Tô Lâm điện đàm với
Trump, ‘coi trọng hợp tác kinh tế với Việt Nam’
Người Việt
November
11, 2024 : 7:41 PM
HÀ
NỘI, Việt Nam (NV) –
Ban Đối Ngoại Trung Ương của đảng CSVN cho biết, tối 11 Tháng Mười Một (giờ Hà
Nội), ông Tô Lâm, tổng bí thư, đã tổ chức điện đàm với Tổng Thống Donald Trump
nhằm thảo luận về phương hướng tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư
giữa hai nước.
Truyền
thông Việt Nam dẫn thông cáo cho biết tại cuộc điện đàm, sau khi chúc mừng Tổng
Thống Tân Cử Donald Trump, ông Tô Lâm “đánh giá cao” đóng góp của Trump trong
quá trình phát triển của quan hệ Mỹ-Việt.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/11/VN-To-lam-dien-dam-trump-1-scaled.jpg
Tổng
Thống Donald Trump phát biểu tại “Hội Nghị Thượng Đỉnh Kinh Doanh APEC” tại Đà
Nẵng hồi năm 2017. (Hình minh họa: Jim Watson/AFP via Getty Images)
Theo
thông cáo, “hai bên thảo luận về những kết quả tích cực của quan hệ Đối Tác Chiến
Lược Toàn Diện Việt-Mỹ thời gian qua.”
Theo
đó, “Việt Nam sẵn sàng thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển ổn định, lâu dài vì
lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững của
khu vực và trên thế giới.”
Ông
Tô Lâm cũng không quên trao đổi về “một số phương hướng lớn nhằm tăng cường
quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước trong các lĩnh vực hai bên
có thế mạnh và nhu cầu.”
Báo
Tuổi Trẻ cho hay về phần mình, ông Trump “chia sẻ những ấn tượng tốt đẹp về người
dân Việt Nam,” nhắc lại kỷ niệm với đất nước, con người Việt Nam qua hai chuyến
thăm trước đây.
Vị
tổng thống tân cử không quên “đánh giá cao đóng góp của cộng đồng người Việt tại
Mỹ.”
Nhân
dịp này, ông Tô Lâm đã mời ông Donald Trump thăm lại Việt Nam và ông đã vui vẻ
nhận lời.
Trong
nhiệm kỳ đầu tiên của mình, ông Trump từng hai lần tới Việt Nam. Tháng Mười Một,
2017, ông thăm Việt Nam và dự Hội Nghị Cấp Cao APEC tại Đà Nẵng.
Cuối
Tháng Hai, 2019, Trump trở lại Việt Nam để dự hội nghị thượng đỉnh với lãnh đạo
Bắc Hàn Kim Jong-un.
Ngược
lại, trong cuộc điện đàm ông Trump cũng mời ông Tô Lâm sang thăm lại Mỹ vào thời
gian thích hợp.
Hồi
Tháng Chín vừa qua, trên cương vị tổng bí thư kiêm chủ tịch nước, ông Tô Lâm đã
đến Mỹ tham dự “Hội Nghị Thượng Đỉnh Tương Lai, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc
khóa 79.”
Trong
thời gian ở tiểu bang New York, ông Tô Lâm cũng đã có nhiều cuộc gặp với lãnh đạo
chính quyền, Quốc Hội, các đảng, một số người đứng đầu bộ, ngành của Hoa Kỳ và
có các hoạt động đối ngoại quan trọng khác.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/11/VN-To-lam-dien-dam-trump-2-1536x1009.jpg
Ông
Tô Lâm, tổng bí thư đảng CSVN. (Hình: Thông Tấn Xã Việt Nam)
Theo
tường thuật, “lãnh đạo cấp cao Việt Nam tin tưởng rằng với nền tảng vững chắc
được các thế hệ lãnh đạo hai nước Mỹ-Việt, gây dựng trong gần ba thập niên qua,
với sự ủng hộ mạnh mẽ của Trump trong nhiệm kỳ thứ nhất cũng như nhiệm kỳ mới,
quan hệ Đối Tác Chiến Lược Toàn Diện Mỹ-Việt sẽ tiếp tục phát triển.”
Mỹ
và Việt Nam nâng cấp quan hệ lên “Đối Tác Chiến Lược Toàn Diện” vào năm 2023.
Hiện Mỹ là thị trường xuất cảng lớn nhất của Việt Nam, trong khi Việt Nam là “đối
tác thương mại” lớn thứ tám của Mỹ.
Theo
dữ liệu thống kê của Tổng Cục Hải Quan, trong mười tháng đầu năm 2024, kim ngạch
thương mại Việt-Mỹ đạt gần $111 tỷ, trong đó cán cân nghiêng về Việt Nam với
khoảng $86.1 tỷ. (Tr.N) [kn]
=================================
Tom Homan, quyền Giám
Đốc ICE thời kỳ đầu của Trump, chuẩn bị làm ‘trùm’ biên giới
Người Việt
November
11, 2024 : 4:49 PM
NEW YORK (NV) – Tổng Thống tân cử Donald Trump cho biết
Tom Homan, từng là quyền giám đốc Cơ Quan Thực Thi Di Trú và Quan Thuế ICE
trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông, sẽ đảm nhiệm vai trò “sa hoàng biên giới” khi
Trump quay lại Tòa Bạch Ốc.
“Xin
chúc mừng Cựu Giám Đốc ICE, một người kiên định trong chính sách Kiểm Soát Biên
Giới, Tom Homan, sẽ là một thành viên trong Chính Quyền Trump nhận nhiệm vụ quản
lý Biên Giới Hoa Kỳ,” Trump viết vào tối Chủ Nhật, 10 Tháng Mười Một trên mạng
xã hội Truth Social.
Giới
chức nhận định rằng Homan sẽ đảm trách một chức vụ liên quan tới biên giới cũng
như tham gia vào chiến dịch trục xuất hàng loạt di dân lớn nhất trong lịch sử
Hoa Kỳ do Trump đề nghị.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/11/GettyImages-2161855824-1536x1024.jpg
Quyền
giám đốc Cơ Quan Thực Thi Di Trú và Quan Thuế ICE trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng
Thống Donald Trump, Tom Homan phát biểu tại Nghị Hội Quốc Gia Đảng Cộng Hòa
2024 ở Milwaukee, Wisconsin, ngày 17 Tháng Bảy, 2024 (Hình: ANDREW
CABALLERO-REYNOLDS/AFP/Getty Images)
Ngoài
việc giám sát biên giới phía Nam và Bắc song song với “an ninh hàng hải và hàng
không,” Trump cho biết Homan “cũng đảm trách tất cả các hoạt động trục xuất Dân
Nhập Cư bất hợp pháp, cho họ trở về Quê Nhà,” đây là một trong những trọng tâm
thuộc chương trình nghị sự của Trump.
Trump
cho biết ông “không có gì phải đắn đo” vì biết rằng Homan “sẽ làm tròn bổn phận
và thực hiện nhiệm vụ mong chờ xưa nay.”
Việc
bổ nhiệm Homan làm nhà lãnh đạo quản lý biên giới không cần Thượng Viện xác nhận.
Trong
một cuộc phỏng vấn trên chương trình “Sunday Morning Futures” được Fox News
Channel tổ chức, Homan cho biết quân đội sẽ không bắt bớ và bao vây dân nhập cư
bất hợp pháp xâm nhập vào Hoa Kỳ, đồng thời ICE sẽ “nhân đạo” trong việc thực
hiện các kế hoạch biên giới của Trump.
Đầu
năm nay, tại Nghị Hội Bảo Thủ Quốc Gia diễn ra ở Washington, Homan tỏ ra khó chịu
khi truyền thông đưa tin về một hoạt động trục xuất hàng loạt.
“Chờ
tới năm 2025 xem sao,” Homan nói, đồng thời nói thêm rằng, mặc dù ông cho rằng
chính phủ cần ưu tiên các hiểm họa an ninh quốc gia, “không có trường hợp nào
là ngoại lệ. Nếu nhập cư bất hợp pháp, tốt hơn hết là chuẩn bị tinh thần.”
Ông
cũng nói: “Tôi từng nói rồi. Trump sẽ tái xuất vào Tháng Giêng, tôi sẽ sát cánh
với ông ấy vào lúc đó, tôi sẽ điều hành chiến dịch trục xuất lớn nhất mà Hoa Kỳ
từng thực hiện.” (TTHN)
===============================
Trump bổ nhiệm cựu
Dân Biểu Lee Zeldin lãnh đạo EPA, Stephen Miller làm phó giám đốc chính sách
Người Việt
November
11, 2024 : 8:39 PM
NEW
YORK (NV) – Hôm
Thứ Hai, 11 Tháng Mười Một, Tổng Thống tân cử Donald Trump đã bổ nhiệm cựu Dân
Biểu New York Lee
Zeldin làm giám đốc Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường (EPA), tiếp tục việc
thành lập chính quyền tương lai của mình với những người trung thành ủng hộ
ông, nguồn tin thông tấn xã AP cho hay.
Qua
một bản tuyên bố, ông Trump nói: “Ông Zeldin sẽ duy trì các tiêu chuẩn môi trường
cao nhất, bao gồm không khí và nước sạch nhất hành tinh này.”
Ông
Zeldin, người đã rời Quốc Hội hồi Tháng Giêng năm 2023, là một lựa chọn đáng ngạc
nhiên cho vai trò bảo vệ môi trường. Trong các chiến dịch tranh cử của chính
mình và thay mặt cho ông Trump, ông Zeldin thường phải nói về các vấn đề như
quân sự, an ninh quốc gia, chủ nghĩa bài Do Thái, quan hệ Mỹ-Israel, vấn đề nhập
cư và tội phạm…
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/11/GettyImages-2181797828-1536x1024.jpg
Ông
Donald Trump (trái) trong một buổi thảo luận với cựu Dân Biểu New York Lee
Zeldin ngày 29 Tháng Mười, 2024 ở Drexel Hill, Pennsylvania (Hình: Chip Somodevilla/Getty
Images)
Ông
Zeldin là một trong những đảng viên Cộng Hòa trong Quốc Hội đã bỏ phiếu chống lại
việc chứng nhận kết quả bầu cử năm 2020, lúc ứng cử viên Joe Biden đánh bại Tổng
Thống đương nhiệm Donald Trump. Và khi còn ở Quốc Hội, ông cũng không phục vụ
trong các ủy ban giám sát chính sách môi trường.
Trong
cuộc tranh cử chức vụ thống đốc New York nhưng thất bại hồi năm 2022, ông
Zeldin tuyên bố sẽ đảo ngược lệnh cấm bắn nứt đá để khai thác dầu (fracking) do
chính quyền Đảng Dân Chủ áp đặt.
Thông
báo bổ nhiệm ông Zeldin được đưa ra sau khi ông Trump đã chọn cố vấn lâu năm Stephen
Miller, một người chủ trương cứng rắn trong vấn đề nhập cư, làm phó giám đốc
chính sách trong chính quyền mới của mình và chỉ định Dân Biểu New York Elise
Stefanik làm đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc.
Ông
Miller là một trong những vị phụ tá lâu đời nhất của ông Trump, kể từ chiến dịch
vận động bầu cử đầu tiên của ông vào Tòa Bạch Ốc. Ông Miller là cố vấn cao cấp
trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng Thống Trump và là nhân vật chính giúp hoạch định
chính sách của tổng thống, đặc biệt là chính sách nhập cư, bao gồm cả quyết định
của ông Trump tách rời hàng ngàn gia đình nhập cư trong một chương trình nhằm
răn đe di dân vào năm 2018.
Ông
Miller cũng đã giúp soạn ra nhiều bài phát biểu cứng rắn của ông Trump và thường
là gương mặt công khai của các chính sách đó trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên
của ông Trump và cả trong cuộc vận động tuyển cử năm nay của vị cựu tổng thống
nữa. (TTHN)
========================
MAGA đã thắng, tiếp
theo là gì?
Joaquin Nguyễn
Gửi
cho BBC Tiếng Việt từ California
11
tháng 11 2024, 12:10 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c93qd897993o
Ông
Donald Trump và Đảng Cộng hòa đang có một kỳ bầu cử áp đảo trước các đối thủ từ
Đảng Dân chủ. Phong trào Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại (MAGA) đã thắng thế, vậy
tiếp theo sẽ là gì?
"Trump
will fix it" - ông Trump sẽ sửa chữa những trục trặc của nước Mỹ - là một
trong những lời hứa hấp dẫn của ông Donald Trump trong chiến dịch tranh cử
Trong
một buổi vận động tranh cử của ông Derek Tran thuộc Đảng Dân chủ tại vùng vịnh
San Francisco, tôi có đặt ra câu hỏi: Ông có thấy rằng Đảng Dân chủ không còn đại
diện cho tầng lớp lao động Mỹ hay không?
Ông
Derek Tran trả lời rằng Đảng Dân chủ có hậu thuẫn mạnh từ các nghiệp đoàn, nên
ông không nghĩ rằng điều tôi đặt ra là đúng. Ông Derek Tran tranh cử làm dân biểu
liên bang, khu vực 45, miền nam California.
Buổi
vận động tranh cử hôm đó có khoảng 30 người, đa số là người Mỹ gốc Việt, có khoảng
5 người không phải là Mỹ gốc Việt. Một trong số năm người đó nói riêng với tôi
rằng ông tin nhận xét tôi đưa ra là đúng và đó là điều đáng buồn.
Nhận
xét này không phải mới đây mà rất lâu rồi, mà không phải chỉ của riêng tôi. Vào
năm 2016, một dân biểu quốc hội liên bang Mỹ, thuộc Đảng Dân chủ, có nói rằng đảng
này đã trở thành đảng của tầng lớp tinh hoa ở hai bờ biển đông và tây Hoa Kỳ.
Sau
khi kết quả bầu cử tổng thống được công bố sáng sớm ngày 6/11/2024, trong đó
ông Donald Trump thắng bà Kamala Harris và sẽ là tổng thống thứ 47, Thượng nghị
sĩ Bernie Sanders, bang Vermont, nói rằng Đảng Dân chủ đã trả giá khi bỏ rơi tầng
lớp lao động Mỹ.
Ông
Bernie Sanders đã từng ra tranh cử dưới màu áo Đảng Dân chủ trong bầu cử sơ bộ
năm 2016 và thất Bbại
Melania Trump: đệ nhất
phu nhân bí ẩn đã đổi khác
10
tháng 11 năm 2024
Trump đắc cử và dự án
tỷ đô ở Hưng Yên
10
tháng 11 năm 2024
Từ Musk đến RFK Jr -
những gương mặt đình đám có thể tham gia chính quyền Trump
8
tháng 11 năm 2024
Những
phân tích sau bầu cử cho thấy rằng việc tầng lớp lao động bầu cho ông Trump là
một khuynh hướng tiếp tục diễn tiến từ năm 2016. Khuynh hướng này bắt đầu bằng
khẩu hiệu mang tính dân túy nối tiếng trong cuộc vận động tranh cử của ông vào
năm 2016: Tôi yêu những người kém học hành (I love the poorly educated).
Vào
năm 2020, khuynh hướng này khựng lại, có thể là do bốn năm cầm quyền nhiều náo
loạn, cộng với việc kiểm soát dịch Covid tệ hại của chính quyền Donald Trump,
bây giờ khuynh hướng ấy lại tiếp tục. Điều tệ hại đối với Đảng Dân chủ là số cử
tri ruột của họ một thời, là lớp lao động gốc người da đen, người Latin giảm
nhiều.
Có
thể nguyên nhân làm cho Đảng Dân chủ thất bại nặng nề trong năm 2024 là phức tạp,
khó phân tích cặn kẽ. Có thể cách vận động tranh cử của ông Donald Trump dựa
trên việc chống nhập cư, phân biệt chủng tộc, loan tin thất thiệt (chẳng hạn
như tung tin di dân người Haiti ăn thịt chó, mèo; hay là chính quyền Biden lấy
tiền cứu trợ bão lụt cho di dân bất hợp pháp),… đã thúc đẩy nổi sợ của đông đảo
dân chúng Mỹ, từ đó người ta bầu cho ông. Khá đông người da màu nhập cư, như
người gốc Latin và Việt Nam, bầu cho Donald Trump nhờ những khẩu hiệu chống nhập
cư của như vậy. Người ta cho rằng đó là một hiệu ứng tâm lý ở tầng lớp bị chấn
thương tinh thần, họ muốn quên đi cái gốc nhập cư bị cho là thấp hèn, trong các
khẩu hiệu chống nhập cư, với mong muốn mình thuộc về người Mỹ (không nhập cư).
Bên
cạnh đó Đảng Cộng hòa đã thành công trong việc làm cho dân chúng bất bình chuyện
vật giá gia tăng, dù rằng kinh tế Mỹ hiện nay đang vận hành tốt nhất thế giới,
phục hồi sau đại dịch Covid. Đại đa số cử tri không quan tâm tới chuyện lý do của
lạm phát trong giai đoạn phục hồi kinh tế, mà người ta chỉ quan tâm tới việc so
sánh giá trứng gà hiện nay và bốn năm trước. Thậm chí đại đa số cử tri tầng lớp
bình dân đang hưởng lợi từ bảo hiểm sức khỏe ObamaCare cũng không biết rằng
phúc lợi ấy do Đảng Dân chủ tạo ra. Đảng Dân chủ thất bại nặng trong việc tạo dựng
hình ảnh thành công kinh tế của mình trong mắt cử tri.
Đảng
Dân chủ của bà Kamala Harris bị phê bình là "xa rời quần chúng lao động"
Những
phân tích sau bầu cử cho thấy khuynh hướng nghiêng về phía hữu của nước Mỹ diễn
ra khắp nơi, kể cả những nơi là thành trì của giới cấp tiến như California, New
York,… dù ít hơn. Thế cho nên những thông điệp mà Đảng Dân chủ thúc đẩy như nữ
quyền (trong đó có quyền phá thai), hay là bình đẳng sắc tộc, hay là chủ nghĩa
nhân văn đón nhận người tị nạn, nhập cư từ các quốc gia nghèo,… đã không được
hưởng ứng. Tức là phái cấp tiến, mà trong đó Đảng Dân chủ xem như là người đại
diện, đã thất bại trong một cuộc chiến văn hóa. Mô hình văn hóa xã hội cấp tiến
rất được hưởng ứng ở các bang giàu mạnh như California, New York đã không được
phần bảo thủ nghèo khó của nước Mỹ hưởng ứng, trong đó có các bang được xem là
giằng co trong cuộc bầu cử vừa qua.
Trong
hơn 15 năm sống tại Mỹ, tôi có hai lần rong ruổi qua nhiều tiểu bang ở xứ sở rộng
lớn này. Một lần đến các tiểu bang miền nam, lần khác xuyên qua liên bang từ bờ
đông sang California. Trong số hàng chục tiểu bang mà tôi đi qua đó, nổi lên rất
rõ sự nghèo khó, tàn tạ của các tiểu bang do Đảng Cộng hòa liên tục cầm quyền mấy
chục năm nay, như West Virginia (nơi có số người nghiện ngập ma túy hàng đầu ở
Mỹ), Mississippi (nghèo nhất nước Mỹ), Missouri,… rất tương phản với sự sung
túc của các tiểu bang do Đảng Dân chủ cầm quyền như California, New York,
Illinois, Washington, Massachusetts… Đó là một nghịch lý khó có lời giải đáp.
Điều
có thể dễ trả lời hơn là sự suy tàn của ngành công nghiệp chế tạo, khai mỏ ở Mỹ
đã làm hàng triệu người tầng lớp lao động Mỹ nghèo đi, và họ mong muốn thay đổi,
họ tin vào những lời hứa của Donald Trump, rằng ông sẽ tạo ra thay đổi. Sự suy
tàn này có nguyên nhân từ toàn cầu hóa, từ chủ nghĩa tư bản toàn cầu, mà nước Mỹ
là kẻ tiên phong. Các ngành công nghiệp chế tạo, khai mỏ,… chuyển sang các quốc
gia có giá nhân công rẻ, làm cho hầm mỏ, nhà máy công nghiệp nặng ở Mỹ bị đóng
cửa hàng loạt. Mỹ vẫn là quốc gia giàu có nhất thế giới dựa trên các ngành dịch
vụ, tài chính, công nghệ sáng tạo,… tạo nhiều giá trị gia tăng hơn hẳn công
nghiệp nặng và khai mỏ. Mỹ hưởng lợi rất nhiều từ toàn cầu hóa và cũng bị trọng
thương từ chính toàn cầu hóa đó.
VIDEO :
Ông Trump và màn 'tái xuất lịch sử'
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c93qd897993o
Nhưng
câu hỏi hiện nay là liệu Donald Trump và chính phủ tới đây của ông có thỏa mãn
mong đợi của những người lao động, “poorly educated” theo lời ông, đã bầu cho
ông hay không?
Hứa
là một chuyện trong lúc tranh cử, thực hiện được hay không là chuyện khác khi cầm
quyền. Nhiệm kỳ bốn năm trước đây của ông Donald Trump đã chứng minh điều đó.
Điều ông đã thực hiện trong thời gian 2016-2020 là cắt thuế cho tầng lớp giàu
có, với suy luận là số tiền họ không đóng thuế sẽ đi vào đầu tư tạo công ăn việc
làm mới, điều ấy đã không xảy ra, vì không dễ để mà xảy ra. Hậu quả của bốn năm
đó là tầng lớp trung lưu Mỹ đóng thuế nhiều hơn và giới giàu có càng giàu thêm.
Điều
nghịch lý trong phong trào MAGA (Make America Great Again, làm cho nước Mỹ vĩ đại
trở lại) của Donald Trump là nó nắm quyền nhờ vào lá phiếu bầu của tầng lớp lao
động, nhưng giới hưởng lợi lại là các đại tài phiệt Hoa Kỳ. Ngay sau khi kết quả
bầu cử 2024 được công bố, đã có rất nhiều thông tin được đưa ra về sự tham gia
chính quyền của tầng lớp đầu cơ thị trường tài chính và chứng khoán. Ngay cả
hai nhân vật đứng đầu là tổng thống đắc cử Donald Trump và người phó của ông là
JD Vance cũng chẳng phải nghèo khó, mà đều là thuộc nhóm tinh hoa của xã hội Mỹ.
Ông Vance dù xuất thân từ một gia đình nghèo, nhưng tạo nên danh tiếng và sự
nghiệp nhờ giới đầu tư vùng San Francisco. Mà giới tài phiệt Hoa Kỳ làm thế nào
có thể đứng riêng một mình tách khỏi toàn cầu hóa?
Ông
Trump bước vào nhiệm kỳ hai với nhiều ẩn số về chính sách của nước Mỹ
Hai
lời hứa “hấp dẫn” nhất của ông Donald Trump là cắt thuế thu nhập và tăng thuế
nhập khẩu lên hàng hóa để bù vào (?!), và trục xuất hàng loạt di dân không có
giấy tờ, thậm chí người cố vấn thân cận của ông là Stephen Miller còn đi xa hơn
là tước bỏ hàng loạt quốc tịch Mỹ của người nhập cư (đa số người Việt quốc tịch
Mỹ nằm trong số này).
Nhưng
ông sẽ thực hiện như thế nào?
Thống
đốc các tiểu bang có đông người nhập cư như California, New York, Illinois đã
lên tiếng nói rằng họ chuẩn bị chống lại những việc đó, mà họ cho là trái với
giá trị của họ. Các tiểu bang ở Mỹ có quyền độc lập khá lớn, việc họ chống lại
chính quyền liên bang là một cuộc chiến chưa chắc ai thắng ai. Chính quyền
Donald Trump giai đoạn 2016-2020 đã từng muốn không cấp ngân sách liên bang cho
California để chống cháy rừng. Nhưng California nếu đứng riêng một mình sẽ là nền
kinh tế đứng tứ tư thế giới, không dễ để mà ép buộc California.
Việc
tăng thuế lên hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu chắc chắn sẽ làm vật giá tăng cao và
khó tưởng tượng rằng người Mỹ tự làm cho mình các hàng hóa tiêu dùng như quần
áo, giày dép, chén đĩa, rồi tự mình tiêu thụ với giá… cắt cổ!
Đó
là chưa kể việc trục xuất hàng triệu người nhập cư, thì ai sẽ làm những công việc
mà người Mỹ “chính gốc” đã không làm từ lâu, như cắt cỏ làm vườn, xây dựng, hái
cà chua,… chưa kể ngành làm móng tay của người Việt.
Ngoài
hai lời hứa hấp dẫn đó, còn có một việc mà phe Cộng hòa mơ ước thực hiện trong
tám năm qua, đó là hủy bỏ ObamaCare, loại bảo hiểm sức khỏe dành cho người thu
nhập thấp. Bỏ nó đi thì hàng chục triệu người Mỹ cử tri của chính ông Donald
Trump xoay xở làm sao trong hệ thống bảo hiểm sức khỏe đắt đỏ quá nhiều trung
gian của nước Mỹ hiện nay?
Nhưng
hãy trở lại hình ảnh rất đậm nét mà tôi chứng kiến trong các hành trình của
mình xuyên qua nước Mỹ. Đó là những chiếc cầu rỉ sét, những trạm xăng dột nát tại
các vùng do Đảng Cộng hòa cầm quyền hàng chục năm nay.
Donald
Trump và các đồng minh Cộng hòa của ông tới đây sẽ nắm quyền, họ sẽ làm gì để
thay đổi điều này?
----------------------------
Tác
giả là một người viết báo tự do từ tiểu bang California, Mỹ.
=======================================
Liệu nước Mỹ có xảy
ra ‘ly dị’ giữa các tiểu bang?
Võ Ngọc Ánh
Gửi
cho BBC từ TP Tacoma, bang Washington
11
tháng 11 2024, 15:31 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cjr40y3wexjo
Cứ
sau mỗi cuộc bầu cử thì nước Mỹ lại rộ lên câu chuyện các tiểu bang muốn ly
khai. Nhưng liệu điều này có thể xảy ra?
Ly
khai chẳng phải là chủ đề cấm kỵ, không được bàn đến trong lòng nước Mỹ.
Đầu
năm 2017, trong một lớp học tiếng Anh tại Trường Cao đẳng cộng đồng Tacoma, có
bài đọc hiểu cho sinh viên về việc chia tách ba tiểu bang xanh (bầu cho Đảng
Dân chủ) là California, Oregon và Washington thành một nước Mỹ khác. Bài tập
cho sinh viên sau bài đọc là hãy xây dựng thể chế chính trị, các chính sách về
đối ngoại, y tế, giáo dục, quốc phòng, môi trường, các phúc lợi xã hội cho người
dân… của “nước Mỹ” mới này.
Lúc
đó vừa đến Mỹ không lâu, tôi nghĩ nước Mỹ thật kỳ lạ, chưa gì đã gieo mầm ly
khai cho những người mới nhập cư.
Ở
Việt Nam, điều như thế này là đại kỵ, không được phép nói đến, bàn thảo trong bất
kỳ hoàn cảnh nào. Ai bàn đến chắc chắn sẽ bị kết tội phản động, chia rẽ khối đại
đoàn kết dân tộc, chống phá chính quyền nhân dân theo các điều luật được quy định
trong Bộ luật Hình sự.
Tháng
11/2016, cuộc bầu cử tổng thống diễn ra với chiến thắng tuyệt đối của Đảng Cộng
hòa tại Nhà Trắng, Hạ viện và Thượng viện. Kết quả bầu cử năm 2024 này nhiều phần
sẽ giống 8 năm trước.
Và
cũng không ngạc nhiên khi chủ đề chia rẽ, ly khai lại được bàn đến nhiều hơn.
Nhật ký bầu cử: Sóng
đỏ xô đổ tường xanh
8 tháng 11 năm 2024
Trump tái xuất, các
công ty rút khỏi Trung Quốc, lợi và hại cho Việt Nam
11 tháng 11 năm 2024
Melania Trump: đệ nhất
phu nhân bí ẩn đã đổi khác
10 tháng 11 năm 2024
Có
phải nước Mỹ nuôi dưỡng cho ly khai?
Sự
ly khai giữa các tiểu bang được bàn thảo một cách công khai, thậm chí có tổ chức
hẳn hoi, bài bản để vận động cho ly khai. Và chính phủ từ cấp tiểu bang đến
liên bang chưa xem đây là một mối đe dọa.
Phong
trào Texas Nationalist Movement – vận động cho “nền độc lập hoàn toàn, toàn diện
và không bị trói buộc về chính trị, văn hóa và kinh tế của Texas” – là một tổ
chức như thế. Vừa qua, 10 người từng ký vào cam kết ủng hộ “Texas First
Pledge”, trưng cầu dân ý về việc tiểu bang Texas ly khai khỏi Hoa Kỳ, đã giành
chiến thắng trong cơ quan lập pháp của tiểu bang tại cuộc bầu cử vào ngày 5/11.
Cả 10 người này đã giành chiến thắng với tư cách ứng viên thuộc Đảng Cộng hòa.
Trước
đó, sau cuộc bầu cử năm 2020 với chiến thắng của Joe Biden và Đảng Dân chủ tại
hai viện Quốc hội, nước Mỹ lại rộ lên thông tin nhiều tiểu bang đỏ muốn tách ra
để trở thành một nước Mỹ khác.
Sự
chia rẽ trong nước Mỹ không chỉ ở những công dân bình thường mà còn ở những con
người có vai trò quan trọng ở cấp liên bang.
Dân
biểu Marjorie Taylor Greene thuộc Đảng Cộng hòa, trong một bài đăng trên tài
khoản Twitter của bà (nay là X) vào tháng 2/2023, đã đưa ra thông điệp “Chúng
ta cần một cuộc ly dị quốc gia. Chúng ta cần tách các tiểu bang đỏ, tiểu bang
xanh và thu nhỏ chính quyền liên bang”.
Ngay
cả bà Nikki Haley, khi còn là chạy đua để trở thành ứng cử viên tổng thống của
Đảng Cộng hòa hồi đầu năm nay, đã nói rằng nếu tiểu bang Texas muốn ly khai,
thì họ có quyền làm điều đó, nếu toàn bộ tiểu bang muốn.
Cuộc
nội chiến trong lòng nước Mỹ từ 1861 – 1965, giữa 11 bang thuộc phe Liên minh
miền Nam với phần còn lại của nước Mỹ, được gọi là liên bang miền Bắc, có
nguyên nhân chính là do các bang miền Nam muốn tiếp tục chế độ nô lệ trong khi
các bang miền Bắc muốn xóa bỏ.
Cuộc
chiến mà người Mỹ gọi là “Civil War” kết thúc với chiến thắng thuộc về Liên
bang miền Bắc. Chế độ nô lệ bị xóa bỏ trên khắp nước Mỹ sau cuộc chiến này.
Nhưng
cuộc chiến đã khiến hơn 620.000 người Mỹ chết. Rất may là những trận đòn thù,
trừng phạt, tù đày đã không xảy ra giữa bên thắng cuộc với bên thua cuộc. Đây
là sự nhân văn, mở ra kỷ nguyên cho sự phát triển vượt bậc của Hoa Kỳ sau đó.
Cuộc
nội chiến này là phép thử được trả bằng máu và nước mắt trong lòng nước Mỹ. Một
bài học đắt giá cho một tiểu bang, hay một nhóm các tiểu bang tập hợp lại chống
chính quyền liên bang bằng phương tiện bạo lực.
Nếu
có một nỗ lực ly khai kiểu này trong tương lai, chắc chắn sẽ nhanh chóng bị
chính quyền liên bang xem là chống lại Hoa Kỳ và có lý do chính đáng để dập tắt.
Điều
này được giải thích rõ hơn thông qua một phán quyết của Tối cao Pháp viện vào
năm 1868, trong vụ kiện gọi là vụ kiện gọi là Texas v. White. Theo đó, các tiểu
bang không được phép ly khai khỏi liên bang.
Lằn
ranh bảo thủ và cấp tiến
Khác
với nhiều quốc gia trên thế giới, nước Mỹ không bị chia rẽ, đòi tách ra bởi
nguyên nhân do sắc tộc, văn hóa, hay tôn giáo. Sự chia rẽ bắt nguồn từ những
khác biệt về chính sách thuế, nhập cư, chăm sóc sức khỏe, môi trường và biến đổi
khí hậu, quyền sinh sản của người phụ nữ, thực thi pháp luật, cam kết quốc tế…
giữa bảo thủ và cấp tiến.
Cuộc
khảo sát do tờ Newsweek đặt hàng Redfield & Wilton Strategies hỏi 1.500 người
đủ điều kiện đi bầu trên khắp nước Mỹ công bố cuối tháng 2 năm nay cho thấy: Có
27% số người được hỏi ủng hộ Texas tách khỏi nước Mỹ; số người phản đối việc
chia tách là 36%.
Còn
tại tiểu bang California, cuộc khảo sát này cũng cho thấy, có 27% người Mỹ ủng
hộ tiểu bang giàu mạnh nhất nước Mỹ trở thành quốc gia độc lập, 37% phản đối.
Một
cuộc thăm dò khác của Bright Line Watch và YouGov, sau cuộc bạo loạn tấn công
vào Điện Capitol ngày 6/1/2021 và được công bố vào tháng 6/2021, cho thấy một
con số còn đáng lo lắng hơn, 66% người ủng hộ đảng Cộng hòa thuộc các tiểu bang
miền Nam ủng hộ việc rời khỏi Hoa Kỳ và trở thành một quốc gia mới. Ở phía bờ
Tây có đến 47% số người ủng hộ Đảng Dân chủ đồng ý chia tách.
Sự
chia rẽ này không chỉ có trong những người ủng hộ Đảng Cộng hòa hay Đảng Dân chủ
mà còn rất cao ở những người được xem là các cử tri độc lập.
Khi
một tổng thống Cộng hòa ngồi trong Nhà Trắng và lưỡng viện Quốc hội cũng do đảng
này kiểm soát, các tiểu bang Dân chủ sẽ cảm thấy mình bị trói buộc, các chính
sách do họ gầy dựng, chú trọng không được tôn trọng, đảm bảo. Và khi Đảng Dân
chủ nắm quyền thì người Cộng hòa cũng cảm thấy tương tự, dù luật lệ của các tiểu
bang có sự khác biệt và có tính độc lập cao với luật lệ liên bang.
VIDEO
: Tại sao nước Mỹ trao cho ông Trump cơ hội thứ hai?
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cjr40y3wexjo
Sự
chia rẽ trong lòng nước Mỹ dường như không được giảm nhẹ, mà còn tăng nhiệt
trong gần chục năm qua. Điều này đặc biệt thấy rõ qua ngôn ngữ các ứng viên tổng
thống của hai đảng và những người ủng hộ hai bên trong cuộc bầu cử vừa rồi. Đã
có quá nhiều thông tin không đúng sự thật, hoặc được đẩy lên một cách quá đà,
gây nên một nỗi sợ không đáng có.
Nếu
năm 2016, nước Mỹ chọn Trump có thể du di hiểu là chọn nhầm. Nhưng lần này thì
không thể; 8 năm sau, dân Mỹ không thể gọi chưa hiểu Donald Trump, khi quá nhiều
thông tin về ông đã được phơi bày trên các phương tiện truyền thông, qua cách
ông làm việc, nói năng và chính sách…
Kết
quả bầu cử vừa rồi thấy một nước Mỹ vẫn chưa đủ cởi mở để chấp nhận những điều
được xem cấp tiến hơn, biến đổi khí hậu còn bị xem nhẹ, lối suy nghĩ cũ chưa thể
chia tay. Một nước Mỹ đang muốn co cụm trong chính mình, thay vì mở ra như từng
thể hiện trong suốt gần 80 năm qua.
Nước
Mỹ trong bốn năm tới dưới quyền của Tổng thống Donald Trump sẽ được hàn gắn,
hay chia rẽ càng nới rộng thêm khoảng cách? Để trả lời câu hỏi này phụ thuộc rất
lớn vào các chính sách và hành động của chính quyền mới.
Nhưng
khi ông Donald Trump còn chưa ngồi vào Nhà Trắng, thống đốc các tiểu bang Dân
chủ đã công khai tìm cách chống lại những chính sách của chính quyền liên bang
của Donald Trump để bảo vệ tiểu bang của họ. Nổi bật nhất là quyền của người phụ
nữ, theo đuổi luật lệ bảo vệ môi trường để làm chậm lại quá trình biến đổi khí
hậu, bảo vệ các gia đình có yếu tố nhập cư… Thậm chí các tiểu bang còn chuẩn bị
nguồn lực để sẵn sàng kiện chính quyền liên bang trong tương lai.
-----------------------------
·
Tác giả Võ Ngọc Ánh đang sinh sống tại thành phố Tacoma,
tiểu bang Washington.
=================================
Donald Trump trở lại
Nhà Trắng: Công cuộc chống biến đổi khí hậu của thế giới sẽ ra sao?
Jeremy Howell
BBC
World Service
9
tháng 11 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c0lp6lxpll9o
Tại
Thượng đỉnh COP29 (11-22/11) ở Azerbaijan, các chuyên gia về khí hậu từ hàng chục
quốc gia sẽ thảo luận về các biện pháp mới nhằm nỗ lực cắt giảm lượng khí thải
carbon trên toàn cầu.
Ông
Donald Trump với dòng thông điệp "Trump đào than đá" trong cuộc vận động
tranh cử tổng thống vào năm 2017
Những
biện pháp này được kỳ vọng sẽ ngăn chặn nhiệt độ tăng trong những năm tới, giúp
thế giới có thể tránh được những tác động tồi tệ nhất của vấn đề biến đổi khí hậu.
Tuy
nhiên, Tổng thống đắc cử Donald Trump được cho là sẽ rút Mỹ ra khỏi các hiệp định
quốc tế về chống biến đổi khí hậu, giống như đã thực hiện trong nhiệm kỳ lần thứ
nhất - và chuyện này có thể đồng nghĩa - lượng phát thải từ Mỹ sẽ gia tăng đáng
kể.
Các
mục tiêu chống biến đổi khí hậu của thế giới
Tại
Thượng đỉnh COP21 ở thủ đô Paris của Pháp vào năm 2015, gần 200 quốc gia đã cam
kết sẽ nỗ lực ngăn chặn nhiệt độ trên toàn cầu tăng hơn 1,5 độ C so với mức thời
kỳ tiền công nghiệp.
Cam
kết này nhằm mục đích tránh những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu
như mùa màng thất bát và lũ lụt do băng tan ở hai cực.
Liên
Hiệp Quốc cho biết để giữ mức nhiệt độ tăng trên toàn cầu trong giới hạn dưới
1,5 độ C, các quốc gia cần chấm dứt thải khí carbon dioxide (CO2) và methane
vào môi trường, vì đây là "khí thải nhà kính" tích tụ nhiệt trong bầu
khí quyển.
Thế
giới tiến gần đến mục tiêu tăng nhiệt đồ dưới 1,5 độ C
Mục
tiêu là cắt giảm một nửa lượng khí thải vào năm 2030 và đạt mức phát thải
"bằng không" vào năm 2050, trong đó không có thêm lượng khí nhà kính
nào được thải vào bầu khí quyển.
Hầu
hết các quốc gia đều có hoặc đang cân nhắc mục tiêu phát thải "bằng
không" này.
Các
biện pháp để đạt được mục tiêu này bao gồm việc chuyển đổi từ sử dụng nhiên liệu
hóa thạch như dầu, khí đốt và than đá sang năng lượng tái tạo như năng lượng mặt
trời và gió. Các biện pháp này còn bao gồm chuyển đổi xe chạy bằng xăng sang xe
điện.
Tuy
nhiên, mức thải khí nhà kính vẫn đang gia tăng nhanh chóng, đồng nghĩa là nhiệt
độ toàn cầu có khả năng tăng vượt hơn 1,5 độ C, theo các nhà khoa học thuộc Ủy
ban liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu, một cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc.
Tại
Thượng đỉnh COP29 ở thủ đô Baku của Azerbaijan, các quốc gia sẽ cùng thảo luận
về các hành động chung tiếp theo cần phải được thực hiện để đạt được mục tiêu
mà họ đã ký kết tại Paris hồi năm 2015.
·
Donald Trump hứa làm
7 điều này trên cương vị tổng thống
·
8
tháng 11 năm 2024
·
Công ty pin năng lượng
mặt trời Trung Quốc rời Việt Nam để né thuế từ Mỹ
·
7
tháng 11 năm 2024
·
Tại sao nước Mỹ trao
cho ông Trump cơ hội thứ hai
·
7
tháng 11 năm 2024
Mỹ
đã thực thi các biện pháp nào?
Mỹ
đã đầu tư với quy mô lớn vào lĩnh vực năng lượng xanh trong các năm gần đây
Chống
biến đổi khí hậu là mục tiêu trọng tâm của Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Joe
Biden.
Năm
2022, ông đã ký phê chuẩn thành luật Đạo luật Giảm lạm phát (IRA).
Đạo
luật này cung cấp hàng trăm tỷ đô la Mỹ dưới dạng ưu đãi thuế, tín dụng và cho
vay để kích thích sản xuất năng lượng sạch của Mỹ và đã tạo ra 300.000 việc làm
trong lĩnh vực này.
Chính
quyền Tổng thống Biden cũng yêu cầu các nhà máy điện phải loại bỏ phát thải khí
nhà kính vào năm 2040 và tuyên bố tất cả các xe vận tải hành khách được bán sau
năm 2035 phải có mức phát thải bằng không.
Ông
Biden cũng đặt mục tiêu 55% nguồn điện năng sẽ đến từ năng lượng tái tạo trước
thời điểm năm 2025, 75% trước năm 2030 và 100% trước năm 2035.
VIDEO
: "Chân dung ông Trump: Hai lần đắc cử tổng thống Mỹ"
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c0lp6lxpll9o
Nhiệm
kỳ tổng thống của Trump có thể tác động thế nào đến chính sách chống biến đổi
khí hậu?
Tổng thống đắc cử Donald Trump là người công khai
phủ nhận biến đổi khí hậu và gọi vấn đề này là "chuyện tưởng tượng",
"không tồn tại" hoặc "một thông tin giả mạo tốn kém" (nhưng
cũng từng gọi vấn đề này là một "chủ đề nghiêm túc").
Năm
2017, trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của mình, ông Trump đã rút Mỹ khỏi Hiệp
định Paris về khí hậu, một thỏa thuận có nội dung đặt ra giới hạn về mức khí thải
nhà kính của Mỹ.
Tuy
nhiên, Mỹ chỉ có thể chính thức rời khỏi hiệp định này vào năm 2020 - vài tháng
trước khi ông Trump rời Nhà Trắng và Tổng thống Biden đã khởi động lại tiến
trình Mỹ tái gia nhập thỏa thuận Paris sau khi ông nhậm chức.
Có
nhiều nhận định cho rằng ông Trump sẽ rút khỏi Thỏa thuận Paris một lần nữa khi
ông bước chân vào Nhà Trắng cho nhiệm kỳ thứ hai vào tháng 1/2025. Lần này, Mỹ
có thể rời khỏi thỏa thuận chỉ trong vòng một năm.
Điều
này sẽ tạo ra các vấn đề cho Mỹ tại Thượng đỉnh COP29 ở Baku. Tổng thống Joe
Biden cử các nhà đàm phán tham dự thượng đỉnh nhưng không có điều gì họ đồng
thuận sẽ mang tính ràng buộc đối với chính quyền Trump.
Theo
Giáo sư Richard Klein, một chuyên gia về chính sách biến đổi khí hậu từ Viện
Môi trường Stockholm, chuyện này làm giảm áp lực đối với các quốc gia công nghiệp
lớn khác, chẳng hạn như Trung Quốc, trong việc cắt giảm khí thải carbon.
"Họ
không thể cam kết bất cứ điều gì và điều đó đồng nghĩa là các quốc gia như
Trung Quốc sẽ không muốn cam kết bất cứ điều gì," ông nói.
Và
với chuyện Mỹ không tham dự các thượng đỉnh COP, Trung Quốc sẽ có ít áp lực hơn
trong việc đóng góp tiền cho các nước đang phát triển để họ tự thực thi các biện
pháp chống biến đổi khí hậu, Giáo sư Klein đưa ra cảnh báo.
Donald
Trump đã nói với các công ty năng lượng là "Hãy khoan, khoan, khoan đi
nào"
Trong
khi đó, dường như ông Trump sẽ khuyến khích khai thác thêm nhiều dầu, khí đốt
và than đá hơn ở Mỹ, theo khẩu hiệu "Hãy khoan, khoan, khoan đi nào".
Dan
Eberhart, Giám đốc điều hành của công ty dịch vụ mỏ dầu Canary LLC, nói với Bloomberg
News rằng: "Bạn sẽ thấy doanh số cho thuê mỏ dầu ngoài khơi, đường
ống dẫn dầu tăng nhanh hơn nhiều, bạn sẽ thấy việc khai thác khí đá phiến bằng
phương pháp thủy lực phân rã trên các mảnh đất liên bang và tư duy có trọng tâm
là giảm chi phí năng lượng cho người tiêu dùng".
Chính
quyền Trump cũng có thể chặn việc xây dựng các trang trại điện gió ngoài khơi.
Giá cổ phiếu của các công ty sản xuất turbin gió đã sụt giảm với ngại rằng nhiều
dự án có thể bị hủy bỏ.
Theo
báo cáo của tổ chức tư vấn Carbon Brief có trụ sở tại Anh, 4 tỷ tấn CO2 và các
khí nhà kính khác có thể bị thải vào bầu khí quyển trong bốn năm của chính quyền
Trump hơn là thời của ông Biden.
"Nhiệm
kỳ lần thứ hai của ông Trump - phá bỏ thành công di sản khí hậu của Biden - có
thể sẽ chấm dứt mọi hy vọng trên toàn cầu về việc giữ mức tăng nhiệt độ trên
toàn cầu dưới ngưỡng 1,5 độ C", Tiến sĩ Simon Evans, tác giả của báo cáo,
cho biết.
·
Donald Trump hứa làm
7 điều này trên cương vị tổng thống
8 tháng 11 năm 2024
·
Nhiệm kỳ tổng thống lần
hai của Trump sẽ như thế nào?
6 tháng 11 năm 2024
·
Gia đình Trump: một đế
chế gia đình Mỹ
·
6
tháng 11 năm 2024
Phong
trào Năng lượng xanh tại Mỹ sẽ chết?
Hơn
50% nguồn năng lượng của bang California đến từ nguồn năng lượng tái tạo, như
gió
Nhiều
nhà phân tích cho rằng, bất chấp thái độ của Donald Trump đối với vấn đề biến đổi
khí hậu, sự chuyển dịch sang năng lượng xanh ở nước Mỹ vẫn sẽ diễn ra.
Trước
tiên, lý do xuất phát từ rất nhiều chính trị gia cùng trong Đảng Cộng hòa của
ông Trump thích Đạo luật Giảm lạm phát.
Dự
kiến đạo
luật này sẽ tạo ra tới 3 ngàn tỷ đô la đầu tư cho năng lượng xanh như năng lượng
mặt trời và gió và 85% trong số tiền này cho đến nay đã được dành cho các khu vực
bỏ phiếu cho Đảng Cộng hòa.
Trong
khi đó, năng lượng tái tạo trên thế giới đã trở thành một lĩnh vực kinh doanh lớn.
Cơ
quan Năng lượng Quốc tế (IEA), một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Paris, ước
tính rằng, chỉ tính riêng trong năm 2024, nguồn đầu tư trên toàn cầu trong các
lĩnh vực như năng lượng gió, năng lượng mặt trời và pin có thể lên tới khoảng 2
ngàn tỷ đô la Mỹ.
Con
số này gấp đôi số tiền dự kiến sẽ
đầu tư vào dầu mỏ, khí đốt hoặc than đá trong cả năm 2024.
Nhà
Trắng có thể muốn nguồn tiền đầu tư phải chảy nhiều nhất vào Mỹ, thay vì các đối
thủ như Trung Quốc.
Và
rất nhiều nguồn năng lượng tái tạo cũng đã được nối vào lưới điện ở Mỹ.
54%
nguồn điện năng của bang California, theo các tài liệu được công bố, đến từ
năng lượng tái tạo như từ mặt trời và gió.
Nhìn
chung, Mỹ nhận được 40% từ nguồn năng lượng tái tạo - đây là điều mà ông Trump
khó có thể bỏ qua nếu ông muốn các doanh nghiệp vẫn ăn nên làm ra.
----------------------------
TIN
LIÊN QUAN
29
tháng 7 năm 2024
.
Tuvalu: viễn cảnh một
quốc gia chìm hoàn toàn dưới biển
26
tháng 9 năm 2024
.
Thỏa thuận thay đổi
khí hậu Paris có hiệu lực
4
tháng 11 năm 2016
.
Quốc gia nào nên chi
trả cho cuộc khủng hoảng khí hậu?
14
tháng 11 năm 2023
.
Donald Trump hứa làm
7 điều này trên cương vị tổng thống
8
tháng 11 năm 2024
=======================================
Tin thời sự đầu tuần với Ngô Phong -
Mon,Nov, 11
Nov
11, 2024
https://www.youtube.com/watch?v=NW3Y20RayxI
8,681views Nov 11, 2024
Bao
gồm các nội dung sau đây:
·
Tầm
nhìn Hòa Bình ở Ukraine: Tiết lộ công khai từ cố vấn Trump
·
Khi
gieo Gió, đừng ngạc nhiên khi gặt Bão: điều dành cho Elon Musk
·
Cháy
rừng nghiêm trọng đang diễn ra tại khu vực Đông Bắc Hoa Kỳ
·
Sự
thật về Tổng thống Biden và kinh tế: Liệu Ông có đáng bị chỉ trích?
·
Liệu
rằng thẩm phán Tối Cao Pháp Viện Sonia Sotomayor có nhượng bộ trước lời kêu gọi
nghỉ hưu của phe Dân Chủ ?
·
Trump
đòi quyền bổ nhiệm không cần phê chuẩn, cuộc chiến quyền lực ở Thượng viện nóng
lên
Channel
Ngo Phong Today, một kênh YouTube hoạt động đầy sức sống với nhiều nội dung hấp
dẫn về tin thời sự, được phát thanh, phát hình và phát hành mỗi ngày, mang cả
Thế Giới đến cho mỗi người ! Trong một Thế Giới đầy rẫy thông tin, chúng ta cần
một nguồn tin đáng tin cậy để cập nhật về những sự kiện quan trọng ở Hoa Kỳ và
Thế Giới. Đó chính là Ngo Phong Today.
===================================
11/11/2024
Các
nhà lập pháp Nhật Bản hôm 11/11 bỏ phiếu bầu Thủ tướng Shigeru Ishiba tiếp tục
làm lãnh đạo, sau khi liên minh bị hoen ố vì bê bối của ông mất đa số ghế trong
quốc hội trong cuộc bầu cử hạ viện vào tháng trước.
https://gdb.voanews.com/8f7b870e-3ce2-4560-992a-3691e488ab67_cx5_cy0_cw94_w1023_r1_s.jpg
Thủ
tướng Nhật Bản và lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền Shigeru Ishiba
phát biểu trong cuộc họp báo một ngày sau cuộc bầu cử Hạ viện Nhật Bản, tại trụ
sở đảng ở Tokyo hôm 28/10/2024.
Ông
Ishiba, người đã kêu gọi bỏ phiếu bất ngờ sau khi nhậm chức vào ngày 1/10, hiện
phải điều hành một chính phủ thiểu số mong manh khi Donald Trump theo chủ nghĩa
bảo hộ trở lại nắm quyền tại Mỹ, vốn là đồng minh chính của Nhật Bản, căng thẳng
tăng cao với các đối thủ Trung Quốc và Triều Tiên, và áp lực gia tăng trong nước
về kiểm soát chi phí sinh hoạt.
Đảng
Dân chủ Tự do và đối tác liên minh Komeito của ông đã giành được khối lượng ghế
lớn nhất trong cuộc bầu cử nhưng đã mất đa số ghế nắm giữ kể từ năm 2012, khiến
ông phải phụ thuộc vào các đảng đối lập nhỏ để thông qua chương trình nghị sự
cho chính sách của mình.
"Trước
cuộc bầu cử đầy thách thức này, chúng ta phải chuyển đổi thành một đảng quốc
gia phục vụ nhân dân, đồng cảm với những cuộc đấu tranh, nỗi thống khổ và niềm
vui của nhân dân", ông Ishiba phát biểu tại một cuộc họp báo sau khi quốc
hội bỏ phiếu giữ ông lại vị trí thủ tướng.
Tuy
nhiên, cuộc bỏ phiếu hôm 11/11, được phát sóng trên truyền hình, đã phải bước
vào vòng bỏ phiếu thứ hai lần đầu tiên sau 30 năm, sau khi không có ứng cử viên
nào có thể tập hợp được sự ủng hộ của đa số trong vòng đầu tiên. Việc này cho
thấy thêm sự mong manh của đảng của ông Ishiba.
Ông
Ishiba đã giành chiến thắng trong vòng bỏ phiếu lần 2 đó, giành được 221 phiếu
bầu, bỏ xa người đứng đầu Đảng Dân chủ Lập hiến đối lập chính, cựu Thủ tướng
Yoshihiko Noda, nhưng vẫn chưa đạt được đa số trong 465 ghế tại hạ viện.
Vào
năm tới, Nhật Bản sẽ tổ chức bầu cho các ghế tại thượng viện vốn ít quyền lực
hơn, nơi mà đa số mong manh của liên minh cầm quyền cũng có thể gặp rủi ro nếu
ông Ishiba không thể khôi phục lại niềm tin của công chúng đang bị xáo trộn bởi
vụ bê bối về các khoản đóng góp cho các nhà lập pháp không được ghi chép.
Thách
thức về ngân sách
Thách
thức trước mắt của ông Ishiba là lập ra một ngân sách bổ sung cho năm tài chính
đến tháng 3, dưới áp lực từ cử tri và các đảng đối lập nhằm tăng chi tiêu cho
phúc lợi và thực hiện các bước để bù đắp giá cả tăng cao.
Để
được chấp thuận, ông cần sự ủng hộ của ít nhất một đảng đối lập, rất có thể là
Đảng Dân chủ vì Nhân dân (DPP) do Yuichiro Tamaki đứng đầu. Ông Tamaki đã có
các cuộc đàm phán hợp tác với ông Ishiba, nhưng các nhà lập pháp DPP đã không bỏ
phiếu để ông Ishiba tiếp tục làm thủ tướng.
Ông
Tamaki cũng đang ở trong tình thế bấp bênh sau khi thừa nhận hôm 11/11 rằng ông
có quan hệ ngoài luồng, vốn được tiết lộ trên một tạp chí lá cải.
Với
chức thủ tướng được xác nhận, ông Ishiba đã bổ nhiệm ba bộ trưởng nội các mới –
gồm bộ trưởng phụ trách giao thông, tư pháp và nông nghiệp – trong đó có hai
người thay thế các nhà lập pháp LDP đã mất ghế trong cuộc bầu cử hạ viện.
Ông
Ishiba hiện phải chuẩn bị cho một loạt các hoạt động quốc tế, bao gồm hội nghị
thượng đỉnh của Nhóm 20 nền kinh tế lớn tại Brazil vào ngày 18 và 19 tháng này.
Ông
cũng đang tìm cách sắp xếp một điểm dừng chân tại Hoa Kỳ trên đường đến hoặc từ
cuộc họp đó để gặp ông Trump. Nhà lãnh đạo Nhật Bản đã nói chuyện với tổng thống
đắc cử của Mỹ lần đầu tiên vào ngày 7/11 trong một cuộc trò chuyện "thân
thiện" kéo dài năm phút, trong đó ông đã chúc mừng ông Trump về chiến thắng
trong cuộc bầu cử.
Tuy
nhiên, một số quan chức Nhật Bản lo ngại ông Trump có thể lại tấn công Tokyo bằng
các biện pháp thương mại bảo hộ và khơi lại yêu cầu rằng nước này phải trả nhiều
hơn cho chi phí đồn trú quân đội Hoa Kỳ tại đó.
Những
vấn đề này phần lớn đã được giải quyết êm đẹp trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông
Trump, từ năm 2017 đến năm 2021, nhờ mối quan hệ chặt chẽ giữa Tổng thống Trump
và thủ tướng Nhật Bản khi đó Shinzo Abe – một mối quan hệ mà ông Ishiba dường
như muốn tái lập.
Ông
Trump "đã nói nhiều điều về Ukraine, Gaza và các liên minh trong cuộc bầu
cử, nhưng thật khó để dự đoán chính sách của ông ấy sẽ như thế nào cho đến khi
ông ấy nhậm chức", ông Ishiba cho biết. "Chúng tôi sẽ tập trung vào
việc đề xuất các giải pháp có lợi cho cả hai quốc gia."
===========================================
Trump
chọn Dân biểu Elise Stefanik làm đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc
12/11/2024
https://www.voatiengviet.com/a/trump-chon-elise-stfanik-lam-dai-su-my-tai-lien-hop-quoc/7860011.html
Tổng
thống đắc cử Donald Trump đã chọn Dân biểu Elise Stefanik, đại diện tiểu bang New York và được xem
là một đồng minh trung thành với ông Trump nhưng có ít kinh nghiệm về chính
sách đối ngoại, làm đại diện của Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc.
https://gdb.voanews.com/983b1d5e-8dcf-4048-a983-d9f6747d002b_w1023_r1_s.jpg
Dân
biểu Mỹ Elise Stefanik phát biểu tại một buổi tập hợp tranh cử của ứng viên tổng
thống đảng Cộng hòa và cựu tổng thống Donald Trump lúc đó tại New York ngày
27/10/2024.
“Elise
là một chiến binh vô cùng mạnh mẽ, cứng rắn và thông minh cho Nước Mỹ Trên Hết,”
ông Trump nói trong một tuyên bố đưa ra hôm 11/11 khi công bố lựa chọn của mình
cho vai trò này. Đây là lựa chọn đầu tiên của ông Trump mà sẽ cần được Thượng
viện Mỹ phê chuẩn.
Bà
Stefanik, 40 tuổi, hiện là Chủ tịch Hội nghị Cộng hòa tại Hạ viện, từ lâu đã là
một trong những đồng minh trung thành nhất của ông Trump tại Hạ viện và là một
trong những người từng được xem là ứng cử viên tiềm năng cho chức phó tổng thống.
Sinh
ra và lớn lên ở miền bắc tiểu bang New York, bà Stefanik tốt nghiệp Đại học
Harvard và làm việc tại Nhà Trắng dưới thời cựu Tổng thống George W. Bush trong
hội đồng chính sách đối nội và văn phòng của chánh văn phòng.
Năm
2014, ở tuổi 30, bà trở thành người phụ nữ trẻ nhất từng được bầu vào Quốc hội
Mỹ, đại diện cho miền bắc New York. Sau đó, bà trở thành người phụ nữ trẻ nhất
phục vụ trong ban lãnh đạo Hạ viện Mỹ.
Bà
Stefanik được biết đến vào đầu nhiệm kỳ của mình là một tiếng nói bảo thủ ôn
hòa hơn. Nhưng không lâu sau đó bà đã gắn mình với cựu tổng thống Trump, âm thầm
xây dựng lại hình ảnh của mình thành một đồng minh trung thành của MAGA – và chứng
kiến quyền lực của mình tăng lên.
Bà
Stefanik đã dành nhiều năm để định vị mình là một trong những đồng minh và người
bạn tâm giao đáng tin cậy nhất của ông Trump tại Đồi Capitol. Bà đã ủng hộ ông
trong cuộc đua năm 2024 thậm chí trước khi ông khởi xướng chiến dịch của mình
và tích cực vận động thay mặt ông trong cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Cộng hòa.
Tiếng
tăm của bà Stefnik tăng cao hơn sau khi bà mạnh mẽ chất vấn 3 hiệu trưởng trường
đại học về chủ nghĩa bài Do Thái trong khuôn viên trường của họ dẫn đến hai đơn
từ chức trong số họ – một thành tích mà ông Trump liên tục khen ngợi.
Bà
cũng đã bảo vệ ông một cách mạnh mẽ trong cả hai phiên tòa luận tội và chỉ
trích bốn bản cáo trạng hình sự chống lại ông Trump, bao gồm cả việc đệ đơn khiếu
nại về đạo đức tại New York chống lại thẩm phán đã thụ lý vụ án gian lận dân sự
của ông.
Nikki
Haley, người đã thách thức ông Trump để giành đề cử của Đảng Cộng hòa, là một
trong những người trước đây đã giữ vai trò đại sứ Liên Hợp Quốc trong nhiệm kỳ
đầu tiên của ông Trump.
Bà
Stefanik được bổ nhiệm vào vị trí này mặc dù có ít kinh nghiệm về chính sách đối
ngoại và an ninh quốc gia.
Dù
bà là thành viên của Ủy ban Quân vụ Hạ viện và phục vụ trong ủy ban Hạ viện vốn
giám sát tình báo quốc gia Mỹ, nhưng việc chọn bà Stefanik càng củng cố thêm về
sở thích của Trump đối với lòng trung thành vô điều kiện trong chính quyền thứ
hai của ông hơn là kinh nghiệm nghề nghiệp.
Một
lĩnh vực chính sách đối ngoại mà bà Stefanik đã lên tiếng là Israel.
Kể
từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh Israel-Hamas, bà Stefanik đã tập trung phần lớn
sự chú ý của mình vào Liên Hợp Quốc, cáo buộc cơ quan thế giới và các tổ chức
quốc tế có thái độ bài Do Thái vì chỉ trích cuộc ném bom của Israel vào Gaza,
mà theo theo Bộ Y tế ở Gaza cho biết đã khiến hơn 43.000 người Palestine thiệt
mạng.
Tháng
trước, bà Stefanik còn đi xa hơn khi kêu gọi "đánh giá lại toàn bộ"
nguồn tài trợ của Hoa Kỳ cho LHQ, đồng thời thúc đẩy việc chặn hỗ trợ của Hoa Kỳ
cho cơ quan LHQ cung cấp viện trợ nhân đạo cho người Palestine trong khu vực.
Việc
bà Stefanik đến làm tại LHQ nghĩa là đảng Cộng hòa, vốn đang trên đường giành
được đa số mong manh tại Hạ viện Mỹ, sẽ mất một phiếu bầu quan trọng. Nhưng khu
vực của bà Stefanik nằm ở một vùng ‘cực kỳ đỏ’ (đa số người theo đảng Cộng hòa)
của phía bắc New York, nơi đảng này chắc chắn có khả năng sẽ giành chiến thắng
trong cuộc bầu cử đặc biệt sẽ diễn ra sau khi bà rời nhiệm sở.
"Đảng
Cộng hòa sẽ nắm giữ ghế Cộng hòa an toàn này như một phần của thế đa số thuộc về
đảng Cộng hòa tại Hạ viện, giúp thực hiện nhiệm vụ lịch sử của Tổng thống
Trump", Ed Cox, chủ tịch đảng Cộng hòa New York, cho biết trong một tuyên
bố hôm 11/11.
Ông
Trump không nói nhiều về LHQ trong chiến dịch tranh cử của mình, nhưng nhìn
chung đã ủng hộ một chính sách đối ngoại ít can thiệp hơn. Ông cũng đã nhiều lần
đặt câu hỏi về tính hữu ích của các liên minh quốc tế, bao gồm cả NATO, và ông
đã đe dọa các đồng minh bằng mức thuế quan cao hơn và nói rằng ông sẽ không bảo
vệ họ trừ khi họ đóng góp nhiều hơn cho quốc phòng của chính họ.
Trump
cũng đã nói về việc ban đầu ông muốn chọn con gái lớn của mình, Ivanka Trump,
cho vai trò này sau khi ông đắc cử tổng thống lần đầu tiên.
“‘Con
sẽ là một đại sứ tuyệt vời tại Liên Hợp Quốc, thư ký tại Liên Hợp Quốc.’ Để tôi
nói cho bạn biết, sẽ không có ai có thể cạnh tranh được với cô ấy,” ông nói tại
Hội nghị thượng đỉnh của các bà mẹ vì Tự do vào tháng 8. “Cô ấy có thể là con
gái tôi, nhưng không ai có thể cạnh tranh được với cô ấy.”
========================================
COP29: Đặc phái viên
về khí hậu của Mỹ nói công việc sẽ tiếp tục bất chấp sự trở lại của Trump
12/11/2024
Đặc
phái viên về khí hậu của Hoa Kỳ John Podesta hôm 11/11 kêu gọi các chính phủ giữ vững niềm tin
vào lời hứa của Mỹ trong việc chống lại sự nóng lên toàn cầu, nói rằng Donald
Trump có thể làm chậm chứ không thể dừng lại quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu
hóa thạch khi trở lại Nhà Trắng vào tháng 1.
https://gdb.voanews.com/1c7d34b8-ee41-4e66-aa00-9d9c82925252_w1023_r1_s.jpg
Hội
nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc COP29 khai mạc tại tại
Baku, Azerbaijan, hôm 11/11/2024. Ông Trump nói sẽ rút Mỹ ra khỏi hiệp định khí
hậu thế giới này khi lên nắm quyền trở lại.
Hội nghị
thượng đỉnh về khí hậu thường niên của Liên hợp quốc khai mạc hôm 11/11 tại
Baku, Azerbaijan, với nhiều phái đoàn các nước lo ngại rằng chiến thắng của ông
Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ hôm 5/11 sẽ cản trở tiến trình hạn chế
sự nóng lên của hành tinh.
Ông
Trump đã tuyên bố sẽ một lần nữa rút Hoa Kỳ, quốc gia từng phát thải khí nhà
kính lớn nhất thế giới, ra khỏi hợp tác khí hậu quốc tế và tối đa hóa sản lượng
nhiên liệu hóa thạch vốn đã cao kỷ lục của Mỹ.
"Đối
với những người trong chúng ta cống hiến cho hành động vì khí hậu, kết quả tuần
trước tại Hoa Kỳ rõ ràng là vô cùng đáng thất vọng", ông Podesta phát biểu
tại hội nghị thượng đỉnh.
"Nhưng
điều tôi muốn nói với các bạn hôm nay là trong khi chính phủ liên bang Mỹ, dưới
thời Donald Trump, có thể tạm gác hành động ứng phó với biến đổi khí hậu lại,
thì công tác kiềm chế biến đổi khí hậu vẫn sẽ tiếp tục tại Hoa Kỳ".
Ông
Podesta cho biết Đạo luật Giảm lạm phát (IRA), một đạo luật khí hậu mang tính
bước ngoặt của Tổng thống Joe Biden cung cấp hàng tỷ đô la trợ cấp cho năng lượng
sạch, sẽ tiếp tục thúc đẩy đầu tư vào năng lượng mặt trời, gió và các công nghệ
khác, và rằng các chính quyền tiểu bang Hoa Kỳ cũng sẽ thúc đẩy cắt giảm khí thải
thông qua quy định.
"Tôi
không nghĩ rằng bất kỳ điều nào trong số đó có thể bị đảo ngược. Liệu có thể
làm chậm lại được không? Có thể. Nhưng hướng đi thì rõ ràng", ông Podesta
nói.
Mặc
dù ông Trump đã hứa sẽ hủy bỏ IRA, nhưng để làm như vậy sẽ cần một đạo luật của
Quốc hội – và điều đó có thể khó thực hiện được do sự ủng hộ của một số nhà lập
pháp Đảng Cộng hòa có các khu vực được hưởng lợi từ các khoản đầu tư liên quan
đến IRA.
Tranh
cãi về chương trình nghị sự
Ngoài
việc ông Trump được bầu làm tổng thống của nền kinh tế lớn nhất thế giới, các
cuộc đàm phán ở Baku còn giành sự chú ý tới các mối quan ngại về kinh tế và chiến
tranh ở Ukraine và Gaza.
Điều
đó làm phức tạp thêm tham vọng của hội nghị thượng đỉnh nhằm giải quyết mục
tiêu ưu tiên trong chương trình nghị sự – một thỏa thuận tài trợ khí hậu lên tới
1.000 tỷ đô la hàng năm cho các nước đang phát triển, thay thế mục tiêu 100 tỷ
đô la.
Trưởng
ban khí hậu của Liên hợp quốc Simon Stiell đã tìm cách thúc đẩy động lực.
"Chúng
ta hãy loại bỏ ý tưởng rằng tài trợ khí hậu là từ thiện", ông phát biểu tại
sân vận động Baku. "Một mục tiêu tài trợ khí hậu mới đầy tham vọng hoàn
toàn vì lợi ích của mọi quốc gia, kể cả quốc gia lớn nhất và giàu có nhất".
Năm
nay đang trên đà trở thành năm nóng nhất được nghị nhận trong lịch sử. Cả các
quốc gia giàu và nghèo đều phải đối mặt với những thách thức từ các sự kiện thời
tiết khắc nghiệt, bao gồm thảm họa lũ lụt ở Châu Phi, vùng ven biển Tây Ban Nha
và tiểu bang North Carolina của Hoa Kỳ, cũng như hạn hán đang hoành hành ở Nam
Mỹ, Mexico và miền Tây Hoa Kỳ.
Nhưng
ngay cả việc nhất trí về một trong những nhiệm vụ đầu tiên của COP29 cũng tỏ ra
là một thách thức: chương trình nghị sự cho các cuộc đàm phán đã bị trì hoãn
hơn 5 giờ trước khi được phê duyệt.
Bốn
nguồn tin biết về các cuộc thảo luận kín, yêu cầu được giấu tên, cho biết Liên
minh châu Âu và các quốc đảo nhỏ đã yêu cầu các nước thảo luận về cách xây dựng
dựa trên thỏa thuận năm ngoái để chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch.
Các
nguồn tin nói rằng các quốc gia vùng Vịnh sản xuất nhiên liệu hóa thạch muốn giới
hạn các cuộc thảo luận trong các yếu tố của thỏa thuận COP28 năm ngoái liên
quan đến tài chính.
Cuối
cùng, các quốc gia đã đồng ý rằng họ sẽ thảo luận về thỏa thuận COP28, nhưng vẫn
để ngỏ về nội dung chính xác mà các cuộc đàm phán này sẽ tập trung vào.
Các
quốc gia cũng tránh được tranh cãi về căng thẳng thương mại, sau khi Trung Quốc
yêu cầu đưa mối quan ngại về chính sách thương mại của một số quốc gia vào
chương trình nghị sự COP29. Bắc Kinh đã rút lại đề xuất của mình, thay vào đó
là các cuộc đàm phán không chính thức về vấn đề này với chủ tịch COP29 của
Azerbaijan.
Thương
mại đã trở thành vấn đề quan trọng đối với Trung Quốc, vốn đã phải đối mặt với
thuế quan của EU, vì lời hứa trong chiến dịch tranh cử của ông Trump là áp thuế
20% đối với tất cả hàng hóa nước ngoài và 60% đối với hàng hóa Trung Quốc.
Nhiều
người cũng lo ngại rằng việc Hoa Kỳ rút lui có thể khiến các quốc gia khác phải
lùi bước trước các cam kết hiện có về khí hậu hoặc thu hẹp tham vọng trong
tương lai.
"Mọi
người sẽ nói rằng, ừ thì, Hoa Kỳ là nước phát thải lớn thứ hai. (Nhưng) đây là
nền kinh tế lớn nhất thế giới... Nếu họ không đặt ra cho mình một mục tiêu đầy
tham vọng, tại sao chúng ta phải làm thế?" Marc Vanheukelen, đại sứ khí hậu
của EU từ năm 2019 đến năm 2023, nói với Reuters.
Ông
Podesta cho biết Trung Quốc, hiện là nước phát thải khí nhà kính lớn nhất thế
giới, có nghĩa vụ phải hành động, một phần bằng cách xây dựng kế hoạch cắt giảm
khí thải phù hợp với mục tiêu của Thỏa thuận chung Paris năm 2015 là hạn chế sự
nóng lên của hành tinh ở mức 1,5 độ C so với mức trước thời kỳ công nghiệp.
"Họ
có vai trò quan trọng và tôi hy vọng họ sẽ thực hiện vai trò này", ông
Podesta nói.
Nước
chủ nhà Azerbaijan đã vận động các chính phủ đẩy nhanh quá trình chuyển sang
năng lượng sạch trong khi chào hàng khí đốt như một nhiên liệu chuyển tiếp.
Doanh thu từ dầu khí chiếm 35% doanh thu nền kinh tế của nước này trong năm
2023, giảm so với mức 50% của 2 năm trước đó. Chính phủ Azerbaijan cho biết
doanh thu này sẽ giảm xuống còn 22% vào năm 2028.
Tổng
thống Ilham Aliyev đã gọi nguồn nhiên liệu hóa thạch dồi dào của Azerbaijan là
"món quà của Chúa" và Baku đã đề xuất thành lập Quỹ Hành động Tài
chính Khí hậu để tự nguyện thu thập tới 1 tỷ đô la từ các công ty khai thác
trên 10 quốc gia bao gồm cả Azerbaijan.
=========================================
Điện Kremlin: Thông
tin Trump và Putin nói chuyện trong những ngày gần đây là ‘hoàn toàn hư cấu’
11/11/2024
Điện
Kremlin hôm 11/11 bác bỏ thông tin về việc Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald
Trump đã nói chuyện với Tổng thống Nga Vladimir Putin trong những ngày gần đây,
nói rằng nó "hoàn toàn hư cấu".
https://gdb.voanews.com/b1318bef-e35b-42ed-9c40-787777198e62_cx18_cy15_cw64_w1023_r1_s.jpg
Tổng
thống Mỹ Donald Trump (trái) bắt tay Tổng thống Nga Vladimir Putin trước khi
tham dự cuộc họp báo chung sau cuộc gặp tại Dinh Tổng thống ở Helsinki, Phần
Lan, ngày 16/7/2018.
Một
nguồn tin nói với Reuters hôm 10/11 rằng ông Trump, người đã chỉ trích quy mô hỗ
trợ tài chính và quân sự của Hoa Kỳ cho Kyiv cũng như tuyên bố sẽ nhanh chóng kết
thúc chiến tranh, đã nói chuyện với ông Putin trong những ngày gần đây.
Nguồn
tin này cho Reuters biết rằng họ đã biết về cuộc trò chuyện, vốn được The
Washington Post đưa tin đầu tiên, trong đó trích dẫn các nguồn tin giấu tên nói
rằng ông Trump đã nói với tổng thống Nga rằng ông không nên leo thang chiến
tranh Ukraine.
Trong
một động thái bất thường, người phát ngôn của Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm
11/11 cho biết rằng không có cuộc gọi nào như vậy diễn ra giữa ông Putin và ông
Trump.
"Điều
này hoàn toàn không đúng sự thật. Đây hoàn toàn là hư cấu, đó là thông tin sai
lệch", ông nói với các phóng viên. "Không có cuộc trò chuyện nào cả".
"Đây
là ví dụ rõ ràng nhất về chất lượng thông tin đang được công bố hiện nay, đôi
khi thậm chí trên các ấn phẩm khá uy tín", ông Peskov nói.
Khi
được hỏi liệu ông Putin có kế hoạch liên lạc với ông Trump hay không, ông
Peskov trả lời: "Vẫn chưa có kế hoạch cụ thể nào".
Ông
Trump đã nói chuyện với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm 6/11.
Khi
được hỏi về cuộc gọi Trump-Putin được cho là đã diễn ra, Steven Cheung, giám đốc
truyền thông của ông Trump, cho biết: "Chúng tôi không bình luận về các cuộc
gọi riêng giữa Tổng thống Trump và các nhà lãnh đạo thế giới khác".
Trump
của đảng Cộng hòa sẽ nhậm chức vào ngày 20/1 sau khi giành chiến thắng trong cuộc
bầu cử tổng thống ngày 5/11. Ông Biden đã mời ông Trump đến Phòng Bầu dục vào
ngày 13/11, theo Nhà Trắng cho biết.
Cố
vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan cho biết hôm 10/11 rằng thông điệp
hàng đầu của ông Biden sẽ là cam kết đảm bảo chuyển giao quyền lực một cách ôn
hòa và ông cũng sẽ nói chuyện với ông Trump về những gì đang diễn ra ở Châu Âu,
Châu Á và Trung Đông.
"Trong
70 ngày tới, Tổng thống Biden sẽ có cơ hội trình bày trước Quốc hội và chính
quyền mới rằng Hoa Kỳ không nên rời xa Ukraine, rằng việc rời xa Ukraine có
nghĩa là sẽ có thêm bất ổn ở châu Âu", ông Sullivan nói với chương trình
"Face the Nation" của CBS News.
Ông
Sullivan đã được hỏi liệu ông Biden có yêu cầu Quốc hội thông qua luật cho phép
cấp thêm tiền cho Ukraine hay không.
"Tôi
không muốn đưa ra một đề xuất lập pháp cụ thể. Tổng thống Biden sẽ trình bày rằng
chúng ta cần các nguồn lực liên tục cho Ukraine sau khi nhiệm kỳ của ông kết
thúc", ông nói.
Tài
trợ cho Ukraine
Washington
đã cung cấp hàng chục tỷ đô la viện trợ quân sự và kinh tế của Hoa Kỳ cho
Ukraine kể từ khi nước này bị Nga xâm lược vào tháng 2/2022. Ông Trump cùng với
các nhà lập pháp Cộng hòa khác đã nhiều lần chỉ trích và phản đối các khoản viện
trợ này.
Năm
ngoái, ông Trump nói rằng nếu ông là tổng thống tại Nhà Trắng vào thời điểm đó,
ông Putin sẽ không xâm lược Ukraine. Ông nói với Reuters rằng Ukraine có thể phải
nhượng lại lãnh thổ để đạt được thỏa thuận hòa bình, điều mà Kyiv phản đối và
ông Biden chưa bao giờ đề xuất.
Ông
Zelenskiy hôm 7/11 cho biết rằng ông không biết bất kỳ chi tiết nào về kế hoạch
chấm dứt chiến tranh nhanh chóng của ông Trump và rằng ông tin việc chấm dứt
nhanh chóng sẽ đòi hỏi những nhượng bộ lớn từ Kyiv.
Theo Văn
phòng Trách nhiệm Giải trình của Chính phủ, Quốc hội Mỹ đã phân bổ hơn 174 tỷ
USD cho Ukraine dưới thời ông Biden. Tốc độ viện trợ gần như chắc chắn sẽ giảm
dưới thời ông Trump, với việc đảng Cộng hòa sẽ nắm quyền kiểm soát Thượng viện
Hoa Kỳ với đa số 52 ghế.
Quyền
kiểm soát Hạ viện Mỹ trong Quốc hội tiếp theo vẫn chưa rõ ràng, với một số phiếu
vẫn đang được kiểm. Theo Edison Research, đảng Cộng hòa đã giành được 213 ghế,
chỉ thiếu 5 ghế để có được 218 ghế cần thiết nhằm đạt được đa số. Nếu đảng Cộng
hòa giành được cả hai viện, điều đó có nghĩa là phần lớn chương trình nghị sự của
ông Trump sẽ dễ dàng được Quốc hội thông qua hơn rất nhiều.
Thượng
nghị sĩ Hoa Kỳ Bill Hagerty của đảng Cộng hòa, một đồng minh của ông Trump và
được coi là ứng cử viên hàng đầu cho chức ngoại trưởng, đã chỉ trích việc Hoa Kỳ
tài trợ cho Ukraine trong một cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình CBS.
“Người
dân Mỹ muốn chủ quyền được bảo vệ tại Mỹ trước khi chúng ta chi tiền và nguồn lực
để bảo vệ chủ quyền của quốc gia khác," ông Hagerty nói.
=========================================
EU trấn an Ukraine về
'sự ủng hộ không lay chuyển' sau chiến thắng của Trump
10/11/2024
https://www.voatiengviet.com/a/eu-tran-an-ukraine-su-ung-ho-khong-lay-chuyen/7858377.html
Người
đứng đầu chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell tìm cách trấn an Ukraine về
sự ủng hộ không lay chuyển của Châu Âu vào ngày thứ Bảy, vài ngày sau khi chiến
thắng bầu cử tổng thống Mỹ của Donald Trump khơi ra sự bất định liên quan tới nỗ
lực chiến tranh của nước này.
https://gdb.voanews.com/78aa7e38-1a4a-44b5-8a61-e23b45b50447_w1023_r1_s.jpg
Người
đứng đầu chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell
Ông
Borrell, quan chức cao cấp đầu tiên của EU đến thăm Kyiv kể từ chiến thắng của
ông Trump, cho biết mục đích của chuyến thăm của ông là nhấn mạnh sự ủng hộ của
EU đối với Ukraine, khi cuộc chiến của nước này với Nga sắp chạm mốc 1.000
ngày.
Liên
minh Châu Âu đã cung cấp 122 tỉ euro (131 tỉ đôla) hỗ trợ quân sự và tài chính
cho Ukraine và đào tạo khoảng 60.000 binh sĩ Ukraine, ông Borrell cho biết, đồng
thời nói thêm rằng khối này đặt mục tiêu đạt 75.000 người vào cuối mùa đông.
"Sự
ủng hộ này vẫn không lay chuyển. Sự ủng hộ này hoàn toàn cần thiết để các bạn
tiếp tục tự vệ trước sự gây hấn của Nga," ông Borrell phát biểu trong một
cuộc họp báo chung với bộ trưởng ngoại giao Ukraine tại Kyiv.
"Chúng
ta cần giao hàng nhanh hơn và cần ít ranh giới đỏ tự áp đặt hơn," ông nói,
tái khẳng định sự ủng hộ của mình đối với lời kêu gọi của Ukraine cho phép oanh
kích tầm xa nhắm vào các mục tiêu quân sự bên trong nước Nga.
Sự
hỗ trợ từ các đồng minh phương Tây đóng vai trò then chốt cho khả năng tự vệ của
Ukraine trước kẻ thù lớn hơn và được trang bị tốt hơn nhiều là Nga.
Mặc
dù Mỹ là đồng minh chủ chốt, ông Trump đã chỉ trích quy mô hỗ trợ quân sự và
tài chính của nước này cho Kyiv và cam kết sẽ nhanh chóng chấm dứt chiến tranh,
mà không nói rõ bằng cách nào.
Tổng
thống Volodymyr Zelenskyy là một trong những nhà lãnh đạo đầu tiên chúc mừng
ông Trump và cho biết các cuộc trò chuyện của ông với tổng thống đắc cử của Mỹ
nên tiếp tục.
Bộ
trưởng Ngoại giao Andrii Sybiha nói Kyiv hi vọng Mỹ sẽ tiếp tục lãnh đạo để
giúp đạt được "hòa bình công chính," đồng thời nói thêm rằng các đội
ngũ sẽ bắt đầu chuẩn bị một cuộc hội kiến tiềm năng trong tương lai giữa hai
nhà lãnh đạo. Ông không đưa ra thông tin chi tiết nào khác.
Ông
Borrell, người sẽ rời nhiệm sở vào tháng tới, cho biết các bộ trưởng quốc phòng
EU sẽ họp vào tuần sau để thảo luận về việc tiếp tục hỗ trợ Ukraine, cả về mặt
quân sự và ngoại giao, và sẽ đưa ra lập luận về việc "tăng cường hỗ trợ
vào thời điểm hệ trọng này."
Binh sĩ
Ukraine đang ở thế yếu trên tiền tuyến khi Nga liên tục tiến quân ở khu vực
Donetsk thuộc miền đông. Các lực lượng Nga hiện đang chiếm giữ khoảng 20% lãnh
thổ Ukraine.
=========================================
Dưới bóng nước Nga:
ba nước Baltic chờ tuyến đường sắt chiến lược Châu Âu
Lisa Louis
BBC
News đưa tin từ Tallinn (Estonia) và Riga (Latvia)
11
tháng 11 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c4gvwylk7v9o
Nhiều
năm về trước, ba quốc gia Baltic đã lên ý tưởng xây dựng tuyến đường sắt cao tốc
dài 870 km xuyên qua Estonia, Latvia và Lithuania.
Thoạt
tiên là một dự án lớn, Rail Baltica hiện đã trở thành một ưu tiên chiến lược: từ
khi Nga xâm lược toàn diện
Ukraine,
ba quốc gia Baltic ngày càng coi quốc gia Nga láng giềng là một mối đe dọa hiện
hữu.
Hiện
không có liên kết trực tiếp nào xuyên qua ba nước Baltic và kết nối với Ba Lan.
Rail
Baltica sẽ hiện thực hóa điều đó, giúp cắt giảm thời gian di chuyển và mang lại
những lợi ích về kinh tế và môi trường, nhưng kế hoạch đầy tham vọng này cần
khoản kinh phí khổng lồ.
Dự
án đường sắt xuyên ba nước Baltic đã tiêu tốn hàng tỷ euro, nhưng phải mất nhiều
năm nữa mới hoàn thành
Trong
khi đó, ba nước Baltic và các đồng minh trong NATO của họ cần tuyến đường sắt
này được hoàn thành sớm.
Ông
Vladimir Svet, Bộ trưởng Hạ tầng Cơ sở Estonia, cho biết liên kết đường sắt này
rất quan trọng trong bối cảnh chiến tranh ở Ukraine.
“Lịch
sử đang lặp lại,” ông nói.
“Cái
chế độ hung hăng của Putin đang tìm cách tái tạo một mưu đồ đế quốc trên lãnh
thổ của Liên Xô cũ.”
Ký
ức về hàng thập kỷ bị Liên Xô chiếm đóng vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí người
dân ba nước Baltic.
Moscow
đã đày hằng trăm ngàn người trong khu vực tới Siberia.
Estonia
và Latvia có chung đường biên trên bộ với Nga, trong khi Lithuania tiếp giáp với
vùng lãnh thổ Kaliningrad của Nga, và Belarus, một đồng minh thân thiết của
Nga. Kaliningrad cũng chia sẻ đường biên giới với Ba Lan.
Tuyến
đướng sắt xuyên qua ba nước Baltic
Khoảng
10.000 binh lính NATO đang đóng quân tại các nước Baltics cùng với quân đội địa
phương. Trong trường hợp xấu nhất, tổng số binh lính có thể lên tới 200.000 người.
“Rail
Baltica sẽ giúp tăng cường khả năng cơ động của quân đội và giúp các chuyến
tàu di chuyển thẳng từ Hà Lan tới Tallinn (thủ đô của Estonia),” Chỉ huy Peter
Nielsen thuộc Đơn vị Tích hợp Lực lượng của NATO cho biết.
Đối
với Bộ trưởng Vladimir Svet, tuyến đường sắt này là “mối liên kết không thể bị
phá vỡ với mạng lưới của châu Âu”.
Cách
thủ đô Tallinn không xa, tại một đầu của tuyến đường sắt, hàng chục công nhân
đang xây dựng ga hành khách Ülemiste, người thì hàn, người thì gõ búa.
“Đây
sẽ là điểm cực bắc của mạng lưới, điểm bắt đầu của 215 km đường ray ở Estonia
và 870 km qua ba quốc gia Baltic,” ông Anvar Salomets, Giám đốc điều hành của
Rail Baltica Estonia, nói trong khi thận trọng bước qua khu vực sân ga chưa
hoàn thiện.
Điểm
cực bắc của tuyến đường sắt nằm ở Estonia
Cho
tới hiện tại, ba nước Baltics đang sử dụng khổ đường ray giống của Nga vì hệ thống
đường sắt ở đây được xây dựng từ thời Liên Xô.
Hành
khách sẽ phải đổi tàu để đi vào hệ thống đường sắt châu Âu khi tới biên giới Ba
Lan.
Hệ
thống đường sắt mới sẽ sử dụng khổ đường ray của châu Âu, giúp kết nối liền mạch
với các tuyến đường sắt ở khắp châu Âu.
“Tàu
sẽ chạy với tốc độ lên tới 250 km/giờ, so với tốc độ 80 hoặc 120 km/giờ hiện tại,”
ông Salomets nói thêm.
Điều
này đồng nghĩa với việc thời gian di chuyển từ Tallinn tới thủ đô Vilnius của
Lithuania sẽ giảm đáng kể, từ ít nhất 12 tiếng như hiện nay xuống còn chưa tới
4 tiếng.
“Đó
sẽ là một bước đột phá, giúp giảm tác hại tới môi trường của cả ngành giao
thông vận tải của chúng tôi,” ông Salomets nói, dự báo về những lợi ích kinh tế
to lớn.
Những
phân tích gần đây ước tính liên danh Rail Baltica sẽ mang lại tổng mức tăng trưởng
kinh tế là 6,6 tỷ euro.
"Đa
số các nghiên cứu về các hệ thống đường sắt cao tốc hiện hữu đều cho thấy tác động
kinh tế tích cực," ông Adam Cohen từ Đại học California tại Berkeley cho
biết.
Latvia
và Estonia đã bị chỉ trích vì xây dựng nhà ga trước khi có tuyến đường sắt
Nhưng
những lợi ích đó sẽ không lập tức xuất hiện và ngày càng có nhiều lo ngại về
chi phí tăng vọt.
Mức
kinh phí ước tính của các nhà thầu xây dựng đã tăng gấp bốn lần kể từ năm 2017
và hiện đang ở mức 24 tỷ euro.
Tính
tới nay, Liên minh châu Âu (EU) đã tài trợ cho 85% dự án và vừa công bố thêm
khoản tài trợ trị giá 1,1 tỷ euro.
Estonia
và Latvia đã phải hứng chịu chỉ trích vì việc tập trung xây dựng các nhà ga trước
khi xây dựng tuyến đường sắt chính.
Kỹ
sư người Pháp Emilien Dang thuộc công ty RB Rail, đơn vị giám sát dự án Rail
Baltica, cho rằng nguyên nhân khiến kinh phí tăng vọt là do các cuộc khủng hoảng
toàn cầu:
“Dự
toán ban đầu của chúng tôi không xét tới đại dịch Covid và lạm phát cao – và
tình hình ở Ukraine đã khiến chi phí nguyên vật liệu tăng lên rất nhiều.”
Trong
lúc đi bộ xuyên qua một nhà ga lớn mới xây ở thủ đô Riga của Latvia, ông cũng
nêu các vấn đề về văn hóa.
“Góc
nhìn từ nước Pháp, thật sai lầm, là các nước Baltic là một thể thống nhất.
Nhưng đây là ba quốc gia khác nhau, với các quy định khác nhau.
Kỹ
sư người Pháp Emilien Dang cho biết dự án này phải giải quyết vấn đề với ba quốc
gia riêng biệt với các quy định khác nhau.
Các
nước Baltic đã quyết định chia dự án thành hai giai đoạn.
Giai
đoạn đầu tiên, tốn khoảng 15 tỷ euro, sẽ xây dựng xong một tuyến đường ray đơn,
thay vì hai tuyến cho hai chiều, vào năm 2030 và tập trung vào các ga tàu quan
trọng nhất.
Tuyến
đường ray thứ hai và các ga tàu bổ sung sẽ được xây dựng trong giai đoạn thứ
hai và hiện chưa có ngày hoàn thành cụ thể.
Chi
phí tăng vọt đã khiến các quốc gia phải thu hẹp một số tham vọng của họ.
"Chúng
tôi có thể tiếp tục thu hẹp quy mô của giai đoạn một, ví dụ bằng cách dời việc
kết nối với sân bay Riga sang giai đoạn sau," ông Andris Kulbergs, người đứng
đầu một ủy ban thuộc Quốc hội Latvia có nhiệm vụ thẩm tra dự án, cho biết.
Khi
mà hàng tỷ euro vốn cho giai đoạn đầu tiên vẫn chưa được đảm bảo, điều đó có thể
là cần thiết.
Kiểm
toán trưởng quốc gia Estonia Janar Holm tin rằng dự án có thể sẽ bị trì hoãn
thêm vài năm nữa:
“Chúng
tôi phải tìm được nguồn vốn để xây dựng tuyến đường sắt này ngay bây giờ nếu
không chi phí sẽ còn trở nên đắt hơn nữa.”
Bộ
trưởng Hạ tầng Cơ sở Vladimir Svet khẳng định "chúng tôi đang cắt giảm
ngân sách một cách tối đa, chúng tôi đã tinh giản quá trình đấu thầu công và, nếu
cần thiết, chúng tôi sẽ vay vốn."
“Nếu
chúng tôi muốn bảo tồn văn hóa và đảm bảo về nền tự do [của Estonia], không còn
cách nào khác ngoài việc tham gia vào một cộng đồng quốc tế mạnh, một EU và
NATO mạnh, ủng hộ luật pháp quốc tế,” ông nói thêm.
Rail
Baltica sẽ trở thành tuyến đường huyết mạch của ba quốc gia Baltic vốn đã tách
ra khỏi Liên Xô để gia nhập EU và NATO – nếu mọi chuyện đi
đúng hướng.
No comments:
Post a Comment