Không
thể xiềng xích những cái đầu biết nghĩ Tự do!
Bình luận của Blogger Trần Hiếu Chân
2024.12.24
https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/tu-do-dan-chu-nhan-quyen-viet-12242024192836.html
Noel
và Năm Mới – mùa của Yêu Thương và Hy Vọng, từ lâu đã trở thành thách thức khắc
nghiệt nhất đối với những người bị giam cầm oan trái. Tuy nhiên, những vần thơ
“thép” ngày nào vẫn vang vọng từ sau chấn song sắt: “Nhà nước tù ta/ Ta chẳng
tù/ Ta còn bộ óc ta không lo/ Giam người khóa cả chân tay lại/ Chẳng thể ngăn
ta nghĩ tự do…”
------------------------
Mùa
Giáng sinh và Năm Mới này, các tổ chức quốc tế tiếp tục bày tỏ phản ứng tiêu cực
đối với chính quyền Hà Nội. Đặc biệt, Nghị định 147, được xem là công cụ kiểm
duyệt cực đoan, đã bắt đầu có hiệu lực từ ngày 25/12. Quy định này buộc người
dùng mạng xã hội phải xác minh danh tính, cho phép chính quyền thu thập dữ liệu
cá nhân và xóa bỏ nội dung được xem là “bất hợp pháp” (1).
Theo
ông Phil Robertson, Giám đốc Tổ chức Lao động và Nhân quyền châu Á, Việt Nam đã
trở thành quốc gia vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất trong ASEAN, chỉ sau Myanmar.
Ông cay đắng nhận định: “Các công ty phương Tây đang bắt tay với chế độ độc
tài, và Tô Lâm sẽ ‘cai quản’ thỏa thuận này bằng nắm đấm sắt.” (2)
Nghị
Định 147 – Bước Thụt Lùi Về Nhân Quyền
Ngoài
việc xác minh danh tính người dùng, Nghị định 147 còn buộc các công ty công nghệ
lớn phải lưu trữ dữ liệu người dùng, cung cấp cho chính quyền khi có yêu cầu và
phải xóa bỏ các nội dung bị coi là “bất hợp pháp” trong vòng 24 giờ. Nghị định
này dựa trên Luật An ninh mạng năm 2018, đã từng bị Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu
chỉ trích gay gắt, vì bắt chước theo mô hình kiểm duyệt hà khắc của Trung Quốc.
Theo
AFP, chính quyền Việt Nam thường nhanh chóng dập tắt bất đồng chính kiến và bắt
giữ những người chỉ trích, đặc biệt những người có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội
(3).
Các
tù nhân lương tâm như Bùi Văn Thuận, Đặng Đăng Phước, và Đỗ Nam Trung vừa được
Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam (VNHRN) trao Giải thưởng Nhân quyền Việt Nam 2024
vì công cuộc đấu tranh từ trong tù và sự hy sinh của họ “để Việt Nam sớm có tự
do dân chủ.” (4)
Những
vần thơ hào hùng được đặt trên sáp-pô bài viết này xuất xứ từ người tù cộng sản
(5), chỉ thay từ “đế quốc” bằng từ “nhà nước,” nhưng sự hà khắc thì không hề giảm
đi. Nhà tù thời Tô Lâm thậm chí còn “vượt xa” các mô hình nhà tù hà khắc trước
đây.
Tổ
chức CIVICUS, với hơn 8.500 thành viên tại 175 quốc gia, vừa bày tỏ quan ngại rằng
Nghị định 126/2024 về lập hội của Việt Nam sẽ là công cụ giúp chính quyền quản
lý chặt hơn không gian của xã hội dân sự. Theo ông Josef Benedict, nhà nghiên cứu
khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Nghị định 126/2024 tăng cường các hạn chế đối
với hội nhóm nhằm đảm bảo tất cả đều nằm trong tầm kiểm soát của Đảng Cộng sản
(6).
Hà
Nội không chỉ không cổ suý nhân quyền, mà ngược lại còn bao che cho những vi phạm
nhân quyền ở các quốc gia độc tài khác. Ví dụ, việc Nga sát hại dân thường ở
Ukraine đã bị quốc tế lên án, nhưng Việt Nam lại sử dụng lá phiếu tại Hội đồng
Nhân quyền Liên Hợp Quốc để bao che cho hành động này (7).
Quan
Điểm Từ Chuyên Gia Và Nhà Hoạt Động
Từ
Canada, Luật sư Vũ Đức Khanh lập luận rằng nhân quyền là quyền tự nhiên của con
người, không thể bị phân mảnh hay ưu tiên quyền kinh tế mà coi nhẹ quyền chính
trị. Ông nói: “Hạnh phúc không thể thực sự tồn tại nếu thiếu tự do bầu cử, báo
chí độc lập và quyền phản biện ôn hòa. Việt Nam không thực sự đề cao quyền con
người như họ tuyên bố. Những gì họ làm chỉ là khẩu hiệu, giả dối và không thực
tế.” (8)
Một
nhà hoạt động tại Hà Nội, người yêu cầu giấu tên vì lý do an ninh, cho rằng Việt
Nam có cải thiện nhân quyền trong vài năm gần đây, nhưng chỉ ở một số lĩnh vực
hẹp như quyền của cộng đồng LGBT. Tuy nhiên, những vấn đề lớn hơn về tự do ngôn
luận, lập hội và chính trị vẫn bị bóp nghẹt.
Tương
Lai Nhân Quyền Và Xã Hội Dân Sự Ở Việt Nam: Noel này có thể đặt ra câu hỏi, Liệu
Việt Nam có thể bắt đầu một thời kỳ cải cách mới giống như Đổi mới vào cuối những
năm 1980? Khi đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã từ bỏ mô hình kinh tế xã hội chủ
nghĩa để thúc đẩy phát triển kinh tế. Nhưng hiện tại, dưới sự lãnh đạo của Tô
Lâm, không có dấu hiệu nào cho thấy xã hội dân sự sẽ được “nới lỏng.”
Dù
vậy, những người đấu tranh vì công lý, dù đang bị giam cầm, vẫn tiếp tục giữ vững
ngọn lửa hy vọng. Họ hy sinh tự do cá nhân để gìn giữ niềm tin và công lý cho cả
dân tộc. Ngọn lửa ấy không chỉ chiếu sáng cho những người bị bất công, mà còn
là ánh sáng dẫn đường cho một tương lai công bằng và nhân ái cho toàn xã hội.
------------
Tham
khảo:
(3) https://dongtam2020.org/luat-internet-moi-cua-viet-nam-bi-chi-trich-la-ha-khac/
(7) https://www.rfa.org/vietnamese/news/nhan-quyen-viet-nam-hoi-dong-lien-hiep-quoc-12192024110633.html
(8)https://www.facebook.com/story.php?story_fbid=995499949262359&id=100064070886150&_rdr
-----------------------------------------------------------------
*
Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
* Trần
Hiếu Chân là một blogger, đồng thời cũng là nhà báo độc lập tích cực tham gia
vào mạng lưới xã hội đấu tranh vì tự do báo chí, dân chủ và nhân quyền cho Việt
Nam. Blogger này cũng là một trong những nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế và đường
lối ngoại giao của Việt Nam và các nước ASEAN.
No comments:
Post a Comment