Friday, 1 November 2024

VỀ CUỘC CHIẾN TRANH CỦA PUTOX Ở UKRAINE – NGÀY 1/11/2024   (Phúc Lai GB)

 



VỀ CUỘC CHIẾN TRANH CỦA PUTOX Ở UKRAINE – NGÀY 1/11/2024  

Phúc Lai GB

1-11-2024  08:09   

Ngày thứ 982 của cuộc chiến tranh xâm lược do Putox phát động nhằm vào Ukraine. Bất chấp tính phi nghĩa và cả phi lý của nó, Putox như chúng ta đã biết, không có đường lùi, không chấp nhận nổi là đã thất bại hết lần này đến lần khác, vẫn không chịu dừng lại. Và tháng Mười 2024 với quân đội của hắn, đã lập một kỷ lục mới: 41.980 “kiện hàng 200” trong tháng.

Nếu không làm bất cứ cú động viên trá hình, hoặc động viên một phần nào khác, thì con số này sẽ không có gì có thể bù đắp nổi. Đúng như chúng ta đã cùng nhận xét với nhau, quân mất dạy này không hề thương tiếc máu xương đồng bào của hắn – hắn cố thúc ép lũ zoombie lao vào lò lửa hòng chiếm được mấy mét đất trước cuộc bầu cử Tổng thống ở Hoa Kỳ.

Tôi sẽ quay lại với chủ đề này sau. Bây giờ tôi xin viết chuyện khác cái đã.

1. Một số nhà máy chưng cất cồn của Ng@ bị tấn công bằng UAV, đã bốc cháy. Dân chúng địa phương quay post lên mạng xã hội cho thấy cháy to… Câu chuyện dẫn đến sự ngạc nhiên đáng kể. Dưới đây là một số đoạn từ một vài bài báo của Ukraine:

#Trích “Không quân Ng@ sẽ không thể hoạt động nếu không có cồn”, Andrii Kovalenko, người đứng đầu bộ phận chống thông tin sai lệch tại Hội đồng An ninh và Quốc phòng Quốc gia Ukraine, cho biết trong một bài đăng trên mạng xã hội. Bình luận của ông vào ngày 28 tháng 10 được đưa ra sau các báo cáo về một cuộc tấn công vào một nhà máy sản xuất ethanol ở Voronezh Oblast của Ng@ vào tối hôm trước.

Kovalenko không đề cập đến thói quen uống rượu của các phi công Ng@, mà là ethanol được sử dụng trong sản xuất nhiều loại vật dụng hàng ngày như nước súc miệng và sơn, cho đến các sản phẩm cấp quân sự cần thiết để duy trì hoạt động của không quân.

“Từ nhiên liệu đến hệ thống phanh, từ chất lỏng phục vụ nhu cầu kỹ thuật, chất tẩy rửa, đến chất chống đóng băng. Tất cả đều là cồn,” Kovalenko cho biết.

#hết_trích

Sau đây là một số nội dung từ bài báo khác. Một chuyên gia đã trao đổi với đại diện của tờ Kyiv Independent cho rằng chiến thuật nhắm vào các nhà máy sản xuất ethanol của Ukraine khó có thể gây ra tác động nghiêm trọng đến hàng không quân sự của Nga.

“Mặc dù nghe có vẻ hợp lý, nhưng sẽ rất khó để những cuộc tấn công như vậy có tác động lâu dài, ngay cả trong mùa đông,” Peter Layton, cựu sĩ quan Không quân Úc, cộng tác viên tại Viện Royal United Services và cộng tác viên thỉnh giảng tại Viện Griffith Asia, nói với tờ Kyiv Independent. Layton chỉ ra rằng ethanol “có sẵn rộng rãi trên toàn cầu” và ngay cả khi toàn bộ sản lượng của Ng@ bị cắt giảm, một quốc gia thân thiện như Trung Quốc vẫn có thể nhanh chóng cung cấp để bù lại.

“Có thể nhanh chóng mua được lượng hàng mới trên thị trường thế giới – ông này nói – Hơn nữa, các nhà máy ethanol của Nga có khả năng chỉ ngừng hoạt động trong một thời gian ngắn cho đến khi chúng được sửa chữa. Nghe có vẻ như là một lỗ hổng nghiêm trọng nhưng không có khả năng chứng minh là như vậy.”

Còn đây là một ý kiến khác: “Khi bạn nhắm vào năng lực của đối thủ, luôn có hai cách để thực hiện – bạn có thể nhắm vào chính năng lực đó, như các địa điểm lưu trữ tên lửa, máy bay chở chúng, v.v., hoặc bạn có thể nhắm vào sản xuất,” Fabian Hinz, nghiên cứu viên về phân tích quốc phòng và quân sự tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, nói với tờ Kyiv Independent.

Theo các báo cáo, nhà máy Kremniy El sản xuất trong số những sản phẩm khác thuộc lĩnh vực vi điện tử, còn có các chi tiết cho tên lửa đạn đạo Iskander của Nga, khiến nhà máy trở thành mục tiêu hoàn hảo cho Ukraine, Hinz cho biết.

“Cách thông minh để làm mọi việc là… nhắm vào các nút thắt cổ chai,” ông nói và nói thêm, “và nếu bạn rất may mắn, nút thắt cổ chai đó không chỉ rất hẹp mà còn có thể không được bảo vệ tốt như các bộ phận khác của quy trình sản xuất.”

Và với các cuộc không kích gần đây nhằm vào hoạt động sản xuất ethanol, có vẻ như Ukraine đang cố gắng giải quyết điểm nghẽn tiềm tàng trong ngành hàng không Ng@.

#Bình_loạn_của_Phúc_Lai thú thật là câu chuyện này với tôi cũng rất bất ngờ. Ngày xưa xem phim Liên Xô thì chuyện phi công mò xuống xưởng của trung đoàn xin cồn uống, có mà đầy – truyền thống đó từ thời chiến tranh thế giới lần thứ hai, và sau chiến tranh, bước sang kỷ nguyên phản lực thì mọi thứ vẫn như vậy. Không quân Liên Xô sử dụng một hỗn hợp cồn đặc biệt mà các phi công gọi là “Shula” (chẳng rõ tại sao thế và nghĩa là gì), nó là chất lỏng làm mát trong hệ thống radar và cả máy ngắm mục tiêu của máy bay. Cồn này còn có trong hệ thống lưu thông qua các ống xung quanh các thành phần điện tử, hấp thụ nhiệt và bay hơi để làm mát các hệ thống đó. Do đặc thù thiết kế không có bộ tản nhiệt (radiator) cho cồn, nên cồn nóng sau đó được xả ra khỏi máy bay qua một lỗ ở bên phải thân máy bay, do vậy cứ sau mỗi chuyến bay loại cồn này phải được đổ thêm vào. Ngoài ra, ngay cả đến hiện tại các nguồn thông tin cho biết: cồn vẫn được sử dụng nhiều trong đủ các mặt hoạt động quân sự của Ng@ bao gồm: là thành phần đáng kể của nhiên liệu, dung dịch thủy lực cho hệ thống phanh và các cơ cấu chủ lực khác, dung môi cho hoạt động bảo dưỡng và một thứ quan trọng là chất chống đóng băng.

Do đặc thù công nghệ, nên các nhà thiết kế máy bay Ng@ nói riêng, vũ khí Ng@ nói chung dành cho các xưởng của các đơn vị sử dụng khí tài đó nhiều “đặc quyền” hay nói cách khác là nhiều “việc làm,” khi họ được trữ nhiều cồn ethanol nguyên chất rồi pha thành các loại dung dịch khác nhau. Đồng thời như các thông tin trên đây cho thấy, nhu cầu dùng cồn của quân sự Ng@ là lớn, thậm chí có nguồn nói là rất lớn.

Vậy câu hỏi cần đặt ra là: tại sao vào thời điểm này người Ukraine lại đốt các nhà máy chưng cất cồn của Ng@? Như trước đây thì tôi cũng sẽ trùng ý kiến với cái ông cựu sĩ quan Không quân Úc Peter Layton trên đây: gớm, có tí cồn, muỗi! Huýt sáo một cái, Trung Quốc chở sang đầy! Mà nếu bí quá thì nhờ mấy ông Cộng bên đó tổ chức nấu samagôn (самогон) lậu thì bao nhiêu cũng có. Nhưng ở đây thì có một điều chúng ta không được quên: chẳng ai hiểu Ng@ bằng người Ukraine, rõ ràng đúng như ông Fabian Hinz trên đây nói, đang có một cái nghẽn cổ chai nào đó. Chuyện đốt nhà máy cồn không vô cớ: nó xảy ra sau cái đường hầm Baikan Amur năm ngoái bị đánh sập và chuyện hệ thống vận tải đường sắt Ng@ bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì đủ các vấn đề: bị đốt trạm chuyển mạch, đánh sập cầu, và cuối cùng là thiếu vòng bi.

Cồn được vận chuyển bằng những cách nào?

– Thứ nhất, bằng đường ống. Cách này dùng cho nhiên liệu pha trộn ethanol và xăng. Tuy nhiên, ethanol không thể được vận chuyển trong đường ống dẫn sản phẩm dầu mỏ.

– Thứ hai, bằng xà lan. Việc giao hàng bằng xà lan và tàu bồn chỉ giới hạn ở các địa điểm dọc theo các tuyến đường thủy nội địa, gần cảng biển và có thể điều hướng được, tức là gần các đầu mối giao thông đường bộ và đường sắt.

– Thứ ba, bằng ô tô. Một xe bồn có thể chở từ 8.000 đến 10.000 gallon ethanol (từ 30 đến 32 mét khối).

Thứ tư, quan trọng nhất: bằng đường sắt. Một toa tàu chở bồn chất lỏng, có thể chở được 90 mét khối cồn. Với Ng@, đây là phương án vận tải duy nhất trong trường hợp phải mua cồn từ đâu đó.

Như vậy, ở đây chúng ta có hai dữ kiện (1) nhu cầu cồn của quân sự Ng@ rất lớn đặc biệt là không quân và (2) chắc chắn hệ thống vận tải đường sắt Ng@ có vấn đề. Việc phải chở thêm cồn, sẽ tăng thêm nhiệm vụ cho ngành vận tải đường sắt Ng@ và gia tăng thêm các rối loạn vốn có. Cũng cần hình dung rằng, đã đốt được một nhà máy thì sẽ đốt được cái thứ hai, thứ ba… miễn là nó cứ tầm 1000 ki-lô-mét đổ lại… và một khi đã đốt được một lần, thì khi nó sửa xong lại đốt được tiếp. Đã gây khó khăn cho nhau thì phương án nào mà chẳng dùng được.

Ảnh: https://www.facebook.com/photo?fbid=1194511348303587&set=pcb.1194513051636750

Một sĩ quan trong lực lượng không quân Liên Xô uống cồn kỹ thuật trên sân bay.

2. Vừa có một ông anh vội vàng nhắn hỏi: có cậu KOL xưng xưng viết status:

Tổng thống Zelensky khẳng định Ukraine sẽ chiến đấu đến cùng, ngay cả khi Mỹ ngừng viện trợ. “Nếu Trump, trong trường hợp chiến thắng, muốn chấm dứt chiến tranh bằng cách buộc Ukraine mất lãnh thổ, thì ông ta sẽ không thành công”, – Zelenskyy nói.

Vấn đề là, tôi không cho rằng #Zelenskyy nói như thế. Là người hàng ngày theo dõi các phát biểu của Tổng thống Ukraine tại đây:

thì tôi phải nói rằng, không có phát biểu chính thức nào như thế. Nếu dùng Google mà tìm kiếm với từ khóa chẳng hạn câu “Trump, in case of victory, wants to end the war by forcing Ukraine to lose its territories, then he will not succeed” thì các kết quả phần lớn là từ mạng xã hội và KHÔNG CÓ TRANG ĐÁNG TIN CẬY NÀO ĐƯA TIN, cuối cùng là nguồn của nó là từ một phỏng vấn có logo “60 minute” và được tung ra trên một trang của Ng@ như trong ảnh chụp. Do Facebook không cho post link liên quan đến Ng@ nên không dán vào đây được. Quý vị nào cần xin nhắn tin riêng.

… và nó có nguồn, gốc hơn nữa là từ tài khoản Telegram “Skabeeva” (con đ.ĩ tuyên truyền hung hăng nhất của Kẩm-linh). Đoạn quote chúng viết bằng tiếng Anh (tôi không nói là DỊCH nữa, mà đây đã là chúng nó viết) như thế này:

““The new US president can either strengthen support for Ukraine or weaken it. If it weakens, Ukraine will not be able to win this war. And it’s true. If Trump, in case of victory, wants to end the war by forcing Ukraine to lose its territories, then he will not succeed,” Zelensky challenged Trump.”

Vậy đoạn phát biểu dài 1 phút rưỡi của Zelenskyy thực sự nói gì? Dưới đây là nguyên văn dịch từ tiếng Ukraine:

“Tổng thống mới của Hoa Kỳ có thể tăng cường hỗ trợ cho Ukraine hoặc làm suy yếu (sự hỗ trợ đó). Sự suy yếu hỗ trợ cho Ukraine sẽ cho phép Ng@ chiếm đóng (của) chúng ta nhiều (đất đai) hơn. Sự suy yếu hỗ trợ cho Ukraine sẽ không cho phép chúng ta giành chiến thắng trong cuộc chiến này. Và đó là sự thật. Và đó là lý do tại sao chúng ta không nói về những thỏa hiệp về lãnh thổ. Và chúng ta đang nói về thực tế là có thể có một số phương sách ngoại giao nhất định, nhưng chúng phụ thuộc vào chính sách của Hoa Kỳ, nếu sự hỗ trợ không bị suy yếu đi. Mong muốn thực sự của Mỹ là nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Và trong trường hợp của Trump, ông ấy tuyên bố rằng ông ấy là một nhà kinh doanh và ông ấy chỉ muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh, và (muốn) tìm ra một hình mẫu nào đó. Nhưng nếu Trump muốn thành công ngay lập tức, nếu ông ấy chỉ muốn buộc Ukraine phải giao nộp mọi thứ để đạt được thỏa thuận với Ng@ theo cách này, thì tôi không nghĩ rằng điều đó có thể thực hiện được vào thời điểm này.”

(bản dịch từ tiếng Ukraine có thể chưa chính xác, bác nào cần bản tiếng Ukraine xin nhắn tin tôi sẽ gửi lại để cùng tham khảo)

Chúng ta cần để ý, trang web của Ng@ viết “Zelenskyy thách thức Trump” bằng tiếng Anh, – điều này không đúng sự thật, nó đánh vào cái gốc là rất nhiều người không biết tiếng Ukraine và chỉ dùng tiếng Anh, thậm chí dùng Google để dịch và hiểu không chính xác. Zelenskyy nói về một giả định trong trường hợp ông Trump nếu làm Tổng thống mới của Hoa Kỳ sẽ áp dụng phương án mà ông ấy đã từng nói trong quá khứ. Vì vậy nếu dịch nguyên từ bản tiếng Anh từ trang web của Ng@, chúng ta sẽ sập bẫy thông tin giả mạo của chúng.

Thứ hai, hiện nay tôi đã gửi video này đến cho một số chuyên gia có trách nhiệm, họ phân tích bước đầu cho thấy giọng nói của Zelenskyy là thật, nhưng để phát hiện ra có dấu hiệu cắt ghép pha trộn gì đó với trình độ AI hiện nay, cần phân tích kỹ hơn.

Với chúng ta thì thế là đủ. Zelenskyy không có ý định khiêu khích ông Donald Trump vào thời điểm nhạy cảm này. Nếu video này là thật (tôi không phải chuyên gia và nghĩ nó cũng là thật) thì cũng là đúng mức. Một lần nữa tôi phải thưa với quý vị rằng, hồi đầu chiến tranh có một số người trong đó có tôi, cũng hay chạy theo đưa tin tức dựa trên những tài khoản còn đưa tin rất sơ khai trên mạng xã hội – và hầu hết trở thành KOL. Dần dần, cá nhân tôi nhận thấy việc này cần thực hiện một cách thận trọng hơn, mặc dù việc giảm trò đưa tin giật gân sẽ giảm tương tác, nhưng thái độ trách nhiệm của người đứng đắn thì không được làm như thế. Thực sự với trình độ công nghệ hiện nay với tất cả chúng ta, việc theo dõi một số tài khoản trên mạng xã hội rồi dùng công cụ dịch ra tiếng Việt đâu có khó. Một mặt, tôi đề nghị quý vị cẩn trọng với những KOL vô trách nhiệm đó. Mặt khác, xin nhắn tới các KOL này, nên trau dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm thêm để nâng cao trình độ trong phân tích tin tức, phân biệt thật giả… đừng tiếp tục tự mình làm mất uy tín của mình.

3. Một số nhìn nhận chung

Hôm qua có bác tag tôi vào một post liên quan đến tình hình bầu cử ở Hoa Kỳ, bác này chống ông Trump. Cá nhân tôi không quan tâm đến chuyện ai làm Tổng thống Hoa Kỳ, mặc dù trước đây (trước chiến tranh) tôi đã có bài phân tích về ông Trump khi đó đã là Tổng thống, từ góc độ địa chính trị và quan hệ quốc tế. Sau khi post bài này lên Facebook, có nhiều bác không vừa ý thậm chí hủy kết bạn, dù tôi đã nói rõ tôi không ủng hộ ai, không tôn thờ ai… chỉ phân tích từ góc độ chuyên môn của bản thân là các vấn đề quan hệ quốc tế.

Có những câu hỏi đặt ra cho tôi, thú thật là tôi cũng chẳng trả lời được, ví dụ: liệu ông Donald Trump trúng cử, thì ông ta có cắt viện trợ cho Ukraine không? Rất nhiều người cho rằng ông ấy sẽ cắt, tôi thì không nghĩ như vậy, mà cho rằng khả năng là 50/50 – chưa chắc ông ấy sẽ cắt mà với tính cách khó đoán dạng vô nguyên tắc, thì ông ấy lại tăng thêm thì vừa. Nếu nhìn lại, chúng ta sẽ thấy số tiếng nói “diều hâu” trong đảng Cộng hòa còn đông hơn đảng Dân chủ. Và chính hiện nay cái trò không đồng ý cho Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa bắn vào các mục tiêu trên lãnh thổ Ng@, chính là trò “bồ câu nửa vời” của đảng Dân chủ.

Nhưng với ông Trump, vì vẫn còn 50% khả năng còn lại là cắt viện trợ, không những thế còn cắt nhanh và cũng… vô nguyên tắc như vốn có. Vì vậy Ukraine vẫn phải lường trước điều đó. Điều đáng lo ngại là như Zelenskyy nói, viện trợ trong số 60 tỉ của Hoa Kỳ dù đã được Quốc hội nước này thông qua, mới chỉ giải ngân được 10%. Vậy nếu ông Trump lên, có làm cái chuyện nuốt lời ra cái “tu chính án” nào đó ảnh hưởng đến số chưa giải ngân còn lại hay không?

Vì vậy, chúng ta nói là vẫn còn 2 tháng mới đến ngày chuyển giao quyền lực cho ông Trump trong trường hợp ông này thắng cử, thì đó là 2 tháng vội vàng của chính quyền Biden nếu họ thực sự muốn giúp Ukraine, còn với Ukraine thì là hai tháng quyết định. Tất cả sẽ phải diễn ra trong thời gian đó. Còn nếu ông Trump không chiến thắng được trong trận này, thì hi vọng sẽ lớn hơn cho Ukraine, nhưng như vậy lại đồng nghĩa với khả năng chiến tranh chưa kết thúc ngay. Trong thời gian đó chúng ta lại có thể được xem những diễn biến chính trị trong nội bộ chính quyền của… Putox.

Trong bài phát biểu ngày hôm kia sau chuyến đi thăm Bắc Âu của mình, #Zelenskyy thông báo về năng lực sản xuất quốc phòng của Ukraine đã tăng nhanh, đặc biệt đáng chú ý là các dự án liên doanh với một số nước châu Âu, về sản xuất đạn pháo, máy bay không người lái và cả pháo tự hành. Hiện nay Ukraine đã sản xuất được 20 pháo tự hành Bogdana 1 tháng.

Bài toán tài chính cũng được giải – và như vậy Ukraine đã sẵn sàng bước vào cuộc chiến dài hơi hơn. Quý vị sẽ để ý tôi viết chữ HƠN, vì nó dài đến đâu phụ thuộc nhiều yếu tố, mà một yếu tố thú vị nhất là… bao giờ thì Ng@ Putox sẽ hết hơi.

Những diễn biến chiến trường trong vài tuần qua cho thấy, một bên vội vàng và hung hãn (Ng@) – như tôi đã viết là chúng vẫn cố chứng minh là sẽ thắng, và là trò “đánh nhau lấy chiến thắng ủng hộ Trump.” Đây có thể nói là một đòn kép – không chỉ đánh vào cử tri Hoa Kỳ (tôi nghĩ chuyện này ít thôi, không có nhiều người quan tâm đến chiến tranh lắm đâu, chẳng qua là vấn đề tiền viện trợ thôi) mà đánh vào chính tâm lý và hành động của Trump nếu thắng cử. Một trong những nội dung trong chương trình tranh cử của Trump là chấm dứt chiến tranh ở Ukraine, và cũng là chấm dứt việc đổ tiền thuế của cử tri Hoa Kỳ vào cuộc chiến đó. Kết quả của cái vội vàng và hung hãn này, là gần 42.000 “kiện hàng 200.”

#Bình_loạn_của_Phúc_Lai bình luận thêm. Trước đây có đôi lần tôi viết: có thể lần này đã là lần nỗ lực cuối cùng của chúng rồi (sau mỗi chiến dịch tấn công lớn hoặc gọi là lớn) sau đó lại SAI, vì chúng lại nỗ lực kéo dài được chiến tranh, tiếp tục đánh. Thực ra, những nhận xét đó không hẳn là SAI, mà vì mọi hành xử của Putox đã trở nên không bình thường – và chúng ta không thể lường được cái quân sát nhân máu lạnh này nó tàn bạo với dân của chính đất nước mình đến thế. Đây là sự tập hợp của cái tàn ác, hèn hạ sợ chết và máu lạnh. Sau chuyện này, khi dân Ukraine qua cơn bĩ cực thì dân Ng@ cái cảnh địa ngục còn chưa lên đên đỉnh. Nhưng thực chất, tôi viết như vậy có phần đúng. Mỗi lần hắn ép bọn dưới trướng vét quân đánh tiếp, sau đó lại ghi nhận con số trung bình của các “kiện hàng 200” tăng lên. Trước đây, hồi đầu chiến tranh thấy quân tinh nhuệ (chủ lực Ng@ đâu? – bản quyền #Trạng_sư_Trạm_biến_áp ) đi mò cua khoảng 200, 300 rồi 400 một ngày chúng ta đã thấy khiếp. Bây giờ toàn cứ nghìn mấy, nghìn mấy… Đó chính là dấu hiệu của kiệt quệ, lính chất lượng cực thấp bị tống ra đánh trận, chứ không phải là dấu hiệu Ng@ đánh to theo kiểu chất lượng hoặc bằng sức mạnh như nó vốn có trước đây.

Cũng trong những ngày qua, chúng ta chứng kiến một số khu dân cư của Ukraine tiếp tục bị chiếm, tất nhiên là chẳng vui vẻ gì với những tin tức đó. Một anh bình luận sau khi đọc tôi viết về cái ông đang ở Đức ch.ém gió về F-16 cũ nát “Thỉnh thoảng (ông ấy) còn đăng tin buồn quân Ng@ chiếm được vùng này vùng nọ. Nếu so với ngày đầu khi Ng@ tiến gần sát Kyiv thì thực tế chiến trường vẫn không quá thất vọng.”

Tôi định trả lời, nhưng để dành viết vào đây: thất vọng là thất vọng thế nào? Chuyện tiến sát Kyiv chúng ta không nói nữa, nhưng một trong những “mục tiêu thiên niên kỷ” mà người Ukraine sắp hoàn thành, là “phi quân sự hóa nước Ng@” – sau cuộc chiến này dù nó kết thúc như thế nào chăng nữa, thì Ng@ còn lâu mới phục hồi được như trước chiến tranh, chứ chưa nói gì đến đáp ứng yêu cầu của một quân đội (1) hiện đại và (2) của một cường quốc – trong thời đại mới. Điều này sẽ đảm bảo không chỉ cho Ukraine, mà cả các nước hàng xóm của Ng@ yên ổn trong một thời gian dài. Tôi khẳng định, hậu chiến Putox đương nhiên sẽ mất thủ cấp, vấn đề chỉ là khi nào và như thế nào thôi; và nếu nước này không tan rã kiểu Liên Xô (khả năng đó là thấp; mà nó sẽ bị một số vùng li khai mà không có khả năng gây chiến để thu hồi lại, một cuộc chiến như Chechnya thập niên 1990 cũng sẽ là quá sức với nó) và do đó, các lãnh đạo kế tiếp của nước Ng@ cứ nghĩ đến Ukraine sẽ tởn đến già. Một lý do nữa, là bản thân những người Ng@ hiếu chiến, có thái độ bố đời coi Ukraine là số không, không phải dân tộc độc lập, không phải một quốc gia đàng hoàng… sẽ phải nhận được một bài học. Con số 700.000, 800.000, 900.000 lính mất mạng, sẽ được khắc sâu ghi nhớ trong nhiều thế hệ dân chúng nước này. Đúng là “đánh cho nó chích luân bất phản, đánh cho nó phiến giáp bất hoàn, đánh cho sử tri Uy-kiên quốc anh hùng chi hữu chủ.” Tôi khẳng định sau chiến tranh, 100 năm nữa người Ng@ vẫn chưa hoàn hồn.

Chúng ta nhìn thẳng vào sự thật khó khăn, nhưng không được phép bi quan và càng không được phép hoảng loạn. Chẳng hạn, ngay các nhà phân tích quân sự quốc tế cũng nhận ra một điều, dù sức mạnh quân sự của Ng@ suy giảm đi nhiều về một số vũ khí quy ước chính (xe tăng, xe bọc thép, đặc biệt là pháo binh) nhưng chúng vẫn loay hoay sản xuất được tên lửa, và đó hiện là mối lo chính của Ukraine khi mùa đông sắp đến. Các chuyên gia phỏng đoán rằng, chúng vẫn lách được lệnh cấm vận để mua linh kiện từ “nước lạ” về lắp… Có thằng Dư Luận Viên nó nói, đến tên lửa còn tăng năng suất được, sao đạn pháo và pháo lại không được? Dạng ý kiến như thế này là ngu hết phần thiên hạ. Tên lửa chỉ cần mấy trăm quả, còn đạn pháo cần 1 triệu quả. Sản xuất quy mô lớn không phải là chuyện đùa. Còn thằng cháu có tin bọn nói phét mấy chục năm qua, thì cứ tin, chú không cản.

Vậy chất lượng tên lửa thế nào? Hôm vừa rồi tòa nhà được công nhận UNESCO ở Kharkiv bị bắn hỏng. Đó là tòa nhà Dzeprom, di sản UNESCO, toà nhà xây bê-tông đầu tiên ở Liên xô năm 1925. Một người bạn ở Kharkiv nói rằng, chúng muốn bắn vào trường quân sự bên cạnh tòa nhà di sản, nhưng trường quân sự này đã được chuyển từ lâu, tất cả các toà nhà được chuyển giao cho trường Karazin hàng xóm. Tôi có hỏi: chẳng nhẽ trường quân sự chuyển từ lâu rồi mà tình báo Ng@ chúng nó không biết? thì người bạn trả lời: (không khéo) bọn nó biết nhưng hết mục tiêu bắn lấy thành tích. Chuyện kỳ lạ chưa – đã bắn lăng nhăng mà lại còn bắn không trúng, và bắn luôn vào di sản. Theo tôi thì UNESCO cũng phải chịu, cứ “di sản” của Liên Xô và liên quan đến Ng@, cho đập rồi xây lại, không tiếc. Chiến tranh mà, sao cứ toàn vẹn mãi được.

Tạm kết luận. Tôi nghĩ ngồi đoán xem ai sẽ trở thành Tổng thống Hoa Kỳ, là chuyện giống như đoán xem đồng tiền rơi sấp hay ngửa, vô nghĩa. Dù vậy, cá nhân tôi thì luôn có cảm giác kỳ này rất khó khăn cho đảng Dân chủ và bà Harris. Nước Mỹ chưa sẵn sàng cho một tổng thống da màu thứ hai mà lại là phụ nữ. Lần trước khi ông Obama tranh cử, tôi nhớ cũng có người nói câu tương tự “nước Mỹ chưa sẵn sàng cho một Tổng thống da màu.” Lần này bà Harris khó khăn hơn thế nhiều, và khó khăn hơn cả bà Clinton lần thua ông Trump.

Đã khó đoán như vậy, thì chắc chắn Zelenskyy và lãnh đạo Ukraine cũng sẽ phải tính toán và có nước cờ phù hợp, vậy thôi.

#Nga_xâm_lược_Ukraine

#bưng_bô_cho_hòa_bình

#Bình_loạn_của_Phúc_Lai

#Battle_of_Kursk_2024

#Slava_Ukraine

HÌNH :

.

23 BÌNH LUẬN    






No comments:

Post a Comment

View My Stats