Monday, 29 January 2024

CHÂU ÂU PHÀI LÀM GÌ TRƯỚC NƯỚC NGA HIỆN NAY? (Kim Văn Chính)

 



CHÂU ÂU PHÀI LÀM GÌ TRƯỚC NƯỚC NGA HIỆN NAY?

Kim Văn Chính

27-1-2024  00:09   

https://www.facebook.com/kimvanchinh/posts/pfbid02syHbHuT1VuMZbXnx7j1uzBd5npERMQMqrxz9DYh2Tbbw46jYVM126LK8oPS1a6fpl

 

PHẦN 1: ĐÔI ĐIỀU VỀ LỊCH SỬ NGA:

 

- Nước Nga thực sự hình thành như ngày nay (tách ra khỏi Kievian Rus và trở thành 1 đế quốc) chỉ từ sau khi bị Hãn Quốc Kim Trướng (1 quốc gia thuộc Mông Cổ) đô hộ, nô dịch nhiều năm. Đó là vào TK15.

 

- Hãn Quốc không thể trực tiếp cai trị được hết vùng đất người Nga (Slavic) sinh sống ở vùng đất lạnh lẽo, họ duy trì một thể chế cho phép các lãnh chúa (thân vương) Nga tự cai quản dân của mình, miễn là cống nạp cho Hãn Quốc đầy đủ hàng năm. Ai chống lại mới bị tàn sát khủng khiếp.

 

Từ chính sách đó, lãnh chúa Muscovy (Moskva) là nơi cọ sát gần nhất với Hãn Quốc, nổi lên như một công quốc có xu hướng thâu tóm quyền lực là người đứng ra “làm thuê” cho hãn Quốc, bắt các lãnh thổ khác phục tùng và nộp “thuế” qua Muscovy cho Hãn Quốc.

 

- Đến đời lãnh chúa Muscovy Ivan III cầm quyền (TK15), ông ta giành được uy quyền tuyệt đối sau khi chinh phục các lãnh thổ Nga khác quy phục mình. Ông ta trở thành Vua của một nước Nga “thống nhất” dưới trướng bảo hộ của Hãn Quốc. Chính người Nga, sau nhiều năm bị Hãn Quốc đô hộ tàn bạo họ học được ở chính kẻ thù của mình, rằng muốn chống lại kẻ mạnh thì: a)Phải đoàn kết; b) Phải thống nhất dân tộc thành 1 mối dù cho sự thống nhất đó dựa trên cường quyền (độc tài).

 

- Đời Ivan IV (Ivan bạo chúa) 1547 lên ngôi: Ông chính thức thống nhất nước Nga với Moskva là trung tâm (Kiev lúc này chịu ảnh hưởng của Đế quốc Ba lan – Lithunia cai trị và họ cũng chống Hãn Quốc thành công).

 

Biện pháp của Ivan bạo chúa còn khủng khiếp tàn bạo hơn cả Đế quốc Mông Cổ. Nhưng ông quy phục được nước Nga về một mối và trở thành thống nhất, đủ sức mạnh chống lại quân Hãn Quốc thành công, hơn nữa ông còn mở rộng bờ cõi, sáp nhập, thanh trừng các lãnh thổ của Hãn Quốc (Tarta, Siberi…). Lãnh thổ Nga tăng thêm hơn 3 lần. Ông chính thức tuyên bố hình thành nước Nga, tự xưng là Sa Hoàng…

 

- Sau khi Ivan IV chết (1584), Nga lâm vào thời kỳ suy sụp (và Hãn Quốc cũng suy sụp do mâu thuẫn nội bộ), nước Nga chìm trong bế tắc. Trong khi đó các nước lân bang như Thụy Điển, Ba Lan, Ottoman, Áo – Hung lại mạnh lên bành trướng lãnh thổ. Thowiuf kỳ này, Moskva nhiều năm bị Ba Lan cai trị , quân Thụy Điển chiếm sát đến Novgorod phía bắc và Poltava phía nam. Vua Thụy Điển khi đó là Gustav II Adolf đã nói: “Từ nay về sau, nước Nga chẳng bao giờ còn dám vượt qua khuôn phép nữa”.

 

- Gustav II không lường trước: Trời đã sinh Gustav sao còn sinh Piotr?

 

Nước Nga gàn như bị nô dịch không có vua sau khi nhà Rurik bị tiêu diệt. Các địa chủ vùng Muscovy (cả nông dân cũng cử đại diện) đã họp (Giống kiểu Hội nghị Diên Hồng), thống nhất mời nhà Romanov (1 địa chủ hào kiệt Nga trong vùng) cho con trai ra làm vua nước Nga.

 

Nhà Romanov mãi không nhận lời. Đám dân nguyện phải dùng mẹo phủ phục lạy bà mẹ Romanov mấy lần và nhờ bà thuyết phục con trai bà ra làm vua nước Nga…

 

Và họ đã không nhầm: Triều đại Romanov 1 lần nữa đưa nước Nga trở lại vinh quang. Triều đại này tồn tại cho đến Cách mạng tháng 10 Nga.

 

Phải nói chỗ này để mọi người hiểu rằng: người Nga, dù có thể đần độn hoặc ngu si hơn các tộc người khác, nhưng trong những thời điểm hoạn nạn tồn vong của dân tộc, họ ra được quyết định đúng. Đây là lần thứ hai (lần trước là sáng kiến tồn vong trước quân Mông Cổ xâm lược).

 

-Thời kỳ triều đại Romanov phải mất 2 đời vua lúng túng không tìm ra lối thoát cho nước Nga. Chỉ đến khi truyền ngôi cho Piotr I, sự vật mới thay đổi.

 

Piotr nhận ngôi nhưng trao quyền cho ông anh họ cai trị, ông dẫn 50 người Nga tinh túy sang các nước Châu Âu để học về các nghề liên quan đến công nghiệp hóa, vũ khí và đóng chiến thuyền.

 

Ông là kết tinh của Ivan bạo chúa - sự quyết đoán và tàn bạo với các giá trị của văn minh Châu Âu mà ông hướng đến. Ông đã đưa nước Nga trở lại mạnh mẽ, phát triển các giá trị châu Âu trong lòng xã hội Nga cổ hủ và tăm tối…

 

Ông đã đánh thắng Thụy Điển, bắt Thụy Điển trả đất để mở đường biển ra Baltic, chuyển thủ đô lên Sant Petersburg là vùng đầm lầy cửa biển, chinh phục Ba Lan – Lithunia và bắt các nước này quy phục Nga, mở rộng bờ cõi tiếp tục về phía đông đến Thái Bình Dương. (Tuy nhiên ông có thất bại khi tiến đánh Ottoman.

 

- Các thế hệ sa hoàng sau Piotr I tiếp nối Piotr, tiếp tục phát triển tầm ảnh hưởng của Nga: Ecaterina II (vua nữ, người Đức, là con dâu dòng họ Romanov) đã chinh phục lần nữa Ba Lan, đánh thắng Ottoman, chiếm cứ vùng đất rộng lớn (nam Ukraina hiện nay cho đên tận Bungari). Aleksandr I đã mở rộng nước Nga đến tận Vladistock và Trung Á, đánh thắng Napoleon và quân Nga trở thành đội quân viễn chinh khắp Châu Âu mà các Đế quốc Châu Âu phải kính nể.

 

- Đến WW1, Nga tham chiến và thua ê chề ở mặt trận phía nam, nước Nga suy sụp về kinh tế và niềm tin vào sa hoàng… Năm 1917, Cách mạng tháng 2 (dân chủ) và Cách mạng tháng 10 (vô sản phe Bolsevic), giết chết hết dòng họ sa hoàng Romanov, rồi nội chiến với phe Bạch vệ 4 năm….

 

Trong đống hoang tàn của nước Nga hồi đó, một luồng sinh khí mới đã hồi sinh nước Nga, hồi sinh mạnh mẽ, đưa nước Nga không những được TG tôn trọng, mà còn làm cho nước Nga mở rộng thêm bơ cõi do thực thể Liên Xô là Liên Bang (dưới sự lãnh đạo của Nga) bao gồm 11 nước cộng hòa hình thành năm 1922.

 

Luồng sinh khí đó là chủ nghĩa cộng sản – một lý thuyết lấy từ châu Âu (Carl Marx), và châu Âu lúc đó họ đã vứt xó không nước nào dùng.

 

- Mặc dù Nga phải bán vàng, nông sản, nhập hầu hết thiết bị máy móc công nghiệp hóa từ châu Âu ( Đức là chủ yếu), nhưng thập niên 1930 là thập niên phát triển vàng của nước Nga nói riêng và Liên Xô nói chung. Đất nước được công nghiệp hóa, đô thị hóa, định hình bộ mặt nước Nga hiện đại, tự sản xuất ra đủ thứ cần thiết cho dân dùng, và dù là nền kinh tế khép kín, nhưng nhân dân rất hài lòng do cảm tưởng công bằng và phát triển được khẳng định, động lực xã hội cao…

 

- Đến WW2, Nga lại 1 lần nữa bị Đức thôn tính và ban đầu Đức thắng như chẻ tre trước 1 quân đội Liên Xô kém cỏi cả về vũ khí và tổ chức. Đức thừa thắng tiến chiếm đến tận bờ sông Volga (mục đích chiếm các mỏ dầu ở Agerbaizian), bao vây St Petersburg và Moskva… Nhưng trong sự cùng quẫn về thế và lực, sức mạnh Nga đã tỏ rõ: Họ đã chặn đứng quân Đức Ở Volgagrad, không cho quân Đức tiến thêm về phí Đông, chặn đứng quân Đức ở “Vòng cung Kursk” chặn quân Đức tiến vào Moskva và trụ vững trong thành SPB…

 

Và Tướng quân thời tiết đã hỗ trợ nước Nga: Cuối cùng họ đã thắng, tạo bước ngoặt cùng Đồng minh đánh gục Đức quốc xã.

 

- Sau WW2, nước Nga kiệt quệ, nhưng nó lại được hồi sinh bởi Liên Xô đã giành lợi thế áp đặt quyền thống trị hàng loạt quốc gia Đông Âu XHCN – trừ Nam Tư (chế độ XHCN ở Đông Âu là do Nga áp đặt). Nga trở thành lãnh tụ của 13 nước XHCN, thúc đẩy phong trào cộng sản gắn với phong trào giải phóng dân tộc lan tràn quy mô toàn cầu làm cho các nước lớn của TG hoảng sợ.

 

Chiến tranh lạnh đã được “tuyên chiến”.

 

Chạy đua vũ trang đã được đưa thành hàng đầu.

 

Nga cùng với 12 nước XHCN (Trung Quốc lúc này đứng ngoài) dù mức sống không cao, năng lực hạn chế, nhất là phát minh KH KT, nhưng cân cả thế giới Phương Tây đứng đầu là Mỹ và Mỹ cũng phải tôn trọng, lựa thế để hành động. Hồi đó Nga là lãnh đạo 1 nửa Thế giới, ảnh hưởng đến rất nhiều vùng , trong đó có Việt Nam ta…

 

Những giá trị xã hội và văn minh mà Nga phát triển được hồi đó không phải là ảo ảnh mà là rất hiện thực mà ngày nay nhiều người còn tiếc nuối.

 

Nó chỉ không bền vững do gốc lý thuyết không hoàn chỉnh, khi thi hành buộc phải mị dân, lừa dối dân, làm dân đổ vỡ niềm tin và mất động lực khi họ có hiểu biết, họ được thông tin đầy đủ.

 

Mặt khác, nó không tạo động lực sx và phát triển. Do vậy, khi nó phải cạnh tranh với xã hội phương Tây về năng suất, chất lượng, lối sống (quyền dân chủ), nó thua toàn tập.

 

Stalin chết để lại 1 nước Nga tao loạn nội bộ và trì trệ cố bám vào vinh quang quá khứ để tồn tại bên cạnh một phương tây vẫn lừng lững phát triển…

 

Đế chế Liên Xô và Hệ thống XHCN sụp đổ khi mở cửa còn nhanh hơn tháp Babel…

 

- Các nước Đông Âu và phần nào đó cả VN và TQ đã thích nghi được khi hội nhập với kinh tế thị trường và cơ chế kinh tế, chính trị Phương Tây.

 

Nhưng Nga thì không thể.

 

Người Nga vừa ngờ nghệch, ngu dốt để không thể học hỏi, thích nghi với các thể chế và giá trị Phương Tây, họ vừa ngạo mạn, tự tin là một nước lớn, gìau có, một dân tộc thông minh, đoàn kết, biết vượt qua các thách thức và thời điểm khó khăn để lớn mạnh hơn, đủ sức đè bẹp kẻ thù có thể ban đàu mạnh hơn, giỏi hơn họ…

 

Họ chỉ cần 1 sa hoàng như Ivan IV, Piotr, Stalin…

 

Và giữa lúc đó Putin xuất hiện và hiểu được thân phận và sứ mệnh của mình…

 

- Pu tin có làm được như 3 tiền bối nêu trên không?

 

Xin thưa là không thể.

 

Ông ta đã hành động với các thủ đoạn tàn độc của tất cả các tiền bối.

 

Nhưng ông ta thiếu tầm nhìn của thời đại.

 

Ông ta đi sai hướng nữa.

 

Ông ta không đủ sức mạnh để đánh quỵ kẻ thù như 3 tiền bối.

 

Ông ta sai hướng ở chỗ cả 3 tiền bối nêu trên đều giữ cửa để liên minh với kẻ thù miễn sao kẻ thù tôn trọng mình. Ivan vẫn cống nộp cho Hãn Quốc và tích cực học các phương pháp quản trị của Hãn Quóc áp dụng vào Nga thành công. Piotr thì hướng Nga về văn minh Tây Phương rõ rệt, giúp Nga tiến bộ; Stalin cũng không đóng cửa hoàn toàn với Phương Tây và khi WW2 xảy ra ông ta rất khôn khéo đứng về phe Đồng minh…

 

Putin cũng quá già rồi để có thể dẫn dắt một nước Nga tiều tụy mà luôn ỷ lại vào sự anh minh của sa hoàng.

 

Putin không có lý thuyết gì mới để hồi sinh nước Nga lần nữa ngoài thuyết Euroasianism vớ vẩn chả mấy người nghe theo…

 

Giờ chỉ biết bám vào Chủ nghĩa khủng bố, liên minh với các thế lực ma quỷ trên trái đất, bất kể là Á, Phi hay Mỹ latin…

 

Putin giống Ivan IV và Stalin là không có khả năng chọn ra người kế vị.

 

Nước Nga hậu Putin tất yếu sẽ tao loạn lần nữa dưới sự thống trị của Siloviki (công an trị).

 

Lần này nước Nga có ra được quyết định sáng suốt hay không, hãy chờ xem.

 

Rất có thể đến lần này, lời của Gustav II Adolf mới thành hiện thực…

 

(Bài dài quá nên phần 2 tôi viết thành topic riêng)

 

.

51 BÌNH LUẬN   

 

 

                                                              *****

 

CHÂU ÂU PHÀI LÀM GÌ TRƯỚC NƯỚC NGA HIỆN NAY?

Kim Văn Chính

27-1-2024  22:01   

https://www.facebook.com/kimvanchinh/posts/pfbid0L2s5tXyYZsoGc6GWYW7mmNAAtkYhyt94QtJvC7YA1PCtUJGQjFCZaJA5oyUnQVKBl

 

PHẦN 2: CHÂU ÂU ĐỦ SỨC ĐỐI ĐẦU VỚI NGA NẾU KHÔNG CÓ SỰ THAM DỰ CỦA MỸ?

 

- Khi người Châu Âu lũ lượt kéo nhau sang đất mới là Mỹ để lập nghiệp, nước Mỹ dần hình thành như một Hợp chủng quốc có sức mạnh và năng lượng vượt trội so với châu Âu già cỗi. Trong Châu Âu thì châu Âu lục địa cũng tỏ ra già cỗi, cổ hủ và trì trệ sơ với Châu Âu Anglo-Saxon (Anh Quốc). Nước Mỹ từ khi thành lập đến nay luôn là đồng minh và gắn kết chặt chẽ với nước Anh (dù Mỹ trước đây là thuộc địa của Anh và độc lập từ vòng đô hộ của Anh).

 

- Khi châu Âu biến loạn bởi các cuộc chiến tranh WW1, WW2 (đều xuất phát từ châu Âu lục địa), xung đột trở nên bùng phát rộng, thế lực hắc ám, phản tiến bộ lên ngôi, Mỹ luôn là nước phải ra tay thực sự bằng cách tham chiến, đưa vũ khí, binh lính vào châu Âu tham chiến, bơm rót các luồng tài chính phục vụ cho chiến tranh… Và nước Mỹ cùng với phe đồng minh với Mỹ luôn thắng.

 

- Lần này, Nga điên khùng nổi dậy công khai chống Mỹ, chống EU (nato), lấy chiến trường Ukraina làm mũi nhọn…

 

-Sau 2 năm chiến tranh, ta thấy Nga đã thua toàn diện. Điều này đã có nhiều bài và tác giá tổng kết, xin đọc ở các tác giả đó.

 

-Đơn cử: Nga ban đầu đặt ra mục tiêu chiếm Kiev và bờ đông sông Dnepr, thiết lập chính quyền thân Nga thay thế chính quyền Zelensky… đe dọa tất cả các nước lân bang phải quy phục Nga, đe dọa cả châu Âu phải chấp nhận các yêu sách của Nga… Kết quả là Nga phải bỏ chạy hơn ½ diện tích đã chiếm ban đầu, giờ phải cố thủ bằng phòng tuyến cổ điển (nhưng hiệu quả) giữ những mảnh đất chạy dài theo biên giới và Crimea dài 1000km.

 

-Nga mất hết danh tiếng quân đội mạnh trên TG, vũ khí Nga tỏ ra kém hiệu quả và mất cả năng lực sản xuất (do bị cấm vận).

 

- Hải quân Nga tê liệt , nhất là Hạm đội Biển Đen giờ như 1 xác chết không nước nào sợ nữa. Chúng đã bị vô hiệu hóa.

 

-Không quân và Thiết giáp Nga cũng tỏ ra vô hiệu trên chiến trường.

 

-Các nước lân bang tỏ ra xa lánh, cô lập Nga ngày càng nhiều và mức độ ngày càng căng thẳng: Phần Lan, Thụy Điển gia nhập Nato thành công không sợ Nga trả đũa (thực tế thì Nga hết cả xí qoách rồi – nói theo ngôn ngữ Nam Bộ - không còn hơi sức đâu để gây khó dễ nữa). 3 nước Baltic, Ba Lan lãng giếng càng ngày càng kiên quyết và thực tế trong ủng hộ Ukraina, chống Nga quyết liệt. Azerbaigian không sợ và e dè gì Nga khi giải phóng Nagorny-Karaback. Armenia chính thức từ bỏ Nga để ngả theo Phương Tây. Kazhastan thẳng thừng bất tuân lệnh Nga. Georgia và Modovia dù rất yếu ớt và nhạy cảm nhưng luôn tỏ rõ lập trường chống Nga. Belorus bề ngoài là đồng minh tin cậy nhưng trên thực tế cũng không điều binh tham chiến cũng Nga… Nga buộc phải liên minh và trông cậy vào trợ giúp của Iran, Bắc TT đủ thấy thế bí cùng cực của một nước như Nga trước đây…

 

-Trong suốt cuộc chiến, Mỹ vẫn là nước tài trợ chính cho Ukraina. Khổ cho châu Âu, là sau WW2, được Mỹ viện trợ tái thiết và bảo đảm an ninh qua Hiệp ước Nato, nhiều nước Châu Âu đã lơ là nhiệm vụ và nghĩa vụ tăng cường năng lực quân sự. EU và Nato giờ lại mở rộng sang cả Đông Âu bao gồm các nước mới đầy bất trắc như Hungary và Slovakia… Cuộc chiến của Nga đã thức tỉnh châu Âu về nguy cơ sát sườn về an ninh từ chính nước Nga.

 

-Gần đây, chính trường Mỹ chuẩn bị bầu cử và có nguy cơ Mỹ sẽ giảm viện trợ cho Ukraina (nếu Đảng Cộng hòa nắm quyền với Trump thì ngu cơ đó càng hiển hiện), vậy châu Âu có kham nổi việc viện trợ cho Ukraina nếu Mỹ căt giảm mạnh viện trợ? Putin và Kremlin đang trông chờ khả năng này và lớn tiếng rêu rao về khả năng một mình nước Nga sẽ cân cả châu Âu trong cuộc chiến – diện của cuộc chiến sẽ lan rộng sang các nước khác… Nga đang như một Chí Phèo không sợ thương tích trước một châu Âu đã lâu bị già nua về chính trị, thoái hóa về năng lực quân sự, trơ lỳ và dửng dưng trước những khái niệm về lòng yêu nước, căm thù và chiến tranh do sống trong hòa bình và ảo ảnh toàn cầu hóa…

 

-Nhưng châu Âu đã tỏ ra vẫn còn sức mạnh. Trước hết là các nước lớn như Anh, Đức, Pháp càng ngày càng tỏ ra thống nhất về quan điểm và hành động. Các nước khác (kể cả các nước trung lập như Thụy Sỹ , Áo..) dều tỏ ra đồng lòng; các nước “lạc đường” như Hungary, Slovakia gần đây đã bị cô lập và buộc phải đồng ý các quyết định của châu Âu thống nhất.

-Mỹ nói vậy chứ không bao giờ dám bỏ rơi Châu Âu (nhất là khi thực sự cần Mỹ ra tay).

-Nga thì cùng quẫn rồi. Những phát biểu gần đây của Putin và Lavrov chứng tỏi nga đã bế tắc và cùng quẫn rồi, rất mong có 1 giải pháp thoát khỏi chiến tranh mà vẫn giữ thể diện và ổn định cho Nga. Lavrov nói thẳng Nga chẳng còn hơi sức đâu để mở thêm cuộc chiến nào nữa…

 

-Hiện nay trên chiến trường, hàng ngày vẫn đều đặn như vắt chanh nhiều thiết bị và 700-1000 lính Nga chết mỗi ngày. Không quân thì bị bắn rơi đến tê liệt…

 

Hãy đọc bài sau trên RFI đăng ngày 16-2-2024:

“Vắng Mỹ, châu Âu đủ sức một mình đương đầu với Putin ?

 

Từ khi Matxcơva đưa quân xâm chiếm Ukraina và trước viễn cảnh Donald Trump có khả năng trở lại Nhà Trắng, câu hỏi nếu bị Nga tấn công, không có Mỹ, liệu châu Âu có đủ khả năng đối phó với Nga hay không đang thực sự ám ảnh giới lãnh đạo Lục Địa Già. Theo các giới chức quân sự, Liên Âu cần « đầu tư rất nhiều về nhân lực, tài lực và sẽ mất từ 5 đến 10 năm mới có thể thiết lập lại những nền tảng công nghiệp cần thiết » để đối mặt với chiến tranh thực sự.

 

Châu lục này có còn thời gian đợi thêm 5-10 năm nữa hay không vào lúc mà kịch bản Mỹ ngừng đóng vai trò sen đầm thế giới không hoàn toàn là điều hoang tưởng ?

 

RFI xin giới thiệu và tóm lược những ý chính trong bài viết mang tựa đề « Thách thức Trump đối với châu Âu : Lục địa này có sẵn sàng một mình đương đầu với Vladimir Putin ? », được đăng trên báo mạng Politico ngày 24/01/2024.

 

Kịch bản Estonia, nạn nhân kế tiếp của Putin

 

Tác giả bài báo, Laura Kayali, mở đầu bài viết với một kịch bản hoang đường : Năm 2027 Nga, một cường quốc hạt nhân xâm lược Estonia, trong vài ngày chiếm được miền đông Ukraina. Donald Trump trong cương vị tổng thống Hoa Kỳ. Liên Hiệp Châu Âu bị đặt trước một bài toán nan giải : Có nên can thiệp quân sự, cứu Estonia hay không, khi mà Matxcơva không nhắm vào toàn khối Liên Âu, không nhắm vào liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO.

 

Trở lại với thực tế : Tháng 12/2023 chủ nhân điện Kremlin đã nhấn mạnh « Nga không có lý do, không có lợi ích địa chính trị, kinh tế, chính trị và quân sự để so găng với các nước NATO ». Hai tháng trước đó, tổng thống Volodymyr Zelensky báo động nếu Putin thắng ở Ukraina, Matxcơva sẽ trong tư thế « sẵn sàng » tấn công tiếp các nước láng giềng trong vùng Baltic. Kịch bản đó sẽ xảy ra trong chưa đầy « trong 5 năm sắp tới ». Dự báo này đã được các lãnh đạo trong Liên Âu lắng nghe.

 

Quân đội Đức đã soạn hẳn một kịch bản cho các bài tập quân sự để đối phó trong trường hợp Nga đánh vào thành phố Suwalki, đông bắc Ba Lan, sát biên giới với Litva vào quãng cuối 2024 và đầu 2025. Trong trường hợp đó ba nước vùng Baltic bị « cắt đứt với phần còn lại của châu Âu ».

 

Bộ trưởng Quốc Phòng Đức Boris Pistorius không loại trừ khả năng Putin trực tiếp nhắm vào một thành viên NATO trong vòng « từ 5 đến 8 năm sắp tới ».

 

Antonio Missiroli, cựu phó tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương, từng lưu ý rằng, chỉ nội việc Mỹ muốn « giảm nhẹ » hay « mập mờ » trong việc bảo đảm an ninh cho châu Âu cũng đủ để khuyến khích điện Kremlin nhắm tới một thành viên NATO như Estonia.

 

Ba năm để phục hồi khả năng tự vệ ?

 

Trong bối cảnh đó Laura Kayali cho rằng hiển nhiên châu Âu cần có những bước « chuẩn bị trước khi quá trễ ». Nhưng chuẩn bị như thế nào và châu Âu có bao nhiêu thời gian để nâng cấp khả năng phòng thủ ?

 

Nhiều nguồn tin quân sự của Na Uy, Ba Lan… được tác giả trích dẫn đồng loạt trả lời: Châu Âu có chừng 3 năm để củng cố khả năng phòng thủ, trong đó bao gồm luôn cả khả năng răn đe hạt nhân.

 

Một nhận định khác đáng lo ngại hơn là « ở thời điểm hiện tại, châu Âu không sẵn sàng đối mặt với chiến tranh ». Nếu không dựa vào Mỹ, Liên Hiệp Châu Âu « không có trang thiết bị quân sự, không có luôn cả các nguồn nhân lực để đối mặt với Matxcơva trong trường hợp nổ ra một cuộc xung đột với cường độ cao ». « Châu Âu không có khả năng tự vệ ». Ngay cả vào lúc mà lực lượng của Nga đã hao mòn vì chiến tranh Ukraina, xét về số lượng (chứ không phải về chất lượng) thì xe tăng, thiết giáp, hệ thống pháo binh, máy bay phản lực… của Nga vẫn « đông hơn so với của tất cả các nước châu Âu trong gia đình NATO ». Năm nay, Matxcơva dành đến 4,4 % GDP cho các chi phí quân sự, nhưng theo tờ báo Politico, ngân sách quốc phòng của Nga « cao hơn nhiều » so với con số chính thức được đưa ra.

 

Châu Âu trông đợi quá nhiều vào Mỹ ?

 

Trong khi đó thì châu Âu từ nhiều thập niên nay vẫn ỉ lại, cho rằng sự hiện diện của khoảng 100.000 lính Mỹ tại châu Âu là một « lá bùa hộ mạng » đủ để không ai dám động chạm đến khối này. An tâm với ô dù của Mỹ, các nước châu Âu lần lượt dẹp bỏ các chương trình nghĩa vụ quân sự, giảm quân số, giảm đầu tư vào công nghệ quốc phòng…

 

Thực ra từ 2014, khi Nga thôn tính bán đảo Crimée của Ukraina, một số nước trong Liên Hiệp Châu Âu đã « giật mình » và bắt đầu thức tỉnh. Estonia, Litva và Latvia, hay Ba Lan đã bắt đầu tuyển thêm quân, nhưng xem ra vẫn chưa đủ trong trường hợp bị Nga tấn công.

 

Từ 2006, NATO đã đồng ý cùng nhau nâng ngân sách quốc phòng và đề ra mục tiêu phải dành ít nhất 2 % GDP cho chi tiêu quân sự. Thế nhưng, mãi đến năm ngoái vẫn mới chỉ có 11 thành viên trong đại gia đình NATO thực hiện được mục tiêu đó. Tại các nền dân chủ phương Tây, không dễ để thuyết phục cử tri về việc tăng ngân sách an ninh, bởi chi thêm cho quân sự có nghĩa là giảm đầu tư vào kinh tế và các chương trình xã hội. Chính vì thế mà « hứa hẹn cung cấp cho Ukraina 1 triệu đạn pháo từ nay tới tháng 3/2024 gần như chắc chắn không thực hiện được ».

 

Ở góc đài bên kia, Vladimir Putin có chiến đũa thần, ngay cả « các hiệu bán bánh mì dưới phép lạ của Kremlin cũng có thể chế tạo drone tự sát ». Chính vì thế mà « chỉ trong vòng một năm Nga sản xuất được 2 triệu đạn pháo ».

 

Vũ khí hạt nhân và một chính sách răn đe chung

 

Chính trong bối cảnh này kế hoạch phòng thủ chung của Liên Âu được hồi sinh và lần này câu hỏi liên quan đến vũ khí hạt nhân và khả năng răn đe chung của toàn khối cũng đã được đặt ra.

 

Hiện tại, trên châu lục này, Anh và Pháp là hai nước duy nhất có vũ khí hạt nhân : Luân Đôn nắm giữ khoảng 200 quả bom nguyên tử, Pháp khoảng 300. Nhưng cả Luân Đôn lẫn Paris đều đã nhiều lần nhắc nhở kho vũ khí này chỉ nhằm « bảo đảm cho an ninh quốc gia » của Anh và Pháp.

 

Nhà báo Laura Kayali trích dẫn một số chuyên gia nêu lên câu hỏi : Liệu Paris hay Luân Đôn có « chia sẻ ô dù hạt nhân cho các đồng minh châu Âu hay không », hay là phải tính đến giải pháp một kho vũ khí hạt nhân chung cho toàn khối ? Đây là ý tưởng mà tổng thống Macron từng đề xuất với các đối tác châu Âu, đứng đầu là Đức, nhưng rồi trong số 26 thành viên còn lại của Liên Âu, « chẳng mấy ai quan tâm » đến sáng kiến của Paris. Mãi đến gần đây, cựu ngoại trưởng Đức Joschka Fischer mới cho rằng đã đến lúc Liên Âu « cần tự lập » về vũ khí hạt nhân.

 

Một cựu quan chức tình báo Ba Lan cũng hưởng ứng đề xuất của tổng thống Macron. Cùng lúc, tại Washington, « một số tiếng nói » cũng phụ họa thêm, khuyến khích Liên Hiệp Châu Âu bớt dựa vào Mỹ.

 

Nhà báo Laura Kayali của tờ Politico kết luận : Có nhiều khả năng ý tưởng Liên Âu trang bị vũ khí hạt nhân sẽ được đẩy mạnh thêm nữa, nếu sau bầu cử tổng thống Hoa Kỳ tháng 11/2024, Donald Trump trở lại cầm quyền.

 

.

12 BÌNH LUẬN    

 

 

 




No comments:

Post a Comment

View My Stats