Saturday 29 September 2012

ỞM Ờ, TẢN MẠN [VỀ KHÁNH LY] (VietSoul:21)





2012/09/28 at 23:32

Việc Khánh Ly về Việt Nam hát hay không hát hiện nay vẫn là một câu hỏi, chưa là sự thực. Tuy nhiên với những động thái mở đường, những lời đánh tiếng, và sau đó Khánh Ly trực tiếp trả lời phỏng vấn trên BBC thì có thể nói trước đó là chuyện sẽ đến.

Về Khánh Ly thì cá nhân chúng tôi chuộng giọng hát của chị, một thời. Từ trước tới giờ, chúng tôi chẳng có gì để phê phán hoặc thành kiến với những lời đàm tiếu, dị nghị về lối sống hoặc cuộc đời riêng tư của Khánh Ly. Tuy nhiên việc về Việt Nam để hát dưới sự kiểm duyệt và xin phép được biểu diễn dù gián tiếp (hay trực tiếp) là một điều đáng xem xét ở đây.

Con người là động vật duy nhất có khả năng biện minh (justify) cho các hành xử của họ, và họ rất là thông minh, khéo léo trong việc hợp lý hóa (rationalize) cho các hành xử của họ khi nó xung đột (conflict) với quan điểm và lương tri (riêng tư hoặc thuộc về nhân loại). Họ có thể dùng mọi thứ—từ ngôn từ đến khả năng thu hút—để ảnh hưởng, thuyết phục, biện hộ hay lừa dối mình. Đằng sau tận đáy sâu thẳm của tâm lý là những khát vọng—cái lực hấp  dẫn thúc đẩy có khi còn trói buộc con người vận dụng mọi lý lẽ—trong chiều đáp ứng thỏa mãn ước vọng của mình.  Và một phương tiện khác họ thường dùng đến đó là tự quên, tự chối bỏ những gì đã nói, làm, hứa, thề và cả thân thế mình nữa. Nhất là những ai khoác lên chiếc áo hoa xiêm lộng lẫy biến mình thành trọng tâm chiêm ngưỡng dưới ánh đèn sân khấu—nghệ thuật hay chính trị—thực và ảo. Viễn cảnh về khối đông người hâm mộ thần tượng chiêm ngưỡng chắc đủ để biện minh và hợp lý hóa cho danh ca Khánh Ly trở về.

Khánh Ly và bao nhiêu người miền Nam, danh ca hay đánh cá, đã liều mình trốn chạy cái độc tài cộng sản ác độc vô nhân, thế thì (chị) em còn nhớ hay (chị) em đã quên.

Con người trong vị trí hay tư cách là một cá nhân so với con người của công chúng (public figure) thì hoàn toàn là hai thực thể khác nhau, đặc biệt trong lãnh vực xã hội và chính trị. Khánh Ly, cá nhân, đi về Việt Nam thì chả ai phải nói gì. Phần lớn tập thể tỵ nạn cs đã làm thế—đã đi về nơi chôn nhau cắt rốn với tư cách cá nhân vì lý do cá nhân, gia đình, bạn bè, chòm xóm v.v…  Nhưng Khánh Ly, danh ca, con người công chúng, người tỵ nạn cs đi về Việt Nam thì là một vấn đề chính trị. Nhất là tại thời điểm hiện nay.

Việt Nam đang trong môi trường tự do bị bóp nghẹt, các người đấu tranh dân chủ bị trù dập, lãnh án nặng nề, các thanh niên công giáo bị bắt giữ và tuyên án, bao nhiêu người dân oan mất đất sống lê lết ở các công viên Hà-nội, Sài-gòn. Vì thế, việc Khánh Ly về Việt Nam hát là một cái tát vào dân quyền, nhân quyền, và hơn thế nữa là cú đấm mõm những cái đầu biết cúi.  Chính quyền CSVN sử dụng nó với mục đích tuyên truyền trong nước và hải ngoại (nghị quyết 36) cho cái gọi là tự do, hòa giải, đoàn kết dân tộc v.v… và v.v… Và không ít người đu dây tự mình ỡm à tiếp thị cho cái vàng mã “hòa giải” này.

Thật nực cười cho lời biện hộ hợp lý hóa của Khánh Ly đồng ý chịu kiểm duyệt bởi chính quyền VN trong khi trả lời phỏng vấn: “Phải có kiểm duyệt. Lỡ hát những bài người ta không cho phép thì phiền lắm. Nhưng mà nhiều khi tôi nghĩ nó cũng đúng. Mình vào nhà người ta. Tức là vào nhà người ta thì chỉ được làm những gì người ta cho phép.”

Hóa ra từ xứ tự do lại phải đi vuốt ve cái “con cặc”[1] của xã hội chủ nghĩa (gấp ngàn lần ở các xứ Tây phương).

Đó phải là cách tự quên, quên đi quá khứ khi nhà mình đang ở yên ấm thì bị cướp trắng tay, bị đuổi đi kinh tế mới, bị bắt đi cải tạo, phải liều mình trốn thoát ra được xứ sở tự do để an cư lạc nghiệp nay trở lại mái nhà xưa để thì-mà-là xin-cho phép.

Chúng tôi còn nhớ trong một video phỏng vấn với đài VNCR vài năm trước Khánh Ly nói nếu về thì sẽ về cùng với mọi người vì “khi đi thì đã cùng đi thì về sẽ cùng về”. Câu nói này trong ngữ cảnh và nội dung của cuộc phỏng vấn thì được hiểu với ý (nghĩa bóng) là “khi nào Việt Nam được tự do dân chủ thì mọi người Việt Nam hải ngoại và Khánh Ly trong tập thể tỵ nạn cs cùng về nước”; bây giờ thì chắc Khánh Ly sẽ dùng theo nghĩa đen (thui) của nó, ai cũng về (hát) thì tôi cũng về (hát) thôi.

Trong bài “Tản mạn về Khánh Ly[2], tác giả quả thật khéo mở bài dẫn dắt từ các lời đàm tiếu, thị phi con người cá nhân Khánh Ly đồng điệu với “Những vấn đề thuộc về đố kỵ, chia rẽ, bôi xấu …”[3]  và kết đến thương thay “tội nghiệp cho Khánh Ly – Nữ Ca Sĩ tài năng, vận số bọt bèo, gây nhiều tranh luận bất tận, dường như vẫn ‘không buông tha’ chị?” vì những lời xôn xao về con người công chúng của Khánh Ly. Riêng câu hỏi “Liệu việc chị về hát có là một đổi thay thức thời của chính thể này?” của tác giả thì quả thật là một câu hỏi đùa bắt bóng vì “Còn ai mơ hồ gì về nhà nước cộng sản Việt Nam nữa hay không?”[4]

Ấy thế nhưng cũng rất dễ để quay lưng, nhắm mắt, cúi đầu nhằm biện minh và hợp lý hóa cái mơ hồ (hòa hợp hòa giải, tự do độc lập, nhà nước pháp quyền) của chế độ CSVN.












No comments:

Post a Comment

View My Stats