Saturday, 21 December 2024

VIỆT NAM GIỮA HAI LÀN ĐẠN MỸ - TRUNG (Phạm Văn Lừng  -  Luật Khoa tạp chí)

 



Việt Nam giữa hai làn đạn Mỹ - Trung

Phạm Văn Lừng  -  Luật Khoa tạp chí  

December 19 2024   9:09 AM

https://www.luatkhoa.com/2024/12/viet-nam-giua-hai-lan-dan-my-trung/

 

Sự cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã phủ bóng lên Đông Nam Á, khiến các nước trong khu vực phải xoay sở tìm cách cân bằng giữa hai bên. Các nước Đông Nam Á từ năm 2019 đã đưa ra thông điệp “xin đừng bắt chúng tôi chọn bên” nhưng vấn đề “chọn bên” vẫn tiếp tục là câu chuyện nóng trong khu vực cho đến ngày nay. [1]

 

Việt Nam cũng nằm trong cuộc giằng co địa chính trị này. Bài viết này điểm danh những tác động đa chiều của cuộc cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đối với Việt Nam, xem xét các khía cạnh kinh tế, chính trị, an ninh và công nghệ của sự tương tác phức tạp này.

 

 

Tác động kinh tế: trái ngọt đi kèm trái đắng 

 

Cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc, được Tổng thống Trump khởi xướng vào năm 2018, đã mang đến cho Việt Nam cả cơ hội lẫn thách thức. 

 

Một mặt, Việt Nam có được những lợi ích kinh tế đáng kể, với việc xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng lên và dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào. Mặt khác, Việt Nam cũng có những lo ngại về sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc và khả năng dễ bị tổn thương của nền kinh tế.

 

Xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng đáng kể, đặc biệt là trong các lĩnh vực như máy móc, dệt may và nhựa. [2] Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã thúc đẩy nhiều công ty đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình, dẫn đến dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam. [3] Các khoản thặng dư xuất khẩu và đầu tư nước ngoài này đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo ra nhiều việc làm mới, thúc đẩy hơn nữa sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

 

Tăng trưởng trong lĩnh vực công nghệ cao là một thành quả chính Việt Nam cũng không ngờ trước. Các doanh nghiệp công nghệ cao nước ngoài vào Việt Nam sản xuất và xuất khẩu, khiến Việt Nam nổi lên như một nhân tố chính trong sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, với kim ngạch xuất khẩu trong lĩnh vực này tăng vọt trong những năm gần đây. [4]

 

Cuối cùng, trong khi những ngành như xuất khẩu hàng dệt may được hưởng lợi, các ngành khác như điện tử và sản phẩm nông nghiệp chịu tác động ít rõ rệt hơn. [5]

 

Những “trái ngọt” nói trên luôn đi kèm “trái đắng”. 

 

“Câu hỏi ‘Made in Vietnam’ có nghĩa là gì?” được đặt ra. Hoa Kỳ đã quan ngại về việc hàng hoá Trung Quốc được dán nhãn lại tại Việt Nam để tránh thuế cao khi vào Mỹ. [6]

 

Vấn đề thứ hai là sự phụ thuộc của Việt Nam vào Trung Quốc đối với hàng hóa trung gian trở nên trầm trọng hơn. [7] Một khi nguồn cung ứng nguyên liệu và máy móc cho sản xuất này bị gián đoạn, nền kinh tế Việt Nam sẽ như một chiếc xe hết xăng. 

 

Điều quan trọng nhất, sự phụ thuộc quá mức vào nguồn cung từ một nước (Trung Quốc) cũng tạo nguy cơ đẩy Việt Nam vào "bẫy phi công nghiệp hóa sớm" do sử dụng công nghệ lạc hậu mà Trung Quốc đang muốn loại bỏ dần dần. [8] Đây là một nguy cơ có tính chiến lược sống còn. 

 

 

Hành động cân bằng: Điều hướng quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc

 

Người Việt có câu “trâu bò đánh nhau, ruồi muỗi chết” để diễn tả tình huống tương tự như trên. Hiện Việt Nam đang tìm cách tạo ra một lập trường có vẻ như trung lập để cân bằng mối quan hệ với cả Bắc Kinh lẫn Washington. Tuy nhiên, chiến lược cân bằng này ngày càng trở nên khó khăn hơn khi sự cạnh tranh Mỹ-Trung ngày càng gia tăng. [9] 

 

Việt Nam không giấu diếm rằng Trung Quốc quan trọng với họ cả về kinh tế và chính trị. [10] Yếu tố duy nhất khiến Việt Nam mâu thuẫn với Trung Quốc là vấn đề Biển Đông. 

Chủ nghĩa bành trướng trên biển của Trung Quốc đã thúc đẩy Việt Nam cải tạo đảo nhân tạo, nâng cấp căn cứ quân sự ở Trường Sa, và tăng cường hợp tác chiến lược với Hoa Kỳ. [11][12]

 

Cuộc cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng đã tạo ra cơ hội cho Việt Nam tăng cường hợp tác an ninh với Hoa Kỳ. Quan hệ đối tác an ninh ngày càng sâu sắc giữa hai nước thể hiện rõ qua việc tăng cường “trao đổi quân sự,” mua bán vũ khí và “diễn tập quân sự” chung. 

 

Tình hình này đưa Việt Nam vào tình thế khó có thể tăng cường hợp tác với bên này mà không gây nghi ngờ cho phía bên kia. Các chuyên gia quốc tế bắt đầu quan sát khả năng “khéo léo” và sự “tinh tế” của “ngoại giao cây tre” của Hà Nội. [13]

 

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn thận trọng không trở nên quá phụ thuộc vào Hoa Kỳ về an ninh, tìm cách duy trì một mức độ tự chủ chiến lược bằng cách tăng cường hợp tác với các đối tác tầm khu vực của Hoa Kỳ như Úc, Nhật, Hàn, Ấn Độ, Israel. [14]

 

Mặt khác, bất chấp những thách thức về an ninh và chủ quyền ở Biển Đông, Việt Nam tiếp tục tận dụng điểm chung về thể chế chính trị cộng sản với Trung Quốc để tìm kiếm một chỗ dựa về an ninh chế độ và gặt hái lợi ích kinh tế. [15]

 

-----------

Chú thích

1.    Stromseth J, ‘Don’t Make Us Choose: Southeast Asia in the Throes of US-China Rivalry’ (Brookings10 October 2019) <https://www.brookings.edu/articles/dont-make-us-choose-southeast-asia-in-the-throes-of-us-china-rivalry/> accessed 14 December 2024 

2.    ‘The Impact of the US-China Trade War on Vietnamese Exports to the US: A Quantitative Study Using DiD Approach | Emerald Insight’ (2024) 12 Journal of Trade Science 304 <https://www.emerald.com/insight/content/doi/10.1108/jts-02-2024-0007/full/html> accessed 14 December 2024 

3.    Ha L and Duc Phuc N, ‘The US-China Trade War: Impact on Vietnam’ (2019) <https://www.iseas.edu.sg/wp-content/uploads/pdfs/ISEAS_Perspective_2019_102.pdf

4.    University SC, ‘Vietnam’s Rise as U.S. Tech Ally’ (@SantaClaraUniv2020) <https://www.scu.edu/illuminate/thought-leaders/long-s-le/vietnams-rise-as-us-tech-ally.html> accessed 14 December 2024 

5.    ‘The Impact of the US-China Trade War on Vietnamese Exports to the US: A Quantitative Study Using DiD Approach | Emerald Insight’ (2024) 12 Journal of Trade Science 304 <https://www.emerald.com/insight/content/doi/10.1108/jts-02-2024-0007/full/html> accessed 14 December 2024 

6.    Azpúrua AE, ‘Charting the US-China Trade War: What Does “Made in Vietnam” Mean?’ (Harvard Business School, 24 October 2024) <https://www.library.hbs.edu/working-knowledge/charting-the-us-china-trade-war-whats-made-in-vietnam> accessed 14 December 2024

7.    The, ‘Warsaw Institute’ (Warsaw InstituteMarch 2022) <https://warsawinstitute.org/us-china-competition-vietnam/> accessed 14 December 2024 

8.    ‘Opportunities for Bolstering Already Strong US-Vietnam Economic Relationship’ (Wilson Center2024) <https://www.wilsoncenter.org/article/opportunities-bolstering-already-strong-us-vietnam-economic-relationship> accessed 14 December 2024 

9.    Le H Hiep, ‘When Elephants Fight: Vietnam’s Responses to Intensifying US -China Strategic Competition’, A Discussion Paper Prepared for the International Workshop on ASEAN Organized by the National Institute for Defense Studies (NIDS) 13–14 February 2020, Tokyo, Japan <https://www.nids.mod.go.jp/english/publication/joint_research/series18/pdf/chapter02.pdf>

10. Grossman D, Regional Responses to U.S.-China Competition in the Indo-Pacific: Vietnam (RAND Corporation 2020) <https://www.rand.org/pubs/research_reports/RR4412z6.html> accessed 14 December 2024

11. ‘Why Is Vietnam Rapidly Building on South China Sea Reefs?’ (Chatham House – International Affairs Think Tank8 September 2024) <https://www.chathamhouse.org/publications/the-world-today/2024-09/why-vietnam-rapidly-building-south-china-sea-reefs> accessed 14 December 2024 

12. Le H Hiep, ‘When Elephants Fight: Vietnam’s Responses to Intensifying US -China Strategic Competition’, A Discussion Paper Prepared for the International Workshop on ASEAN Organized by the National Institute for Defense Studies (NIDS) 13–14 February 2020, Tokyo, Japan <https://www.nids.mod.go.jp/english/publication/joint_research/series18/pdf/chapter02.pdf>

13. ‘U.S.-China Competition Presents Vietnam with Risks and Opportunities’ (United States Institute of Peace12 October 2023) <https://www.usip.org/publications/2023/09/us-china-competition-presents-vietnam-risks-and-opportunities> accessed 14 December 2024 

14. Thu-Hien Thi Do, ‘Vanguard Think Tank’ (Vanguard Think Tank2014) <https://vanguardthinktank.org/vietnams-strategic-calculus-between-ideology-and-security-amid-us-china-competition> accessed 14 December 2024 

 

 






No comments:

Post a Comment

View My Stats