Friday, 2 February 2024

ĐẤT HIẾM VIỆT NAM : HOA KỲ ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG THẤP HƠN NHIỀU SO VỚI DỰ BÁO TRƯỚC ĐÓ (Tổng hợp)

 



 

NỘI DUNG :

Đất hiếm Việt Nam: Mỹ đánh giá trữ lượng thấp hơn nhiều so với dự báo trước đó

Trọng Thành  -   RFI

.

Báo cáo Mỹ: Sản lượng đất hiếm của Việt Nam giảm trong khi của Trung Quốc tăng

VOA Tiếng Việt

 

======================

.

.

Đất hiếm Việt Nam: Mỹ đánh giá trữ lượng thấp hơn nhiều so với dự báo trước đó

Trọng Thành  -   RFI

Đăng ngày: 01/02/2024 - 15:53

https://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20240201-%C4%91%E1%BA%A5t-hi%E1%BA%BFm-v.....BB%9Bc-%C4%91%C3%B3

 

Reuters hôm nay, 01/02/2024, cho hay Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ  (USGS) giảm mạnh thẩm định về trữ lượng đất hiếm của Việt Nam, quốc gia vốn được coi là đứng hàng thứ hai về trữ lượng các kim loại chiến lược của thế giới.

 

https://s.rfi.fr/media/display/8d4bf272-0d96-11ea-87dc-005056bfe576/w:980/p:16x9/800-terre-rare-2010-11-03-CHINA-RAREEARTHS.webp

Ảnh minh họa : Một mỏ đất hiếm tại khu vực Nội Mông Trung Quốc. Ảnh: Reuters

 

Thống kê của USGS cũng cho thấy, mặc dù có trữ lượng lớn thứ hai thế giới, ước tính khoảng 22 triệu tấn quặng đất hiếm quy đổi (REO), Việt Nam chỉ khai thác được 1.200 tấn vào năm 2022, giảm mạnh so với mức 4.300 tấn mà USGS ước tính trước đó cho năm 2022.  Việt Nam có kế hoạch tăng sản lượng lên khoảng 20.000-60.000 tấn/năm vào cuối thập niên 2020. Tuy nhiên, theo USGC, Việt Nam chỉ khai thác được 600 tấn năm ngoái.

 

Trong khi sản lượng đất hiếm của Việt Nam giảm, USGS ước tính sản lượng khai thác đất hiếm toàn cầu đã tăng lên 350.000 tấn năm ngoái so với 300.000 tấn vào năm 2022. Lý do chủ yếu là do sản lượng của Trung Quốc tăng từ 210.000 tấn lên 240.000 tấn. Sản lượng của Miến Điện cũng tăng gấp ba lần lên 38.000 tấn vào năm 2023 từ mức 12.000 tấn năm 2022.

 

Ước tính của Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) được công bố vào cuối tháng 1/2024, chỉ vài tháng sau khi chính quyền Việt Nam bắt giữ một loạt giám đốc điều hành các công ty đang hợp tác với các đối tác phương Tây để khai thác đất hiếm ở Việt Nam.. 

 

Đất hiếm được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, bao gồm xe ô tô điện, pin và năng lượng tái tạo, cũng như một số ứng dụng trong các sản phẩm điện tử và quân sự. Theo Reuters, Hoa Kỳ đã đồng ý về nguyên tắc sẽ hợp tác với Việt Nam tăng cường khai thác đất hiếm.

 

--------------------------

Các nội dung liên quan

 

VIỆT NAM - ĐẤT HIẾM

Việt Nam : Nhen nhóm tham vọng vào tốp đầu các nước sản xuất đất hiếm

 

VIỆT NAM- NHẬT BẢN

Việt Nam - Nhật Bản thúc đẩy hợp tác năng lượng hạt nhân và khai thác đất hiếm

 

VIỆT NAM - TRUNG QUỐC - ĐẤT HIẾM

Bắc Kinh và Hà Nội xem xét nâng cấp tuyến đường sắt xuyên qua vùng giàu đất hiếm của Việt Nam

.

============================

.

.

Báo cáo Mỹ: Sản lượng đất hiếm của Việt Nam giảm trong khi của Trung Quốc tăng

VOA Tiếng Việt

01/02/2024

https://www.voatiengviet.com/a/bao-cao-my-san-luong-dat-hiem-cua-viet-nam-giam-trong-khi-cua-trung-quoc-tang/7466614.html

 

Cơ quan địa chất Hoa Kỳ đã điều chỉnh mức giảm mạnh ước tính về sản lượng đất hiếm của Việt Nam và dự báo sẽ giảm thêm nữa, trong khi báo cáo về sự gia tăng sản lượng của Trung Quốc, nhà sản xuất chủ đạo toàn cầu hiện nay, theo Reuters.

 

https://gdb.voanews.com/01000000-c0a8-0242-a592-08dbc4f2e328_w650_r1_s.jpg

Hình ảnh mỏ lộ thiên đất hiếm Bắc Nậm Xe ở Lai Châu, một tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam.

 

Ước tính của Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) được công bối vào cuối tháng 1, chỉ vài tháng sau khi chính quyền Việt Nam bắt giữ các giám đốc điều hành công ty đang hợp tác với các công ty phương Tây để phát triển các dự án khai thác đất hiếm ở Việt Nam. Theo hãng tin Anh, không có mối liên hệ rõ ràng giữa việc điều chỉnh của USGS về sản lượng của Việt Nam và các vụ bắt giữ.

 

Đất hiếm được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp, bao gồm xe điện, pin ô tô và năng lượng tái tạo, đồng thời có một số ứng dụng trong các sản phẩm điện tử và quân sự.

 

Thống kê của USGS được Reuters trích dẫn cho thấy sản lượng của Việt Nam giảm xuống chỉ còn 600 tấn vào năm ngoái, bất chấp kế hoạch của quốc gia Đông Nam Á nhằm tăng sản lượng lên khoảng 20.000-60.000 tấn mỗi năm vào cuối thập kỷ này.

 

VOA đã gữi yêu cầu bình luận tới USGS về sự điều chỉnh ước tính đối với sản lượng của Việt Nam. Dữ liệu về sản lượng khai thác đất hiếm cũng như hoạt động buôn bán khoáng sản không được Việt Nam công bố.

 

Trong khi sản lượng ước tính của Việt Nam giảm, USGS ước tính sản lượng khai thác đất hiếm toàn cầu đã tăng lên 350.000 tấn vào năm ngoái từ mức 300.000 tấn vào năm 2022, theo Reuters. Mức tăng này trên toàn cầu, theo báo cáo của USGS được hãng tin Anh trích dẫn, phần lớn là do sản lượng của Trung Quốc tăng từ 210.000 tấn lên 240.000 tấn khi Bắc Kinh tăng hạn ngạch vào năm ngoái.

 

Sản lượng của Myanmar tăng gấp 3 lần lên 38.000 tấn vào năm 2023, từ mức 12.000 tấn một năm trước đó, theo số liệu của USGS.

 

Trước khi đưa ra báo cáo mới nhất, USGS đã ước tính rằng Việt Nam có trữ lượng đất hiếm lớn thứ 2 trên thế giới với 22 triệu tấn, chỉ sau Trung Quốc với 44 triệu tấn.

 

Tuy nhiên, phần lớn đất hiếm ở Việt Nam vẫn chưa được khai thác trong khi đầu tư không được khuyến khích vì giá thấp do Trung Quốc ấn định cũng như do nước này gần như độc quyền trên thị trường toàn cầu.

 

Trước khi thực hiện các vụ bắt giữ những giám đốc điều hành công ty khai thác đất hiếm với cáo buộc buôn bán bất hợp pháp hồi tháng 10 năm ngoái, Việt Nam đang lên kế hoạch đấu thầu mới để nhượng quyền khai thác tại mỏ đất hiếm lớn nhất mà phần lớn vẫn chưa được khai thác, theo Reuters đưa tin hồi tháng 9, dẫn lời một giám đốc điều hành tại công ty khai thác mỏ Blackstone Minerals Ltd BSX.AX của Úc.

 

Mỹ đã đồng ý tăng cường hợp tác về đất hiếm với Việt Nam, đặc biệt sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện giữa bối cảnh Washington và các nước đồng minh muốn đưa Việt Nam vào chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu để giảm bớt rủi ro từ thị trường Trung Quốc.

 

Kinh tế gia trưởng của Bộ Ngoại giao Mỹ Emily Blanchard hồi cuối tháng 10, khi đến thăm Hà Nội, nói rằng Mỹ sẵn sàng giúp Việt Nam chuẩn bị đấu giá các mỏ đất hiếm trong lúc Việt Nam đang có kế hoạch mở thầu nhượng quyền khai thác một số khu vực ở mỏ Đông Pao, mỏ đất hiếm lớn nhất của Việt Nam.

 

Sau đó vào tháng 12, Reuters dẫn lời các quan chức cấp cao và nhà ngoại giao cho biết rằng Trung Quốc và Việt Nam đang nỗ lực nâng cấp đáng kể các tuyến đường sắt còn kém phát triển để tăng cường kết nối qua trung tâm đất hiếm và đến cảng biển hàng đầu ở miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam không công bố bất kỳ hợp tác nào với Trung Quốc về khai thác đất hiếm sau chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Hà Nội hồi giữa tháng 12.

 

VIDEO :

Sản lượng đất hiếm của Việt Nam giảm | VOA Tiếng Việt  

https://www.youtube.com/watch?v=3sUraCvpFPY





No comments:

Post a Comment

View My Stats