NGA
GÂY RA MỐI ĐE DỌA HẠT NHÂN
Ian Traynor từ Mátxcơva
NGA GÂY RA MỐI ĐE DỌA HẠT NHÂN
Ian
Traynor từ Mátxcơva
Thứ
sáu, ngày 14 tháng 1 năm 2000 03:48 GMT
Phúc
Lai GB / Phúc
Lai dịch
Nga
đã sửa đổi học thuyết quốc phòng của mình để dễ dàng nhấn nút bấm hạt nhân
trong một cuộc khủng hoảng quốc tế, đồng thời tuyên bố rõ ràng rằng phương Tây
là một thế lực thù địch cần phải chống lại.
Một
chiến lược an ninh quốc gia mới do quyền tổng thống Vladimir Putin ban hành vào
thứ Hai và sẽ được công bố vào hôm nay đánh dấu sự thay đổi triệt để trong quan
điểm của Nga về thế giới. Nó mở ra chính sách “kiềm chế hạt nhân mở rộng” trong
khi cam kết chống lại các nỗ lực thống trị toàn cầu của phương Tây.
Sự
thay đổi chiến lược này hạ thấp ngưỡng mà Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân và
là động thái chính sách đối ngoại đầu tiên mà ông Putin thực hiện kể từ khi
thay thế Boris Yeltsin tại Điện Kremlin vào đêm giao thừa.
Chiến
lược của ông Yeltsin, được ban hành vào tháng 12 năm 1997, tuyên bố rằng vũ khí
hạt nhân chỉ có thể được sử dụng “trong trường hợp đe dọa đến sự tồn tại của
Liên bang Nga với tư cách là một quốc gia có chủ quyền.”
Văn
bản mới nêu rõ rằng việc sử dụng vũ khí hạt nhân là cần thiết “để đẩy lùi hành
động xâm lược có vũ trang nếu mọi biện pháp khác để giải quyết tình hình khủng
hoảng đã cạn kiệt hoặc trở nên không hiệu quả.”
Chiến
lược mới nới lỏng đáng kể các hạn chế khi sử dụng đến lựa chọn hạt nhân. Điều
này một phần là do thực tế là Nga vẫn sở hữu một kho vũ khí hạt nhân lớn, nhưng
lực lượng thông thường của nước này lại thiếu khả năng sẵn sàng chiến đấu.
“Đây
là những thay đổi rất đáng kể,” một chuyên gia về quân sự, Sergei Sorkut, cho biết. “Sự tập
trung vào vũ khí hạt nhân đã thay đổi. Giờ đây, chúng có thể được sử dụng trong
các tình huống khủng hoảng.”
Chiến
lược của Putin có lập trường đối đầu nhiều hơn đối với phương Tây, một cuộc cải
tổ chính sách được thúc đẩy bởi sự bành trướng của NATO vào các quốc gia thuộc
Hiệp ước Vác-xa-va trước đây và cuộc chiến do Hoa Kỳ lãnh đạo chống lại Nam Tư
cũ vào năm ngoái.
Trong
khi chiến lược năm 1997 nói về “quan hệ đối tác” với phương Tây và tuyên bố rằng
không có mối đe dọa xâm lược quân sự nào đối với Nga, thì báo cáo mới lại nói rằng
hai “khuynh hướng loại trừ lẫn nhau” hiện đang đấu tranh quyết liệt trên phạm
vi toàn cầu.
Báo
cáo nói rằng “thế giới đa cực” do ông Yeltsin thúc đẩy, người tìm cách đưa Ấn Độ
và Trung Quốc vào làm đồng minh, đang xung đột với “phương Tây do Hoa Kỳ lãnh đạo”
nhằm mục đích sử dụng sức mạnh quân sự của mình để thống trị các vấn đề thế giới.
Không
rõ chiến lược mới có thể có ý nghĩa gì đối với hiệp ước Đối tác vì Hòa bình của
NATO, đã nhất trí xoa dịu Nga trong các cuộc đàm phán để kết nạp Ba Lan,
Hungary và Cộng hòa Séc vào liên minh. Mátxcơva đã đóng băng sự tham gia của
mình vào năm ngoái để phản đối cuộc chiến của NATO ở Kosovo mặc dù có hơn 3.000
quân Nga đang phục vụ trong lực lượng gìn giữ hòa bình do NATO lãnh đạo.
Bình
luận của Nga về tài liệu dài 21 trang bị rò rỉ cho biết tài liệu này đã nêu rõ
rằng “thuật ngữ ‘quan hệ đối tác’ đã trở thành quá khứ.”
Các
nhà phân tích của Mátxcơva cho biết, sự thay đổi triệt để trong học thuyết hạt
nhân là “một sự phát triển hoàn toàn hợp lý” bảo vệ chính sách mới “kiềm chế hạt
nhân mở rộng.”
“Nga
sẽ không chỉ sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả một cuộc tấn công hạt nhân mà
còn để đáp trả một cuộc tấn công thông thường khi không còn cách nào khác.”
Giọng
điệu thù địch dường như đóng dấu một quá trình kéo dài của sự vỡ mộng với
phương Tây.
“Một
học thuyết quân sự mới của Nga, phù hợp với chiến lược an ninh quốc gia của
Putin, dự kiến sẽ được tổng thống lâm thời phê chuẩn vào tháng Hai,” – Sergei
Ivanov, một đồng minh thân cận của Putin và là thư ký của hội đồng an ninh có ảnh
hưởng của Điện Kremlin – cho biết.
Một
bản dự thảo học thuyết quân sự, được công bố vào tháng 10 năm ngoái, cũng đã chỉ
trích Hoa Kỳ và NATO nhưng đã thu hút nhiều bình luận tiêu cực ở Mátxcơva và
nhiều người cho rằng nó sẽ được giảm bớt.
Sắc
lệnh của ông Putin hôm thứ Hai xác nhận rằng điều này sẽ không xảy ra, mặc dù
ông Ivanov cho biết những thay đổi đối với học thuyết quân sự vẫn là “cần thiết.”
Tuy
nhiên, theo một cách hòa giải hơn, Igor Sergeyev, Bộ trưởng Quốc phòng, cho biết
ông tin tưởng rằng quốc hội mới tại Mátxcơva, dự kiến họp vào tháng này, sẽ sớm
phê chuẩn hiệp ước kiểm soát vũ khí Start-2 với Hoa Kỳ.
Ông
Putin được biết đến là người ủng hộ việc phê chuẩn và ông muốn quốc hội hành động
trước cuộc bầu cử tổng thống Nga vào ngày 26 tháng Ba, một cuộc đua mà việc ông
sẽ giành chiến thắng đang nhận được được sự kỳ vọng rộng rãi.
Thời
điểm thông qua chiến lược an ninh trong tuần này và học thuyết quân sự vào
tháng tới cũng thể hiện hành động vận động tranh cử của ông Putin, người có
thông điệp chính gửi đến cử tri là ông sẽ khôi phục vị thế cường quốc của Nga.
Chiến
lược mới cũng nhấn mạnh hơn vào các mối đe dọa đối với Nga từ chủ nghĩa ly
khai, khủng bố và tội phạm có tổ chức, và, trong một tham chiếu gián tiếp đến
cuộc chiến ở Chechnya, đưa ra một tuyên bố thẳng thắn hơn về thời điểm Nga có
thể triển khai lực lượng vũ trang trong nước “theo đúng hiến pháp.”
Link
gốc:
https://www.theguardian.com/.../jan/14/russia.iantraynor2
----------------
Tôi
đưa bài báo cũ mèm này lên vì chuẩn bị cho bài tối hôm nay sẽ có nội dung liên
quan đến nó. Số là, lan truyền một bài của Jeffrey Sachs được ai đó dịch lại
như sau, tôi sẽ post nguyên, không sửa gì, kể cả các lỗi chế bản.
Jeffrey
Sachs tóm tắt nguyên nhân của cuộc chiến ở Ukraine với quan điểm khách quan và
chi tiết.
Đây
không phải là một cuộc tấn công của Putin vào Ukraine, như hiện nay ngày nào
chúng ta cũng đang được nghe như thế.
Chuyện
bắt đầu từ năm 1990. Ngày 9 tháng Hai năm 1990. James Baker III, ngoại trưởng của
chúng ta nói với Mikhail Gorbachev: “NATO sẽ không dịch chuyển về phía đông dù
chỉ một inch… nếu ông đồng ý với thống nhất nước Đức… về căn bản là kết thúc
hoàn toàn thế chiến 2.”
Gorbachev
nói, việc đó rất quan trọng, đúng thế, NATO không dịch chuyển và chúng tôi đồng
ý thống nhất nước Đức.
Hoa
Kỳ đã lừa dối. Bắt đầu ngày từ năm 1994 khi Clinton ký thông qua, về bản chất,
là một kế hoạch mở rộng NATO đến tận Ukraine. Đó là lúc khi những người neocons
(tân bảo thủ) lên nắm quyền. Và Clinton là một trong những tác nhân đầu tiên và
NATO bắt đầu mở rộng vào năm 1999 với bằng Ba Lan, Hungary và Cộng hòa Séc.
Vào
thời điểm đó Nga không bận tâm lắm, vì không sát biên gới Nga, ngoại trừ vùng
Königsberg (Kaliningrad). Ngoài chuyện biên giới đó thì không có mối đe dọa trực
tiếp nào.
Sau
đó Hoa Kỳ tiến hành ném bom Serbia vào năm 1999. Nhân tiện, cuộc ném bom ấy rất
tồi tệ, bởi vì nó đã sử dụng lực lượng của NATO, để ném bom một thủ đô nước
châu Âu — Belgrade — trong 78 ngày để phá vỡ một đât nước (lúc đó Liên bang Nam
Tư gồm 2 nước Serbia và Montenegro, đây là giai đoạn cuối cùng của Liên bang
Nam Tư trước khi hoàn toàn tan rã — chú thích của biên tập).
Nga
không thích chuyện đó lắm. Nhưng Putin lên làm tổng thống, họ cố nuốt chuyện
đó, dù họ có phàn nàn. Ban đầu, ngay cả chính Putin cũng ủng hộ châu Âu, ủng hộ
Mỹ, đã từng hỏi liệu chúng tôi (Nga) có thể gia nhập NATO. Khi lúc đó vẫn còn ý
tưởng quan hệ tôn trọng lẫn nhau.
Rồi
đến sự kiên 11 tháng 9, rồi đến chiến tranh ở Afghanistan và Nga nói, chúng tôi
ủng hộ các bạn, chúng tôi hiểu nguồn cội của nạn khủng bố.
Nhưng
rồi có 2 hành động có tính quyết định: năm 2002, Hoa Kỳ đơn phương rút ra khỏi
Hiệp ước Chống Tên lửa Đạn đạo. Đây có thể là một sự kiện quyết định, chưa bao
giờ được thảo luận, nhưng trở thành bản lề để Hoa Kỳ bố trí các hệ thống tên lửa
ở Đông Âu, điều mà Nga coi rằng là mối đe dọa rõ ràng và trực tiếp.
Trong
các năm 2004-2005, chúng ta (Mỹ) liên quan đến hoạt động mềm thay đổi chính quyền
ở Ukraine. Nhưng đến năm 2009 Yanukovych vẫn thắng cử và trở thành tổng thống từ
năm 2010 và theo đuổi tính trung lập của Ukraine. Chuyện đó khiến chúng ta phải
nguội đi một chút bởi vì các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy họ không muốn gia nhập
NATO. Họ biết đất nước đang bị chia rẽ giữa người dân tộc Nga ở Ukraine. Chúng
tôi (người Ukraine) phải làm gì với việc này. Chúng tôi muốn tránh xa với những
vấn đề của các bạn.
Đến
14 tháng Hai năm 2014, Hoa Kỳ can dự vào hành động lật đổ Yanukovych. Không thể
nghi ngờ, đó chính là một chiến dịch thay đổi chế độ rất đặc trưng kiểu Mỹ.
Và
người Nga đã gia ơn cho chúng ta. Họ đã tóm được một cuộc gọi điện thoại rất xấu
xí, giữa Victoria Nuland – bây giờ là đồng nghiệp của tôi ở trường Đại học
Columbia. Cuộc điện thoại giữa bà ấy với Đại sứ Mỹ tại Ukraine Geoffery Pyatt –
người hiện nay vẫn đang là quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Và họ
nói về việc thay đổi chế độ. Hai người nói, ai sẽ nắm chính phủ kế tiếp.
Tất
cả những chuyện này để nói lên Hoa Kỳ biết, đã đến lúc NATO sự thực sẽ mở rộng.
Còn Putin vẫn nói DỪNG LẠI. Các bạn đã hứa không mở rộng NATO, vẫn là như thế.
Nhân
tiện, tôi quên chưa nhắc đến năm 2004, các nước Estonia, Latvia, Lithuania,
Bulgaria, Romania, Slovakia, Slovenia — thêm bảy nước nữa đã gia nhập NATO —
không dịch chuyển về phía đông dù chỉ một inch. Thế đấy.
Đó
là một câu chuyện dài. Nhưng Hoa Kỳ vẫn tiếp tục bác bỏ ý tưởng KHÔNG mở rộng
NATO đến sát biên giới Nga, với bối cảnh chúng ta đang bố trí những hệ thống
tên lửa chết tiệt ở đó, sau khi xé bỏ hiệp định năm 2019, chúng ta ra khỏi Hiệp
định Lực lượng Hạt nhân tầm trung.
Và
đến 15 tháng Mười Hai năm 2021, Putin đặt lên bàn một “dự thảo thỏa thuận An
ninh Nga-Mỹ”, các bạn có thể đọc dự thảo này trên Internet. Cơ bản của thỏa thuận
này là không mở rộng NATO.
Một
tuần sau đó, tôi đã gọi điện đến Nhà Trắng, năn nỉ họ hãy chấp thuận đàm phán,
Putin đã đề nghị gì đó, để tránh cuộc chiến này. — Ôi Jeff, sẽ không có chiến
tranh đâu. Chuyện NATO không mở rộng đã thông báo rồi. Đừng lo, NATO sẽ không mở
rộng. Tôi nói: — Ồ, các bạn sắp có chiến tranh vì một chuyện sẽ không xảy ra (mở
rộng NATO). Sao các bạn không thông báo cho ông ấy (Putin). — Anh ta nói,
không, không, chính sách của chúng ta là cánh cửa luôn mở. Đó là Jake Sullivan
— chính sách của chung ta là cách cửa mở. — Cánh cửa mở để mở rộng NATO. — Đó
là thể loại vớ vẩn. Các anh không thể đặt căn cứ quân sự ở bất cứ nơi nào các
anh muốn mà lại mong chờ hòa bình trên thế giới này.
Họ
đã bác bỏ đàm phán. Rồi chiến dịch quân sự đặc biệt bắt đầu.
Và
năm ngày sau, Zelensky nói, OK, trung lập OK. Lúc đó Hoa Kỳ và Anh nói: không
được đâu! Các bạn phải đánh tiếp đi. Có chúng tôi đứng sau. Chúng tôi không có
các bạn đứng trước, tất cả các bạn sẽ chết, nhưng chúng tôi đứng đằng sau. Và
chúng ta đẩy họ ra tiền tuyến. Và đó là cho đến nay thêm 600.000 người Ukraine
chết kể từ khi Boris Johnson bay đến Kiev, để nói với người Ukraine hãy dũng cảm
lên.
__
Jeffrey
Sachs là một nhà kinh tế học nổi tiếng, giáo sư tại Đại học Columbia và là giám
đốc của Trung tâm Phát triển Bền vững. Ông được biết đến với những đóng góp
trong lĩnh vực phát triển kinh tế, giảm nghèo và chính sách môi trường. Sachs
cũng là một trong những người đứng đầu trong việc thúc đẩy các mục tiêu phát
triển bền vững của Liên Hợp Quốc. Ông đã tư vấn cho nhiều quốc gia trong quá
trình chuyển đổi kinh tế và đã viết nhiều sách và bài báo về các vấn đề kinh tế
toàn cầu.
Jeffrey
Sachs đã từng làm cố vấn cho nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế. Ông đã tư vấn
cho các chính phủ trong quá trình chuyển đổi kinh tế, đặc biệt là ở các nước
Đông Âu sau khi Liên Xô tan rã. Ngoài ra, ông cũng đã làm việc với các tổ chức
như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Liên Hợp Quốc, đóng góp
vào các chiến lược phát triển kinh tế và giảm nghèo. Sachs nổi tiếng với vai
trò cố vấn cho Tổng thống Bolivia và Tổng thống Nga Boris Yeltsin trong những
năm 1990.
HÌNH
:
https://www.facebook.com/photo?fbid=1144440207687915&set=pcb.1144440534354549
The
Guardian
https://www.facebook.com/photo?fbid=1144440294354573&set=pcb.1144440534354549
Jeffrey
Sachs
No comments:
Post a Comment