Tập
hợp Dân chủ Đa nguyên lên án việc bắt giam ông Trần Khắc Đức
23/11/2024
Người
đứng đầu tổ chức Tập hợp Dân chủ Đa nguyên cho rằng ông Trần Khắc Đức chỉ là một
người yêu nước, nhận thức được tiến trình dân chủ hóa “không đảo ngược” của Việt
Nam, nhưng đã bị chính quyền bắt giam, trong một hành động mà nhóm này cho là
“chà đạp lên hiến pháp của chính chế độ cộng sản”.
https://gdb.voanews.com/2daa1961-9eac-476e-ad5c-eee8127d1401_cx14_cy6_cw84_w1023_r1_s.jpg
Báo
PLO hôm 9/11/2024 loan tin ông Trần Khắc Đức bị Công an Thành phố Hồ Chí Minh bắt
giam theo Điều 117 BLHS.
“Khi
Đức được chừng 20 tuổi, lúc còn là sinh viên, Đức có đọc một số tài liệu của Tập
hợp Dân chủ Đa nguyên, trong đó có Dự án chính trị ‘Khai sáng kỷ nguyên thứ 2’,
Đức hoàn toàn đồng ý và tự nguyện tham gia vào năm 2017”, ông Nguyễn Gia Kiểng
ở Paris, Pháp, Thường trực ban lãnh đạo của Tập hợp Dân chủ Đa nguyên, chia sẻ
ý kiến với VOA.
“Khi
bị người ta khám phá ra thì Đức hiên ngang, không giấu ai về việc mình tham gia
Tập hợp Dân chủ Đa nguyên. Chính thái độ công khai đó khiến công an biết Đức là
thành viên của Tập hợp Dân chủ Đa nguyên, và trong gần một năm qua họ liên tục
chất vấn, thẩm vấn, tịch thu máy tính, điện thoại di động, hăm dọa. Nhưng Đức
là một thanh niên can trường và luôn giữ lập trường đó và không thay đổi thái độ”, ông Nguyễn Gia Kiểng
đưa ra nhận xét.
https://gdb.voanews.com/b3892f3d-363a-4687-abfe-e0e7677f37e1_cx0_cy3_cw0_w256_r1.jpg
(Ảnh
ghép từ trái qua phải) Đỗ Nam Trung, Bủi Văn Thuận và Đặng Đăng Phước,
hiện đang thụ án tù tại các trại tù ở Việt Nam vì các cáo buộc "tuyên truyền
chống nhà nước", vừa được vinh giải với giải thưởng Nhân quyền Việt Nam
2024.
VNHRN
trao giải nhân quyền cho 3 người ‘đấu tranh trong tù’ vì dân chủ ở Việt Nam
Báo chí dưới
sự kiểm soát của chính quyền Việt Nam đưa tin hôm 9/11 rằng nhà chức trách ở
thành phố Hồ Chí Minh đã bắt tạm giam ông Trần Khắc Đức (29 tuổi) về tội danh
“tuyên truyền chống nhà nước” quy định theo Điều 117 Bộ luật Hình sự, sau khi
ông bị phát hiện tham gia tổ chức mà họ gọi là “phản động lưu vong” mang tên Tập
hợp Dân chủ Đa nguyên”.
Chính
quyền cáo buộc rằng ông Đức “nhận sự chỉ đạo từ những người cầm đầu tổ chức bên
ngoài, tiến hành nhiều hoạt động, quản trị các trang mạng phản động”.
“Đức
là một thanh niên quý hiếm có tài năng, ý chí và tâm hồn mà đất nước Việt Nam
có thể tự hào”, thông cáo báo chí hôm 18/11 của Tập hợp Dân chủ Đa nguyên viết.
“Kiến thức và lòng yêu nước đã cho Đức niềm tin là đất nước ta cần tiến tới dân
chủ đa nguyên bằng những phương thức bất bạo động trong tinh thần hòa giải và
hòa hợp dân tộc”.
Tổ
chức này cho rằng việc viết và phổ biến những bài nghiên cứu và bình luận về
triết học, lịch sử, chính trị, kinh tế, xã hội là “hoàn toàn phù hợp” với những
quyền con người cơ bản của Tuyên ngôn Nhân quyền Phổ quát trong Hiến chương
Liên Hiệp Quốc mà chính quyền Việt Nam đã ký kết.
Ngoài
ra, nhóm này cho rằng ông Đức đã bị chính quyền Việt Nam bắt giam từ
20/09/2024, sau nhiều tháng bị công an “thẩm vấn, đe dọa và sách nhiễu” và
không hiểu vì sao đến ngày 9/11/2024 báo chí quốc doanh mới đưa tin.
Việc
bắt giam ông Đức dựa vào Điều 117 của Bộ luật Hình sự là “một hành động chà đạp
lên hiến pháp của chính chế độ cộng sản”, thông cáo viết. “Trần Khắc Đức không
phải là nạn nhân đầu tiên của điều luật tùy tiện này, hàng trăm người dân chủ
đã và đang phải chịu những án tù tàn nhẫn”.
“Họ
buộc tội chúng tôi là đã thành lập nhiều nhóm, nhiều hội để chống nhà nước. Đó
là đều bịa đặt hoàn toàn”, ông Kiểng khẳng định. “Sự đồng thuận của anh em đối với
lập trường Tập hợp Dân chủ Đa nguyên chỉ là sự đồng thuận trên những ý kiến mà
thôi, chứ chúng tôi không thành lập ra một hội nào, tổ chức nào hay nhóm nào ở
trong nước như họ bịa đặt ra”.
Trước
đó, chính quyền Việt Nam cáo buộc rằng Tập hợp Dân chủ Đa nguyên đã “thành lập
các hội nhóm trong nước để tiến hành hoạt động chống lại Nhà nước Việt Nam” và
quả quyết “đây là hành vi rất nguy hiểm, xâm phạm trực tiếp đến an ninh quốc
gia và tình hình an ninh chính trị”.
Tập
hợp Dân chủ Đa nguyên được thành lập vào năm 1982 và do ông Nguyễn Gia Kiểng
lãnh đạo. Ông là một trí thức và là cựu quan chức trong chính phủ Việt Nam Cộng
Hòa ở miền Nam Việt Nam, đồng minh của Hoa Kỳ trước khi Chiến tranh Việt Nam kết
thúc năm 1975, theo hãng tin AFP.
“Tiến
trình dân chủ hóa sẽ đến và tự nhiên nó đến, mà không cần phải có bạo loạn. Nếu
nói ‘chống đối’ là chủ trương bạo loạn là không đúng trong trường hợp của Tập hợp
Dân chủ Đa nguyên. Chúng tôi không những không chủ trương bạo loạn, mà chúng
tôi còn chống lại bạo loạn”, ông Nguyễn Gia Kiểng nhấn mạnh.
“Giữ
chế độ tài đảng trị là một cố gắng tuyệt vọng, nó chỉ gây thiệt hại cho đất nước
thôi. Anh em đều đồng ý rằng sự chuyển hóa về dân chủ đa nguyên là một bắt buộc
và sắp tới gần. Họ nghĩ rằng Đảng Cộng sản nên tham gia vào tiến trình đó để
làm tác nhân thì còn có chỗ đứng vinh quang trong lịch sử, hơn là ngoan cố chống
lại để rồi trở thành nạn nhân”, người đứng đầu Tập hợp Dân chủ Đa nguyên nêu
quan điểm.
VOA
đã liên lạc với Bộ Ngoại giao Việt Nam và đề nghị họ đưa ra ý kiến về tuyên bố
và phát biểu trên của Tập hợp Dân chủ Đa nguyên, nhưng chưa được trả lời.
Hôm
20/11, báo Sài Gòn Giải Phóng, cơ quan ngôn luận của Đảng bộ thành phố Hồ Chí
Minh, cáo buộc rằng Tập hợp Dân chủ Đa nguyên “đã lợi dụng các trang mạng xã hội,
kênh truyền thông để móc nối, lôi kéo người tham gia tổ chức, thành lập các hội
nhóm trong nước để hoạt động chống lại Nhà nước Việt Nam; rao giảng, xuyên tạc,
đả kích chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt
Nam”.
Trang
này cho rằng quan điểm “đa nguyên, đa đảng mới có dân chủ” là một nhận định
“phiến diện và thiếu cơ sở thực tiễn”. Sài Gòn Giải Phóng lập luận thêm rằng mỗi
quốc gia xây dựng nền dân chủ của mình dựa trên bối cảnh lịch sử, văn hóa, kinh
tế và xã hội riêng, và Việt Nam “đã xây dựng một mô hình dân chủ phù hợp với bối
cảnh, nhu cầu phát triển của mình”
----------------------------------
VNHRN
trao giải nhân quyền cho 3 người ‘đấu tranh trong tù’ vì dân chủ ở Việt Nam
No comments:
Post a Comment