TUYỂN
GIÁO VIÊN DẠY LUẬT NÊN NHƯ THẾ NÀO?
Tuyển giáo viên dạy luật sao cho “tinh” để phát triển luật học có hiệu quả
thực sự và bảo đảm đúng chủ trương tinh giản biên chế là việc lớn không thể
không bàn.
Từ thực tiễn ở những nơi tôi làm việc, tôi rút ra mấy ý kiến đóng góp như
sau về tuyển giáo viên dạy luật:
Thực trạng cần cân nhắc
Dân chủ bị lợi dụng, tức là sếp thường dùng chiêu bài dân chủ để tuyển những
người cụ thể (người thân của sếp hay người ủng hộ sếp hay có tý nháy nháy) mà sếp
muốn nhưng sếp vẫn tỏ ra là một người vô tư nhất thế giới.
Cách thứ nhất, sếp kêu gọi dự tuyển công khai và tổ chức thi cử hoành tráng
với một ban bệ cũng hoành tráng do sếp sắp đặt tay chân của mình trong đó. Đề
bài thì sếp chỉ đạo. Xong!
Cách thứ hai, sếp cử tổ chức cán bộ (vốn là tay chân của sếp) nhận hồ sơ của
ứng viên và đồng thời nháy đàn em cấp dưới kêu thiếu người um cả lên ở bất cứ
diễn đàn nào. Một tiểu ban xét tuyển được quyết định đủ cả các thành phần nhưng
đều là tay chân của sếp và gạt những người không ủng hộ ra. Có nhiều ý kiến
phàn nàn quá thì sếp cho thêm một hai tay nổi tiếng thẳng thắn vào tiểu ban đó
nhưng họ luôn là thiểu số không xoay chuyển được tình hình. Xong!
Đồ chơi hình thức, tức là sếp đưa ra các tiêu chuẩn dự tuyển rất bất thần
nghe thì “ngất ngây con gà tây”, nhưng lại bỏ qua tiêu chuẩn thực chất. Ví dụ:
bất chấp bậc cử nhân học tệ như thế nào nhưng cứ tráng men quả thạc sỹ Tây về
là OK hoặc đã tham gia công tác đoàn… Xong!
Giải pháp nên làm
Thứ nhất, tổ chức hội đồng tuyển chọn rộng rãi gồm những người có trình độ
chuyên môn cao ở các chuyên ngành khác nhau như sếp mới của trường tôi đã từng
làm.
Trong hội đồng này cần có thêm ít nhất 02 quan sát viên từ cấp trên và từ
đơn vị khác không liên quan được mời tham dự (không có chuyên môn luật thì càng
tốt).
Trưởng khoa chuyên môn có nhu cầu tuyển dụng không được ngồi trong hội đồng
này vì các ứng viên muốn dự tuyển vào khoa nào thường gặp gỡ và nhấm nháy trước
với trưởng khoa. Và các trưởng khoa thường ngầm thỏa thuận ủng hộ nhau vì lợi
ích riêng của từng người hoặc nể nang nhau.
Thứ hai, chú trọng vào hệ cử nhân mà ứng viên đã được đào tạo để xét tuyển
(khi các tiêu chuẩn về bằng cấp khác đã đáp ứng) vì đối với luật học hệ cử nhân
là quan trọng nhất. Học cử nhân mà chẳng ra gì tức là không có nền tảng và như
vậy là thiếu thực chất, khó phát triển.
Thứ ba, kiên quyết báo cáo cấp trên có thẩm quyền xử lý những nhờ vả và những
thủ đoạn gây sức ép từ những cán bộ, công chức để nhận người về làm giáo viên.
Làm tốt việc này thì mới có cơ may phát triển được nền luật học nước nhà!
Tôi tin các sếp mới ở trường tôi làm tốt công tác tuyển dụng giáo viên.
.
No comments:
Post a Comment