Monday, 5 February 2024

VIỆT NAM VƯỢT TRUNG QUỐC, XUẤT KHẨU HÀNG HÓA SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC NGƯỜI UYGHUR VÀO HOA KỲ (RFA)

 



 

Việt Nam vượt Trung Quốc, xuất khẩu hàng hoá sử dụng lao động cưỡng bức người Uyghur vào Mỹ

RFA

2024.02.04

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-overtakes-china-as-largest-exporter-of-goods-made-with-uyghur-forced-labor-02042024084024.html

 

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-overtakes-china-as-largest-exporter-of-goods-made-with-uyghur-forced-labor-02042024084024.html/@@images/c8cde75f-22e8-41dc-8f3d-81205d7e94c5.jpeg

Nông dân Trung Quốc đang thu hoạch bông ở Tân Cương năm 2015 (minh hoạ).  AFP

 

Việt Nam trong năm 2023 đã vượt Trung Quốc, trở thành quốc gia xuất khẩu nhiều nhất các mặt hàng dệt may sử dụng lao động cưỡng bức người Uyghur (Duy Ngô Nhĩ) vào Mỹ, theo số liệu của Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ.

 

Đây là lần đầu tiên Việt Nam vượt Trung Quốc trong lĩnh vực này kể từ năm 2021 khi Hoa Kỳ thông qua Đạo luật bảo vệ lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ (UFLPA). Đạo luật được bắt đầu áp dụng vào tháng 6/2022.

 

Trong năm 2023, các mặt hàng giày dép, dệt may xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ đạt 19,14 triệu đô la, trong số này 10,22 triệu đô la trị giá hàng hoá đã bị phía Mỹ từ chối, theo số liệu của Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ.

 

Trung Quốc đứng thứ hai sau Việt Nam với trị giá hàng dệt may và giày dép xuất khẩu vào Mỹ năm 2023 là 17,70 triệu đô la, trong số này 1,29 triệu đô la trị giá hàng bị từ chối.

 

Việt Nam xuất khẩu tổng số 398 lô hàng dệt may và giày dép vào Mỹ năm 2023, trong số này có 242 lô hàng bị từ chối, 45 lô hàng vẫn đang chờ xem xét.

 

Ngoài các mặt hàng dệt may và giày dép, các mặt hàng điện tử và vật liệu chế tạo công nghiệp của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ cũng bị từ chối do sử dụng lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ.

 

Theo số liệu mới công bố của chính phủ Mỹ, trong tổng số 1.773 lô hàng xuất vào Mỹ của Việt Nam có 1.095 lô hàng bị từ chối, 171 lô hàng vẫn đang chờ xem xét.

 

Trung Quốc bị cáo buộc sử dụng lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương để sản xuất vật liệu sợi bông cho ngành dệt may và polysilicon được sử dụng trong các tấm quang điện.

 

Hồi tháng 11 năm ngoái, Reuters loan tin cho biết Việt Nam đang phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ hơn của Mỹ về lao động cưỡng bức Trung Quốc, nước này đứng thứ hai sau Malaysia về các lô hàng bị Mỹ kiểm soát và từ chối.

 

Chính phủ Việt Nam hiện chưa đưa ra bình luận gì về những thông tin mới này.

 

---------------------------------

Tin, bài liên quan

TIN VIỆT NAM

 

 




No comments:

Post a Comment

View My Stats