Saturday, 9 November 2024

HẢI QUÂN PHÁP TRIỂN KHAI NHÓM TÀU SÂN BAY ĐẾN KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG (RFA)

 



Hải quân Pháp triển khai nhóm tàu sân bay đến khu vực châu Á -Thái Bình Dương

RFA

2024.11.08

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/france-navy-carrier-asia-pacific-11082024091822.html 

 

Hải quân Pháp đang có kế hoạch triển khai nhóm tàu tấn công gồm tàu sân bay đến khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/france-navy-carrier-asia-pacific-11082024091822.html/@@images/image

Tàu sân bay FS Charles de Gaulle của Hải quân Pháp và các tàu hộ tống cùng tàu của Hải quân Hoàng gia Australia, Lực lượng phòng vệ Biển Nhật Bản và Hải quân Mỹ tập trận chung ở Vinhj Bengal hôm 16/5/2019    (Clarisse Dupont / service d'Info/French Navy)

 

Pháp đang chuẩn bị triển khai tàu sân bay chỉ huy Charles de Gaulle trong vòng bốn tuần nữa, theo thông báo từ hải quân nước này, vào khi có những thông tin cho rằng nhóm tàu sân bay sẽ hướng đến khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

 

Hải quân Pháp trong thông cáo báo chí mới đây cho biết, các thuyền viên trên tàu sân bay Charles de Gaulle đã thực hiện khoá huấn luyện ba tuần từ ngày 4 đến 25 tháng 10 ở khu vực Địa Trung Hải nhằm có lại được khả năng hoạt động sau một thời gian ngưng hoạt động kỹ thuật kéo dài gần bốn tháng.

 

Các thuỷ thủ giờ đây bước vào việc chuẩn bị hoạt động và hậu cần bốn tuần cuối trên bờ trước đợt triển khai mới của tàu trong nhóm tàu tác chiến bao gồm tàu sân bay, hải quân Pháp cho biết nhưng không nói rõ chi tiết nhóm tàu tấn công sẽ đi đâu.

 

Trước khi có thông báo của hải quân Pháp, trang tin Navy News đã dẫn lời một sĩ quan cấp cao của Pháp cho biết, lần triển khai kéo dài nhiều tháng sắp tới sẽ diễn ra ở vùng đông Địa Trung Hải, Biển Đỏ, Ấn Độ Dương, “và có thể vươn xa tới Thái Bình Dương”.

 

Nhóm tàu tấn công bao gồm tàu sân bay có thể sẽ có chuyến thăm lịch sử đầu tiên tới Nhật Bản và Philippines, trang tin có trụ sở ở Paris cho biết.

 

Ngoài tàu sân bay Charles de Gaulle, nhóm tàu tấn công còn có thể bao gồm nhiều tàu chiến, một tàu ngầm tấn công chạy bằng hạt nhân, một tàu hỗ trợ hậu cần, một số tàu hỗ trợ khác. Máy bay tham gia nhóm tàu sẽ bao gồm hai chiếc E-2C Hawkeye AEW, 24 chiếc Rafale Marine, và bốn máy bay trực thăng.

 

Khoảng 3.000 thuỷ thủ và phi công sẽ tham gia vào nhiều cuộc tập trận trong lần triển khai này, bao gồm cả một cuộc tập trận chung quốc tế “tập trung vào chủ đề an ninh biển ở eo Indonesia” - trang Navy News cho biết.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/france-navy-carrier-asia-pacific-11082024091822.html/frencharmforce.jpeg/@@images/c26e7aa6-2d71-411c-be6b-0ecaad2e6359.png

Tàu hộ vệ Prairial ở vùng biển Philippines hôm 18/10/2024. Hình: French Armed Forces

 

 

Phản ứng của Trung Quốc

 

“Lần triển khai này có ý nghĩa lớn vì nó đánh dấu một sự mở rộng quan trọng sự hiện diện của Pháp ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương” - ông Benjamin Blandin, người điều phối của Hội đồng Yokosuka nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương, cho biết.

 

“Kể từ sau thông báo về Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của Pháp vào năm 2019, sự hiện diện quân sự của Pháp trong khu vực đã thực sự gia tăng và đa dạng hoá” - ông Blandin nói với RFA.

 

Hồi tuần trước, Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết, một tàu của hải quân Pháp đã đi qua Eo biển Đài Loan từ phía nam lên phía bắc. Đáng chú ý, tàu hộ vệ hạng Floreal là Prairial (F731) đã đi qua phần phía tây của đường ranh giới gần với Trung Quốc, không giống như các tàu của Mỹ và Canada thường chỉ đi qua phần phía đông của đường ranh giới gần với Đài Loan.

 

Bắc Kinh không đưa ra phản đối ngay lập tức với chuyến đi này nhưng tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc có bài viết lên án việc triển khai nhóm tàu sân bay Charle d Gaulle đến khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

 

Hoàn Cầu Thời Báo dẫn lời các nhà phân tích nói rằng việc triển khai này là “một nỗ lực của NATO nhằm mở rộng vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương, phá hoại hoà bình và ổn định khu vực”.

 

Zhang Junshe, một chuyên gia quân sự của Trung Quốc nói với Hoàn Cầu Thời Báo rằng dù Pháp là nước duy nhất ngoài Hoa Kỳ có tàu sân bay chạy bằng hạt nhân, sức mạnh của Pháp trong lĩnh vực này vẫn còn hạn chế.

 

Zhang cảnh báo rằng “không có quốc gia hay người dân nào ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương muốn các lực lượng từ bên ngài vào xây dựng sự hiện diện quân sự trong khu vực để gieo bất đồng và làm gia tăng căng thẳng trong khu vực”.

 

 

Người Pháp quay lại

 

Paris đã có một lịch sử can thiệp lâu dài vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương sau một giai đoạn khá yên lặng, dường như nước này đang thực hiện một sự quay lại chiến lược.

 

Pháp có nhiều thoả thuận về vũ khí ở châu Á - Thái Bình Dương, với Indonesia và Singapore, và gần đây nhất là dự án trợ giúp trị giá 438 triệu đô la nhằm cung cấp 40 tàu tuần duyên và trợ giúp hậu cần cho Tuần duyên Philippines.

 

“Philippines có thể coi đây là bước quan trọng trong sự hiện diện chiến lược của Pháp ở khu vực” - ông Blandin nhận định.

 

Pháp và Philippines đã đồng ý sẽ tăng cường hợp tác vào tháng 12/2023, và vị trí tham tán quân sự của Pháp đã được thiết lập ở Philippines vào tháng 5 năm nay.

 

Tàu khu trục Vendémiaire đã tham gia cuộc tập trận Balikatan (Vai Kề Vai) vào tháng 4 và khu trục hạm Bretagne đã ghé cảng ở Manila từ ngày 31/5 đến ngày 4/6 vừa qua. Tàu hộ vệ Prairial gần đây đi qua Eo biển Đài Loan cũng đã thực hiện một chuyến thăm thiện chí đến Cebu (Philippines) từ ngày 22 đến 25/10.

 

“Quân đội Pháp đang trong quá trình đàm phán về một thoả thuận cho các chuyến thăm tới Philippines, hy vọng sẽ hoàn tất vào quý đầu năm 2025”, ông Blandin cho biết. “Paris muốn đặt tên của mình trở lại vào bản đồ khu vực” - ông nói thêm.

_____________

 

Vì sao Trung Quốc để yên cho Việt Nam xây đảo nhân tạo?

Cải tạo đảo ở Trường Sa, Việt Nam muốn gửi thông điệp gì đến Bắc Kinh?

Việt Nam xây dựng đường băng trên Bãi Thuyền Chài thuộc Trường Sa

Việt Nam tăng cường khả năng chiến lược tại Biển Đông

____________

Tin, bài liên quan

Tin Quốc tế

 

Indonesia nói đã đuổi tàu Hải giám Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp

Hải quân Hoa Kỳ và Philippines tập trận chung Sama Sama ở Biển Đông

Malaysia tiếp tục hoạt động thăm dò dầu khí tại Biển Đông

Ngoại trưởng Mỹ lên án hành động của Trung Quốc ở Biển Đông tại diễn đàn ASEAN

Philippines đối đầu Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông tại Hội nghị ASEAN

 






No comments:

Post a Comment

View My Stats