗ lực tra tấn người bảo vệ nhân quyền, để họ nhận tội hoặc trả
thù người bảo vệ nhân quyền vì tố cáo hành vi vi phạm của các lực lượng an ninh. Tùy tiện
bắt và giam cầm người bảo vệ
nhân quyền là phổ biến, và
thường nhất là tiến hành mà không có lệnh bắt giữ cũng như buộc tội chính
thức. Giai đoạn tạm giam tạm giữ, mà không có bất kỳ xem xét tư pháp, đôi khi rất dài và bị giam trong điều
kiện rất tồi tệ. Đặc biệt, người bảo vệ
nhân quyền dễ bị đánh đập, hành hạ và tra tấn trong khi bị giam giữ.
Trong một số trường hợp, những người bảo vệ nhân quyền là đối tượng của các cáo buộc hình sự hay hình thúc khác dẫn đến bị truy tố và kết án. Các cuộc biểu tình hòa bình, nộp đơn khiếu nại chính
thức phản đối ngược đãi của cảnh sát,
tham gia vào một cuộc họp của các nhà hoạt động đòi quyền cho người bản địa hoặc giăng một biểu ngữ tưởng
niệm nạn nhân của vi phạm nhân quyền, tất cả đã dẫn đến bị truy tố về các tội
khác nhau như hối lộ, rối
loạn công cộng, và côn đồ. Bản án trong các trường hợp này bao gồm án tù dài hạn, buộc cam kết
nhập viện tâm thần và “cải tạo lao động”.
Quấy rối những người bảo vệ nhân quyền là phổ biến và thường không được báo cáo. Nó hầu như luôn luôn gây ra bởi chính quyền và có thể liên quan đến nhiều tình
huống khác. Người bảo vệ nhân quyền bị giám sát và đường dây điện thoại của họ bị cắt hoặc nghe trộm. Họ bị tich thu giấy tờ đi lại và chứng minh thư, nhằm
ngăn ngừa họ ra nước ngoài tham gia vào các diễn đàn nhân quyền. Luật sư nhân
quyền đã bị đe dọa trục xuất khỏi đoàn luật sư hoặc bị đặt
trong tình trạng điều tra. Người bảo vệ nhân
quyền bị sách nhiễu hành chính, ví dụ như bị buộc phải nộp tiền phạt nặng nề vì tội hành chính tầm thường, hoặc báo cáo lặp đi lặp lại cho một cơ
quan hành chính trong thời
gian kéo dài mà không có lý do rõ ràng. Các thẩm phán bị loại khỏi chủ trì các vụ án đặc biệt hoặc bị đột
ngột chuyển từ một khu vực thẩm quyền này đến một khu khác, đòi hỏi cả gia đình di
chuyển đến một vùng khác của đất nước.
Người bảo vệ nhân
quyền là nạn nhân của chiến dịch phỉ báng,
với những luận điệu vu khống xuất hiện
trong các phương tiện truyền thông nhà nước kiểm soát, tấn công tính chân thật và đạo đức của họ. Khiếu nại được
giả tạo để làm mất uy tín các tổ chức phi chính phủ
độc lập và các nhà báo vạch trần vi phạm nhân
quyền. Người bảo vệ nhân quyền và công việc của họ bị công khai bóp méo, được mô tả như là, trong số những thứ khác, kẻ khủng bố, phiến loạn, phá hoại hoặc kẻ tạo ra các đảng đối lập chính trị. Chính quyền và các phương tiện truyền thông nhà nước đã đánh đồng những người bảo vệ
nhân quyền với những người
đang tìm kiếm sự bảo vệ quyền của họ, ví dụ như, người bảo vệ nhân
quyền hoạt động hỗ trợ các quyền của những người từ các nhóm vũ trang chống đối, họ bị xem như nhập vào
những nhóm đó.
Chính sách, pháp luật và các thủ tục được mô tả là các biện pháp “an ninh”, đôi khi được áp dụng theo cách hạn
chế công việc của người bảo
vệ nhân quyền và đôi khi nhằm vào chính những người bảo vệ
nhân quyền. Với lý do an ninh, người bảo vệ nhân
quyền bị cấm rời khỏi thị trấn của họ, và cảnh
sát và các nhân viên khác của lực lượng an ninh đã triệu
tập người bảo vệ nhân quyền đến cơ quan của họ, đe dọa
họ và ra lệnh đình chỉ tất cả các hoạt
động nhân quyền. Người bảo vệ nhân
quyền bị truy tố và kết án theo luật an ninh mơ hồ và kết án giam tù nặng nề.
Ngoài vi phạm nhắm mục tiêu cá nhân, ở một số quốc gia còn có những xu hướng rõ ràng minh họa cho một
chiến lược hạn chế môi trường mà những người bảo vệ nhân
quyền hoạt động. Các tổ chức bị đóng cửa
dưới cái cớ nhỏ nhoi; nguồn
kinh phí bị cắt hoặc hạn chế vô lý, và những nỗ lực để đăng ký một tổ chức có nhiệm vụ quyền con người bị trì hoãn bởi cố ý quan liêu. CHính quyền cản trở tổ chức các cuộc
họp giữa những người bảo vệ nhân
quyền và ngăn chặn người bảo vệ nhân
quyền đi điều tra các sự vụ nhân quyền.
Việc ban hành và thực thi pháp luật
nhằm giảm thiểu sự thi hành hợp pháp và thụ hưởng các quyền tự do ý kiến,
ngôn luận, tín ngưỡng tôn giáo, lập hội và đi lại, chẳng hạn như quy định
của pháp luật về đăng ký và các quy định về các hoạt động của các tổ chức phi chính
phủ, hoặc pháp luật cấm đoán hoặc cản trở nhận tài trợ của các quỹ nước ngoài cho hoạt động nhân quyền, tất cả đã được sử dụng để sách nhiễu, cản trở công
việc của những người bảo vệ nhân
quyền.
Một số nỗ lực cản trở công
việc của những người bảo vệ nhân
quyền nhằm vào địa điểm, phương tiện làm việc của họ. Các văn phòng và / hoặc nhà của người bảo vệ nhân quyền là mục tiêu của tấn công, trộm cắp và lục soát trái phép. Cơ sở hoạt động của người bảo vệ nhân
quyền bị đóng cửa bởi chính quyền, và các tài khoản ngân hàng của họ bị đóng băng. Trang thiết bị của
họ và các tập tin, bao gồm cả máy vi tính, tài liệu, hình ảnh và đĩa mềm, đã bị đánh cắp hoặc bị tịch thu. Truy cập vào Internet và các thiết bị e-mail quốc tế đã bị hạn chế hoặc ngăn chặn
hoàn toàn.
Tất cả các hành vi vi phạm vào các quyền của những người bảo vệ nhân quyền trở nên tồi
tệ hơn qua sự nuôi dưỡng nạn không bị trừng phạt đối với
hành vi xâm phạm quyền của những người bảo vệ nhân quyền, vốn tồn tại ở nhiều quốc gia.
B. Tình hình của Nữ bảo vệ nhân quyền
Nữ bảo vệ nhân
quyền phải đối mặt với tất cả các hành vi được mô tả trong phần A nêu trên. Tuy nhiên, tình hình cụ thể và vai trò của họ đòi hỏi phải có cả hiểu biết đặc biệt và sự
nhạy cảm trong cách thức mà họ có thể bị ảnh hưởng khác nhau bởi những áp lực
như vậy và một số thách thức bổ sung. Đó là điều cần thiết để đảm bảo rằng nữ bảo vệ
nhân quyền cũng như nam giới được
bảo vệ và hỗ trợ trong công việc của họ, và thực
sự, những phụ nữ này được xác nhận đầy đủ như người bảo vệ nhân quyền.
Các phần dưới đây cung
cấp một vài ví dụ (không có nghĩa là một danh sách đầy đủ) cách thức mà nữ bảo vệ nhân quyền có thể phải đối mặt với áp lực khác với giới đàn ông phải đối mặt và cần được bảo vệ đặc biệt.
Như đã thảo luận trong phần C
dưới đây, Nhà nước là thủ phạm chính của các hành vi vi phạm những người bảo vệ nhân quyền. Tuy nhiên nữ
người bảo vệ nhân thường được tìm thấy quyền của họ bị
vi phạm bởi các thành viên của các cộng đồng riêng của họ, những người có thể
phẫn nộ và phản đối các hoạt động nhân quyền, một số nhà lãnh đạo cộng đồng có thể xem việc đó như
thách thức nhận thức của
họ về vai trò truyền thống của phụ
nữ. Trong những trường hợp như vậy, các cơ
quan chính quyền thường không cung cấp bảo vệ đầy đủ cho họ và công việc của họ chống lại các lực
lượng xã hội đe dọa.
Ở nhiều nơi trên thế
giới, vai trò truyền thống của phụ
nữ được coi là hòa nhập vào văn hóa của xã hội. Điều này có thể gây ra đặc biệt khó khăn cho nữ bảo vệ nhân
quyền trong việc đặt vấn đề và phản đối các khía cạnh của truyền thống và văn hóa khi họ vi phạm nhân quyền. Cắt xén bộ
phận sinh dục nữ là một ví dụ điển hình về thực trạng như vậy, mặc dù có rất nhiều thứ khác.
Tương tự như vậy, nhiều phụ nữ được nhận thức bởi các cộng
đồng của họ như là phần mở rộng của bản thân cộng
đồng. Nếu một nữ bảo vệ
nhân quyền là nạn nhân bị hãm hiếp bởi vì các công việc về quyền con
người của cô, cô ấy có thể bị cho là cô đã mang sự xấu hổ về gia đình và cả cộng đồng rộng lớn. Là một
người bảo vệ nhân quyền, cô phải mang gánh
nặng không chỉ của các chấn thương của vụ hãm
hiếp, mà còn của các khái niệm trong cộng đồng
của mình rằng, thông qua công việc nhân quyền của cô, cô đã mang sự xấu hổ cho
người xung quanh cô. Ngay cả khi không có hãm hiếp hoặc tấn công khác xảy ra, những phụ nữ
chọn lựa để thành người bảo vệ nhân
quyền thường phải đối mặt với sự giận dữ
của gia đình và cộng đồng, xem họ như đang làm ảnh hưởng đến cả danh dự và văn hóa. Những áp lực để ngăn chặn công việc về quyền con
người có thể rất mạnh.
Nữ bảo vệ nhân
quyền có trách nhiệm hằng ngày chăm sóc trẻ nhỏ hoặc cha mẹ
già thường thấy rất khó khăn để tiếp tục công
việc về quyền con người của họ vì biết
rằng bắt bớ và giam giữ sẽ ngăn không cho họ hoàn thành
vai trò đó trong gia đình.
Mặc dù điều này vẫn còn là một mối quan tâm cho nữ bảo vệ nhân
quyền trên toàn thế giới, người đàn ông đang ngày càng chia sẻ trách nhiệm cho sự chăm sóc người phụ thuộc. Tuy nhiên, phụ
nữ cũng đã sử dụng vai trò này để tăng cường công việc của họ như là những
người bảo vệ nhân quyền, ví dụ như ” các bà mẹ của những người bị
mất tích” đã hình thành các tổ chức nhân
quyền. Thực tế rằng họ là các bà mẹ của các nạn nhân của vi phạm nhân quyền đã cung cấp một điểm tập hợp rất mạnh mẽ và công cụ tuyên truyền cho người bảo
vệ nhân quyền.
Sự phức tạp ảnh hưởng đến vấn
đề cụ thể quyền con
người đôi khi có thể gây ra áp lực khác thường lên nữ bảo vệ nhân
quyền. Trong nhiều nền văn hóa, sự đòi hỏi phụ nữ phải phục
tùng những người đàn ông
ở nơi công cộng có thể là một trở ngại cho hành động công khai đặt vấn đề đối với những người đàn ông vi phạm nhân quyền. Tương tự như vậy, diễn giải một số giáo lý tôn giáo thường được sử dụng để xác định pháp luật hoặc các hoạt
động có ảnh hưởng lớn tới quyền con người. Nữ bảo vệ nhân người muốn chất vấn pháp luật
hay các hoạt động như vậy và hệ
lụy tiêu cực cho nhân quyền thường bị ngăn cản để được chấp nhận như là một uy quyền có đủ điều kiện để giải thích các kinh điển tôn giáo đó, bởi vì họ là phụ nữ. Vì vậy những nữ bảo vệ nhân quyền đã không bình đẵng với nam giới khi bị loại ra khỏi việc giải quyết các luận cứ ban đầu được sử dụng để
chống lại họ. Một lần nữa, họ cũng có thể phải đối mặt với sự thù địch từ cộng đồng mà họ phải tiếp tục sống.
Những thách thức mà nữ bảo vệ nhân
quyền phải đối mặt đôi khi đòi hỏi một phân tích rộng hơn và hiểu biết hơn so với những thách thức của giới đàn ông.
C. Thủ phạm của hành vi
vi phạm đối với
người bảo vệ nhân
quyền
Các cơ quan chính
quyền là thủ phạm thường gặp
nhất của các hành vi vi phạm đối với
những người bảo vệ nhân quyền, nhưng đồng thời cũng chịu trách nhiệm chính để đảm bảo sự bảo vệ họ.
Tuy nhiên, một loạt các tác nhân “ngoài khu vực nhà nước” cũng dính vào, hoặc liên quan đến hành động chống lại những
người bảo vệ nhân quyền và điều quan trọng là cần lưu ý trách nhiệm của họ.
1. Cơ quan chính
quyền
Không thể liệt kê đầy đủ các cơ quan chính
quyền đã liên quan đến hành vi vi phạm đối với
những người bảo vệ nhân quyền. Tuy nhiên rất hữu ích khi lưu ý một số ví dụ và nhấn mạnh rằng, thường xuyên
nhất, mỗi khi một cơ quan là thủ
phạm thì sau đó các cơ quan chính quyền
khác thường có dính líu bởi vì họ đã không ngăn cản hoặc phản ứng với những hành vi đó. Các cơ quan chính
quyền, trong bối cảnh này, nên được hiểu là bao gồm nhiều loại cơ quan hành chính cũng như chính trị, và đặc biệt bao gồm các cơ
quan cấp địa phương cũng như cấp quốc gia.
Cảnh sát và các lực lượng an ninh khác là những thủ phạm dễ thấy
nhất qua hành vi như bắt bớ bừa bãi, khám xét bất hợp pháp và bạo hành. Tuy nhiên, các cơ quan có thẩm quyền khác
thường cũng liên quan. Ví dụ, nếu một vụ bắt giữ
vi phạm các tiêu chuẩn quốc tế được
thực hiện bởi lệnh bắt giữ của chính
quyền địa phương và dẫn đến truy tố và kết án, thì cảnh sát, các thành viên của bộ máy tư pháp và luật sư Nhà nước tất cả có thể là đồng lõa vi phạm quyền con người của người bảo vệ nhân quyền.
Một khi pháp luật hoặc các quy định hành chính áp dụng không phù hợp để ngăn chặn những người bảo vệ nhân
quyền đăng ký các tổ chức phi chính phủ hoặc gặp gỡ nhau, các nhà chức trách dân phụ trách việc áp dụng những quy tắc này gánh trách nhiệm chính. Rất phổ biến trong số cơ quan nhà nước áp đặt một cách sai trái lên người bảo vệ nhân quyền sự “bất hợp pháp” về mặt hành chính và sử dụng điều này như là cơ sở cho việc giam
giữ tiếp theo, bắt giữ và kết án.
Không dễ dàng để xác định một cách chắc chắn các thủ
phạm của một số hành vi chống lại người
bảo vệ nhân quyền, chẳng hạn như
các mối đe dọa giết chết nặc danh . Trong những tình huống này, cũng như với tất cả các hành vi vi phạm, các cơ
quan Nhà nước có liên quan chịu trách nhiệm điều tra các hành vi,
cung cấp bảo vệ tạm thời, nếu cần thiết và truy
tố những người chịu trách nhiệm. Trường hợp cơ
quan Nhà nước không thực hiện trách
nhiệm này họ đang không làm tròn các nghĩa vụ của mình. Trong thực tế, cảnh sát ở
một số quốc gia đôi khi từ chối hành động, hoặc thậm chí đăng ký, khiếu nại về các cuộc
tấn công chống lại những
người bảo vệ nhân quyền và tòa án thì miễn cưỡng đưa các thủ phạm ra xét xử. Không hành động bởi các cơ quan có thẩm quyền đôi khi cho phép hành vi vi phạm tiếp tục hay lặp lại và xấu đi, với các mối đe dọa giết chết liên tiếp, cuối cùng dẫn
đến các vụ giết người bảo vệ nhân
quyền thực sự.
2. Tác nhân ngoài nhà nước
Nhóm tác nhân “ngoài nhà nước” là rất rộng và bao trùm cả các nhóm vũ trang, các doanh nghiệp như các công ty xuyên quốc gia, và các cá nhân. Trong khi Nhà nước
chịu trách nhiệm chính để bảo vệ người bảo vệ
nhân quyền, thì điều cần thiết để xác nhận là tác nhân ngoài nhà nước có liên quan đến các hành vi chống lại người
bảo vệ nhân quyền, kể cả có và không có nhà nước đồng lõa.
Các nhóm vũ trang đã giết người, bắt cóc và đe dọa giết chết, trong số các hành vi khác, như chiến thuật
thường trực để bịt miệng những người
bảo vệ nhân quyền. Một số trong các nhóm này xung đột với các chính phủ, ví dụ như là một lực lượng bán quân sự, trong khi những
nhóm khác thì cuộc xung đột với Nhà nước như các nhóm vũ trang chống đối.
Lợi ích kinh tế tư nhân như các tập đoàn xuyên quốc gia hoặc những đại điền chủ đã cho thấy có tác động ngày càng lớn đến quyền kinh tế và xã hội của mọi người
trong cộng đồng mà họ sống. Ở một số nước, nơi mà những người bảo vệ nhân
quyền đã tiến hành biểu tình ôn hòa chống lại tác động tiêu cực về nhân quyền của các tập đoàn xuyên quốc gia, lực lượng
an ninh đã sử dụng bạo lực để đàn áp các cuộc biểu tình. Trong
các trường hợp khác, các nhà chức trách đã không can thiệp khi các cá nhân không xác định được danh tách, bị nghi ngờ đóng vai
trò đại diện cho lợi ích
kinh tế tư nhân, đã tấn công những người bảo vệ
nhân quyền. Đặc sứ của Tổng thư ký về
người bảo vệ nhân quyền đã lưu ý rằng, trong một số các cuộc tấn công, sự
đồng lõa và trách nhiệm của các đơn vị khu vực tư nhân là rõ ràng và phải được xác định.
Ví dụ khác về hành vi xâm phạm ngoài nhà nước, người bảo vệ nhân quyền là nạn nhân của vụ giết người, đánh đập và xúi giục đe dọa của các tổ chức tôn giáo, cộng đồng hoặc các trưởng lão bộ tộc, và thậm chí cả các thành viên gia đình riêng của họ, trong phản ứng trực tiếp đến công việc nhân quyền của họ.
3. Vai trò tích cực của các tác nhân nhà nước và ngoài
nhà nước
Trong nhiều quốc gia, nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và thực
hiện quyền con người nói chung là thực hiện có hiệu
quả, và trong hầu hết mỗi quốc
gia, ít nhất, các cá nhân cũng sống trong an toàn và chính quyền dân sự làm việc tích cực để bảo vệ quyền con người và bản
thân họ thực hiện đầy đủ vai trò của người bảo vệ nhân
quyền. Trong một số trường hợp, chính các nhân viên cảnh sát, thẩm phán, các công chức của bộ máy hành chánh nhà nước và các chính trị gia cũng đã đẩy bản thân họ trước nguy cơ lớn
vì bảo vệ các quyền con người của
người khác, vì hỗ trợ cho công lý và chấm dứt tham nhũng.
Tương tự như vậy, mặc dù một
số tác nhân tư nhân là những thủ phạm của hành vi
vi phạm đối với những người bảo
vệ nhân quyền, thì có những người khác cung cấp hỗ trợ cơ bản trong việc giải quyết các hành vi đó. Các tập đoàn xuyên quốc gia có thể là một lực lượng mạnh mẽ trong việc đảm bảo các quyền được tôn trọng, và một số công ty đã áp dụng các chính sách việc làm tốt và góp phần năng động hóa kinh tế và xã hội cho các cộng đồng được thành lập. Các nhà lãnh đạo tôn giáo thường đứng ở vị trí hàng đầu trong hành động bảo vệ quyền con
người và bảo vệ nhân quyền cho chính mình.
Trong vài trường hợp, có thể
không có tách biệt rõ ràng giữa các tác nhân ngoài nhà nước tích cực và tiêu cực. Lợi ích kinh doanh có thể đóng góp tích cực cho một số quyền con người, nhưng có một tác động tiêu cực đối với những người khác. Do đó, cốt lõi là xem xét các việc kinh doanh và các tác nhân khác có đáp ứng với những tác động tiêu cực về nhân quyền do các hoạt động của họ mà người bảo vệ nhân
quyền đã nêu ra.
(Source: Fact Sheet No.29, Ch. 2, the Office of the UN High
Commissioner for Human Rights)
Posted
on September 28, 2012
lam dep tai anh thu
ReplyDeletelàm đẹp tại anh thư
spa anh thu
spa anh thư
tham my anh thu
thẩm mỹ anh thư
tham my vien anh thu
thẩm mỹ viện anh thư
thẩm mỹ viện người mẫu anh thư
tham my vien nguoi mau anh thu