Vì sao Elon Musk trở
thành 'ngôi sao đang lên' của Donald Trump?
Aleks Phillips
BBC
News
14
tháng 11 năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cvg7r07gpv5o
Tỷ
phú Elon Musk vừa được giao nhiệm vụ lãnh đạo một cơ quan mới của Tổng thống đắc
cử Donald Trump - Bộ Chính phủ Hiệu quả (Doge).
Trong
một tuyên bố trên mạng xã hội, ông Trump nói rằng Musk - cùng với cựu ứng cử
viên tổng thống đảng Cộng hòa Vivek Ramaswamy - sẽ "giải thể bộ máy quan
liêu của chính phủ, cắt giảm các quy định không cần thiết, cắt giảm các chi
tiêu lãng phí và tái cấu trúc các cơ quan liên bang".
Đó
là một vai trò mà doanh nhân công nghệ này được cho là đã chuẩn bị từ lâu thông
qua khả năng lãnh đạo doanh nghiệp của mình và đã nỗ lực vận động trong nhiều
tháng.
Nhưng
đó cũng là một vai trò được kỳ vọng là sẽ mang lại cho ông sức ảnh hưởng trong
các quyêt sách của chính phủ và môi trường pháp lý mà các doanh nghiệp của ông
đang đối mặt.
·
·
Những lựa chọn
nhân sự cho Nhà Trắng thể hiện gì về chính quyền Trump 2.0?13 tháng 11
năm 2024
·
Ứng viên ngoại
trưởng Mỹ: cứng rắn với Trung Quốc, từng bị Bắc Kinh trừng phạt13 tháng
11 năm 2024
·
Melania Trump: đệ
nhất phu nhân bí ẩn đã đổi khác10 tháng 11 năm 2024
Ông
Musk phát biểu trong một cuộc vận động của Trump vào tháng 10 rằng ông tin ngân
sách của chính phủ Mỹ có thể cắt giảm "ít nhất" 2.000 tỷ đô la từ
6.500 tỷ USD. Ông cũng thường xuyên đề nghị rằng con số nhân viên chính phủ có
thể giảm đáng kể.
Trong
khi đó, ông Ramaswamy đề xuất các kế hoạch loại bỏ một số cơ quan liên bang bao
gồm Bộ Giáo dục, Ủy ban Quản lý Hạt nhân, Cơ quan Thuế vụ Liên bang (IRS) và Cục
Điều tra Liên bang (FBI).
Lên
án gay gắt các quy định
Musk
đã mô tả các kế hoạch tối ưu hóa hiệu quả của chính phủ bằng những thuật ngữ
hùng hồn, nói về hi vọng của ông một ngày nào đó sẽ biến Sao Hỏa thành thuộc địa,
đồng thời nói rằng kỳ tích đó chỉ có thể đạt được "nếu nó không bị bóp nghẹt
bởi bộ máy quan liêu của chính phủ".
Vào
thời điểm đó, ông đã nói rằng tạo ra bộ Doge mới là "con đường duy nhất để
mở rộng sự sống ra ngoài Trái Đất".
Bất
cứ việc cắt giảm lớn nào đối với các cơ quan chính phủ cũng có thể có những tác
động đáng kể đến lợi ích kinh doanh của ông, vốn gắn chặt với chính phủ.
Riêng
công ty tên lửa SpaceX đã có một hợp đồng trị giá hơn 8 tỷ USD với chính phủ Mỹ
và có thể hưởng lợi nhiều hơn nữa từ các mối quan hệ chặt chẽ hơn với chính phủ.
Trong
khi đó, công ty xe điện Tesla của Musk đang đối mặt với các cuộc điều tra từ
hàng loạt các cơ quan chính phủ liên quan đến các vấn đề như mức độ an toàn của
xe tự lái. Mong muốn cắt giảm các quy định của Musk có thể ảnh hưởng tới các cuộc
điều tra như vậy.
Vào
tháng Chín, ông đã đe dọa kiện Cục Hàng không Liên bang về kế hoạch phạt công
ty SpaceX của ông 633.000 USD với cáo buộc vi phạm giấy phép liên quan đến một
trong số các vụ phóng tên lửa từ Cape Canaveral ở Florida. Ông cáo buộc cục này
"lạm quyền trong quản lý".
Musk
"sẽ được hưởng lợi cá nhân từ rất lớn từ các quy định bị bãi bỏ mà ông ta
rao giảng," Christopher Phelps, giáo sư về lịch sử chính trị hiện đại Mỹ,
nói.
"Tôi
cho rằng việc đưa một người là tỷ phú đang điều hành các doanh nghiệp lớn vào vị
trí quản lý một dự án về bãi bỏ các quy định liên bang đương nhiên là đầy rẫy
các xung đột lợi ích."
Một
số người khác nói rằng ông Musk, vốn từ lâu đã nhận mình có khuynh hướng tự do,
tỏ ra là một người thực sự tin vào các lợi ích của một chính phủ tinh gọn hơn.
No comments:
Post a Comment