Friday, 5 January 2024

CÁC TỔ CHỨC NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ TỐ CÁO LÊN LIÊN HIỆP QUỐC VỀ VIỆC VIỆT NAM VI PHẠM CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ (RFA)

 



Các nhóm nhân quyền quốc tế tố cáo Việt Nam vi phạm Công ước quốc tế lên Liên Hiệp Quốc

RFA

2024.01.05

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vchr-and-fidh-expose-grave-violations-of-the-un-international-covenant-on-civil-and-political-rights-in-vietnam-01052024082314.html

 

Một báo cáo của hai tổ chức nhân quyền quốc tế vừa được gửi đến Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào ngày 5/1/2023, tố cáo Hà Nội vi phạm một loạt các điều trong Công ước quốc tế của Liên Hiệp Quốc về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam là một quốc gia thành viên.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vchr-and-fidh-expose-grave-violations-of-the-un-international-covenant-on-civil-and-political-rights-in-vietnam-01052024082314.html/@@images/dfe779f3-a4e7-401b-bc3c-d734e295dd7a.jpeg

Các đại biểu dự một cuộc họp tại Hội đồng Nhân quyền LHQ năm 2019 (minh hoạ).  AFP

 

Bản đệ trình do Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam (VCHR) và Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) gửi đến Ủy ban Nhân quyền LHQ là “một đóng góp cho “Danh sách các vấn đề” sẽ được Ủy ban Nhân quyền LHQ thông qua tại phiên họp thứ 140 tại Geneva vào ngày 28 tháng 3 năm 2024.” - thông cáo báo chí của hai tổ chức này cho biết.

 

Cũng theo thông cáo báo chí, Ủy ban Nhân quyền LHQ sẽ “chuyển những vấn đề và quan tâm chính yếu trong danh sách ấy tới nhà cầm quyền Việt Nam, buộc chính quyền Hà nội  phải trả lời họ trước khi Ủy ban Nhân quyền LHQ xem xét Báo cáo Định kỳ lần Thứ tư về việc thực hiện ICCPR, kỳ hạn của ngày xem xét Báo cáo hiện chưa được ấn định.”

 

Theo bản đệ trình, Hà Nội bị tố cáo đã vi phạm tám điều trong Công ước, bao gồm các điều về thực hiện Công ước ở cấp quốc gia, án tử hình, tra tấn, điều kiện giam giữ, các phiên toà công bằng, quyền tự do bày tỏ ý kiến, quyền tự do lập hội.

 

Báo cáo của VCHR và FIDH “nêu lên quan ngại về việc giam giữ tùy tiện những người bảo vệ nhân quyền, các nhà hoạt động về biến đổi khí hậu, các nhà báo, và thành viên của các cộng đồng tôn giáo không được công nhận.”

 

Báo cáo cũng đặt câu hỏi về việc Việt Nam không công bố số liệu thi hành án tử hình và coi đây là bí mật quốc gia. Báo cáo trích dẫn thông tin từ Chính phủ Việt Nam cho biết các án tử hình đã gia tăng hơn 34% trong năm 2020 với con số là thêm 440 trường hợp nữa bị kết án tử hình trong năm này so với năm trước đó. Báo cáo cũng nhắc đến trường hợp tử tù Lê Văn Mạnh - người đã kêu oan trong nhiều năm nhưng vẫn bị thi hành án tử hình vào tháng 9 năm ngoái.

 

Báo cáo cũng nhắc đến các trường hợp tù nhân lương tâm bị tra tấn và đối xử tàn tệ trong tù, điều kiện giam giữ khắc nghiệt dưới tiêu chuẩn tối thiểu của quốc tế, tù nhân lương tâm bị bệnh nhưng không được điều trị kịp thời khiến sức khoẻ kiệt quệ như trường hợp của nhà báo Lê Hữu Minh Tuấn của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam gần đây.

 

Mới đây, nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày ra đời của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (1948-2023), Chính phủ Việt Nam đã gửi một văn bản với tám cam kết tới Ban thư ký Sáng kiến Nhân quyền 75 (Human Rights 75 Secretariat) của Liên Hiệp quốc, cam kết sẽ cải thiện hồ sơ nhân quyền và một số lĩnh vực khác với hạn thực hiện vào năm 2099.

 

Các cam kết bao gồm tăng cường nhà nước pháp quyền; bảo đảm tốt hơn tất cả các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, dân sự và chính trị; thúc đẩy phát triển bền vững, trong đó ưu tiên giảm nghèo đa chiều, giảm thiểu bất bình đẳng, bảo đảm sinh kế bền vững cho người dân; tăng cường giáo dục về quyền con người, không bỏ ai ở lại phía sau…

 

-------------------------------

Tin, bài liên quan

TIN VIỆT NAM

 

Các nhà bảo vệ môi trường và quyền con người đón Ngày Quốc tế Nhân quyền trong tù

 

Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam công bố Giải Nhân Quyền Việt Nam 2023 cho ba nhà hoạt động đang bị giam giữ

 

Thượng nghị sĩ gốc Việt muốn Tổng thống Mỹ thúc ép Việt Nam về nhân quyền

 

Các tổ chức quốc tế đệ trình LHQ về những vi phạm của Hà Nội cho kỳ UPR 2024

 

Chuyên gia Liên Hiệp Quốc lên án vụ tử hình Lê Văn Mạnh

 




No comments:

Post a Comment

View My Stats