Netanyahu và Erdoğan
đang cạnh tranh để lãnh đạo Trung Đông
Gideon Rachman
| Financial Times
Nguyễn
Thị Kim Phụng, biên dịch
https://nghiencuuquocte.org/2024/12/19/netanyahu-va-erdogan-dang-canh-tranh-de-lanh-dao-trung-dong/
Thổ Nhĩ
Kỳ và Israel đã bắt đầu có động thái tận dụng sự sụp đổ của chế độ Assad ở
Syria.
“Chỉ
còn lại hai chúng tôi trong số các nhà lãnh đạo. Hiện tại, chỉ có tôi và
Vladimir Putin.” Đó là phát biểu có phần mạnh bạo của Recep Tayyip Erdoğan vào
tuần trước.
Tập
Cận Bình và Donald Trump có thể tranh cãi về thứ hạng toàn cầu của tổng thống
Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, ở cấp độ khu vực, Erdoğan hoàn toàn có thể khẳng định
mình là một trong hai nhà lãnh đạo cứng rắn đang định hình lại Trung Đông. Đối
thủ đáng ghét của ông, Benjamin Netanyahu của Israel, là người còn lại.
Sự
ngạo mạn hiện tại của Erdogan xuất phát từ vai trò của ông ở Syria. Thổ Nhĩ Kỳ
là cường quốc khu vực duy nhất ủng hộ Hayat Tahrir al-Sham (HTS), lực lượng Hồi
giáo đã lật đổ chế độ Assad. Ibrahim Kalin, người đứng đầu cơ quan tình báo Thổ
Nhĩ Kỳ, đã đến thăm Damascus chỉ vài ngày sau khi HTS lên nắm quyền.
Erdoğan
từ lâu đã mong muốn tái thiết quyền lực của Thổ Nhĩ Kỳ trên khắp các lãnh thổ của
Đế chế Ottoman cũ. Đối với ông, việc lật đổ Assad mở ra một con đường mới để
thâu tóm ảnh hưởng trong khu vực. Nó cũng có khả năng mang lại lợi ích trong nước
– làm suy yếu người Kurd ở Syria, giảm bớt vấn đề người tị nạn của Thổ Nhĩ Kỳ,
và giúp ông tiếp tục giữ chức tổng thống sau năm 2028.
Các
liên minh của Thổ Nhĩ Kỳ với các nhóm Hồi giáo như HTS và Anh em Hồi giáo bị
Israel và các chế độ quân chủ bảo thủ Vùng Vịnh cho là mối đe dọa nghiêm trọng.
Israel đã có động thái nhằm phá hủy năng lực quân sự của Syria, ném bom lực lượng
hải quân và không quân của nước này và chiếm giữ lãnh thổ bên ngoài Cao nguyên
Golan, nơi Israel đã chiếm đóng từ năm 1967.
Chính
phủ Israel mô tả các động thái của mình là để phòng ngừa và phòng thủ. Nhưng
cũng giống như Erdoğan, Netanyahu nhìn thấy những cơ hội ở phía trước. Phát biểu
vào tuần trước, ông nhận xét: “Một cơ hội kiến tạo vừa xuất hiện, một trận động
đất chưa từng xảy ra trong hàng trăm năm kể từ thỏa thuận Sykes-Picot.” Việc nhắc
đến thỏa thuận Anh-Pháp chia cắt Đế chế Ottoman năm 1916 là một điểm quan trọng.
Giữa tình hình Trung Đông hỗn loạn, những người ủng hộ một Israel vĩ đại đã
nhìn thấy cơ hội để vẽ lại đường biên giới khu vực một lần nữa. Aluf Benn của Haaretz viết
rằng Netanyahu “dường như đang tìm kiếm một di sản với tư cách là nhà lãnh đạo
đã mở rộng biên giới của Israel sau 50 năm rút lui.”
Phong
trào định cư, vói nhiều người ủng hộ trong chính phủ liên minh của Netanyahu,
đang thúc đẩy Israel tái chiếm một số phần của Gaza. Chính quyền Trump sắp tới
có thể sẽ bật đèn xanh cho Israel chính thức sáp nhập một số phần của Bờ Tây bị
chiếm đóng. Và việc chiếm đóng “tạm thời” đất đai của Syria cuối cùng có thể trở
thành vĩnh viễn.
Xa
hơn nữa, Netanyahu sẽ thấy một cơ hội để đối đầu lần cuối với Iran. Cộng hòa Hồi
giáo đang ở trong tình thế yếu nhất trong nhiều thập kỷ. Họ phải đối mặt với sự
phản đối trong nước và khả năng bất ổn vì sự sụp đổ của chế độ chuyên chế
Syria. Tehran đã lần lượt chứng kiến các đồng minh của mình – Hamas, Hezbollah,
và bây giờ là Assad – bị tiêu diệt.
Iran
có thể sẽ phản ứng với việc mất đi các đại diện khu vực của mình bằng một động
thái tăng tốc để sở hữu vũ khí hạt nhân. Nhưng điều đó có thể dẫn đến một cuộc
tấn công của Israel. Sau cuộc tấn công thành công của chính phủ Netanyahu chống
lại Hezbollah ở Lebanon – một chiến dịch mà chính quyền Biden đã cảnh báo chống
lại – người Israel đang trong tâm trạng cực kỳ tự tin.
Trong
năm qua, Israel đã chứng minh khả năng chiến đấu trên nhiều mặt trận cùng lúc –
bao gồm Gaza, Bờ Tây, Lebanon, Yemen, Iran, và bây giờ là Syria. Người Israel
cũng là cường quốc vũ trang hạt nhân duy nhất trong khu vực đang có sự hậu thuẫn
gần như hoàn toàn của Mỹ.
Cơ
hội để Netanyahu đi vào lịch sử với tư cách là một nhà lãnh đạo thành công dường
như rất mong manh sau thảm họa ngày 7 tháng 10 của Hamas. Và hiện ông còn đang
bị xét xử vì tội tham nhũng ở Israel, một vụ việc gây tranh cãi sâu sắc ở cả
trong và ngoài nước.
Giống
như Erdoğan, Netanyahu là một người sống sót chính trị tàn nhẫn. Cả hai lần đầu
lên nắm quyền cách đây nhiều thập kỷ và tự xem mình là “người của số mệnh.” Tuy
nhiên, giấc mơ thống trị khu vực của họ cũng gặp phải những điểm yếu tương tự
nhau. Israel và Thổ Nhĩ Kỳ là những cường quốc phi Ả Rập trong một khu vực có
đa số là người Ả Rập. Thế giới Ả Rập chắc chắn không mong muốn một Đế chế
Ottoman được tái lập. Về phần mình, Israel vẫn là một cường quốc “lạc loài” ở
Trung Đông, bị sợ hãi, bị ngờ vực, và thường bị ghét bỏ.
Thổ
Nhĩ Kỳ và Israel cũng có nền tảng kinh tế quá yếu để có thể thực sự thống trị
khu vực. Nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đã bị tàn phá bởi lạm phát. Và với tất cả sức mạnh
công nghệ và quân sự của mình, Israel vẫn chỉ là một nước nhỏ với chưa đến 10
triệu người.
Tham
vọng đối địch của Erdoğan và Netanyahu có thể dễ dàng xung đột với nhau ở Syria
– đất nước có nguy cơ trở thành chiến trường cho các cường quốc khu vực cạnh
tranh, vì Ả Rập Saudi và các nước vùng Vịnh cũng có lợi ích bị đe dọa ở đó.
Tuần
trước, trong lúc người Thổ Nhĩ Kỳ ăn mừng sự sụp đổ của Damascus và người
Israel đang tiêu diệt quân đội Syria, thì người Ả Rập Saudi đã ăn mừng một
thành tựu hòa bình hơn, được chọn là nước chủ nhà của World Cup 2034.
Ả
Rập Saudi và các quốc gia vùng Vịnh có lẽ sẽ cảm thấy bị đe dọa trực tiếp hơn bởi
các liên minh Hồi giáo của Thổ Nhĩ Kỳ, hơn là bởi tham vọng lãnh thổ của
Israel. Nhưng Riyadh biết rằng cuộc tấn công của Israel vào Gaza đã khiến phần
lớn thế giới Ả Rập kinh hoàng. Việc xích lại gần Netanyahu để ngăn cản Erdoğan
sẽ gây tranh cãi, đặc biệt là nếu người Israel đồng thời chôn vùi mọi triển vọng
cho giải pháp hai nhà nước với người Palestine.
Israel
và Thổ Nhĩ Kỳ đều có quân đội hùng mạnh. Nhưng Ả Rập Saudi, Qatar, và Các Tiểu
vương quốc Ả Rập Thống nhất lại nắm trong tay sức mạnh tài chính. Bất kỳ con đường
nào mà Riyadh quyết định lựa chọn đều có thể định hình Trung Đông thậm chí còn
cơ bản hơn cả hành động của Erdoğan và Netanyahu.
Nguồn: Gideon Rachman,
“Netanyahu and Erdoğan compete to be
the Middle East’s strongman,” Financial
Times, 16/12/2024
No comments:
Post a Comment