Thursday, 11 January 2024

VÀI GẠCH ĐẦU DÒNG VỀ CUỘC CHIẾN TRANH CỦA PUTOX Ở UKRAINE – NGÀY 11/1/2024 (Phúc Lai GB)

 



VÀI GẠCH ĐẦU DÒNG VỀ CUỘC CHIẾN TRANH CỦA PUTOX Ở UKRAINE – NGÀY 11/1/2024

Phúc Lai GB

11-01-2024   01:16   

https://www.facebook.com/phuc.lai.07/posts/pfbid0AwNSoiAyuobGyH6W4poW9Y4VeMUwiFouan4fb4bH92pm2ccM1BztdbfuDwJL8Mkql

 

1. Ngày 10 tháng 1 năm 2024 tại Vilnius Tổng thống Ukraine đã gặp Chủ tịch và lãnh đạo Seimas của Litva và những người đứng đầu các Đảng phái lớn nhất đất nước.

 

Trong chuyến thăm chính thức Cộng hòa Litva, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã gặp Chủ tịch Seimas (quốc hội) của Litva Viktorija Čmilytė-Nielsen, các cấp phó của bà, người đứng đầu các ủy ban quốc hội và lãnh đạo các phe phái lớn nhất trong quốc hội Litva.

Volodymyr Zelenskyy ghi nhận sự lãnh đạo của Seimas trong nhiều vấn đề hỗ trợ Ukraine và tầm quan trọng của sự hỗ trợ ở cấp quốc hội.

 

Tổng thống lưu ý: “Trong một số vấn đề, vấn đề không phải là quy mô của đất nước mà là độ lớn của tiếng nói của nó. Chúng tôi nghe thấy tiếng nói rõ ràng và lớn tiếng của Lithuania ủng hộ Ukraine và chúng tôi đánh giá rất cao điều đó”.

 

Nguyên thủ quốc gia và các nghị sĩ Litva đã thảo luận về việc hỗ trợ thêm cho việc Ukraine hội nhập NATO và các bước cần thiết cho việc đó. Nhiệm vụ chung của Ukraine và Lithuania cùng với các đối tác khác cũng được chú ý: nhằm buộc Ng@ phải chịu trách nhiệm về những tội ác đã gây ra trong cuộc chiến chống lại đất nước Ukraine.

 

2. Nước Ng@ hết xăng – ngạc nhiên chưa?

 

Hồi tháng Tám, cuối tháng Chín năm 2023, có những thông tin về việc Ng@ sẽ thiếu nhiên liệu. Khi đó, khi nghe tin tôi cũng không quá chú ý vì cho rằng với một đất nước “cây xăng của thế giới” như Ng@, chẳng khó khăn gì để họ giải quyết vấn đề này. Vì vậy tôi đã trả lời một bạn Facebook gửi câu hỏi đến là: chẳng sao đâu, họ (người Ng@) sẽ giải quyết được thôi.

 

Cụ thể, vào thời điểm đó ở các vùng phía Nam đất nước mùa thu hoạch đang tới và đã xảy ra tình trạng thiếu nhiên liệu. Một số chuyên gia nói đây là kết quả của cả các biện pháp trừng phạt và các chính sách kinh tế thiếu sáng suốt trong nước. Ng@ có thể từ nước xuất khẩu trở thành nước nhập khẩu dầu. Cuộc khủng hoảng thực sự đã bắt đầu.

 

Một thương nhân ở miền nam nước Ng@ nói với Reuters: “Tại khu vực Krasnodar, Adygea và Astrakhan, xăng A-92 không có để bán lẻ và gần như không có xăng A-95 hoặc dầu diesel”. Như truyền thông Ng@ viết, tình trạng thiếu nhiên liệu đã được ghi nhận tại các trạm xăng ở các vùng Astrakhan, Saratov, Samara, Ryazan, Rostov, Novosibirsk và Volgograd, Kalmykia, Lãnh thổ Khabarovsk và ở Crimea do Ng@ tạm chiếm đóng. Đồng thời, giá xăng AI-95 trên Sàn giao dịch nguyên liệu thô và hàng hóa quốc tế St. Petersburg đang phá kỷ lục lịch sử: vượt 74 nghìn rúp mỗi tấn. Vào ngày cuối cùng của mùa hè, xăng loại 95 tăng giá 0,82%, lên 74.304 rúp/tấn. Đồng thời, giá xăng AI-92 tăng 0,59%, lên 63.946 rúp/tấn.

 

Chuyên gia năng lượng Gennady Ryabtsev cho biết, tình trạng thiếu nhiên liệu là hậu quả trực tiếp của chính sách thuế thiếu sáng suốt ở Liên bang Ng@.

 

“Cuộc cải cách được gọi là “điều động thuế”, được thực hiện trong thập kỷ qua với những điều chỉnh liên tục được thực hiện, không góp phần tạo nên sự bão hòa đồng đều của thị trường nội địa Ng@ đối với các sản phẩm dầu mỏ. Chúng tôi liên tục quan sát những thất bại của chính sách này ở các khu vực miền Trung, bởi vì không có gì bí mật khi ở khu vực Mátxcơva thỉnh thoảng xảy ra tình trạng thiếu nhiên liệu, giống như ở miền nam nước Ng@, ở các khu vực quốc gia gần Kavkaz hơn.” Ông này giải thích.

 

- Cụ thể, trước hết tình hình nhiên liệu ở Liên bang Ng@ bị ảnh hưởng bởi việc dự kiến giảm các khoản chiết khấu và tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng và nhiên liệu diesel. Dự luật này có hiệu lực vào tháng 9, khi đó khoản chiết khấu cho các nhà lọc dầu sẽ giảm một nửa, 30 tỷ rúp mỗi tháng. Đồng thời, sự sụt giảm giá trị của đồng rúp Ng@ khiến việc xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ có lợi hơn so với việc bán chúng ở thị trường nội địa. Vì vậy, các công ty dầu mỏ đang cố gắng tăng nguồn cung từ nước ngoài, điều này cũng tạo ra sự thâm hụt ở thị trường trong nước.

 

- Thứ hai, các nhà máy lọc dầu Ng@ đang trong quá trình đóng cửa – tôi không muốn nói là “ngày càng nhiều” nhưng đó là chắc chắn vì họ vốn phụ thuộc vào công nghệ phương Tây và bây giờ đã đến lúc chúng bị hỏng, trong khi các lệnh cấm vận và trừng phạt không cho phép chúng được thay thế, bảo dưỡng đúng kỳ hạn và quy cách.

 

“Các nhà máy lọc dầu của Ng@ không có dầu để xử lý tại chính cơ sở của mình. Tất cả các bồn chứa đều chứa đầy dầu “nặng”, thứ không ai cần vì nó từng được châu Âu tiêu thụ. Dmitry Leushkin, giám đốc nhóm công ty PRIME giải thích: Châu Âu đã chuyển sang mua loại dầu của các nước Ả-rập hoặc Mỹ “nhẹ hơn”, trộn với dầu Urals của Ng@ sẵn có từ trước để xử lý. Tình trạng đó diễn ra khi các công ty dầu thô Ng@ đang cố gắng xuất khẩu loại dầu mà Ng@ không thể bán hợp pháp cũng như đang không thể tiêu thụ bằng những tàu chở dầu “xám” ở bất cứ đâu nhằm giải phóng các bồn chứa.

 

Thuật ngữ – nói chính xác hơn là “biệt hiệu” các tàu chở dầu “xám” là đội tàu chở dầu của Ng@ “hoạt động không có đèn hiệu, không thiết bị vệ tinh nên không bị theo dõi. Hoạt động theo kiểu nửa cướp biển – đúng là buôn lậu hàng của chính mình, họ đang cố gắng đưa hàng ra khỏi Murmansk rồi đem bán dầu lấy từng xu cho bất cứ ai, đến tận Brazil để nài nỉ. Điều khó khăn lớn nhất là một hệ thống nhập – xuất đã trở nên hoạt động không còn theo quy tắc trơn tru của một thị trường lành mạnh: các bồn lúc cần rỗng thì đầy mà lúc cần đầy thì rỗng. Dmitry Leushkin dự báo cuộc khủng hoảng dầu mỏ của Ng@ sẽ gia tăng trong sáu tháng tới thậm chí đất nước sẽ đối mặt với sự sụp đổ nói chung (không chỉ dầu mỏ).”

 

Như vậy theo Leushkin, nguyên nhân chính của việc các nhà máy lọc dầu Ng@ là phức hợp của song song hai yếu tố: (1) Hỏng máy móc và (2) Lúc cần thì không mua được dầu thô của chính trong nước khai thác, còn lúc đầy dầu thì lại không cần.

 

Sang tháng Chín, các quan chức Chính phủ Ng@ phải kêu gọi một lệnh cấm xuất khẩu xăng dầu để ngăn chặn các trạm xăng trên khắp nước Ng@ cạn kiệt. Cuối tuần thứ hai của tháng Chín, mạng xã hội Ng@ xuất hiện hàng loạt báo cáo về tình trạng thiếu nhiên liệu tại các trạm xăng ở Sevastopol ở Crimea, sau khi tờ Izvestia viết vào tuần trước đó về tình trạng thiếu nhiên liệu ngày càng tăng tại các trạm xăng ở các khu vực khác nhau của Ng@. Các cá nhân đã đăng các video clip lên mạng xã hội phàn nàn về việc thiếu dầu diesel tại các trạm ở Crimea cũng như tình trạng thiếu dầu diesel và xăng AI-95 ở Astrakhan, Adygea, Rostov, Stavropol và Krasnodar ở miền Nam nước Ng@ và xa hơn ở Novosibirsk, Ryazan và Vùng Samara – cũng như ở Cộng hòa Kalmykia. Một video đăng từ kênh Telegram Baza ngày 11/9 cho thấy tình trạng thiếu nhiên liệu và dầu diesel đã lan đến Tula, nằm cách Mátxcơva khoảng 180 km về phía nam. Nhiên liệu ở Tula chỉ được bán cho các pháp nhân và một số xăng được đóng chai để bán lậu giá chợ đen từ những người đã mua được chúng bằng tem phiếu.

 

Ekaterina Savkina, quản lý của chuỗi trạm xăng GP Vympel ở vùng Samara nói với Izvestia: “Chúng tôi hiện đang hoạt động với lượng hàng tồn kho thấp, về cơ bản là bán hết ngay sau khi nhận hàng, [và tình trạng này] liên quan đến tất cả các loại nhiên liệu” – hiện cả vùng Samara không có AI-92, AI-95 và dầu diesel.” Còn German Kolotov, giám đốc điều hành của Moszonegaz hoạt động tại Crimea cho biết một số trạm xăng của ông ta đã hết AI-92 và dầu diesel. Kolotov tin rằng vấn đề nảy sinh do sự chậm trễ trong việc vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt. Các chuyến tàu từ miền Trung nước Ng@ chở các sản phẩm dầu mỏ được cho là mất nhiều tuần hơn bình thường để đến nơi, gây ra tình trạng thiếu hụt.

 

Vladimir Matyagin, chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hàng hóa Gruzavtotrans, xác nhận tình trạng không có sẵn động cơ diesel tại các trạm xăng ở khu vực phía Nam nước Ng@. Ông ta cho biết một số trạm xăng đang cố tình thông báo cho khách hàng rằng cột bơm xăng bị hỏng.

 

- Như vậy, nguyên nhân thứ ba dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhiên liệu là giao thông. Các chuyến tầu chở nhiên liệu từ miền Trung – Nam nước Ng@ lên miền bắc – trung ương đất nước thường xuyên bị chậm do nhiều lý do, mà lý do ngày càng trở nên phổ biến và thường xuyên là những hệ thống điều khiển chạy tàu không hiểu sao cứ hỏng liên tục. Còn với Crimea, thì vẫn là như vậy – thời điểm tháng Chín là cầu Kerch mới bị tấn công lần hai được hơn 1 tháng, chưa thể chạy full tải được.

 

- Nhưng có một lý do nữa quan trọng hơn nhiều: nhu cầu kinh khủng đến từ quân đội đối với việc cung cấp nhiên liệu cho các xe tăng ngốn xăng, xe bọc thép chở quân, xe tải và máy bay. Một nhà phân tích giấu tên từ Mátxcơva cho biết: “Đây là một vấn đề cực kỳ nhạy cảm. Chắc chắn nhu cầu ở mặt trận đang tăng đột biến nhưng nhu cầu từ quân đội là bí mật quốc gia và chúng tôi gần như không thể định lượng được.”

 

Tình hình tồi tệ đến mức Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Ng@ Dmitry Patrushev (con trai Nikolai Patrushev) đã công khai vấn đề này vào ngày 8/9, nói rằng tình trạng thiếu nhiên liệu đang đe dọa làm gián đoạn việc thu hoạch và gieo hạt vào mùa thu. Patrushev khi phát biểu tại một phiên họp chung của ủy ban giám sát và nông nghiệp của Quốc hội, đã yêu cầu Thứ trưởng Bộ Năng lượng Pavel Sorokin giải quyết vấn đề bằng cách cấm xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ từ Ng@.

 

Patrushev cho biết thêm rằng các nhà sản xuất nông nghiệp đang buộc phải giải quyết vấn đề cung cấp nhiên liệu riêng lẻ với các nhà máy lọc dầu: tự đi mua dầu thô, rồi cung cấp cho các nhà máy lọc dầu để có được nhiên liệu. Cậu ấm “hồng phúc của đất nước” này đề xuất cách duy nhất để thoát khỏi tình trạng này là đặt quyền kiểm soát quân sự đối với các nhà máy lọc dầu, sau đó là một chuỗi tuần tra bằng lính canh dọc theo tất cả các đường ống dẫn dầu và trên các mỏ dầu để các công ty tiếp tục sản xuất dầu trong kiểm soát, sau đó đưa vào thị trường nội địa thông qua nhà máy lọc dầu.

 

#Bình_loạn_của_Phúc_Lai: Patrushev con đang tìm cách giải quyết tình trạng vô Chính phủ trong sản xuất cung ứng dầu mỏ và các sản phẩm dầu bằng biện pháp quân sự. Vậy họ có các biện pháp dân sự - hành chính nào hay không?

 

Interfax dẫn lời Thứ trưởng Bộ Năng lượng Pavel Sorokin nói rằng một dự thảo lệnh, chỉ cho phép các nhà sản xuất xuất khẩu các sản phẩm dầu đã qua xử lý, đã được gửi tới chính phủ và chính tổng thống Ng@ Putox. Ông ta cho biết mình hy vọng lệnh cấm xuất khẩu “dầu xám” sẽ được ban hành trong những ngày tới hoặc “nhiều nhất là trong một tuần.” Cuối cùng thì ngày 21/9, lệnh này cũng được ban hành.

 

Theo Reuter, Chính phủ Ng@ tạm thời cấm xuất khẩu xăng và dầu diesel sang tất cả các nước ngoài 4 quốc gia thuộc Liên Xô cũ và có hiệu lực ngay lập tức nhằm ổn định thị trường nội địa. Như vậy lệnh cấm không áp dụng đối với nhiên liệu được cung cấp theo các thỏa thuận liên chính phủ cho các thành viên của Liên minh Kinh tế Á – Âu do Mátxcơva lãnh đạo bao gồm Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan.

 

Lệnh áp đặt các hạn chế xuất khẩu này chắc chắn sẽ để lại một sự thâm hụt nghiêm trọng trong kho bạc liên bang. Động thái như vậy được coi là nỗ lực cuối cùng nhằm ngăn chặn một cuộc khủng hoảng nhiên liệu có thể gây rắc rối, đặc biệt là khi Putox muốn tái tranh cử Tổng thống vào tháng 3/2024. Hắn ta không thể không nhớ sự kiện, giá xăng tăng cao ở nước láng giềng Kazakhstan vào tháng 1 năm 2022 đã gây ra các cuộc biểu tình trên toàn quốc và gây náo loạn quốc hội nước này. Một nhà phân tích năng lượng cao cấp nói: “Vấn đề ở Kazakhstan cũng tương tự vì họ cũng có trợ giá trong nước và do vậy giá nhiên liệu trên thị trường nội địa rẻ hơn nhiều so với ở các nước láng giềng Kyrgyzstan và Uzbekistan. Điều này tạo ra một thị trường chợ đen khổng lồ. Nhưng Kazakhstan đã trì hoãn hành động để khắc phục thị trường đó cho đến khi các cuộc biểu tình nổ ra. Mátxcơva đã học được bài học đó.”

 

Cho đến thời điểm trước cuộc khủng hoảng thiếu nhiên liệu, còn có một tình trạng nữa diễn ra là các thương nhân nhỏ và kho xăng dầu mua sản phẩm xăng dầu theo giá trong nước (được trợ giá) và sau xuất khẩu lậu. Những “thương nhân” này cũng sử dụng “đội tàu chở dầu ma” hay “tàu xám” để vận chuyển các sản phẩm dầu mỏ đi khắp thế giới trong khi chính phủ Ng@ dường như đã đánh mất khả năng kiểm soát đối với “những gì được xuất khẩu và bao nhiêu.” Đến khi khủng hoảng xảy ra thì Chính phủ Ng@ lại phải cố gắng kiềm chế quá trình này để giữ thêm nhiên liệu trong nước cho nhu cầu dân sự và quân sự.

 

Một báo cáo gần đây của Bloomberg News cho rằng Brazil đang nhập khẩu nhiên liệu của Ng@ hơn bao giờ hết với lượng nhập khẩu đạt 235.000 thùng mỗi ngày (bpd) trong tháng 8 và đưa nước này trở thành nước nhập khẩu dầu diesel lớn thứ hai của Ng@ trên toàn cầu. Giá dầu diesel bán buôn bắt đầu tăng mạnh trong tháng 7. Trong hai tháng 7 và 8 giá dầu diesel trên sàn giao dịch đã tăng trung bình hơn 1/4 lên 67.000 RUB (700 USD)/tấn.

 

Vậy người Ng@ xử lý vấn đề trong ngắn hạn như thế nào? Tạm ngừng xuất khẩu cũng có nghĩa là các sản phẩm dầu như diesel, xăng… tại các kho gần biên giới đang chuẩn bị được xuất khẩu, phải dừng lại, và vận chuyển ngược trở lại trung tâm đất nước. Về dài hạn, cần đưa các nhà máy lọc dầu của Ng@ quay trở lại hoạt động càng nhanh càng tốt. Các nhà phân tích năng lượng dự đoán rằng cuộc khủng hoảng thiếu nhiên liệu của Ng@ sẽ không được cải thiện cho đến ít nhất là tháng 10. Mốc thời gian này phù hợp với việc hoàn thành các hoạt động bảo trì tại nhiều nhà máy lọc dầu và nhu cầu theo mùa thu hoạch lúa mì sẽ giảm.

 

Còn nếu tình hình không được cải thiện do các nhà máy lọc dầu không được phục hồi hoạt động đủ mức, thì khả năng cao sẽ lại bán dầu thô cho Trung Quốc và mua lại sản phẩm dầu mỏ của Trung Quốc đã lọc. Hiện nay, Ng@ có công suất lọc dầu lớn thứ ba trên thế giới, sau Mỹ và Trung Quốc. Năm 2022, các nhà máy lọc dầu của Ng@ sản xuất khoảng 6,8 triệu thùng mỗi ngày, công suất lọc dầu hàng ngày trên cả nước đã tăng hơn một triệu thùng. Nhà sản xuất lớn nhất tính theo sản lượng lọc dầu là Rosneft, do cựu thủ tướng Đức Gerhard Schroeder làm chủ tịch cho đến tháng 5 năm 2022…

 

Nhưng đến cuối tuần qua, tình trạng thiếu nhiên liệu vẫn tiếp tục diễn ra ở nhiều vùng trên nước Ng@, mặc dù trên các phương tiện thông tin đại chúng chính thống không thấy tin tức gì – ngược lại trên mạng xã hội người ta chia sẻ rất rầm rộ. Video những đoàn ô tô xếp hàng dài 2 – 3 ki-lô-mét để mua xăng đã gây ấn tượng mạnh cho các thành viên cõi mạng khắp thế giới.

 

Nguyên nhân của nó được cho rằng, các nhà máy lọc dầu của Ng@ đã không được phục hồi đủ mức về số lượng cũng như về chất lượng – các lệnh trừng phạt vẫn trong quá trình phát tác. Một nguyên nhân nữa không kém phần quan trọng, là giao thông để phân phối các sản phẩm dầu trên đường sắt, tiếp tục thường xuyên bị trở ngại. Người ta còn cho rằng cú nổ trong #Hầm_đường_sắt_Severomuysky cũng góp phần vào tình trạng hiện nay của thị trường nhiên liệu Ng@. Và cuối cùng, cuộc chiến của Putox ở Ukraine bước vào chiến dịch tấn công mùa đông, lại phải nuôi một đội quân 400.000 người cùng gần 30.000 cái xe tải, đó là một cỗ máy ngốn nhiên liệu khủng khiếp.

 

Với tôi, khủng hoảng thiếu nhiên liệu của Ng@ thời điểm tháng Giêng năm 2024 hết sức bất ngờ, nhưng tôi vẫn cho rằng Ng@ sẽ giải quyết được để không dẫn tới sụp đổ vì chuyện này – nhưng nếu để đây là một trong những nguyên nhân, thì còn bất ngờ nữa.

 

3. Nước Ng@ đang hấp hối.

 

Đây không phải là một câu nói đùa mà là một sự thật.

 

Chúng ta thường nhìn vào các quốc gia và nghĩ rằng nó có vẻ vĩnh cửu nhưng thực tế không phải vậy. Quốc gia, theo khái niệm của luật quốc tế thì nó bao gồm 3 yếu tố: lãnh thổ, dân cư và chính quyền do chính cộng đồng dân cư thiết lập trên lãnh thổ đó.

 

Có một điều chắc chắn rằng, lãnh thổ vẫn sẽ nguyên đó, các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ bên trong đường biên giới của quốc gia có thể nguyên đó nhưng cũng có thể biến động về đường biên giới dẫn đến cộng đồng dân tộc bị “dịch chuyển vô hình” sang một quốc gia khác và quan trọng hơn cả, các hình thức chính quyền sẽ thay đổi. Nhìn lại lịch sử Ng@, các vùng ly khai của Kievan Rus, vùng đất chư hầu của Hãn quốc Kim Trướng, công quốc Muscovy, Đế quốc Ng@ của Sa hoàng, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết Ng@, Liên Xô và Liên bang Ng@ ngày nay về cơ bản đều là những quốc gia khác nhau. Đã có quá nhiều biến động trong lịch sử cả về đường biên giới lẫn “dịch chuyển vô hình” của các cộng đồng dân tộc, và sự xuất hiện, biến mất của nhiều chính quyền khác nhau.

 

Một sự thay đổi trong hệ thống chính phủ hầu như luôn kéo theo sự thay đổi về giới tinh hoa cầm quyền và cơ cấu quyền lực nhà nước, luật pháp, phân bổ tài sản, hình ảnh về tương lai, cơ cấu quản trị, liên minh chính trị và đôi khi kéo theo sự tàn phá của cải vật chất của xã hội, của dân chúng, không nhiều thì ít.

 

Thông thường, ngày thông qua hiến pháp của một nhà nước làm điểm mốc đánh dấu “sự ra đời của một nhà nước hay quốc gia”. Nếu như vậy thì trên thế giới hiện đại, Nhà nước lâu đời nhất quả đất (tính từ ngày Hiến pháp hiện hành được thông qua) thật bất ngờ, chính là Hoa Kỳ. Bản Tuyên ngôn Độc lập của nước này đã 237 năm tuổi. Hiến pháp Hoa Kỳ được viết năm 1787 và có hiệu lực vào năm 1789. Nó dựa trên Hiến pháp năm 1780 của Khối thịnh vượng chung Massachusetts, do John Adams soạn thảo.

 

Việt Nam sắp được 80 năm, nếu tính từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945 và nếu tính bản Hiến pháp đầu tiên, là năm 1946. Quốc gia Trung Quốc hiện đại còn muộn hơn một chút, ngày 1/10/1949. Đã từng có lần những người thống trị về tư tưởng của một xứ lâu đời nào đó định tung hô cái sự “lâu đời đến 4000 năm” này và chê bai nước Mỹ trẻ ranh “hơn 200 tuổi thì… tuổi gì!” Ấy thế mà xét chính xác ra thì họ lại có tuổi đời già nhất.

 

Còn nhìn về nước Ng@ thì… Đế quốc Ng@ được tính từ 1721 đến 1917, tồn tại được 196 năm.

 

Sau đó, thực thể kế nhiệm nó là Liên Xô chỉ tồn tại được 69 năm. Từ năm 1991 đến nay, Liên bang Ng@ chỉ mới 33 tuổi, cùng tuổi một loạt các quốc gia hậu Xô-viết còn lại bao gồm cả Ukraine.

 

Nhưng Liên bang Ng@ đang hấp hối – không phải, mà trước hết là khả năng cầm quyền của Nhà nước Putox đang bị tiêu vong dần đi, như một quá trình chắc chắn. Nhà nước đơn giản là một bộ máy, một hệ thống quyền lực được thiết lập trên một vùng lãnh thổ. Bất kỳ hệ thống nào cũng có một số đặc điểm chính và khi quan sát những đặc điểm đó, có thể thấy được hệ thống đang ở giai đoạn nào trong vòng đời của nó.

 

Các môn khoa học nghiên cứu về xã hội học, kinh tế học thậm chí, lý luận quân sự… đều là những bộ phận của thượng tầng kiến trúc xã hội có khả năng chỉ ra được tuổi thọ của hệ thống có còn sống được lâu nữa hay không. Chẳng hạn, khi nghiên cứu quy mô dân số và mức độ phát triển của các hệ thống nhỏ cấu thành nên hệ thống – bộ máy nhà nước: khoa học, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, công nghiệp, dịch vụ, khu vực tài chính, các tổ chức phi chính phủ, các phong trào chính trị, thực thi pháp luật, v.v… tất cả những yếu tố đó nếu được tổng hợp lại, sẽ cho phép đánh giá sức khỏe của toàn hệ thống – đó là những hoạt động chức năng của hệ thống nhà nước.

 

Để hình dung rõ hơn, tôi lấy ví dụ các quốc gia nguyên thủy có chức năng rất đơn giản, chỉ là bảo vệ lãnh thổ của mình và thu thuế. Không có giáo dục, y tế, thậm chí không có ngành dịch vụ giao thông, xây dựng đường sá… Ở xã hội hiện đại, quốc gia có các chức năng và nhiều vừa phức tạp. Với một quốc gia đang phát triển, các cơ cấu mới liên tục xuất hiện, chúng tương tác với nhau, tạo ra các chuỗi kết nối bên trong và bên ngoài mới – và chính điều này lại cho phép nhà nước thực hiện nhiều chức năng hơn.

 

Các nhà nước hiện đại và lành mạnh sẽ mang lại sự an toàn và hạnh phúc cho công dân, bảo vệ các quyền và tự do của họ, đảm bảo tuân thủ luật pháp, mang lại an sinh xã hội cho công dân và hơn thế nữa. Còn khi các hệ thống trở nên nhỏ hơn và đơn giản hơn: các cấu trúc phụ hiện có biến mất, các kết nối giữa các phần tử còn lại đang bị phá hủy thì chính là lúc hệ thống đang rơi vào trạng thái xuống cấp.

 

Soi chiếu vào nước Ng@, riêng về vấn đề nhân khẩu học thì cả quy mô và chất lượng dân số đều đang suy giảm nhanh chóng. Đơn cử: cơ cấu giới tính và độ tuổi ngày càng xấu đi; bộ phận dân số năng động nhất về mặt kinh tế đang chạy trốn khỏi đất nước và đang được thay thế một phần bởi những người di cư từ các nước kém phát triển hơn. Một ví dụ nữa về hệ thống chính trị đất nước, các yếu tố cấu thành của nó như các chính đảng, các phong trào công dân, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ, hệ thống tư pháp v.v… ở Ng@ đang ngày càng bị thu hẹp và thay thế bằng những bù nhìn hoàn toàn không có tác dụng gì trong thực hiện các chức năng lý thuyết của chúng.

 

Về kinh tế, kinh tế Ng@ nói chung đang suy thoái ngay từ trước chiến tranh và chưa có các lệnh cấm vận – trừng phạt từ phương Tây, bất chấp những con số của Chính phủ nước này đưa ra. Tôi đã nhiều lần dẫn chứng, thậm chí còn viết cả loạt bài báo trên Tuần Việt Nam về “Sự trả giá của nền kinh tế khai thác”, độc giả có thể theo dõi lại tại đây:

https://www.nguoilangthangcuoicung.net/.../su-tra-gia-cua...

 

như tên khủng bố Igor Girkin “Strelkov” viết: nước Ng@ đã trải qua 30 năm đại tàn phá nền công nghiệp – các ngành công nghệ cao như hàng không vũ trụ, đóng tàu, cơ khí, vi điện tử đều đã bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề của chính sách phát triển sai lầm và đến cuộc chiến tranh của Ng@ ở Ukraine, thì là đặc biệt nghiêm trọng.

 

Các ngành chăm sóc sức khỏe, nghiên cứu khoa học và giáo dục (đặc biệt là giáo dục chuyên nghiệp) cũng bị thu hẹp.

 

Kể từ năm 2000 khi Putox ngồi vào ghế tổng thống, gần 50% bệnh viện hiện có, 40% trường học và 30% trường mẫu giáo đã bị đóng cửa vì “hoạt động không hiệu quả”. Còn về vị thế của nước này trên trường quốc tế, do cuộc chiến ở Ukraine, các mối quan hệ đối ngoại và thậm chí, quan hệ liên minh được tạo ra qua nhiều thế kỷ gần như bị phá hủy hoàn toàn.

“Các đồng minh và đối tác” của Ng@ ngày nay hầu hết là “abiectiones” (“những người bị ruồng bỏ” trong tiếng Latin) như Triều Tiên, Iran và Afghanistan. Theo nhãn quan cá nhân của tôi, Trung Quốc là ông chủ của Ng@ chứ không phải là đối tác hay đồng minh dưới bất kỳ hình thức nào, và như trong một bài nào đó tôi đã viết trước đây, kế hoạch của Trung Quốc về Hải Sâm Uy (Vladivostok) và các vùng đất khác của Trung Quốc bị Ng@ chiếm đóng từ giữa những năm 1800 – vẫn còn nguyên.

 

Chưa hết, không chỉ quan hệ chính trị mà quan hệ thương mại, khoa học và tài chính của Ng@ với các nước phát triển nhất trên thế giới đã bị cắt đứt.

 

Chính sách đối nội đã quay về chế độ phong kiến, và hệ thống quản lý được đại diện bởi những người lớn tuổi hoặc những người được bổ nhiệm được lựa chọn vì sự phục tùng hơn là tài năng, điều này khiến nó cực kỳ kém hiệu quả.

 

Còn một điều quan trọng nữa chúng ta không được phép bỏ qua: tư tưởng về một mô hình phát triển xã hội tương lai của nước Ng@ hoàn toàn bị khủng hoảng. Thuyết Á – Âu xuất hiện với cha đẻ là Aleksandr Dugin, một kẻ tâm thần háo sát lại được chính ông chủ đất nước, Putox tôn thờ. Học thuyết đưa ra nhằm xây dựng vai trò của dân tộc Ng@ là trung tâm phát triển của cộng đồng các dân tộc nhỏ hơn phải phục tùng dân tộc Ng@, gắn sự phát triển của họ phụ thuộc vào sự phát triển của dân tộc Ng@. Chưa hết, nó còn được xây dựng trên cơ sở thái độ thù địch với các dân tộc văn minh hơn. Một cách vô tình, sự xây dựng và phát triển của tư tưởng Á – Âu khi xác định kẻ thù là văn minh phương Tây, nó thủ tiêu luôn tất cả những gì thuộc về văn minh nhân loại.

 

Do vậy ở Ng@ không có hình ảnh tích cực nào về tương lai, khi chính họ đang phá bỏ đi những hình ảnh tích cực về tương lai chỉ vì nó… có yếu tố phương Tây. Thay vào đó, họ xây dựng nên một chủ thuyết càng ngày càng giống với chủ nghĩa phát-xít.

 

Có những điều đã tồn tại từ lâu mà không cần cuộc chiến tranh ở Ukraine nó mới bộc lộ ra, như việc sử dụng hiệu quả nguồn lực nhà nước. Một hệ thống phát triển lành mạnh thì phải tạo ra nhiều tài nguyên hơn, hoặc nói cách khác tạo ra nhiều giá trị hơn và sau đó dành nhiều tài nguyên hơn cho việc phát triển bền vững. Nước Ng@ vốn có tiếng là đất nước có nền giáo dục tốt, nhưng lại chỉ tập trung ở vài thành phố lớn, còn dân chúng ở các vùng nông thôn vùng sâu vùng xa, ngày càng có tỉ lệ thất học cao hơn. Điều này lại dẫn đất nước rơi vào vòng luẩn quẩn: nguồn lực cho các vùng càng không được chăm bẵm, từ dịch vụ y tế đến giao thông… những người có điều kiện sẽ cố gắng dịch chuyển về thành phố để lại các làng mạc hoang tàn.

 

Ngay cả ngành công nghiệp khai thác, ngành xương sống và thế mạnh nhất của Ng@, cũng ở trong tình trạng trì trệ theo một tư duy cực kỳ nổi tiếng của dân tộc này: “tại sao phải sửa những gì không bị hỏng?”. Tôi hoàn toàn không bịa ra câu này, vì còn có nhiều câu tương tự khác, chẳng hạn như trong quân đội Ng@ có câu: “tại sao lại phải mua pháo mới khi chúng ta có hàng vạn khẩu trong kho?” Tư duy đó dẫn đến việc, người Ng@ bước vào cuộc chiến tranh ở Ukraine mà chẳng cần phải chuẩn bị gì cả – như một người đứng đầu Đế chế muốn bước vào chiến tranh cần phải tích lũy lương thảo, chiêu binh mãi mã cả chục năm trời với một nền kinh tế hoạt động hết ga… thì Ng@ chẳng cần – họ đã có kho vũ khí khổng lồ của Liên Xô để lại.

 

Không ai ngờ người Ukraine lại có thể tiêu tốn của Ng@ một lượng vật chất chiến tranh khủng khiếp đến vậy. Chi phí chung của Ng@ đã tăng mạnh do cuộc chiến ở Ukraine diễn ra không như ý muốn (không có chiến thắng cho phép quân đội của họ “duyệt binh ở Kyiv trong vòng 3 ngày”) và các lệnh trừng phạt “theo đuôi” làm nền kinh tế “ngày càng mạnh thêm” – theo cách giải thích của họ và chúng ta phải cho nó vào trong ngoặc kép. Doanh thu từ dầu khí đã giảm ít nhất 30%.

 

Điều này có nghĩa là các chi phí xã hội nói chung, gia tăng nhanh chóng theo kiểu “tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống”. Điều này cũng có nghĩa là mức độ xuống cấp về năng lực sản xuất và cơ sở hạ tầng của Ng@ hiện đang gia tăng nhanh chóng. Những kết luận đó đã được minh chứng bằng việc, ngành hàng không Ng@ bị hỏng máy bay trên không buộc phải hạ cánh khẩn cấp hoặc không thể cất cánh hàng ngày, mỗi lúc một nhiều.

 

Vậy cái gì đã đưa nước Ng@ đến tình trạng này? Có phải do những điều kiện bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh (vừa hết Covid xong!) hay thị trường thế giới thay đổi hay không? Không phải, mà là kết quả của những hành động có kế hoạch, có chủ đích của giới lãnh đạo chính trị đất nước và do vậy, cuộc khủng hoảng được tạo ra hoàn toàn do ý chí của chính họ.

 

Không phải quốc gia nào cũng xuôi chèo mát mái trong toàn bộ thời gian phát triển của nó, như Hoa Kỳ cũng đã từng trải qua những cuộc khủng hoảng, thậm chí cũng tham gia hai cuộc Đại chiến thế giới “như ai” – nhưng họ biến khủng hoảng thành một cơ hội để trở nên mạnh mẽ hơn.

 

Các nước có cấu trúc hệ thống tốt, lành mạnh thì thoát khỏi khủng hoảng với một nền kinh tế thoát khỏi rào cản, luật pháp cập nhật, các hướng phát triển mới và kỹ năng giải quyết một số vấn đề cùng một lúc. Các quốc gia suy thoái trong nỗ lực giải quyết khủng hoảng sẽ tạo ra nhiều cuộc khủng hoảng mới. Khi đó thì tần suất các cuộc khủng hoảng ngày càng gia tăng, từ chỗ nối tiếp nhau, dần dần thời gian nổ ra của chúng chồng lấn lên nhau rồi trùng khớp với nhau tạo nên các cuộc khủng hoảng lớn hơn. Tất cả dẫn đến tình trạng tiêu tốn tài nguyên nhanh hơn và đe dọa sự ổn định của hệ thống bộ máy nhà nước.

 

Và đây là bộ mặt thật của “hệ thống chính trị – quyền lực Ng@”:

 

- Uy tín của Putox trong dân chúng Ng@ “ngày càng tăng” – bản chất đó là khả năng khắc phục bằng chiến tranh và khủng bố nội bộ.

 

- Thất bại trong chiến tranh được cố gắng khắc phục bằng cách huy động lực lượng dự bị dân sự và thả những kẻ tội phạm khỏi nhà tù.

 

- Việc mất thị trường được cố gắng giải quyết bằng cách trở thành một nguồn tài nguyên thô phụ thuộc vào Trung Quốc.

 

Tất cả các biểu hiện của suy thoái, đều đã xuất hiện. Hệ thống do phải dành nguồn lực cho chiến tranh, sẽ làm giảm ưu tiên cho các ngành khác, đặc biệt những ngành dễ bị tổn thương do phụ thuộc hoàn toàn và chính sách phúc lợi xã hội, như giáo dục, y tế, giao thông vận tải… dẫn đến ngay chính bộ máy quản trị xã hội cũng bị thu hẹp và để tinh giản, người ta tìm cách làm “thô sơ hóa” hệ thống. Về nhân khẩu học, tình trạng giảm cả về chất lượng lẫn quy mô dân số đang diễn ra nghiêm trọng.

 

Việc Ng@ bị phá hủy bằng vũ lực dẫn đến Nhà nước của Putox mất chủ quyền hầu như không thể xảy ra do sở hữu kho vũ khí hạt nhân. Vì vậy những ước mơ của các cá nhân hoặc chống Ng@, hoặc ủng hộ Ukraine, hoặc cả hai về một chiến thắng của người Ukraine trước nước Ng@ theo kiểu chiếm nhà quốc hội bắt Putox phải đầu hàng vô điều kiện, sau đó lôi ra tòa án để xử, khó có thể xảy ra. Nhưng một thất bại quân sự lớn có thể gây ra một cuộc khủng hoảng, như đã từng xảy ra trong vụ nổi loạn của Prigozhin. Việc chiến dịch tấn công mùa hè của người Ukraine không đạt được thành công rõ ràng đã làm giảm khả năng xảy ra các sự kiện như vậy – nhưng nếu phương Tây có các hành động quyết đoán hơn trong hỗ trợ người Ukraine thì điều đó có thể xảy ra lần nữa. Về thời điểm thì tôi không biết, nhưng có thể trước cuộc bầu cử của Ng@ vào tháng 3 năm 2024, nhưng cũng có thể muộn hơn, nhưng muộn nhất cũng chỉ tháng 5.

 

Trước đây khi chưa có cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine, tôi nghiên cứu những gì liên quan đến Ng@ vẫn hình dung sự sụp đổ về hệ thống của nước này do cơ sở hạ tầng xuống cấp nghiêm trọng, công nghiệp suy thoái và cạn kiệt nguồn dự trữ có thể xảy ra ở Ng@ vào năm 2036 – 2040. Nhưng vì có cuộc chiến tranh thì quá trình này có thể xảy ra sớm hơn nhiều.

 

Nước Ng@ sẽ lại tan vỡ lần nữa, có thể theo kiểu Liên Xô 1991, và một số phần của nó sẽ được các quốc gia xung quanh hấp thụ, đặc biệt là Trung Quốc.

 

4. CUỐI CÙNG

 

“Theo SKY NEWS, Ng@ có thể nhận được tên lửa đạn đạo tầm 700 km (có thể là Zolfaghar) từ Iran” – một người bạn Facebook nhắn như một câu hỏi. Tôi trả lời: Tên lửa đạn đạo chủ yếu thiết kế để xây dựng hệ thống răn đe hạt nhân, tỉ trọng quả tên lửa so với đầu đạn nhỏ. Bây giờ Ng@ dùng nó để bắn đầu đạn thông thường thì quá tốn kém, đúng là không ném bom được mới phải làm như vậy. Đó là hành động đốt tiền và vô nghĩa.

 

Hôm qua, 10/1 là ngày đánh dấu trận đánh #The_Battle_of_Avdiivka tròn 4 tháng – và ngay cả thằng – thôi để tôi gọi khác dù tôi không làm như thế mấy khi – “con chó tôn thờ Putox” Tuấn Sơn của Dân Chí, còn phải phi lên một bài có tính quay xe khét lẹt: “Chiến sự Ukraine 10/1: Bị phản kích ác liệt, Ng@ phải rút lui ở Avdiivka” mà hoàn toàn không có tí liêm sỉ nào. Chính con chó này nhiều lần tung tin nào là “Ng@ khép gọng kìm” với “tiêu diệt bộ chỉ huy Ukraine ở Avdiivka”… thậm chí còn có lúc nó viết bài về “chỉ huy Ukraine bỏ chạy ở Avdiivka…” Ờ mà nó chuyển sang viết “Avdiivka” theo kiểu Ukraine từ bao giờ thế nhỉ?

Tôi mà là bố nó, tôi sẽ bảo: làm cái gì thì làm, nói gì thì nói phải để cửa còn quay lại, trượng phu đừng nói đi nói lại, đừng nói hai lời. Đánh đĩ mười phương nên để một phương lấy chồng.

 

Hôm qua tôi cố tình không viết gì điều này, vì cố chờ thêm 1 – 2 ngày: cảm nhận của tôi từ cả chục ngày qua là chiến dịch tấn công mùa đông của Ng@ đã thất bại. Và đến hôm nay thì đã có nhiều nhà phân tích quân sự thế giới trùng ý kiến với tôi rồi.

 

#Slava_Ukraine

#Nga_xâm_lược_Ukraine

#bưng_bô_cho_hòa_bình

 

.

54 BÌNH LUẬN   

 

 




No comments:

Post a Comment

View My Stats