Sunday, 22 December 2024

NHÀ TÀI TRỢ QUỐC TẾ BỊ HỐI THÚC XÉT LẠI VIỆC HỖ TRỢ VIỆT NAM CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƯỢNG SẠCH (RFA)

 



Nhà tài trợ quốc tế bị hối thúc xét lại việc hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi năng lượng sạch

RFA

2024.12.19

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/moi-truong-viet-nam-nhan-quyen-tai-tro-quoc-te-12192024182308.html

 

Liên minh nhân quyền trong sự phát triển (Coalition for Human Rights in Development) kêu gọi các chính phủ và các tổ chức tài trợ tài chính (DFI) xem xét lại việc hỗ trợ Việt Nam trong việc triển khai thoả thuận Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) sau khi Hà Nội bỏ tù nhiều nhà hoạt động môi trường và khí hậu.

 

Liên minh của hơn 100 tổ chức phi chính phủ từ 50 quốc gia, đưa ra lời kêu gọi trên X ngày 16/12:

 

…Chính phủ Việt Nam đã hình sự hóa các nhà lãnh đạo khí hậu với những cáo buộc sai trái.

 

Làm sao quá trình chuyển đổi năng lượng có thể công bằng, nếu các nhà lãnh đạo khí hậu đang bị bỏ tù?”

 

Liên minh trong báo cáo công bố ngày 22/11 nói kể từ giữa năm 2021, trong khi đàm phán và triển khai JETP với một số tổ chức tài trợ tài chính (DFI) và chính phủ, Hà Nội đã bắt giữ nhiều nhà lãnh đạo về môi trường và khí hậu với những cáo buộc mơ hồ.

 

Những người bị bắt bao gồm Đặng Đình Bách, Nguỵ Thị Khanh, Hoàng Thị Minh Hồng, Mai Phan Lợi, Bạch Hùng Dương, và Ngô Thị Tố Nhiên. Bà Nhiên bị kết án ba năm sáu tháng tù về tội “chiếm đoạt tài liệu” trong khi năm người còn lại bị kết án về tội “trốn thuế” với mức án đến năm năm tù.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/moi-truong-viet-nam-nhan-quyen-tai-tro-quoc-te-12192024182308.html/@@images/94b4f3a0-6abb-4e92-b208-f06949d6c7e9.jpeg

Nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng trong một cuộc tuần hành ở Sài Gòn, năm 2017.   (Handout / Hoang Vinh Nam / AFP)

 

Liên minh nói mặc dù JETP có bao gồm tham vấn dân sự và đảm bảo sự đồng thuận rộng rãi của xã hội, nhưng Hà Nội đã nhắm vào những nhà hoạt động vận động chính sách xung quanh quá trình chuyển đổi công bằng, cổ suý loại bỏ dần than và mở rộng giải pháp năng lượng tái tạo.

 

Liên minh nhắc nhở các DFI vì “để quá trình chuyển đổi diễn ra công bằng và bình đẳng, cần phải tham vấn thường xuyên, bao gồm với các phương tiện truyền thông, các tổ chức phi chính phủ và các bên liên quan khác để đảm bảo sự đồng thuận rộng rãi trong xã hội.”

 

Theo đó, việc giam giữ người hoạt động môi trường ở Việt Nam gửi đi một thông điệp khác, ngăn chặn mọi khả năng tham gia và phản biện các hoạt động của JETP mà các nhà tài trợ đang hỗ trợ, và việc thực hiện các cam kết về sự tham gia và tương tác của các bên liên quan là không khả thi.

 

Phóng viên RFA gửi email tới Bộ Ngoại giao Việt Nam và một số ngân hàng với đề nghị bình luận về phát biểu của liên minh, nhưng chưa nhận được phản hồi.

 

Bà Diane Wilson, khôi nguyên giải thưởng môi trường Goldman 2023, bày tỏ sự ủng hộ các nhà hoạt động môi trường Việt Nam trong tin nhắn gửi RFA ngày 19/12: 

 

“Là một nhà hoạt động bảo vệ môi trường cơ sở tại Hoa Kỳ và là ngư dân thế hệ thứ tư tại vịnh Texas, tôi ủng hộ liên minh trong việc thúc giục các đối tác và nhà tài trợ quốc tế xem xét lại kế hoạch hỗ trợ chế độ cộng sản trong quá trình chuyển đổi năng lượng sạch.”

 

Bà Thục Quyên, một nhà hoạt động về nhân quyền và môi trường người Đức gốc Việt, cho rằng  Chính phủ Việt Nam cần cải thiện hồ sơ nhân quyền, bảo vệ môi sinh và chống tham nhũng để có thể nhận được sự quan tâm và trợ giúp quốc tế.

 

Bà nói trong tin nhắn gửi RFA:

 

Việt Nam cần trả tự do cho Đặng Đình Bách và các nhà hoạt động môi trường khác, đồng thời thiết lập các tiêu chuẩn tối thiểu bảo vệ không gian dân sự, bảo vệ các quyền cơ bản của con người và tính minh bạch, tôn trọng sự giám sát độc lập.”

 

Trong báo cáo của mình, liên minh cho biết Việt Nam đã huy động được 2,75 tỷ đô la Mỹ dưới dạng các khoản vay ưu đãi, được giải ngân thông qua nhiều DFI khác nhau, bao gồm ADB, EIB, Ngân hàng Phát triển Pháp (AFD) và Ngân hàng Phát triển Đức (KfW) trong tổng số cam kết huy động 15,5 tỷ.

 

-------------------

 

Tin, bài liên quan

Tin Việt Nam

 

Nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng được trả tự do sớm 20 tháng

Các tổ chức quốc tế đệ trình LHQ về những vi phạm của Hà Nội cho kỳ UPR 2024

Nhóm chuyên gia nhân quyền LHQ: Bắt giữ Hoàng Thị Minh Hồng có động cơ chính trị!

Bình Thuận vẫn bảo vệ quyết định chuyển đổi 600 ha rừng làm hồ chứa nước

Việt Nam thông qua Tuyên bố Quan hệ Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng JETPCông

 

 

 






No comments:

Post a Comment

View My Stats