Việt Nam đối mặt với
tình trạng phá sản hàng loạt của các nhà sản xuất năng lượng tái tạo
BBC News Tiếng Việt
1
tháng 4 năm 2025
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cvgq5drm0dqo
Việt
Nam có thể chứng kiến làn sóng
phá sản của các nhà sản xuất điện gió và điện mặt
trời nếu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tiếp tục thực hiện kế hoạch thay đổi
giá điện tái tạo, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết
trong một lá thư gửi Quốc hội, theo Bloomberg.
Các
kỹ sư đang kiểm tra một tháp tua bin gió tại một nhà máy ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
ngày 15/2/2023
Tại
dự thảo mới nhất về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân gửi Bộ Tư pháp
thẩm định, Bộ Công Thương đề xuất rút ngắn thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện
bình quân từ 3 tháng hiện nay xuống còn 2 tháng, kể từ lần thay đổi gần nhất.
Mức
điều chỉnh giá sẽ được giới chức đưa ra khi chi phí sản xuất điện biến động 2%
trở lên, thấp hơn so với quy định 3% đang áp dụng.
Trước
đó, trong một diễn biến liên quan, Công ty mua bán điện (EPTC) thuộc EVN đã có
buổi gặp mặt 80 doanh nghiệp là nhà đầu tư của các dự án điện gió và điện mặt
trời sau khi nhóm này cùng ký đơn kiến nghị khẩn cấp gửi Chính phủ về nguy cơ bị
hồi tố giá bán điện, không được hưởng giá ưu đãi (FIT).
Tại
buổi đối thoại, thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, EVN-EPTC đã đề xuất các dự
án đang áp dụng giá FIT1 (9,35 US cent/kWh) nhưng có ngày nghiệm thu sau khi
Quyết định FIT1 hết hiệu lực, trong khi Quyết định FIT2 (7,09 US cent/kWh) vẫn
còn hiệu lực, thì tạm thời điều chỉnh giá bán điện theo FIT2.
Trường
hợp các dự án đang áp dụng giá FIT1 hoặc FIT2 mà có ngày CCA sau ngày Quyết định
FIT2 hết hiệu lực thì áp dụng giá "các dự án chuyển tiếp" (1.184,9 đồng/kWh).
Đại
diện mua bán điện EVN-EPTC nhấn mạnh rằng, đây chỉ là mức "giá tạm
tính" sẽ được áp dụng trong thời gian chờ hướng dẫn và kết luận của cơ
quan có thẩm quyền, nhằm tháo gỡ vướng mắc, bổ sung dòng tiền, tránh nguy cơ vỡ
nợ hàng tỷ đô cho các nhà đầu tư, nhưng bị các nhà đầu tư phản đối.
Nhóm
các nhà đầu tư khẳng định việc EVN đề xuất áp dụng giá tạm tính là vi phạm hợp
đồng mua bán điện (PPA), bởi vướng mắc về chứng nhận nghiệm thu hoàn thành
"không phải lỗi của doanh nghiệp".
"Chúng
tôi chưa từng được thông báo về việc bắt buộc phải có chứng nhận nghiệm thu
hoàn thành (CCA) trước ngày các quyết định giá FIT hết hiệu lực," nhóm nhà
đầu tư nêu, theo tạp chí điện tử Đầu tư Tài chính.
Trong
bối cảnh này, VCCI cho rằng việc áp dụng giá mua điện mới của Tập đoàn Điện lực
Việt Nam có thể khiến 173 dự án điện mặt trời, điện gió có nguy cơ mất khả năng
thanh toán, theo lá thư đề ngày 24/3 và được tổ chức này công bố hôm 28/3.
VCCI
cũng cáo buộc EVN - tập đoàn do nhà nước độc quyền - "vi phạm nghiêm trọng
các nguyên tắc hợp đồng".
"Nếu
EVN tiếp tục thực hiện điều chỉnh, điều này sẽ cắt giảm 25 đến 46 phần trăm
doanh thu của các dự án này, thì hầu hết các dự án trong số đó sẽ mất khả năng
thanh toán, có khả năng gây ra tình trạng phá sản hàng loạt," thư của VCCI
cho biết.
Theo
bức thư, các công ty điện gió và điện mặt trời sẽ phải vật lộn để tạo ra đủ tiền
mặt để trả nợ, có khả năng tạo ra 200.000 tỷ đồng (7,8 tỷ đô la Mỹ) nợ xấu
trong hệ thống tài chính của quốc gia.
Các
công ty điện, những công ty đã đầu tư tổng cộng tới 15 tỷ đô la Mỹ vào Việt
Nam, đã nhận được các khoản vay dựa trên doanh thu dự kiến từ giá điện thỏa thuận
trước đó, bức thư cho biết.
"Điều
này sẽ gây ra sự bất ổn đáng kể cho cả khu vực ngân hàng và thị trường tài
chính tại Việt Nam," VCCI cho biết.
VCCI
đã ủng hộ các khiếu nại do các công ty điện tái tạo đưa ra trong một bức thư
ngày 5/3 gửi tới các nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, bao gồm Tổng Bí thư Tô
Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Bức
thư của VCCI cho biết việc thu hút các khoản đầu tư trong tương lai vào năng lượng
tái tạo là rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và khả năng
tiếp tục trở thành trọng tâm của sản xuất công nghệ cao của Việt Nam.
Tổ
chức này cho biết việc thay đổi chính sách giá sẽ gây rủi ro cho việc thu hút đầu
tư vào năng lượng tái tạo trong tương lai.
Một
số nhà đầu tư năng lượng tái tạo nói với báo Tuổi Trẻ rằng với cơ chế khung giá
như đề xuất của EVN, mức giá sẽ quá thấp so với mức giá hiện tại nên không đủ hấp
dẫn.
Đặc
biệt khi mức giá được đề xuất là tiền đồng Việt Nam, trong khi nhà đầu tư vay bằng
đô la Mỹ và phải nhập khẩu thiết bị, nên việc xác định mức giá là tiền đồng Việt
Nam có thể gây rủi ro cho nhà đầu tư, đặc biệt trong bối cảnh hàng trăm dự án
đang có nguy cơ bị hồi tố giá bán điện do thiếu chứng nhận nghiệm thu hoàn
thành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (CCA).
Hiện
nay, ngoài mức giá được áp dụng theo cơ chế ưu đãi, khung giá trần được Bộ Công
Thương phê duyệt cho dự án điện mặt trời chuyển tiếp là 1.185 - 1.508 đồng/kWh,
điện gió là 1.587-1.816 đồng/kWh.
Một
nhà máy điện mặt trời ở An Giang
Bức
thư của các nhà đầu tư
Trong
một lá thư gửi lãnh đạo Việt Nam, đề ngày 5/3 mà hãng tin Reuters tiếp cận được,
các nhà đầu tư bày tỏ "lo ngại sâu sắc" về khả năng chấm dứt các mức
giá ưu đãi trong lĩnh vực năng lượng, đồng thời lưu ý rằng việc thay đổi
chính sách này có thể làm suy yếu sự ổn định tài chính nói chung và suy
giảm niềm tin vào Việt Nam – quốc gia hiện đang có kế hoạch gia tăng đáng kể
công suất năng lượng tái tạo.
Trong
số 28 bên ký vào lá thư có những tên tuổi như quỹ đầu tư tư nhân Dragon
Capital, chi nhánh tại Việt Nam của tập đoàn năng lượng ACEN của Philippines,
cùng các nhà đầu tư khác từ Thái Lan, Hà Lan, Singapore và Trung Quốc.
Trong
những năm gần đây, Việt Nam đã nhận được sự đầu tư bùng nổ vào ngành năng
lượng tái tạo nhờ các cơ chế biểu giá điện hỗ trợ (feed-in tariff – FIT)
hào phóng. Theo đó, Việt Nam cam kết sẽ mua điện trong 20 năm với giá cao hơn
thị trường.
Tuy
nhiên, giá FIT cao khiến mức thua lỗ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam - đơn
vị duy nhất mua điện từ các dự án này – gia tăng, và khiến giá điện cho các hộ
gia đình và nhà máy tăng lên.
Chính
quyền đã nhiều lần tìm cách giảm các mức giá FIT.
Hiện
tại, theo bức thư của các nhà đầu tư, Việt Nam đang cân nhắc rà soát hồi tố
các tiêu chí để tiếp cận giá FIT, ngay cả đối với các dự án đã bắt đầu
sản xuất điện.
"Một
hành động như vậy có thể khiến vốn chủ sở hữu của các dự án liên quan bị xóa sổ
gần như hoàn toàn, làm thiệt hại hơn 13 tỷ USD vốn đầu tư," lá thư viết.
Lá
thư không nói rõ liệu toàn bộ số vốn trên đã được giải ngân hay chưa, và cũng
chưa rõ Việt Nam sẽ rà soát các quy định hiện hành theo cách nào và vào thời điểm
nào.
Trong
thư, các nhà đầu tư cho biết EVN đã trì hoãn thanh toán hoặc chỉ thanh toán một
phần cho lượng điện sản xuất từ các dự án năng lượng tái tạo "mà không có
lý do rõ ràng".
Hệ
quả là, "hàng loạt dự án đang đối mặt với nguy cơ không thể trả nợ cho
các bên cho vay cả nội địa lẫn quốc tế", lá thư nêu, đồng thời cảnh
báo rằng việc sửa đổi vĩnh viễn hoặc chấm dứt giá điện đã thỏa thuận "có
nguy cơ làm suy yếu sự ổn định của hệ thống ngân hàng quốc gia và làm xói mòn
niềm tin vào khung pháp lý của Việt Nam."
Diễn
biến này xảy ra trong bối cảnh Việt Nam đang lên kế hoạch mở rộng đáng kể
công suất phát điện năng lượng mặt trời và điện gió theo dự thảo quy hoạch điện
sửa đổi cho thập kỷ này mà Reuters đã tiếp cận được.
Theo
kịch bản cơ sở của quy hoạch điện này, vào năm 2030, công suất lắp đặt từ các
trang trại điện gió và điện mặt trời sẽ vượt quá 56 gigawatt (GW) - gần một
phần ba tổng công suất lắp đặt dự kiến từ tất cả các nguồn, bao gồm cả nhiên liệu
hóa thạch.
Trong
số các dự án có thể bị ảnh hưởng bởi cải cách hồi tố, những dự án do nhà đầu tư
nước ngoài tài trợ có tổng công suất gần 4 GW, chủ yếu là trong lĩnh vực
năng lượng mặt trời, với tổng giá trị 4 tỷ USD, theo nội dung bức thư.
---------------------------
Tin
liên quan
Việt Nam có thể mất
13 tỷ USD vốn đầu tư vào điện gió và năng lượng mặt trời
11
tháng 3 năm 2025
.
Công ty pin năng lượng
mặt trời Trung Quốc rời Việt Nam để né thuế từ Mỹ
7
tháng 11 năm 2024
.
Điện mặt trời: Cắt giảm
mạnh công suất, 'VN giáng đòn vào nỗ lực năng lượng sạch'
15
tháng 9 năm 2022
No comments:
Post a Comment