John
Carlin
Cam Táo chuyển ngữ
Thứ Sáu, 28/09/2012
Nelson Mandela đã sử
dụng thể thao như thế nào để thống nhất một Nam Phi đầy chia rẽ...
NELSON MANDELA từng nói: Thể thao có sức
mạnh “làm thay đổi thế giới… truyền cảm hứng… đoàn kết mọi người.” Dường
như Trung Quốc đã nắm bắt được ý tưởng của Mandela: họ đã dùng Thế Vận Hội
Olymic để giới thiệu hình ảnh quốc gia của họ như một siêu cường quốc đang nổi
lên, đã đoàn kết và tạo cảm hứng cho nhân dân bằng hình ảnh Trung Quốc là đất
nước đang tự hào trên đường chiến thắng. Liệu Trung Quốc có đạt được mục tiêu
của họ, được thế giới tôn trọng nhiều hơn hay không, vẫn còn phải đợi thời gian
trả lời. Nhưng có một điều không sai: Đó là có thể dùng thể thao tạo ra tác
động mạnh mẽ, lôi kéo người trong một nước cùng sát cánh đứng bên nhau. Chính
Mandela đã từng trải nghiệm điều này qua trận đấu mà ông tham dự - trận chung
kết Giải Vô Địch Bóng Bầu Dục Thế Giới năm 1995 – một năm sau khi ông trở thành
tổng thống của Nam Phi. Sau này ông nói với tôi rằng: đó là giai đoạn căng
thẳng nhất trong suốt cả đời ông.
Điều này, như cách người Nam Phi diễn đạt,
là "một thứ cực kỳ khủng khiếp để nói." Mandela không phải là
người xa lạ gì với sự căng thẳng. Ông đã từng nằm trong danh sách bị truy nã
gắt gao nhất – phải chạy trốn cảnh sát, từng phải dựa vào đủ mọi hình thức cải
trang – trong phần lớn thời gian của hai năm 1961 và 1962. Rồi cái buổi sáng trước
phiên tòa xử ông tội danh khủng bố năm 1964, khi thẩm phán sắp phán quyết liệu
ông sẽ ngồi tù chung thân, hay là sẽ bị treo cổ - điều có nhiều khả năng xảy ra
vào lúc đó. Hay là ngày ông được đưa bằng thuyền, trong xiềng xích, tới đảo
Robben – vốn được coi là Alcatraz của Nam Phi trên Đại Tây Dương. Hay là ngày
ông giải phóng người dân của mình khỏi chế độ độc tài phân biệt chủng tộc
Apartheid, sau 27 năm ngồi tù. Hoặc là ngày cạnh tranh trong cuộc bầu cử tự do
và bình đẳng đầu tiên ở Nam Phi, để trở thành tổng thống da đen đầu tiên của
quốc gia này trước một buổi lễ trọng thể được toàn thế giới theo dõi.
Nhưng không. Điều thật sự khiến ông ăn ngủ
không yên lại là trận đấu giữa Nam Phi và New Zealand ở sân vận động Ellis Park
tại Johannesburg. "Nói thật lòng, tôi chưa bao giờ bị căng thẳng đến
như vậy," người đàn ông lớn tuổi vĩ đại nhất thế giới gần đây tâm sự
với tôi. "Tôi gần như muốn ngất xỉu." Mandela là một trong
những người trầm tĩnh nhất mà quý vị hy vọng được gặp, nhưng điều khiến những
lời nói của ông đáng chú ý hơn cả là môn thể thao chúng ta đang nói tới, môn
bóng bầu dục, lại là một bộ môn ông không có niềm đam mê đặc biệt, và gần như
mù tịt về những luật chơi của nó. Ông giống như một lữ khách tới từ Bắc Kinh,
xem đội Parkers chơi ở sân vận động Lambeau.
Cuộc thi đấu diễn ra đúng vào lúc có những
biến động nguy hiểm trong lịch sử Nam Phi. Chủ nghĩa khủng bố của nhóm cánh hữu
cực kỳ bảo thủ chống lại trật tự dân chủ mới vẫn là mối đe dọa đáng sợ, với
hàng chục ngàn người da trắng có trang bị vũ khí hạng nặng được huấn luyện quân
sự bài bản, vẫn sôi sục căm hờn khi nhìn thấy nhóm đa số da đen lên nắm quyền
lực. Ưu tiên hàng đầu của Mandela khi trở thành tổng thống chính là ngăn chặn
một cuộc tắm máu, và đặt nền móng cho trật tự dân chủ mới, một nền dân chủ mà
tất cả mọi người Nam Phi, không phân biệt quan điểm chính trị hay chủng tộc đều
thấy thuộc về họ.
Thoạt nhìn, bóng bầu dục không phải là công
cụ để hàn gắn quốc gia Nam Phi. Người da trắng yêu thích môn thể thao này. Nó
là, như Mandela nói với tôi, "tôn giáo" của họ. Đội tuyển quốc gia,
Springboks, là "những vị linh mục cao cấp" trong thế giới của người
da trắng. Nhưng người Nam Phi da đen ghét bóng bầu dục, đặc biệt ghét đội
Springboks mặc đồng phục màu xanh nâu nhạt, một biểu tượng mà dân Nam Phi coi
như sự áp bức của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
Tính đến năm 1995, Mandela chưa bao giờ là
người nhiệt thành hâm mộ môn bóng bầu dục, nhưng ông yêu thích môn thể thao
khác. Suốt thập niên 1950 ông là một võ sĩ quyền Anh nghiệp dư, người khi trời
chưa sáng phải chạy suốt hai giờ từ Soweto đến Johanesburg, và chạy ngược từ
Johanesburg trở lại Soweto, trước khi bắt đầu một ngày làm công việc luật sư
của ông. Ông sống đến tuổi 90, đạt được những chiến công oanh liệt nhất đời
trong những năm của tuổi 70, nhờ ông đã giữ được một thân thể cường tráng. Ở
trong tù, hầu như suốt ngày bị giam hãm trong xà lim với kích thước vừa đúng
bằng chiếc giường đôi, nhưng ông vẫn chạy tại chỗ và hít đất cũng như tập cơ
bụng bằng lòng nhiệt tình bền bỉ. Trong khoảng thời gian ba năm sống trong một
xà lim lớn chung với ba tù nhân chính trị khác, ông đã chọc giận các đồng chí
của mình vì mỗi sáng đều đánh thức họ dậy lúc năm giờ, khi chạy chung quanh chu
vi của xà lim suốt một tiếng đồng hồ. Trong nhiệm kỳ tổng thống, ở giữa độ tuổi
75 và 80, ông thử nghiệm sức khỏe của các cận vệ bằng cách để họ cùng đi bộ một
giờ với ông trước hừng đông, bằng những bước đi mạnh mẽ không ngưng nghỉ.
Mandela có thể không biết nhiều về môn bóng
bầu dục, nhưng ông hiểu tác động chính trị mà thể thao có thể đem lại. Đó là lý
do tại sao ông tận dụng giải Vô Địch Bóng Bầu Dục Thế Giới. Mandela - bằng hành
động phi thường trượng nghĩa, hết lòng hết sức quan tâm đến nhóm người da trắng
đã bị khuất phục - năm 1992 đồng ý để Nam Phi đứng ra tổ chức giải đấu, mà cuối
cùng nó đã mang về giải thưởng cho đất nước. Và rồi sau đó ông thuyết phục đồng
bào da đen của ông hãy để đội Springboks trở thành đội bóng đại diện cả cho họ,
cho dù chỉ có duy nhất một cầu thủ không phải là da trắng trong danh sách 15
người. Ông đã làm điều này bằng cách tranh thủ những ngôi sao bóng bầu dục da
trắng cho mục đích của mình, thuyết phục họ tìm hiểu bài quốc ca mới (vốn trước
đây là bài hát biểu tình của người da đen), và trải lòng mình trước công chúng
- những người da đen đông đảo đang đầy mối hoài nghi.
Đội tuyển Springboks đánh bại đội tuyển
Pháp, đội tuyển Úc và những đội tuyển khác, để đi tới trận chung kết trước đội
tuyển New Zealand, và để rồi trở thành đội bóng bầu dục hay nhất thế giới.
Nhưng khoảnh khắc vinh quang của ngày hôm đó tới trước lúc trận đấu bắt đầu,
khi Mandela bước ra sân vận động, trước đám đông 65 ngàn người với 95% là người
da trắng, mặc bộ đồng phục xanh nâu nhạt của đội Springboks, một biểu tượng cũ
của sự áp bức, sắc mầu mà những người cai ngục của ông yêu thích. Đó là giây
phút mọi người há hốc mồm vì sửng sốt, rồi tất cả cùng hòa nhịp thở, và thật
bất ngờ đám đông bật lên reo hò, hô vang càng lúc càng lớn "Nelson!
Nelson! Nelson!"
Một tiếng rưỡi sau đó, sau khi bảy phút
căng thẳng cuối cùng qua đi, đội Springboks chiến thắng. Và rồi, Mandela bước
vào sân vận động trao cúp cho đội trưởng Nam Phi, một lần nữa muôn tiếng reo "Nelson!
Nelson!" vang lên, lớn hơn, nhưng âm thanh bây giờ thẫm đầy nước mắt.
Trên khắp cả nước, cả da đen và da trắng, ca hát nhảy múa suốt đêm, cảm thấy
mình thống nhất lần đầu tiên trong lịch sử quanh một mục đích chung, một lễ hội
ăn mừng cuồng nhiệt. Không còn cuộc nội chiến, không còn chủ nghĩa khủng bố cực
hữu bảo thủ, và Mandela đã đạt được mục tiêu của đời ông là tạo ra thứ mà tới
ngày hôm nay nhiều người vẫn cho là không thể: Một nền dân chủ đa sắc tộc và ổn
định.
Cuốn sách của John Carlin về Nelson
Mandela, "Chơi với kẻ thù" được xuất bản năm 2008 bởi Penguin Press.
lam dep tai anh thu
ReplyDeletelàm đẹp tại anh thư
spa anh thu
spa anh thư
tham my anh thu
thẩm mỹ anh thư
tham my vien anh thu
thẩm mỹ viện anh thư
thẩm mỹ viện người mẫu anh thư
tham my vien nguoi mau anh thu