Những năm tháng làm
công tố viên tiết lộ gì về con người Harris hiện tại
Lily Jamali
Phóng
viên Thường trú San Francisco
4
tháng 11 2024, 16:12 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c5ygx3dplydo
Chỉ
hơn ba tháng trước, Phó Tổng thống Kamala Harris đã tiến đến một chiếc micro để
có bài phát biểu định hình cả quá khứ và tương lai của bà.
Một
ngày trước đó, Tổng thống Joe Biden đã rút lui khỏi cuộc đua tranh cử và ủng hộ
bà kế nhiệm ông với tư cách là ứng cử viên của Đảng Dân chủ. Với chỉ một thời
gian ngắn vận động tranh cử trước mắt, bà Harris không thể để lãng phí.
Có
một câu nói trong chính trị: Hãy tự định nghĩa mình hoặc bị đối thủ định nghĩa.
Và
vào khoảnh khắc đó, khi bà Harris lần đầu tiên có bài phát biểu trước hàng ngàn
người dân Mỹ, bà đã tự định nghĩa mình không chỉ dựa trên thành tích của bà tại
Nhà Trắng hay với tư cách là một thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, mà còn dựa trên những
năm tháng bà làm công tố viên tại California.
"Tôi
đã đối đầu với đủ loại thủ phạm - những kẻ săn mồi xâm hại phụ nữ, những kẻ lừa
đảo người tiêu dùng, những kẻ gian lận phá vỡ các quy định để trục lợi cho bản
thân. Vì vậy, hãy lắng nghe tôi khi tôi nói: Tôi biết kiểu người của Donald
Trump," bà nói về đối thủ Cộng hòa của mình.
Câu
nói này đã được lặp lại nhiều lần tại các cuộc vận động và bài phát biểu vận động
tranh cử của bà, khi người phụ nữ 60 tuổi này tìm cách định hình cuộc bầu cử
này như một cuộc cạnh tranh giữa một công tố viên cứng rắn và một kẻ tội phạm
đã bị kết án, liên tục nhắc nhở cử tri về những rắc rối pháp lý của Trump.
·
Hai cuộc đời
khác biệt - Harris và Trump mà bạn chưa từng biết
1 tháng 11 năm 2024
·
Cuộc bầu cử Mỹ
có thể thay đổi thế giới như thế nào?
30 tháng 10 năm 2024
·
Tổng thống Trump
hay Tổng thống Harris: khác biệt thế nào đối với Việt Nam?
30 tháng 10 năm 2024
Nạn
giết người trên phố và chính trị khắc nghiệt ở San Francisco
Thời
gian bà Harris làm việc trong ngành thực thi pháp luật bắt đầu ngay sau khi bà
tốt nghiệp trường luật tại Quận Alameda, California - nơi bao gồm thành phố
Berkeley và quê hương Oakland của bà.
Trong
những năm 1990, giữa "cuộc chiến chống ma túy" của chính phủ, Oakland
đã phải vật lộn với tội phạm bạo lực.
Đối
với một công tố viên mới vào nghề, công việc này thật đáng sợ. Nhưng mức độ
nghiêm trọng của các vụ án cần phải giải quyết khiến nó được coi là công việc
hàng đầu đối với một luật sư trẻ và đầy tham vọng, Teresa Drenick, người đã làm
việc với Harris vào thời điểm đó, chia sẻ.
“Nó
giống như một nồi lẩu thập cẩm. Khối lượng đau buồn mà bạn phải thẩm thấu mỗi
ngày thật khó để tiêu hóa. Đối với chúng tôi, nó thật dữ dội. Rủi ro rất cao, tội
ác rất nghiêm trọng,” bà nói với BBC.
"Đó
là thời kỳ đỉnh điểm của nạn dịch ma túy đá. Có những vụ giết người của băng đảng,
giết người ở góc phố. Có rất nhiều điều đang diễn ra ở Oakland, tạo điều kiện
cho bạn, với tư cách là một công tố viên, có thể xử lý một số vụ án nghiêm trọng
nhất mà một công tố viên phải đối mặt."
Bà
Drenick và Harris cùng làm việc trong một nhóm xét xử.
Bà
ngưỡng mộ sự tự tin của Harris trước bồi thẩm đoàn, và sự tôn trọng của bà dành
cho đồng nghiệp chỉ tăng lên khi Harris được chuyển đến một nhóm khác trong
cùng tòa án, tập trung vào vấn đề xâm hại tình dục trẻ em.
"Bà
ấy rất, rất quan tâm đến các nạn nhân trẻ em bị xâm hại. Bà ấy có thể nói chuyện
với họ theo cách cho phép họ mở lòng với bà ấy," bà Drenick kể.
Kamala
Harris đã bước vào chính trường California cùng thời điểm với Gavin Newsom (thứ
tư từ phải sang), thống đốc hiện tại của bang này
Vào
thời điểm này, Harris hẹn hò với Willie Brown, một chính trị gia địa phương có ảnh
hưởng lớn và là chủ tịch của Hạ viện bang California, người đã giúp một số nhà
lãnh đạo chính trị nổi tiếng khác của tiểu bang, bao gồm Gavin Newsom, thống đốc
hiện tại, và Thị trưởng San Francisco London Breed, tạo dựng sự nghiệp.
Ông
Brown đã bổ nhiệm bà vào hai ủy ban của tiểu bang và giới thiệu bà với một số
nhà tài trợ Dân chủ có uy tín nhất của San Francisco.
Mối
tình ngắn ngủi này đã kết thúc vào thời điểm Brown được bầu làm thị trưởng
thành phố vào năm 1995. Ba năm sau, Harris nhận việc tại văn phòng công tố quận
San Francisco.
Trong
thời gian hẹn hò với Brown, người hơn bà 30 tuổi, Harris đã bắt đầu giao du với
một số nhân vật chính trị có tầm ảnh hưởng của thành phố.
Cỗ
máy chính trị của San Francisco, mà Harris mô tả là "một môn thể thao tay
bo", đã giúp một số chính trị gia trụ cột nhất của quốc gia, bao gồm cựu
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và cố Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein, tạo dựng sự
nghiệp.
Harris
đã xây dựng mối quan hệ với cả hai người, vươn lên cùng với những người đương
thời như Newsom, trong giai đoạn bà tạo lập được chỗ đứng trong thế giới chính
trị.
Sự
thăng tiến nhanh chóng của bà trong nền chính trị đầy biến động của San
Francisco được định hình bằng những ngày trong phòng xử án đại diện cho các nạn
nhân và những đêm tại các buổi dạ tiệc chính trị hào nhoáng.
Đây
cũng là khoảng thời gian Harris gặp một trong những người bạn thân nhất của
mình - và là nhà tài trợ quan trọng nhất - Laurene Powell Jobs, góa phụ của nhà
đồng sáng lập Apple Steve Jobs.
Jobs
đã góp 500 USD cho chiến dịch tranh cử năm 2003 của Harris để giành ghế công tố
viên trưởng quận San Francisco, và bà đã giành chiến thắng, đánh bại chính sếp
cũ của bà.
Hai
mươi năm sau, nhà từ thiện tỷ phú này đã quyên góp gần một triệu đô la cho chiến
dịch tái tranh cử của Biden-Harris, theo Tạp chí Fortune.
Người
ta không biết bà Jobs đã đóng góp trực tiếp bao nhiêu cho nỗ lực tranh cử tổng
thống của Harris, nhưng số tiền này được cho là đáng kể.
'Nguyên
tắc không có ngoại lệ'
Vào
ngày trước lễ Phục sinh năm 2004, chỉ bốn tháng sau khi Kamala Harris nhậm chức
công tố viên trưởng quận San Francisco, thành viên một băng đảng đã dùng một khẩu
súng AK-47 bắn chết một cảnh sát 29 tuổi tên là Isaac Espinoza.
Vụ
giết người đã làm cả thành phố bàng hoàng, với nhiều chính trị gia và những
thành viên nổi bật trong lực lượng cảnh sát kêu gọi áp dụng án tử hình.
Nhưng
Harris, người đã đưa việc phản đối án tử hình trở thành một phần quan trọng
trong chiến dịch chính trị của mình để trở thành công tố viên trưởng của thành
phố, thay vào đó, đã quyết định theo đuổi một bản án chung thân không ân xá.
Bà
đã công khai quyết định của mình chỉ 48 giờ sau vụ giết người, mà không thông
báo trước cho góa phụ của viên cảnh sát bị giết hại.
"Bà
ấy đã không gọi cho tôi," bà Espinoza nói với CNN vào năm 2019. "Tôi
không hiểu tại sao bà ấy lại lên máy quay để nói điều đó mà không nói chuyện với
gia đình tôi. Thậm chí không thể chờ cho đến khi ông ấy được chôn cất
sao?"
Phản
ứng dữ dội đã bùng lên. Phát biểu tại đám tang của viên cảnh sát, Thượng nghị
sĩ Feinstein đã yêu cầu kẻ giết người "phải trả giá đắt nhất".
Khi
bước ra khỏi buổi lễ nhà thờ, bà Espinoza nói với các phóng viên rằng nếu bà biết
bà Harris phản đối án tử hình, có lẽ bà đã không ủng hộ bà ấy.
“Nguyên
tắc phải được tuân thủ mà không có ngoại lệ,” bà Harris sau đó đã viết trong một
bài bình luận trên tờ San Francisco Chronicle, bảo vệ quyết định của mình.
Luật
sư dân quyền lâu năm John Burris, người ủng hộ quyết định của Harris vào thời
điểm đó, cho biết ông nghĩ rằng “về mặt chính trị, quyết định này không khôn
ngoan đối với bà ấy, nhưng đó là lập trường triết học mà bà ấy đã chọn”.
"Bà
ấy khá táo bạo trong lập trường của mình và bà ấy đã phải chịu rất nhiều chỉ
trích vì điều đó,” ông nói với BBC. “Đó là một lập trường khá tiến bộ.”
Sự
cố này có thể là dấu chấm hết cho tham vọng chính trị của bà, nhưng Harris, người
đã lớn lên cùng một bà mẹ đơn thân tại thành phố Oakland của tầng lớp lao động,
vẫn tiếp tục.
“Bà
ấy có phải là một người có năng khiếu chính trị không? Hoàn toàn không. Bà ấy
có tài năng bẩm sinh không? Có,” Brian Brokaw, người quản lý hai chiến dịch
thành công của Harris cho vị trí tổng chưởng lý California vào năm 2010 và
2014, cho biết.
“Đối
với bà ấy, chính trị là phương tiện để đạt được mục đích. Bà ấy tập trung vào kết
quả cuối cùng và tác động mà bà ấy có thể tạo ra đối với cuộc sống của mọi người
chứ không phải vào quá trình thực hiện những điều đó.”
Công
tố viên trưởng Kamala Harris khi đó tuyên bố tại một cuộc họp báo rằng bà sẽ
không theo đuổi một án tử hình cho kẻ giết cảnh sát
Bà
Harris dường như đã tiếp thu được một số bài học từ quyết định quan trọng đầu
tiên của bà với tư cách là công tố viên trưởng quận San Francisco.
Bốn
năm sau, bà lại từ chối theo đuổi án tử hình sau một vụ giết người ghê rợn,
nhưng lần này, bà hiểu rõ hơn quyết định của mình sẽ gây ra hậu quả như thế
nào.
Tony
Bologna đang lái xe ở San Francisco cùng ba người con trai thì xe của họ bị bắn.
Bologna và hai người con trai của ông thiệt mạng; người con trai thứ ba của ông
bị thương nặng.
Ngay
sau vụ giết người, cảnh sát đã bắt giữ Edwin Ramon Umaña, một thành viên không
có giấy tờ của băng đảng MS-13, người rõ ràng đã nhầm ông Bologna 49 tuổi với kẻ
thù không đội trời chung.
Lần
này, Harris đã chọn cách thông báo quyết định truy tố của mình cho bà Danielle,
vợ góa của ông Bologna, Matt Davis, người đại diện cho Danielle Bologna trong một
vụ kiện dân sự đối với chính quyền thành phố vào thời điểm đó, nhớ lại.
"Không
có gì ngạc nhiên khi bà Danielle có phản ứng rất quyết liệt và tiêu cực trước
tin tức này," ông Davis nói với BBC trong một cuộc phỏng vấn gần đây. “Bà ấy
nói rõ rằng bà ấy rất buồn. Kamala đã lắng nghe bà ấy và bày tỏ sự thông cảm của
mình nhưng vẫn khá kiên quyết.”
Cuộc
gặp gỡ đã để lại ấn tượng khó phai mờ trong lòng Davis.
Ông
đã kết bạn với Harris tại trường luật ở San Francisco và khi bà lần đầu tiết lộ
kế hoạch tranh cử chức công tố viên trưởng của quận, ông nhớ mình đã nghĩ rằng
bà không có cơ hội.
Nhưng
ông cho biết cuộc nói chuyện đau đớn ấy đã khiến ông nhận ra rằng mình đã đánh
giá thấp bà.
“Đó
(cuộc trò chuyện với góa phụ Danielle) là điều không hề dễ dàng,” ông Davis
nói.
Công
tố viên cấp tiến?
Trong
suốt sự nghiệp thực thi pháp luật của mình, bà Harris đã được các đồng minh tìm
cách xây dựng hình ảnh của bà là một "công tố viên cấp tiến" - người
cam kết cải cách tư pháp hình sự nhưng đồng thời cứng rắn với tội phạm.
Đó
là một ranh giới mỏng manh ở một thành phố tự do tại tiểu bang thiên tả lớn nhất
của đất nước, và những người chỉ trích ở cả hai phe chính trị đều cho rằng bà
đã không duy trì ranh giới này.
Với
tư cách là công tố viên trưởng của quận, bà đã áp dụng cái gọi là triết lý
"thông minh với tội phạm", bao gồm các sáng kiến nhằm giúp những người
phạm tội phi bạo lực không phải vào tù bằng cách đưa họ vào các chương trình
đào tạo nghề và đảm bảo những người phạm tội trẻ tuổi vẫn được đi học.
Niki
Solis là một luật sư tại văn phòng luật sư bào chữa công của San Francisco, người
đã làm việc đối diện với Harris vào đầu những năm 2000. Bà Solis cho biết bà
Harris đã tiếp thu những lo ngại của bà về cách những nạn nhân trẻ tuổi của nạn
buôn bán tình dục bị truy tố về tội mại dâm, thay vì được coi là nạn nhân.
"Tôi
nhận ra rằng bà ấy hiểu những vấn đề mà nhiều người tiền nhiệm của bà và nhiều
[công tố viên quận] trên khắp tiểu bang đã không hiểu hoặc thậm chí không công
nhận," bà Solis cho biết.
Trump
và các đồng minh cánh hữu của ông đã tìm cách nhấn mạnh vào giai đoạn này trong
sự nghiệp của bà, miêu tả bà là một phần của "giới tinh hoa tự do San
Francisco".
Nhưng
đối với phe cánh tả, bà bị cáo buộc là không đủ tư tưởng cải cách, một số người
trên mạng xã hội gọi bà là "Kamala cảnh sát".
Nhưng
vào thời điểm bà Harris được bầu làm tổng chưởng lý California, vào năm 2010,
khuynh hướng tiến bộ của bà dường như đã nhường chỗ cho chủ nghĩa thực dụng
chính trị.
"Bà
ấy đang tìm kiếm một hình ảnh nổi bật hơn ở cấp quốc gia. Bà ấy muốn tạo dấu ấn.
Nhiều người tin rằng bà Harris sẽ có những bước tiến quan trọng trong sự nghiệp
chính trị của mình," Gil Duran, người đã làm việc cho bà Harris tại văn
phòng tổng chưởng lý trong vài tháng, cho biết.
"Văn
phòng tổng chưởng lý - thường là một nơi nhàm chán - giờ đây đã trở thành nhà của
một ngôi sao đang lên."
Trên
sân khấu quốc gia, bà Harris bắt đầu tạo dấu ấn.
Vào
năm 2012, sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, bà Harris đã đe dọa sẽ từ bỏ
các cuộc đàm phán về một thỏa thuận tài chính giữa các tổng chưởng lý tiểu bang
và năm ngân hàng Hoa Kỳ.
California
dự kiến sẽ nhận được khoảng bốn tỷ USD trong thỏa thuận ban đầu và cuối cùng
Harris đã đảm bảo được 18 tỷ USD cho tiểu bang này.
Ban
vận động của bà Harris đã nêu bật trường hợp này trong quá trình vận động tranh
cử như một bằng chứng nữa cho thấy bà sẵn sàng chống lại các tổ chức, cá nhân
có ảnh hưởng xã hội hoặc chính trị.
Nhưng
các báo cáo gần đây hơn cho thấy chỉ có 4,5 tỷ USD trong số tiền đền bù cuối
cùng được chuyển cho những chủ nhà ở California đã bị các chủ nợ lừa đảo.
Trong
những động thái khiến một số người theo chủ nghĩa tự do tức giận, bà đã triển
khai một chương trình chống trốn học trên toàn tiểu bang, một số công tố viên
quận đã sử dụng chương trình này để bắt giữ phụ huynh.
Và
bà đã bất chấp lệnh của Tòa án Tối cao về giảm tình trạng quá tải trong các nhà
tù của tiểu bang.
Bà
cũng đã đảo ngược lập trường trước đây của mình về án tử hình vào năm 2014 khi,
với tư cách là tổng chưởng lý, bà đã kháng cáo phán quyết của tòa án cấp dưới
cho rằng án tử hình là vi hiến. Thế là giờ đây, công tố viên từng từ chối đề
nghị án tử hình đối với những kẻ giết người bạo lực với lập luận rằng "các
nguyên tắc phải được áp dụng và không có ngoại lệ" đang bảo vệ quyền của
nhà nước trong việc áp dụng hình phạt tử hình.
Hadar
Aviram, một giáo sư về tư pháp hình sự và dân quyền đã kiến nghị Harris giữ
nguyên quyết định, là một trong nhiều người chỉ trích lập trường của bà.
"Bạn
không có nghĩa vụ phải bảo vệ những điều bất công về mặt đạo đức," bà
Hadar Aviram nói với CNN vào năm 2019 về vụ việc. "Nếu bạn thực sự tin rằng
chúng bất công về mặt đạo đức và bạn có cơ hội để lên tiếng, tôi nghĩ rằng đó
là điều bắt buộc phải làm".
Cựu
công tố viên thành phố San Francisco Louise Renne, người đã làm việc với Harris
khi bà mới rời Oakland, cho biết làn sóng chỉ trích mà bà Harris phải đối mặt
vì ủng hộ án tử hình là không công bằng.
"Vấn
đề là khi bạn là tổng chưởng lý tiểu bang, bạn phải bảo vệ luật pháp. Đó là
nghĩa vụ của bạn," bà nói với BBC. "Tôi không coi đó là điểm yếu hay
xem đó là một sự chỉ trích hợp tình hợp lý."
Nhưng
bà Harris đã chọn lọc luật mà bà thực thi.
Vào
năm 2004, khi Gavin Newsom, lúc bấy giờ là thị trưởng San Francisco, quyết định
cho phép tổ chức đám cưới đồng giới, vi phạm luật tiểu bang, Harris đã giúp chủ
trì một số buổi lễ cưới, gọi đó là "những khoảnh khắc vui vẻ nhất"
trong sự nghiệp của bà.
Hồ
sơ dài của bà với tư cách là một công tố viên sẽ gây ra những vấn đề khó khăn
cho bà Harris, khi bà, sau khi được bầu vào Thượng viện Hoa Kỳ năm 2016, quyết
định ra chạy đua giành đề cử tổng thống của Đảng Dân chủ.
Bà
đã chọn khởi động chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2020 của mình chỉ cách Tòa
án Quận Alameda vài dãy nhà, cũng chính là nơi bà lần đầu tiên bà phát biểu câu
"vì người dân" - câu nói sau này trở thành một phần trong khẩu hiệu
tranh cử của bà.
Nhưng
giữa lúc bà đang vận động tranh cử, George Floyd, một người đàn ông da đen
không vũ trang, bị một cảnh sát giết chết trong một vụ bắt giữ, làm dấy lên làn
sóng phản đối nạn phân biệt chủng tộc trên toàn quốc và đòi hỏi cải cách tư
pháp hình sự.
Việc
bà từng bảo vệ án tử hình và phản đối cải cách nhà tù đã khiến bà bị cánh tả
trong đảng chỉ trích.
Bà
đã từ bỏ cuộc đua giành chức tổng thống khi mà các cuộc bầu cử sơ bộ để chọn ra
một ứng cử viên Dân chủ còn chưa bắt đầu.
Thay
đổi lập trường
Giờ
đây, khi tranh cử tổng thống với đối thủ Donald Trump, bà Harris một lần nữa
kêu gọi người ủng hộ chú ý đến uy tín công tố của mình, nhưng bà thay đổi cách
trình bày về những điều này, trong một bầu không khí chính trị mới.
Trong
khi nhiều thành phố, bao gồm cả San Francisco, đã thử nghiệm các cuộc cải cách
tiến bộ đối với hoạt động của cảnh sát sau vụ sát hại Floyd, thì sự gia tăng tội
phạm và tình trạng vô gia cư trong đại dịch đã gây ra phản ứng dữ dội của công
chúng đối với các chính sách được gọi là "mềm mỏng với tội phạm".
Đảng
Cộng hòa cũng tập trung nhiều vào thông điệp chính trị xung quanh tội phạm và
an toàn công cộng trong những năm gần đây.
Quá
khứ làm công tố viên của bà Harris không còn là gánh nặng nữa, và trong cuộc
đua với cựu tổng thống đầu tiên bị kết trọng tội, câu chuyện này phù hợp với thời
điểm chính trị hiện nay.
Đáng
chú ý là tại Đại hội toàn quốc của Đảng Dân chủ vào mùa hè vừa qua, việc bãi bỏ
án tử hình đã bị loại khỏi cương lĩnh của đảng này.
Và
trong khi vào năm 2020, Harris đã tìm cách giành được sự ủng hộ của những người
Dân chủ thiên tả, thì hiện tại bà đang công khai gạ gẫm những người Cộng hòa ôn
hòa có thể đã chán Trump.
Để
làm được điều đó, bà đã thay đổi một số lập trường của mình - từ an ninh biên
giới đến chăm sóc sức khỏe một bên chi trả (tức chính sách nhà nước chi trả
thông qua cơ chế bảo hiểm y tế) - để trở nên gần gũi hơn với các quan điểm
trung dung hoặc ôn hòa.
Điều
này đã dẫn đến những lời cáo buộc từ những người đối lập rằng bà là người hay
thay đổi quan điểm.
Bà
Harris là "một tắc kè hoa", người đồng hành của Trump, Thượng nghị sĩ
Ohio JD Vance, nói với CNN vào tháng Tám. "Bà ta giả vờ là một thứ gì đó
trước một nhóm khán giả và bà ta giả vờ là một thứ gì đó khác trước một nhóm
khán giả khác."
Nhưng
ông Duran, cựu đồng nghiệp của Harris tại văn phòng tổng chưởng lý, coi đó
không phải là sự thận trọng trong chính trị mà đơn giản là dấu hiệu cho thấy sự
thực dụng trong chính trị của bà.
"Tôi
nghĩ bà ấy có niềm tin nhưng thực sự rất khó để vận động tranh cử chỉ dựa trên
niềm tin của mình, thường là vậy," ông nói. "Kamala Harris mà chúng
ta thấy bây giờ rất bị chi phối bởi các cuộc khảo sát ý kiến và nhóm khảo
sát."
Harris
thực sự đại diện cho điều gì là một câu hỏi đã ám ảnh bà trong suốt sự nghiệp của
mình - và tiếp tục theo bà trong suốt quá trình tranh cử vào Phòng Bầu dục.
Nhưng đối với ông Brokaw, cựu giám đốc chiến dịch của bà, bà luôn hành động
theo cách của riêng mình.
"Bà
ấy đã tự tạo ra con đường của riêng mình và bỏ lại phía sau rất nhiều người đã
coi thường và đánh giá thấp bà ấy," ông nói.
No comments:
Post a Comment