Friday, 2 February 2024

KHÍ HẬU : NHIỆT ĐỘ MẶT NƯỚC BIỂN CAO KỶ LỤC (Phan Minh / RFI)

 



Khí hậu : Nhiệt độ mặt nước biển cao kỷ lục

Phan Minh  -  RFI

Đăng ngày: 01/02/2024 - 13:29

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20240201-kh%C3%AD-h%E1%BA%ADu-nhi%E1%BB....BA%A3-kh%C3%B4n-l%C6%B0%E1%BB%9Dng

 

Nhiệt độ trung bình cao kỷ lục 21,1°C ở mặt nước biển được ghi nhận vào tháng 08/2023 và một lần nữa vào tháng 01/2024. Đây là dấu hiệu của sự nóng lên toàn cầu với những hậu quả to lớn đối với đa dạng sinh học và khả năng lưu trữ CO₂ của môi trường biển.

 

https://s.rfi.fr/media/display/f93fe590-0db1-11ea-ac21-005056bfe576/w:980/p:16x9/la%20terre.webp

Trái đất bị hâm nóng dẫn đến hiện tượng tan băng ở Bắc Cực, khiến mực nước biển càng dâng cao. © Reuters /NASA

 

Theo Copernicus, cơ quan giám sát khí quyển châu Âu, được báo Pháp Le Monde trích dẫn hôm nay, 01/02/2024, “các đợt nắng nóng trên biển có tác động đáng kể và có khả năng tàn phá”. Theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA), “thế giới đã trải qua 9 tháng liên tiếp có nhiệt độ cao kỷ lục”. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Advances in Atmospheric Sciences ngày 11/01 cho biết : “Lượng năng lượng hấp thụ trong năm 2023 có thể đun sôi 2,3 tỷ bể bơi Olympic.”

 

Trong suốt năm 2023, năm nóng nhất được ghi nhận kể từ khi bắt đầu có thống kê, các nhà khoa học trên khắp thế giới đã thi nhau sáng tạo từ vựng để mô tả tình hình ở các đại dương và biển. Nhiệt độ bề mặt biển trung bình đo được trên toàn thế giới đã đạt mức kỷ lục 21,1°C vào ngày 23-24/08. Kỷ lục trước đó là 20,95°C được thiết lập vào tháng 03/2016.

 

Julie Deshayes, nhà khí hậu học tại Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia (CNRS), tóm tắt : “Chúng ta đã trải qua một năm đặc biệt, do ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu, của hiện tượng El Niño. Bây giờ là lúc phải làm mọi cách để hạn chế lượng khí thải, nếu chúng ta muốn giữ nhiệt độ ở mức như hiện nay.”






No comments:

Post a Comment

View My Stats