Tại
sao Hà Nội truy nã gắt gao bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn?
Diễm Thi, RFA
2024.11.01
Ngày
30 tháng 10 năm 2024, một phiên toà được mở tại Toà án Nhân dân tỉnh Bắc Ninh để
xét xử bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn cùng đồng phạm trong một vụ án về sai phạm đấu
thầu tại Ban quản lý dự án công trình xây dựng y tế (Sở Y tế Bắc Ninh). Đây là
vụ án thứ tư mà bà Nhàn - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty
Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (Tập đoàn AIC) - bị đưa ra xét xử vắng mặt và phải đối
mặt với bản án do Viện Kiểm sát đề nghị từ 12 - 13 năm tù.
Nhưng
phiên toà này vẫn chưa phải là kết thúc đối với câu chuyện về bà Nguyễn Thị
Thanh Nhàn - người được báo chí Việt Nam và mạng xã hội chú ý trong nhiều tháng
qua.
Bà
Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Photo: AIC Group)
Nguyễn
Thị Thanh Nhàn là ai?
Nguyễn
Thị Thanh Nhàn sinh năm 1969, quê quán ở tỉnh Bắc Ninh, là Chủ tịch Hội đồng
quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (Tập đoàn AIC) được
thành lập từ năm 2005.
AIC
có 29 công ty con hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực từ y tế, giáo dục,
chuyển đổi số, tài nguyên môi trường đến bất động sản.
Bà
Nhàn là người phụ nữ đầu tiên của khu vực châu Á và Việt Nam được Viện Hàn lâm
Quốc tế về các nghiên cứu hệ thống Liên bang Nga (IASS) trao tặng hai danh hiệu:
Viện sĩ có thành tích xuất sắc nhất giai đoạn 2004- 2014 và giải thưởng ngôi
sao Vernadski.
Năm
2017, bà Nhàn được tạp chí Forbes Việt Nam xếp vào danh sách 50 phụ nữ có ảnh
hưởng nhất Việt Nam.
Những vụ
án liên quan
Tính
đến ngày bài viết này được đăng (01/11/2024), bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn là bị
cáo, bị can trong năm vụ án (mà cơ quan tố tụng đã xét xử hoặc truy tố hoặc đề
nghị truy tố) dù bà đã bỏ trốn, đang bị truy nã trong nước và quốc tế.
Tổng
số tiền bà Nhàn gây thiệt hại trong các vụ án được tòa xác định đến bây giờ là
gần 350 tỷ đồng (chỉ trong bốn vụ án).
Cuối năm
2022, trong vụ án xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai, bà Nhàn bị tuyên
mức án 16 năm tù về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng
và 14 năm tù về tội đưa hối lộ, gây thiệt hại 152 tỷ đồng. Hình phạt chung cho
cả hai tội trong vụ án này là 30 năm tù.
Tháng
10 năm 2023, bà Nhàn lại bị tuyên 10 năm tù cho tội vi phạm quy định về đấu thầu
gây hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại cho Nhà nước 50 tỷ đồng trong vụ án xảy ra
tại Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ninh.
Tháng
7 năm 2024, trong vụ án xảy ra tại Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM, bà Nhàn
bị tuyên 12 năm tù cho tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng,
12 năm tù về tội đưa hối lộ, gây thiệt hại gần 95 tỷ đồng. Tổng hợp hai tội
danh là 24 năm tù.
Vụ
án xảy ra tại Ban quản lý dự án công trình xây dựng y tế (Sở Y tế Bắc Ninh)
đang được xét xử. Trong vụ án này, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị xét xử về tội
“Đưa hối lộ”, gây thiệt hại hơn 48 tỷ đồng. Mức án do Viện kiểm sát đề nghị là
từ 12 đến 13 năm tù.
Một
vụ án nữa chưa có ngày xét xử là vụ án xảy ra tại Trung tâm ứng cứu khẩn cấp
máy tính Việt Nam (VNCERT). Trong vụ án này, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị đề nghị
truy tố về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Tính
đến hôm nay, bà Nhàn đã bị xét xử trong bốn vụ án với số năm tù bị tuyên và bị
đề nghị lên đến 76 năm tù. Tuy vậy, tổng số năm tù mà bà Nhàn phải thụ án chỉ
là 30 năm, theo quy định của luật pháp Việt Nam.
Cụ
thể, Điều 55 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định, khi
một bị cáo phạm nhiều tội, bị tòa án tuyên các bản án có tổng mức vượt quá 30
năm thì khi thi hành án, người đó chỉ phải chấp hành tối đa 30 năm.
Về
mặt tài sản, đến cuối năm 2022, Cơ quan tố tụng đã kê biên loạt chung cư, biệt thự
và thửa đất diện tích hơn 4.000 m2 liên quan đến bà Nhàn, đồng thời phong tỏa bốn
tài khoản của Công ty AIC với số tiền hơn 107 tỷ đồng.
Tổng
số tiền bà Nhàn phải bồi thường trong bốn vụ án là hơn 251 tỷ đồng, trong đó bồi
thường cho bệnh viện Đa Khoa tỉnh Đồng Nai 103 tỷ đồng; bồi thường cho Bệnh viện
Sản - Nhi Quảng Ninh 45 tỷ đồng; bồi thường cho Trung tâm công nghệ sinh học
hơn 82 tỷ đồng; bồi thường khắc phục hậu quả vụ án Sở Y tế Bắc Ninh được đề nghị
là 21 tỷ đồng.
Bà Nhàn
đang ở đâu?
Trước
khi Bộ Công an Việt Nam công bố lệnh khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam bà
Nguyễn Thị Thanh Nhàn vào ngày 29/4/2022, bà Nhàn đã bỏ trốn khỏi Việt Nam. Những
thông tin ban đầu được lan truyền trên mạng xã hội về bà Nhàn không xác định được
chính xác bà ở đâu. Phần lớn các thông tin trên mạng xã hội cho rằng bà Nhàn ở
Nhật hoặc ở Đức nhưng Chính phủ Việt Nam chưa bao giờ xác nhận thông tin này.
Bộ
Công an Việt Nam đã phát lệnh truy nã đối với bà Nhàn từ năm 2022 và từ đó đến
nay liên tục kêu gọi bà Nhàn ra đầu thú.
Báo
Taz - một tờ báo lớn của Đức - vào tháng 8/2023 đã có bài viết về bà Nhàn. Theo bài
báo, bà Nhàn hiện đang ở Đức và Chính phủ Đức đã cảnh báo nhà cầm quyền Việt
Nam về hậu quả ngoại giao nghiêm trọng nếu Hà Nội bắt cóc bà Nhàn trên đất Đức.
Nếu
Hà Nội thực hiện việc bắt cóc bà Nhàn ở Đức thì đây sẽ là vụ bắt cóc công dân
thứ hai do Việt Nam thực hiện trên đất Đức. Vụ đầu tiên là đối với cựu quan chức
Chính phủ Trịnh Xuân Thanh tại Berlin vào năm 2017. Lúc đó ông Thanh đang xin
quy chế tị nạn tại Đức. Ông Thanh sau đó đã bị đưa về xét xử tại Hà Nội và bị kết
án tù chung thân với cáo buộc tham nhũng và làm trái quy định, lợi dụng chức vụ
quyền hạn.
---------------
Thủ
tướng Phạm Minh Chính có thể dính líu trong vụ tham nhũng với bà Nguyễn Thị
Thanh Nhàn
Chủ tịch AIC
Nguyễn Thị Thanh Nhàn với đề nghị truy tố mới
Cựu Bí thư Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến bị tuyên 4,5 năm tù trong
vụ án liên quan AIC
---------------
Đảng
Cộng sản Việt Nam đã từng nêu quyết tâm trong việc bắt bằng được
bà Nhàn, ngay cả trong trường hợp Việt Nam chưa ký hiệp định hỗ trợ tư
pháp với quốc gia mà đối tượng đó đang cư trú, bằng việc xét xử vắng mặt họ để
làm cơ sở dẫn độ, rồi từ đó nghiên cứu ban hành án lệ áp dụng cho sau này.
Bộ
trưởng Công an Lương Tam Quang từ ngày 22 đến ngày 29/10 đã có chuyến thăm và
làm việc tại Tây Ban Nha và Đức. Theo báo Taz, Việt Nam mong muốn trao đổi ông Trịnh Xuân Thanh để lấy
bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn về nước nhưng hiện không rõ Đức có chấp nhận lời đề
nghị này không.
Môi
giới vũ khí và những đồn đoán
Bà
Nhàn được cho là đóng vai trò quan trọng trong các thương vụ mua vũ khí cho
quân đội Việt Nam; từng là trung gian cho các thương vụ mua bán vũ khí giữa Việt Nam và những
nhóm quốc phòng Phương Tây. Năm 2018, bà giữ một vai trò quan trọng trong việc
mua bán vũ khí giữa Israel và Việt Nam.
Reuters/AIC/RFA
edit
Trang
tin Haaretz của Israel hồi năm 2022 có bài viết cho biết
bà Nhàn là trung gian trong một thoả thuận mua bán thiết bị vệ tinh tình báo
Ofek (hay còn gọi là Horizon) của công ty IAI (Israel) với quân đội Việt Nam với
trị giá khoảng 550 triệu đô la.
Mạng
xã hội ở Việt Nam những ngày qua liên tục đồn đoán về việc bà Nhàn có thể sẽ bị
bắt về nước nhân chuyến thăm của Đại tướng Lương Tam Quang đến Đức.
Cùng
lúc đó, tại Việt Nam, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên - Phó chánh Văn phòng, người
phát ngôn Bộ Công an đã nhờ báo chí gửi thông điệp tới bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn
sớm về đầu thú để hưởng sự khoan hồng.
Ngoài
tin đồn trên, mạng xã hội lâu nay cũng lan truyền tin “Thủ tướng Phạm Minh
Chính quan hệ tình ái bất chính với bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn”. Báo chí Nhà nước
không đưa tin cũng không bình luận gì.
Ông
Zachary Abuza - Giáo sư thuộc Đại học Chiến tranh ở Mỹ, nhà quan sát và
bình luận chính trị Việt Nam - nhận định với RFA:
“Ông
Phạm Minh Chính đã sống sót kỳ diệu. Khi chiến dịch đốt lò (chống tham nhũng) bắt
đầu, tôi đã nghĩ là ông ấy sẽ là người đầu tiên ra đi. Ông ta có những mối quan
hệ với AIC, công ty liên tục bị điều tra. CEO của công ty này bị cho là có quan
hệ bất chính với ông ta. Chúng ta không biết chắc về điều này, nhưng tin đồn cứ
lan rộng.”
Theo
vị chuyên gia này, từ việc trúng thầu một loạt các gói thầu tại Bệnh viện Sản
Nhi Quảng Ninh hồi năm 2012, lúc ông Phạm Minh Chính làm Bí thư tỉnh này (từ
tháng 8 năm 2011 đến tháng 4 năm 2015) đến các thương vụ mua bán vũ khí, bà
Nhàn và những vụ án liên quan như “một thanh gươm đang treo trên đầu của ông Thủ
tướng”.
----------------------
Tin,
bài liên quan
Thời
Sự
Phải
chăng có hiện tượng ‘né trách nhiệm’ ở cấp lãnh đạo tối cao ngành kiểm sát Việt
Nam
Việt
Nam cần tránh tư duy vĩ cuồng kiểu Trung Quốc
Ngoại
giao Việt Nam với Trung, Mỹ, Nhật, những tín hiệu ‘ngược xuôi’ gửi ra và nhận dạng
thế nào
No comments:
Post a Comment