NGUYỄN
THIÊN THỤ
Friday,
September 28, 2012
II. VĂN HỌC
Ngoài công việc giới thiệu các dòng tư tưởng, các tạp chi lúc này còn giới thiệu các tác giả, các trào lưu văn học, các khuynh hướng nghệ thuật tây phương:
Nguyễn Sĩ Tế. Chủ thuyết Siêu Thực. Sáng Tạo, 15, 1-1958.
Lê Huy Oanh . Khảo về thơ Baudelaire.. Sáng Tạo 24, 9-1958;
Lê Huy Oanh . Verlaine, nhà thơ tượng trưng, Sáng Tạo 31, 9-1959
Nguyễn Đình Hòa. Thân thế thi sĩ H.W. Longfellow. Sáng Tạo, 20,5-1958.
Hoàng Châu Thanh . Thiên nhiên trong thi ca Holderlin. Đai Học 3,7-1961.
Lê Huy Oanh. Lược khảo phong trào thi ca siêu thực Pháp. Văn Nghệ 3,4-1961.
Nguyễn Trung. Jacques Prévert, nhà thơ nhào lộn. Văn Nghệ, 22, 3-1963.
A. THI CA
Các thi nhân tây phương có óc sáng tạo, thường tìm cái cải cách hình thức và nội dung thi ca.Những cải cách này đã thành công mà cũng có thất bại. Những cải cách này đã được người Việt Nam bắt chước.
1. Các loại thi ca
a.Thơ xuôi ( prose poem)
Thơ xuôi hay thơ văn xuôi: Loại này trình bày hình thức giống như văn xuôi. Nó khác thơ thường bởi vì không xuống dòng, không cắt đoạn, nhưng vẫn có vần, điệu, hình ảnh. Những tác phẩm như Iliad và Odyssey của Homer cách đây gần ba ngàn năm là những thi phẩm thuộc loại thơ xuôi, nhưng có điều lúc đó con người theo truyền khẩu chứ không viết thành văn tự. Sau do Aloysius Bertrand (1807-1841) với Gaspard de la nuit
( 1842) chính thức mở đường cho thơ xuôi . Sau này Baudelaire , Rimbaud , Oscar Wilde, Amy Lowell, và T.S. Eliot bắt chước. Tác phẩm Petits Poems en prose (1869) của Beaudelaire, và Illuminations (1886) của Arthur Rimbaud là những thi phẩm thuộc loại này.
Đây là một đoạn thơ của Baudelaire trong tập Petits Poemes en Prose:
L'étranger
-- Qui aimes-tu le mieux, homme énigmatique, dis? ton père, ta mère, ta soeur ou ton frère?
-- Je n'ai ni père, ni mère, ni soeur, ni frère.
-- Tes amis?
-- Vous vous servez là d'une parole dont le sens m'est resté jusqu'à ce jour inconnu.
-- Ta patrie?
Bài thơ trên ý vị sâu xa nhưng hình thức chẳng khác một bài văn xuôi. Bài thơ sau đây của Rimbaud (1854-1891) trong tập Illuminations lời trau chuốt, bóng bảy hơn.
Fleurs
top D'un gradin d'or, - parmi les cordons de soie, les gazes grises, les velours verts et les disques de cristal qui noircissent comme du bronze au soleil, - je vois la digitale s'ouvrir sur un tapis de filigranes d'argent, d'yeux et de chevelures.. .
b.Thơ tự do ( free verse, vers libre)
Thể loại này rất tự do về vần, nhịp diệu, nghĩa là không theo những quy luật sẵn có, mỗi câu dài ngắn tùy ý.Tất cả là do tự nhiên mà có âm điệu và nhịp nhàng, không theo khuôn khổ nào. Các thi sĩ thiên tài có thể tạo ra những âm tiết và nhạc điệu cho riêng thơ của họ. Điểm quan trọng của loại này là thi sĩ hoàn toàn tự do, thơ có thể có vần có điệu, cũng có thể không.
Ban đầu vào thời trung cổ, loại này tối tăm, khó hiểu. Đến sau thời tiền cổ điển, ở châu Âu loại này được cải tiến. Goethe, Bertrand, Hugo, Baudelaire, Blake, Arnold, Walt Whitman, Erza Pound đều làm thơ tự do.
Thí dụ bài After the Sea -ship của Walt Whitman (1819-92) :
After the Sea-Ship -- after the whistling winds;
After the white-gray sails, taut to their spars and ropes,
Below, a myriad, myriad waves, hastening, lifting up their necks,
Tending in ceaseless flow toward the track of the ship:
Waves of the ocean, bubbling and gurgling, blithely prying,
Waves, undulating waves -- liquid, uneven, emulous waves,
Toward that whirling current, laughing and buoyant, with curves,
Where the great Vessel, sailing and tacking, displaced the surface. . .
.
Bài thơ trên có vần có điệu. Bài Leaves of Grass của Walt Whitman có đoạn có vần có điệu, nhưng đoạn sau đây không có vần:
They are alive and well somewhere.
The smallest sprout shows there is really no death;
All goes onward and outward.... and nothing collapses,
And to die is different from what any one supposed and
luckier.
Has any one supposed it lucky to be born?
I hasten to inform him or her that it is just as lucky to
die, and I know it."
Tuy thơ tự do có hai loại có vần và không có vần, đa số thi nhân Âu Mỹ làm thơ tự do có vần và nhịp điệu. Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Hũu Loan, Trần Dần, Phùng Quán, Nguyên Sa đều làm thơ tự do có vần. Nhiều bài thơ tự do của nhóm Sáng Tạo không có vần.
c.Thơ không vần (blank verse):
Thể này theo mọi nguyên tắc của thơ như là có nhịp điệu, hạn số câu, số chữ nhung không vần. John Milton viết Paradise Lost theo thể blank verse, sau phải xin lỗi độc giả.
Nhiều tác giả Âu Mỹ làm thơ theo lối này, phần nhiều áp dụng trong truyện thơ , kịch, tuồng hay trường ca.
Sau đây là một đoạn thơ không vần của Spenser ::
Like to an almond tree y-mounted high
On top of green Selinis all alone,
With blossoms brave bedeckèd daintily;
Whose tender locks do tremble every one
At every little breath that under heaven is blown.
(Faery Queen, I. vii. 32)
Và đây là một đoạn thơ không vần của Marlowe:
Like to an almond tree y-mounted high
Upon the lofty and celestial mount
Of evergreen Selinus, quaintly deck'd
With blooms more white than Erycina's brows,
Whose tender blossoms tremble every one
At every little breath that thorough heaven is blown.
(Tamburlaine, Part II. Act iv. sc. iii.):
2. Các hình thức thi ca
Xưa nay, người ta làm thơ theo hình thức chung, tức là mỗi câu thơ đều xuống hàng. Đầu hàng bao giờ cũng ngang nhau. Một số thi nhân đi tìm những hình thức khác lạ cho thi ca theo những hình vuông tròn, trái trám, hình thoi. . .Trong những nhà thơ trên, Apollinaire( 1880-1918), Mayakovsky (1893-1930) và Dylan Thomas (1914 -1953) là những người đi đầu trong công việc này. Như sau đây là hình thức trái trám của Dylan Thomas trong bài Vision and Prayer:
What
Are you
Who is born
In the next room
So loud to my own
That I can hear the womb
Opening and the dark run
Over the ghost and the dropped son
Behind the wall thin as a wren’s bone?
Is the birth bloody room unknow
To the burn and turn of time
And the heart print of man
Bows no baptism
But dark alone
Blessing on
The wild
Child.
Đây là hình thức bàn thờ của các thi sĩ Ba Tư ở thế kỷ thứ 5 và thời Phục Hưng. Được gọi là thể bàn thờ vì thơ trình bày giống như cái bàn thờ, trên dưới phình to, giữa thót lại. Herbert đã áp dụng loại này trong The Arte of English Poésie (1589):
Lord , who created man in wealth and store,
Though foolish he lost the same,
Decaying more and more,
Most poore: With thee
O let me rise
As larks, harmoniously,
And sing this day thy victories:
Then shall the fall further the flight in me.
Lại có chủ trương thi ca cụ thể (concrete petry/verse), thi nhân có thể bày ra nhiều hình thức khác nhau, và khắc trên đá, trên kính, và gỗ và loại này còn gọi là thị giác thi ca
( visual poetry).
Thi ca truyền cảm do nghệ thuật và tình cảm chứ không do những hình thù kỳ lạ của bài thơ. Các thi nhân Việt Nam không bắt chước những hình thức này.
Như đã nói ở trên, Appollinaire (Pháp), Mayakovsky (Nga), William Carlos Williams, Whitman, T.S. Eliot và Dylan Thomas (Mỹ) là những người chuyên sáng tạo những hình thức kỳ lạ cho thi ca. Có bài câu thơ thụt ra thụt vào như bài sau đây của Dylan Thomas:
And then to awake, and the farm, like a wanderer white
With the dew,come back, the cock on his shoulder, it was all
Shinning, it was Adam and maiden,
The sky gathered again
And the sun grew round that very day
So it must have been after the birth aof the simple light
In the first, spinning place. . .
(Fern Hill)
Và có nhữngbài thơ mà các câu không chấm phết, không viết hoa đầu giòng như bài thơ sau đây của thi sĩ Mỹlà William Carlos Williams (1883-1963):
so much depands
upon
a red wheel
barrow
glazed with rain
water
beside the white
chickens
( The Red Wheelbarrow)
Những người này đã chế ra lối thơ bực thang, nghĩa là một câu thơ được ngắt thành hai ba đoạn và xuống dòng. Nhiều bài thơ của William Carlos Williams (1883-1963) có nhiều đoạn làm theo lối bực thang như bài thơ sau đây :
Outside
outside myself
there is a world,
he rumbled, subject to my incursions
- a world
(to me) at rest,
which I approach
concretely-
The scene’s the Park
upon te rock,
female to the city
-upon whose body Paterson instructs his thoughts
(concretly)
-late spring,
a Sunday afternoon! . . .
( Sunday in the Park, Book II)
Tại Pháp, Stéphane Mallarmé (1842-1898) đã làm thơ bực thang từ lâu. Trong thi tập A Tomb for Anatole , ông viết:
Fin de 1
- ô terreur
il est mort!
__
il est mort
absolument -
c à d frappé
la mère le voit tel. . .
Guillaume
Apollinaire cũng làm thơ
bực thang:[1]
Et
tout
A tant changé
En moi
Tout
( Case d’ Armon)
La fusée s épanouit fleur nocture
Quand il fait nouir
Et ell retombe come une pluie de larmes amoureuses
De larmes heureuses cela joie fait couler
Et je t’aime comme tu m’aimes
Madeleine.
( Madeleine)
Òu est le Christophe Colomb
à qui l’on devra l’oubli
d’ un continent
Perdre
Mais perdre vraiment
Pour laisser place à la trouvaille
( Toujours)
Tại Nga, Vladimir Vladimirovich Mayakovsky là một nhà thơ làm thơ bực thang.
Đây là bài ông viết trong chuyến xuất ngoại cuối cùng:
Vers sur le passeport sovietique
Je dévorerais
la bureaucratie
comme un loup
Je n’ as pas
le respect
des madats
et j’envois à tout les diables
paitre
tous les ‘papiers’
mais celui là. . .
longeant le front
des compartiments
et cabines,
un fonctionnaire
bien poli s’avance
Chacun tend son passeport
et moi
je donne
mon petit canet écarlate.[2]
Một số nhà thơ Nga như Andrel Andreyevich Vosznesensky cũng làm theo lối này.
Trên thế giới, cho đến nay, thơ tự do vẫn được ưa chuộng. Tại Việt Nam, thi sĩ cả hai miền đều làm thơ tự do. Riêng các thi sĩ miền bắc mà người khởi đầu là Hữu Loan trong bài Màu tím hoa sim đã theo lối bậc thang. Những nhà thơ này vốn chịu ảnh hưởng của Pháp, mãi sau này ( có lẽ khoảng 1960) người ta mới chịu ảnh hưởng thơ Nga, và mới nghe nói đến Mayakovsky. Nguyễn Vỹ là một nhà thơ rất yêu những hình thái tân kỳ của thi ca Âu Mỹ cho nên truớc và sau 1945, ông vẫn bắt chước các hình thức như quả trám, cái đuôi, thơ bậc thang, và thơ thụt ra thụt vào. . . Hữu Loan, Trần Dần đã cố gắng tìm con đường cải tạo thi ca Việt Nam. Tại miền Bắc, Quang Dũng , Tạ Hữu Thiện đã sáng tác vài bài thơ xuôi. Tại miền Nam, nhóm Sáng Tạo gồm có Thanh Tâm Tuyền, Mai Trung TĨnh ,Vương Tân, Duy Thanh, Tô Thùy Yên. . . đã ra sức cổ xúy cho thơ tự do và thơ xuôi, nhất là thơ xuôi.
Trên tạp chí Sáng Tạo, trong thời điểm 1957-1960, một số là thơ tự do không vần:
Anh trở thành giấc mộng
Đường cỏ hoang em trở về
Đáy huyệt sâu hồn tóc cũ
Không ai biết chúng ta yêu nhau. . .
( Thanh Tâm Tuyền- Một mình em ) Buổi chiều vào chật khoang xe. Đèn thắp lên
Tiếng máy nổ bỗng thành tiếng cười dài.
Mưa xuống bên ngoài, ngoài cửa sổ. Những bàn tay níu lấy
vòng sắt lạnh.
Mỗi ngày chúng ta đứng bên nhau không quen nhau
Thân mật ngó lên mái tóc rối nền trời khuya
Ngó vào mắt hoang vu giòng sông không bờ. . .
( Thanh Tâm Tuyền- Một chỗ trên xe buýt, ST 11, 8-1957)
còn phần lớn là thơ xuôi:
Em ngủ trên vai anh, bông hoa nở trên thân cây mới mọc.Anh chúm
những lá tay che khuất khuôn mặt em. Hơi thở nhỏ như tơ luồn qua
kẽ lá. Anh nhắm mắt nhìn thẳng vào mặt trời sáng êm, mặt trời bằng
bạch kim là dung nhan cô gái nhỏ. ..
( Thanh Tâm Tuyền- Mặt Trời Tìm Thấy)
Trên Sáng Tạo, chúng ta cũng thấy một bài thơ xuôi của Nguyên Sa:
Tôi giữ em lại trên một hè phố đông người. Em đừng ngần ngại.
Tôi chỉ bảo em rằng: tôi yêu em.
Tôi nói không thẹn thùng, không đắn đo, dò xét. Bỳi vì em ơi, tôi
không phải là gã lái buôn hỏi giá hàng trong một buổi chợ chiều hỗn loạn.
Cũng không phải là người thư ký già ngồi mân mê vài chiếc đanh ghim và mưu toan làm chủ sự
A tant changé
En moi
Tout
( Case d’ Armon)
La fusée s épanouit fleur nocture
Quand il fait nouir
Et ell retombe come une pluie de larmes amoureuses
De larmes heureuses cela joie fait couler
Et je t’aime comme tu m’aimes
Madeleine.
( Madeleine)
Òu est le Christophe Colomb
à qui l’on devra l’oubli
d’ un continent
Perdre
Mais perdre vraiment
Pour laisser place à la trouvaille
( Toujours)
Tại Nga, Vladimir Vladimirovich Mayakovsky là một nhà thơ làm thơ bực thang.
Đây là bài ông viết trong chuyến xuất ngoại cuối cùng:
Vers sur le passeport sovietique
Je dévorerais
la bureaucratie
comme un loup
Je n’ as pas
le respect
des madats
et j’envois à tout les diables
paitre
tous les ‘papiers’
mais celui là. . .
longeant le front
des compartiments
et cabines,
un fonctionnaire
bien poli s’avance
Chacun tend son passeport
et moi
je donne
mon petit canet écarlate.[2]
Một số nhà thơ Nga như Andrel Andreyevich Vosznesensky cũng làm theo lối này.
Trên thế giới, cho đến nay, thơ tự do vẫn được ưa chuộng. Tại Việt Nam, thi sĩ cả hai miền đều làm thơ tự do. Riêng các thi sĩ miền bắc mà người khởi đầu là Hữu Loan trong bài Màu tím hoa sim đã theo lối bậc thang. Những nhà thơ này vốn chịu ảnh hưởng của Pháp, mãi sau này ( có lẽ khoảng 1960) người ta mới chịu ảnh hưởng thơ Nga, và mới nghe nói đến Mayakovsky. Nguyễn Vỹ là một nhà thơ rất yêu những hình thái tân kỳ của thi ca Âu Mỹ cho nên truớc và sau 1945, ông vẫn bắt chước các hình thức như quả trám, cái đuôi, thơ bậc thang, và thơ thụt ra thụt vào. . . Hữu Loan, Trần Dần đã cố gắng tìm con đường cải tạo thi ca Việt Nam. Tại miền Bắc, Quang Dũng , Tạ Hữu Thiện đã sáng tác vài bài thơ xuôi. Tại miền Nam, nhóm Sáng Tạo gồm có Thanh Tâm Tuyền, Mai Trung TĨnh ,Vương Tân, Duy Thanh, Tô Thùy Yên. . . đã ra sức cổ xúy cho thơ tự do và thơ xuôi, nhất là thơ xuôi.
Trên tạp chí Sáng Tạo, trong thời điểm 1957-1960, một số là thơ tự do không vần:
Anh trở thành giấc mộng
Đường cỏ hoang em trở về
Đáy huyệt sâu hồn tóc cũ
Không ai biết chúng ta yêu nhau. . .
( Thanh Tâm Tuyền- Một mình em ) Buổi chiều vào chật khoang xe. Đèn thắp lên
Tiếng máy nổ bỗng thành tiếng cười dài.
Mưa xuống bên ngoài, ngoài cửa sổ. Những bàn tay níu lấy
vòng sắt lạnh.
Mỗi ngày chúng ta đứng bên nhau không quen nhau
Thân mật ngó lên mái tóc rối nền trời khuya
Ngó vào mắt hoang vu giòng sông không bờ. . .
( Thanh Tâm Tuyền- Một chỗ trên xe buýt, ST 11, 8-1957)
còn phần lớn là thơ xuôi:
Em ngủ trên vai anh, bông hoa nở trên thân cây mới mọc.Anh chúm
những lá tay che khuất khuôn mặt em. Hơi thở nhỏ như tơ luồn qua
kẽ lá. Anh nhắm mắt nhìn thẳng vào mặt trời sáng êm, mặt trời bằng
bạch kim là dung nhan cô gái nhỏ. ..
( Thanh Tâm Tuyền- Mặt Trời Tìm Thấy)
Trên Sáng Tạo, chúng ta cũng thấy một bài thơ xuôi của Nguyên Sa:
Tôi giữ em lại trên một hè phố đông người. Em đừng ngần ngại.
Tôi chỉ bảo em rằng: tôi yêu em.
Tôi nói không thẹn thùng, không đắn đo, dò xét. Bỳi vì em ơi, tôi
không phải là gã lái buôn hỏi giá hàng trong một buổi chợ chiều hỗn loạn.
Cũng không phải là người thư ký già ngồi mân mê vài chiếc đanh ghim và mưu toan làm chủ sự
(Ngõ
Ý, ST 20,5-1958).
Tô Thùy Yên long trọng làm Lễ Tấn phong tình yêu bằng một bài thơ xuôi:
Em là chiếc thuyền đời thượng cổ, chở đến anh hoa trái tốt tươi ngọt ngào
của miền đất anh biết qua thần thoại.
Em là giòng suối trong veo nhí nhảnh chày mang theo nhan sắc của bầu trời, dòng suối đưa anh vào hứa điạ. . .
Trần Nhật Tân luôn làm thơ xuôi. Trong các tập thơ của ông đều một màu thơ xuôi.
-Em đến ngay đi. Cuộc hành trình sẽ khởi vào đêm khuya: Tôi không
nhìn thấy má hồng non vì còn mải mê với tất cả em tràn đầy trong đáy
mắt..Em đến ngay đi. Tôi cũng đi rất vội vàng. Hành lý chỉ mang theo
một vòng tay để ôm em, đôi mắt say sưa để thì thầm ni chuyện v đôi môi để kết hoa đàm cười trên vừng trán dịu hiền.
( Dư Vang Nghệ Thuật, Hạnh, SG, 1971, 232)
Một đoạn sau đây trong bài Tĩnh vật ,Trần Nhật Tân viết năm 1969 mang màu sắc tượng trưng, khó hiểu hơn thơ xuôi của Thanh Tâm Tuyền nhưng lời thơ bóng bảy, trau chuốt hơn.
Em gọi đêm về không gian thở lời kỉ niệm dáng
chiều rực rỡ áo lụa vàng hương tóc mùa thanh tân.. .chân -em-
bước-đường-thi anh trở về gác kiếm. Không gian ngủ thời gian
xa lắm anh mỏi mòn trong hang động tuổi thơ nước mắt em khô mùa trung cổ anh còn ôm mãi bài hát dưới trời khuya một mình. . . yên lặng nghe yên lặng. (Cõi Thơ , SG, 1974, 22).
Những nhà thơ tiền chiến như Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng đã đem lại những sắc thái mới cho thi ca Việt Nam về hình thức cũng như nội dung. Thơ hai ông bao gồm thơ mới và tình ca kháng chiến. Lối tình ca kháng chiến thì phóng khoáng hơn thơ mới nhưng vẫn có vần có điệu. Thơ mới có vần có điệu. Trong thơ mới vẫn có loại câu dài ngắn khác nhau như Tình Già của Phan Khôi, Một mùa Đông của Lưu Trọng Lư. Tản Đà bảo đó là lối Trường đoản cú ông làm đã lâu. Nếu như Lý Bạch còn sống, ông cũng bảo loại này tớ đã xài trong Tương Tiến Tửu! Các thi sĩ Việt Nam đã cố gắng đổi mới cho thi ca. Họ đã bắt chước Âu Mỹ về thơ xuôi, thơ không vần , thơ xuôi và thơ tự do. Nhưng số phận của loại thơ này cũng mỏng manh, non yểu như đồng loại của chúng bên Âu Mỹ. Thanh Tâm Tuyền mang hy vọng lớn lao rằng thơ tự do, thơ xuôi sẽ thay thế thơ mới dù ông biết rằng đa số người đọc thờ ơ, lạnh nhạt với thơ xuôi:
Tôi nghĩ rằng điều làm cho người đọc xa lạ với thơ hôm nay không hoàn toàn vì hình thức tự do của nó. Thơ không vần, không điệu, thơ xuôi nếu quả thật là thơ- nghĩa là đạt được đến ngôn ngữ màu nhiệm, không chỉ chuyên chở ý tưởng mà còn ám ảnh vang vọng mãi trong tâm hồn- thì sớm muộn người đọc cũng tìm thấy và quen dần với một thứ nhịp điệu rộng rãi phức tạp ở một trình độ nghệ thuật cao hơn với thứ nhịp điệu đơn giản rút gọn ( Sáng Tạo 31, 9-1959)
Họ đã tích cực vận động cho lối thơ này nhưng phong trào chỉ bùng lên một thời gian rồi xẹp xuống như bong bóng hết hơi. Ngay trong thời điểm thịnh hành của nó, Nguyên Sa dường như chỉ làm một vài bài thơ xuôi, còn Cung Trầm Tưởng, Phạm Thiên Thư, Nguyễn Tất Nhiên vẫn trung thành với thể thơ lục bát mà tồn tại với thời gian. Dẫu sao, dọc thơ Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Nguyên Sa, chúng ta cảm thấy ngọt ngào hơn là những bài thơ xuôi . Nay tại hải ngoại dường như không ai còn làm thơ xuôi, riêng tại quốc nội, Trần Nhật Tân vẫn trung thành với con đường sáng tác thơ xuôi của ông.
Cũng vì ảnh hưởng Âu Mỹ, các nhà thơ cả hai miền đã có những thay đổi về hình thức thơ, như là thỉnh thoảng mới viết hoa ở câu đầu, hoặc không viết hoa bất cứ chỗ nào, không chấm phết, câu thơ có thể cắt ra nhiều đoạn như trong thơ lục bát, hoặc câu thơ thụt ra thụt vào, hoặc theo lối bậc thang. Và ngày nay, tại hải ngoại, các nhà thơ Việt Nam vẫn duy trì những hình thái này.
Nói tóm lại, các thi nhân miền Nam đã cố gắng đem lại nhiều hình thái mới cho thơ Việt Nam bằng cách học hỏi, thâu thái những cái hay, cái đẹp của thi ca tây phương .
Tô Thùy Yên long trọng làm Lễ Tấn phong tình yêu bằng một bài thơ xuôi:
Em là chiếc thuyền đời thượng cổ, chở đến anh hoa trái tốt tươi ngọt ngào
của miền đất anh biết qua thần thoại.
Em là giòng suối trong veo nhí nhảnh chày mang theo nhan sắc của bầu trời, dòng suối đưa anh vào hứa điạ. . .
Trần Nhật Tân luôn làm thơ xuôi. Trong các tập thơ của ông đều một màu thơ xuôi.
-Em đến ngay đi. Cuộc hành trình sẽ khởi vào đêm khuya: Tôi không
nhìn thấy má hồng non vì còn mải mê với tất cả em tràn đầy trong đáy
mắt..Em đến ngay đi. Tôi cũng đi rất vội vàng. Hành lý chỉ mang theo
một vòng tay để ôm em, đôi mắt say sưa để thì thầm ni chuyện v đôi môi để kết hoa đàm cười trên vừng trán dịu hiền.
( Dư Vang Nghệ Thuật, Hạnh, SG, 1971, 232)
Một đoạn sau đây trong bài Tĩnh vật ,Trần Nhật Tân viết năm 1969 mang màu sắc tượng trưng, khó hiểu hơn thơ xuôi của Thanh Tâm Tuyền nhưng lời thơ bóng bảy, trau chuốt hơn.
Em gọi đêm về không gian thở lời kỉ niệm dáng
chiều rực rỡ áo lụa vàng hương tóc mùa thanh tân.. .chân -em-
bước-đường-thi anh trở về gác kiếm. Không gian ngủ thời gian
xa lắm anh mỏi mòn trong hang động tuổi thơ nước mắt em khô mùa trung cổ anh còn ôm mãi bài hát dưới trời khuya một mình. . . yên lặng nghe yên lặng. (Cõi Thơ , SG, 1974, 22).
Những nhà thơ tiền chiến như Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng đã đem lại những sắc thái mới cho thi ca Việt Nam về hình thức cũng như nội dung. Thơ hai ông bao gồm thơ mới và tình ca kháng chiến. Lối tình ca kháng chiến thì phóng khoáng hơn thơ mới nhưng vẫn có vần có điệu. Thơ mới có vần có điệu. Trong thơ mới vẫn có loại câu dài ngắn khác nhau như Tình Già của Phan Khôi, Một mùa Đông của Lưu Trọng Lư. Tản Đà bảo đó là lối Trường đoản cú ông làm đã lâu. Nếu như Lý Bạch còn sống, ông cũng bảo loại này tớ đã xài trong Tương Tiến Tửu! Các thi sĩ Việt Nam đã cố gắng đổi mới cho thi ca. Họ đã bắt chước Âu Mỹ về thơ xuôi, thơ không vần , thơ xuôi và thơ tự do. Nhưng số phận của loại thơ này cũng mỏng manh, non yểu như đồng loại của chúng bên Âu Mỹ. Thanh Tâm Tuyền mang hy vọng lớn lao rằng thơ tự do, thơ xuôi sẽ thay thế thơ mới dù ông biết rằng đa số người đọc thờ ơ, lạnh nhạt với thơ xuôi:
Tôi nghĩ rằng điều làm cho người đọc xa lạ với thơ hôm nay không hoàn toàn vì hình thức tự do của nó. Thơ không vần, không điệu, thơ xuôi nếu quả thật là thơ- nghĩa là đạt được đến ngôn ngữ màu nhiệm, không chỉ chuyên chở ý tưởng mà còn ám ảnh vang vọng mãi trong tâm hồn- thì sớm muộn người đọc cũng tìm thấy và quen dần với một thứ nhịp điệu rộng rãi phức tạp ở một trình độ nghệ thuật cao hơn với thứ nhịp điệu đơn giản rút gọn ( Sáng Tạo 31, 9-1959)
Họ đã tích cực vận động cho lối thơ này nhưng phong trào chỉ bùng lên một thời gian rồi xẹp xuống như bong bóng hết hơi. Ngay trong thời điểm thịnh hành của nó, Nguyên Sa dường như chỉ làm một vài bài thơ xuôi, còn Cung Trầm Tưởng, Phạm Thiên Thư, Nguyễn Tất Nhiên vẫn trung thành với thể thơ lục bát mà tồn tại với thời gian. Dẫu sao, dọc thơ Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Nguyên Sa, chúng ta cảm thấy ngọt ngào hơn là những bài thơ xuôi . Nay tại hải ngoại dường như không ai còn làm thơ xuôi, riêng tại quốc nội, Trần Nhật Tân vẫn trung thành với con đường sáng tác thơ xuôi của ông.
Cũng vì ảnh hưởng Âu Mỹ, các nhà thơ cả hai miền đã có những thay đổi về hình thức thơ, như là thỉnh thoảng mới viết hoa ở câu đầu, hoặc không viết hoa bất cứ chỗ nào, không chấm phết, câu thơ có thể cắt ra nhiều đoạn như trong thơ lục bát, hoặc câu thơ thụt ra thụt vào, hoặc theo lối bậc thang. Và ngày nay, tại hải ngoại, các nhà thơ Việt Nam vẫn duy trì những hình thái này.
Nói tóm lại, các thi nhân miền Nam đã cố gắng đem lại nhiều hình thái mới cho thơ Việt Nam bằng cách học hỏi, thâu thái những cái hay, cái đẹp của thi ca tây phương .
lam dep tai anh thu
ReplyDeletelàm đẹp tại anh thư
spa anh thu
spa anh thư
tham my anh thu
thẩm mỹ anh thư
tham my vien anh thu
thẩm mỹ viện anh thư
thẩm mỹ viện người mẫu anh thư
tham my vien nguoi mau anh thu